tiếng nhạc cổ truyền Việt Nam của hàng trăm tín Hữu Nam Nữ mặc Đạo phục màu trắng quỳ trước Thiên Bàn.

 

Với những Đạo phục màu xanh đỏ của các Chức Sắc CAO ĐÀI càng tăng thêm sự uy nghiêm cho buổi lễ, nhứt là nhịp nhàng của Lể Sĩ đi từng bước để kính dâng bông rượu trà tượng trưng cho Tinh Khi Thần là 3 món báu vật dâng lên THƯỢNG ĐẾ gây nhiều xúc cảm cho đồng bào chưa nhập môn vào Đạo. Đồng bào Bắc Việt vô cùng vinh hạnh chứng kiến một buổi lễ khai Đạo CAO ĐÀI tại Thánh Thất Harmand hết sức uy nghi trang trọng “Trời - người hiệp nhứt” chứng minh tính cách bảo tồn quốc hồn quốc tuư của nền Tôn Giáo mới khai sang trên đất nước Việt Nam.

 

Được biết phái đoàn Chức Sắc Cao Đài của HỘI THÁNH TOÀ THÁNH TÂY NINH tới Bắc Hà truyền Đạo tạo dựng được ngôi Thánh Thất Harmand là nỗi lo âu của thực dân Pháp bởi họ hằng đưa tin là Đức Quốc Xă HITLER rất tôn kính Đạo CAO ĐÀI và thường xuyên tiếp xúc với HỘI THÁNH TOÀ THÁNH TÂY NINH, nên buổi lễ khai Đạo tại THÁNH THẤT Harmand có nhiều tên lính kín ch́m và nổi trà trộn vào hàng ngũ đồng bào hiếu kỳ đến tham dự để ḍ xét dự khán đă lên tiếng: Ủa Đạo CAO ĐÀI thiết lễ có Trống Chuông nhạc lễ hoà tấu hoàn toàn theo đúng nghi lễ cổ truyền người Việt Nam, Bổn Đạo nam nữ lễ bái đúng theo phong tục tập quán người Việt Nam vậy họ đồn rằng thân Đức Quốc Xă HITLER, rơ ràng những bài kinh hiến lễ cúng hoàn toàn là tiếng Việt, mọi người nghe đều hiểu rơ ư nghĩa xưng tụng công đức của những bậc đă dày công với nhân loại.

 

Lễ khai Đạo CAO ĐÀI tại Thánh thất Harmand được đồn vang khắp cả Thủ Đô Hà Nội lúc bấy giờ, gây một niềm tin vững chắc cho Tín Hữu mới nhập môn Cầu Đạo là mối Đạo Trời đă được khai sáng trên đất nước Việt Nam, và Dân Tộc Việt Nam được làm chủ một Tôn Giáo mới với chủ trương quy Tam Giáo, hiệp Ngũ Chi cùng thực hiện cho ra thiệt tướng sự thương yêu công bằng và nh́n nhau là con một Cha chung. Tiếng chuông chân lư Đạo Cao Đài được vang dội khắp cả ngh́n năm Văn Vật Bắc Hà th́ chỉ 2 ngày sau lễ Khai Đạo tại Thánh Thất Harmand, một số đông Anh Chị Em bên phố Hàng Bè (trực thuộc ông Lể sanh NGỌC HOÀ THANH) từ bấy lâu nay tự động kéo đến Thánh Thất Harmand lễ bái Đức Chí Tôn và tự nguyện xin ông Giáo Hữu THƯỢNG NGOẠN THANH lập thệ nhập môn cầu Đạo, rồi lần lượt đồng bào các Làng: Tương Mai, Bạch Mai và Đặng Giang cũng đến Thánh Thất Harmand xin nhập môn cầu đạo.

 

Một sự bất ngờ cho các Anh, Chị, Em bên ông Lễ Sanh NGỌC HOÀ THANH là từ lâu không được nghe và biết có phái đoàn Chức Sắc Đạo Cao Đài do HộI THÁNH TOÀ THÁNH TÂY NINH bổ nhiệm truyền Đạo ra miền bắc, t́nh cờ được đồng bào loan tin Lễ Khánh Thành Thánh Thất Cao Đài Harmand gây nhiều phấn khởi cho Anh, Chị, Em tự nguyện sang tận nơi để t́m hiểu thực hư, và khi mắt thấy tai nghe rồi nên đồng tự nguyện xin nhập môn cầu Đạo, nên mới có ngày gặp gỡ sum họp với nhau chung lo Đạo THẦY. Nỗi vui mừng của Anh, Chị, Em bên ông Lễ Sanh NGỌC HOÀ THANH không kể xiết, bởi đă toại nguyện ấp ủ từ lâu là có nơi thờ cúng CHÍ TÔN hết sức trang nghiêm để cùng lui tới hiến lễ trong những ngày Sóc Vọng hàng tháng. Bổn Đạo hân hoan có được một ngôi nhà Thánh Thất Harmand khang trang, nhưng là một điểm tựa mà chính quyền PHÁP hết sức quan tâm theo dơi, “bởi trợt vỏ dưa thấy ṿ dừa cũng sợ” người PHÁP quá thận trọng “cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1930 tái xuất nên số lính kín mật thám thường xuyên trà trộn và cày vào nội bộ CAO ĐÀI gây khó khăn trong việc Truyền Giáo CAO ĐÀI không ít.

 

Ngôi Thánh Thất CAO ĐÀI Harmand xuất hiện vào ngày thứ bảy 14-4-1934 Tại Bắc Hà, cả Chức Sắc và Tín Hữu đều nh́n công đức của ông MAI VĂN NGHĨA (một công chức Sở Thương Chánh từ Sài G̣n đổi ra Hà Nội) một hội viên Nam Kỳ Tương Tế đă nhiệt tâm lo thành lập kiến tạo Ngôi Thánh Thất bất chấp khó khăn đe doạ, và sau này ông được đắc phong Lễ Sanh THƯƠNG NGHĨA THANH (quy vị ngày 27 tháng 11 năm Đinh Sửu nhằm ngày 30 tháng 12 năm 1937 an táng tại nghĩa trang Hội Nam Kỳ Tương Tế Hà Nội, người Bạn đời của ông Lễ Sanh NGHĨA là bà Nguyễn Thị Lộc sau đắc phong Lể Sanh HƯƠNG LỘC kiêm nhiệm Nữ Đầu Họ Hà Nội và năm 1940 Bà Hương Lộc và gia đ́nh hồi hương về Sài G̣n v́ chiến cuộc bùng nổ).

 

Đồng thời Anh ruột Của ông Lễ Sanh THƯỢNG NGHĨA THANH HÀ là ông MAI VĂN BIÊN cũng là một rường cột trong việc tạo dựng Ngôi Thánh Thất đầu tiên tại Hà Nội và sau này ông được đắc phong Lễ Sanh NGỌC BIÊN THANH (Sớm qui vi tại Hà Nội vào năm 1935 - Ất Hợi).

 

Một Tín Hữu trung kiên là ông ĐÀO ĐỨC NHUNG, một công chức đầu tiên ở Sở Bưu Điện Hà Nội xin nhập môn vào Đạo CAO ĐÀI trước sự ngạc nhiên của các đồng nghiệp ở Sở Bưu Điện Hà Nội. Ông ĐÀO ĐỨC NHUNG điên chăng ?           

Vào thập Niên 30, tại Hà Nội công chức VIỆT NAM ở các Sở điều kiên kỵ nhất, tất cả hội hè bất cứ loại ǵ cũng đều bị PHÁP nghi kỵ theo dơi thường xuyên (Bởi cuộc Cách mạng NGUYỄN THÁI HỌC lănh Đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng cùng 12 Đồng chí đă bị PHÁP xử tử h́nh tại Yên Báy 1930) mà ông ĐÀO ĐỨC NHUNG lại dám nhập môn vào Đạo CAO ĐÀI gây nhiều tiếng vang trong giới công chức tại Bắc Hà không ít.

Tin tưởng nơi Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ cha chung của nhân loại có quyền năng bảo vệ con cái của NGƯỜI, nên ông ĐÀO ĐỨC NHUNG hiên ngang nhập môn vào Đạo CAO ĐÀI, hiệp cùng Chức Sắc đi truyền Đạo khắp nơi, bất chấp sự theo dơi ḍm ngó của lĩnh kín PHÁP.

 

Ông ĐÀO ĐỨC NHUNG là một Tín Hữu tiến bộ, có nhiều sáng kiến hay cho Đạo, hăng say phục vụ Đạo Pháp, nhứt là những ngày Chúa Nhựt và những ngày lễ ông tự nguyện đi thăm các bạn Đạo ở những nơi xa xôi hẻo lánh, giúp đỡ những người yếu đau, khó khăn về mặt vật chất. Đặc biệt trong việc hành Đạo của ông ĐÀO ĐỨC NHUNG hành Đạo nhiệt t́nh không chút vụ lợi hoặc danh vọng mà chỉ biết làm sáng Đạo Thầy nơi đất Bắc mà thôi, và luôn cả gia đ́nh ông đều nhiệt tâm phục vụ cho Đạo tại Bắc Hà, nhứt là nội tướng của ông là Bà NGUYỄN THỊ NHÀN cũng tận t́nh phục vụ cho Đạo, nên Bổn Đạo đề cử làm Phó Trị Sự.

 

Năm 1935, ông ĐÀO ĐỨC NHUNG được Bổn Đạo đề cử làm Chánh Trị Sự phụ trách Ban PHƯỚC THIỆN rất đắc lực. Năm 1953 Chánh Trị Sự NHUNG đắc phong Lễ Sanh NGỌC NHUNG THANH, và đến năm 1954 Lễ Sanh NGỌC NHUNG THANH qui vị ngày 29 tháng 5 năm Kỷ Hợi (4 tháng 7 năm 1959, hưởng thọ 69 tuổi, an táng tại cực Lạc Thánh địa Tây Ninh).

 

Cuộc sống hành Đạo của các Chức Sắc truyền Giáo Bắc Việt gặp nhiều khó khăn về mặt vật chất, cam chịu nhiều bửa cháo rau qua ngày để làm tṛn trách nhiệm của HỘI THÁNH TOÀ THÁNH TÂY NINH giao phó. Mặc dù 2 bửa cơm hằng ngày đơn giản với ngọn rau muống luộc pha chanh ớt hoà lẫn nước muối tái diễn hằng ngày nhưng các vị Chức Sắc vẫn vững tay lèo lái con thuyền Đạo đất Bắc Hà tiến triển tốt đẹp dù phải ăn đói nhịn khát song vẫn vui vẻ hy sinh đón nhận, không một lời than trách. Điểm đặc biệt cần phải nhắc đến là trước áp lực nặng nề của Thực dân Pháp ngấm ngầm triệt hạ Tôn Giáo  CAO ĐÀI vừa mới khai sáng tại Bắc Hà  không làm xao xuyến đức tin vững chắc của những Chức Sắc Cao Đài Truyền Giáo Bắc Việt.

 

Mặc dù thực dân PHÁP vô cùng thâm độc mưu mô ngấm ngầm tạo một tay sai đắc lực, thành lập Hội PHẬT GIÁO do Hoàng Trọng Phu Tổng Đốc Tỉnh Hà Đông lănh Đạo Hội PHẬT GIÁO, trụ sở đặt tại Phố Quán Sứ (Phố Richaud). Đồng bào Bắc Hà không c̣n lạ ǵ Tổng Đốc HOÀNG TRỌNG PHU (Con trai Quận Công HOÀNG CAO KHẢI, tai sai đắc lực của thực dân Pháp đă lập đại công với thực dân PHÁP trong việc triệt hạ phong trào Cần Vương, diệt trừ nhà Cách Mạng HOÀNG HOA THÁM và các nhà Ái Quốc Việt Nam lúc bấy giờ).

 

Mục đích thực dân PHÁP tạo dựng “HỘI PHẬT GIÁO” tại Thủ Đô Hà Nội, gọi là chấn hưng Phật Giáo nhưng kỳ thật chiến lược của thực Pháp là cố t́nh truy cản bước tiến của Đạo Cao Đài vừa truyền bá mạnh mẽ tại Bắc Hà đă thâu phục một số công chức và tri thức nhập môn vào Đạo Cao Đài. Thiết tưởng chấn hưng Đạo đức trong một xă hội suy đồi hư hỏng là khát vọng của đồng bào. Tại sao Thực dân Pháp không thực hiện chấn hưng Phật Giáo từ trước cho đồng bào Bắc Hà hưởng nhờ, mà phải đến năm 1933 Chức Sắc Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh truyền bá mạnh mẽ phát triển nhanh chóng tại Thủ Đô Hà Nội và các tỉnh lân cận mới nặng ra “HỘI PHẬT GIÁO” do Tổng Đốc HOÀNG TRỌNG PHU đảm nhận trọng trách cản đường Tôn Giáo CAO ĐÀI truyền bá ra Bắc, bởi đồng bào thành thị và thôn quê đă sớm giác ngộ, biết rơ Đạo Cao Đài không phải là một Tôn Giáo du nhập mà là một Tôn Giáo của người  VIỆT NAM do Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ tá danh CAO ĐÀI hoằng khai trên đất nước Việt Nam vào cuối năm 1926, tức là Tôn Giáo của người Việt Nam.

 

Hơn nữa Giáo lư CAO ĐÀI vô cùng thích hợp với đồng bào và cho cả nhân loại không phân biệt màu sắc tóc cũng như Tôn Giáo, mà chỉ biết nh́n nhau cùng Anh em một nhà thờ một Cha Chung là THƯỢNG ĐẾ, nhứt là Nam Nữ b́nh quyền. Hơn nữa Đạo CAO ĐÀI không phủ nhận PHẬT GIÁO chấn hưng, nên thực dân đưa ra chiêu bài Chấn hưng PHẬT GIÁO để lôi cuốn đồng bào Bắc Hà, gạt gẫm đồng bào nhẹ dạ nếu theo Đạo CAO ĐÀI sẽ gặp nhiều khó khăn tù tội trong mai hậu, c̣n theo PHẬT GIÁO sẽ được mọi dễ dàng hơn. Thánh Thất Cao Đài bị Lính kín thay phiên nhau canh chừng người tỏ ra có một công chức (người Miền Nam mới đổi ra Hà Nội) đến thắm quư vị Chức Sắc Truyền Giáo th́ ngày hôm sau bị gọi lên Sở Mật Thám làm việc và bị đe doạ không được lảng vảng đến Thánh Thất CAO ĐÀI lần thứ hai.

 

Việc Truyền Giáo của các Chức Sắc càng gặp nhiều khó khăn của chính quyền Pháp, C̣n Bổn Đạo và Đồng Bào bị nạn kinh tế khủng hoảng trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống vật chất. Đồng tiền khó kiếm hàng hoá ế ẩm, các nhà Buôn Xí nghiệp bị phá sản nạn thất nghiệp gia tăng. Nông dân phải bán hết thóc mới đủ nộp tiền thuế thân, nên việc Truyền Đạo bị chậm trễ khó khăn không ít. Thậm chí hàng tháng không đủ tiền thuê căn nhà mướn làm Thánh Thất, bởi Bổn Đạo đồng lâm vào cảnh thiếu hụt, không thể trợ giúp ǵ hơn được cho Chức Sắc, hoặc thanh toán tiền mướn nhà.

 

Nỗi băn khoăn nhứt của quư vị Chức Sắc Truyền Giáo lúc bấy giờ là không thể để ngôi Thánh Thất Harmand phải bị đóng cửa v́ không có tiền để trả tiền thuê nhà. Nếu bỏ cuộc, xin HỘI THÁNH TOÀ THÁNH TÂY NINH trở về Miền Nam phục vụ là một việc mà các Chức Sắc Truyền Giáo chưa hề nghỉ đến. Với đức tin vững chắc đă sẳn có và quyết tâm phế Đời hành Đạo của các vị Chức Sắc đang gặp hồi thử thách để vượt qua mội trở lực đang bao phủ.

 

Huyền diệu thay ! CHÍ TÔN không nỡ để khối đức tin của Bổn Đạo Cao Đài Bắc Hà vừa mới được nhen nhúm phải chịu tan ră và sau này khó bề kết hợp lại với nhau được.

V́ khủng hoảng kinh tế khiến chủ căn nhà đổi ư ra hạn kỳ cuối cùng bắt buộc phải dời Thánh Thất Harmand bằng không giữ đúng thời hạn th́ chủ nhà sẽ nhờ Cảnh sát dời đồ đạt ra ngoài đường để cho người khác thuê. Trước cảnh ngộ quá ư đặc biệt các Chức sắc Truyền Giáo của HỘI THÁNH TOÀ THÁNH TÂY NINH chỉ biết khẩn nguyện Đức CHÍ TÔN cứu giúp con thuyền Đạo tại Bắc Hà, Đức tin của Bổn Đạo c̣n non nớt cần phải được che chở trợ giúp của quyền Thiêng Liêng trong cơn thử thách vô cùng nghiêm trọng này.

 

Hân hạnh thay ! Lời khẩn nguyện của quư Chức Sắc Truyền Giáo được toại nguyện và đáp ứng là CHÍ TÔN đă cho một Mạnh thường Quân xuất hiện rất đúng lúc cứu nguy cho Bổn Đạo lúc bấy giờ.

 

Một Mạnh thường Quân của Đạo Cao Đài Miền Bắc là Tín Hữu PHẠM ĐĂNG CHỮ (một công nhân b́nh thường làm việc tại nhà in IDEO tức là nhà in Imprinmerie d’Extrême Orient, được gọi là nhà in Viễn Đông Ấn Quán tại Hà Nội) thấu rơ hoàn cảnh bi đát của các Chức sắc Truyền Giáo về ngôi Thánh Thất Harmand đang gặp khó khăn thiếu tiền thuê nhà sắp bị lính cảnh sát dời đồ ra đường để chủ nhà thu hồi căn nhà cho người khác mướn. Nổi khổ tâm của các Chức Sắc Truyền Giáo được Tín Hữu PHẠM ĐĂNG CHỮ thông cảm nên ông CHỮ liền đề nghị với Ban Cai Quản Thánh Thất Harmand xin t́nh nguyện hiến nửa căn nhà của ḿnh ở số 20, Ngơ QUỲNH LÔI, đường Bạch Mai thuộc ngoại thành Hà Nội. Cả Bổn Đạo đều ngạc nhiên về đề nghị hiến nửa căn nhà để làm ngôi Thánh Thất tạm của Tín Hữu  PHẠM ĐĂNG CHỮ. Trước cử chỉ cao đẹp gây nhiều sửng sốt cho Bổn Đạo không ít, có người tự hỏi ông PHẠM ĐĂNG CHỮ có điên không ? Thật to gan lắm mới dám hiến căn nhà ḿnh đang ở để làm ngôi Thánh Thất Cao Đài ? Không sợ thực dân Pháp bắt giam à ?.

Bổn Đạo người một tiếng góp ư với người bạn Đạo hảo tâm tự nguyện hiến dâng căn nhà để làm ngôi Thánh Thất những hiểm hoạ có thể xảy ra với gia đ́nh Tín Hữu PHẠM ĐĂNG CHỮ.

 

Mạnh thường Quân PHẠM ĐĂNG CHỮ lắng nghe những lời khuyên giải hiểm nguy có thể xảy ra sau này nhưng ông CHỮ cùng bà vợ vui vẻ ghi nhận sự phân tích đầy nhiệt t́nh của các bạn Đạo đồng lo lắng về sự khó khăn không tránh khỏi của gia đ́nh ông sau khi hiến căn nhà làm Thánh Thất. Nhưng ông CHỮ đă tự nguyện hiến dâng căn nhà, nên từ tốn trả lời : “Nhập môn vào Đạo THẦY tôi và gia đ́nh đă tự nguyện chấp nhận mọi gian khổ mọi nguy hiểm”. Trước khi đưa ra đề nghị tự nguyện hiến căn nhà để làm Thánh Thất thờ phượng Đức CHÍ TÔN, tôi đă tiên liệu mọi hiểm hoạ sẽ đến, dù phải hy sinh tánh mạng tôi không ân hận ǵ cả, ngay cả vợ con tôi cũng sẵn sàng hy sinh cho Đạo. Nguyện vọng tôi là muốn cho cây chân lư vĩnh viễn trường tồn và lớn lên mạnh mẽ trên đất Bắc chúng ta. HỘI THÁNH CAO ĐÀI TOÀ THÁNH TÂY NINH đă bổ nhiệm một số Chức Sắc Truyền Giáo ra tận Bắc Hà truyền bá mối Đạo nhà suốt mấy năm nay đă khổ công gieo hạt thành cây lẻ nào chúng ta lại để cho cây phải héo đi. Đạo CAO ĐÀI là một Tôn Giáo thuần tuư được khai sáng trên đất nước Việt Nam, Tôn Giáo của nước nhà, chúng ta không phải đi mượn của nước ngoài để du nhập vào Việt Nam chúng ta vô cùng hănh diện để hy sinh.

 

Trước những lời tự nguyện hết sức chân thành của gia đ́nh ông PHẠM ĐĂNG CHỮ và trước nguy cơ thiếu hụt tài chánh, Ban Cai Quản cũng như Bổn Đạo Nam Nữ đành chấp nhận đề nghị của ông CHỮ, chung lo thu dọn đồ đạt nơi Thánh Thất Harmand để dời về số 2 ngơ QUỲNH LÔI (gọi tắt là  ngơ Quỳnh) đường Bạch Mai, ngoại thành Hà Nội vào cuối năm 1954.

 

Ngôi Thánh Thất tạm dời về căn nhà ông PHẠM ĐĂNG CHỮ cho nhơn sanh có nơi thờ phượng lễ bái ngày càng được đồng bào quanh vùng chú ư, đến xin nhập môn cầu Đạo rất đông đảo là nỗi vui mừng phấn khởi cho các Chức Sắc Truyền Giáo, và một điểm đặc biệt hơn hết là gia đ́nh ông PHẠM ĐĂNG CHỮ làm ăn càng phát đạt hơn trước nhiều, gây niềm tin mănh liệt nơi gia đ́nh ông CHỮ về mặt tài chánh.

 

Hân hạnh thay ! ngôi Thánh Thất Quỳnh Lôi được đồng bào chiếu cố kéo nhau đến xin nhập môn vào Đạo ngày càng đông người Tín Hữu cũ tiến cử người mới, đặc biệt có một Tín Hữu tiến cử một lúc là 40 vị đến Thánh Thất Quỳnh Lôi nhập môn cầu Đạo, một thành tích kỷ lục gây nhiều ngạc nhiên và phấn khởi cho Bổn Đạo, nhứt là vị Thông Sự NGUYỄN VĂN THOA một phen mỏi cả tay khi ghi sớ cầu Đạo tạm cho 40 vị mới vào nhập môn, một kỷ niệm khó quên của Thông Sự NGUYỄN VĂN THOA (Sau được đắc cử Chánh trị Sự, ngày 28-7 Đinh Măo, hưởng thọ 78 tuổi).

 

Được biết rơ trước kia ông Bà PHẠM ĐĂNG CHỮ rất ham đồng bóng, nhưng sau khi được gặp ông Lễ Sanh NGỌC HOÀ THANH hướng dẫn thuyết minh về Giáo Lư Cao Đài, gia đ́nh ông CHỮ xin nhập môn cầu Đạo và thờ CHÍ TÔN tại tư gia. Đồng bào Bắc Hà vô cùng ngạc nhiên chứng kiến sự tương liên mật thiết của người tín hữu Cao Đài đùm bọc lẫn nhau bất cứ về phương diện nào giữa người có Đạo với nhau, và đối với, đồng bào, chưa có Đạo th́ họ lại càng nhă nhặn trợ giúp nhiệt t́nh bất vụ lợi.

 

V́ thế tại làng Lưu Xá, ông HUỲNH THÀNH TỈNH 69 tuổi, một vị kỳ mục thông suốt cuộc sống của đồng bào Làng Lưu Xá có một nhận xét thâm thuư : Với cái đà tiến triển của Đạo CAO ĐÀI như thế này th́ sớm muộn ǵ toàn cả dân làng Lưu Xá đều nhập môn theo Đạo CAO ĐÀI hết. Tôi biết rơ có những người trước đây (Chưa nhập môn cầu Đạo CAO ĐÀI) thường hay kiện cáo, tranh giành từng tấc đất, từng lời nói. Mỗi khi ra họp việc làng rầy rà nặng nhẹ cùng nhau không tiếc lời, có khi c̣n say sưa đánh đấm nhau phải đưa đến cửa Quan phân xử. Hương chức làng chúng tôi hết sức khổ tâm với họ, nhưng hôm nay họ biết Đạo nhập môn vào Đạo CAO ĐÀI rồi chúng tôi vô cùng ngạc nhiên nh́n thấy tánh t́nh họ thay đổi, hiền lành Đạo đức hơn trước gấp trăm lần. Điều đáng lưu ư hơn nữa là Đạo CAO ĐÀI chủ trương tự do và dân chủ thực sự. Dân chủ trong việc làm, lễ độ trong việc giao tế với nhau Cha ra Cha,  Con ra Con. Thầy ra Thầy đâu ra đấy, nhứt là b́nh đẳng trong việc ma chay, dù giàu hay nghèo đều tụng kinh tang lễ như nhau, không phân biệt sang hèn, không như những nơi khác chết kẻ nhiều tiền bạc được tụng nhiều kinh chuông trống nổi lên ầm ĩ, c̣n không tiền th́ chỉ một vài biến kinh đọc vội vă cho xong việc.

 

Một bằng chứng chính Tôi chứng kiến là Đạo CAO ĐÀI đă âm thầm xoá bỏ giai cấp, trừ bỏ mê tín dị đoan được biểu hiện tại Lưu Xá này, là lễ an táng một ông “Già mỏ” đă nói lên tinh thần đồng Đạo, không phân giai cấp nghèo hèn và nêu cao câu ‘Cùng nhau một Đạo tức một cha, mà người tín đ̣ hằng nằm ḷng khi nhập môn vào Đạo”.

Trước năm 1945, tại các miền Quê Bắc Việt đều sử dụng một người đi truyền rao lệnh Quan cho dân làng, người truyền lệnh đánh mỏ 3 tiếng “Cốc, cốc, cốc” mà các vị lư Trưởng trong làng thường gọi là “Thằng mỏ” (Để gọi người truyền rao tin tức).

 

Người làng ít ai tranh giành chức mỏ này cả bởi “Mỏ” là tài sản của bất cứ ai trong làng, người ta rất khinh miệt ít ai giao du với người mỏ. Trong những ngày hội hè đ́nh đám, người mỏ ngồi riêng một mâm và chỉ được ăn khi đă hầu hạ xong các bậc đàn anh trong buổi lễ. Với địa vị “Mỏ” thấp hèn này th́ ít có người tranh giành chỉ có cha truyền con nối mà thôi.

 

Làng Lưu Xá có một ông già Mỏ, đảm nhận trách vụ đánh mỏ “cốc, cốc, cốc” để báo tin cho đồng bào trên 30 năm qua mới xin nhập môn vào Đạo Cao Đài, hằng ngày ông già Mỏ rất hăng say với Bổn Đạo trong làng chăm lo việc Đạo cùng tham dự các lễ tang tế sự. Khi ông già Mỏ qui vị vi tuổi cao sức yếu (Lúc qui vị 71 tuổi) được sự nhiệt t́nh giúp đỡ lo việc ma chay cho ông già Mỏ vô cùng chu đáo. Đặc biệt trong lễ tang ông già Mỏ có cả Chức Sắc Truyền Giáo tại Bắc hà chẳng quản đường xá xa xôi đến nhà ông Già Mỏ chăm lo việc an táng với các chức việc và Bổn Đạo Cao Đài vùng Lưu Xá, biểu hiện tinh thần đồng Đạo như anh em một nhà Bổn Đạo ở các làng cận nhà ông Già Mỏ để chung lo ma chay cho ông Già Mỏ hết sức chu đáo. Nhứt là những mâm quả phẩm cúng trước linh cữu Đă nói lên t́nh nghĩa đậm đà của người đă sống đối với người chết, không phân biệt giai cấp sang hèn khinh trọng chi cả. Nhứt là buổi lễ cầu siêu ông Già Mỏ gây nhiều ngạc nhiên cho đồng bào tại làng Lưu Xá, bởi đồng bào phân vân không biết ông Già mỏ làm ǵ mà được Bổn Đạo Cao Đài chiếu có đọc kinh kệ, có lễ nhạc, đăng điện hết sức trang trọng như thế bởi họ đă từng chứng kiến suốt mấy mươi năm qua biết bao nhiêu tang Lễ trong làng Lưu Xá này, chưa có đám tang nào linh đ́nh trang trọng như đám tang ông già mỏ, v́ Bổn Đạo Cao Đài mặc Đạo phục trắng lớp cả sân nhà.

Sau nghi lễ cầu siêu xong, số Đạo Tỳ mặc đồng phục màu đen giềng trắng vào bái quan, tiếng trống kèn hoà lẫn nhau nhịp nhàng gây sự hiếu kỳ của Đồng bào làng Lưu Xá, già trẻ đều kéo đến dự lễ tang ông Già mỏ chật cả đường đi. Lá cờ Đạo Vàng, Xanh, Đỏ hướng dẫn đi trước, kế tiếp phướn và bản Đạo ghi rơ hàng chữ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ tiến lần ra đường. Mấy mươi em đồng nhi Nam Nữ trong bộ đồng phục trắng liên tiếp tụng kinh hoà lẫn với tiếng đờn của giàng nhạc cổ truyền du dương trầm bổng khẩn cầu cho vong linh người quá cố siêu thoát. Linh cữu ông già Mỏ vượt qua hàng trăm bạn Đạo Nam Nữ đứng 2 bên lề đường nối tiếp theo sau linh cữu.

H́nh ảnh đẹp nhứt trong lễ an táng ông Già Mỏ là một ḍng người trắng lớp trong bộ đồng phục của Đạo CAO ĐÀI nổi bật trên thềm thảm xanh của đồng ruộng Miền Bắc. Hàng trăm Chức Việc và Bổn Đạo Nam Nữ từ Hà Nội và các tỉnh lân cận trong bộ Đạo phục trắng xếp hàng hai đi theo gia đ́nh thang gia đưa tiễn ông Già mỏ ra đến phần mộ.
Trước t́nh đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau của người Tín Hữu Cao Đài hoàn toàn biểu hiện trong buổi đưa đám ông già Mỏ, khiến cho đồng bào hiếu kỳ tập hợp theo vệ đường xem đoàn người mặc y phục trắng đi ngang qua. Một Bà Cụ đứng bên vệ đường xem lễ tang có lời khen tặng : ông Già mỏ này tốt số thật ! Đám ma Lăo to và đông đảo trang nghiêm gấp mất lần đám ma ông Tiến Chỉ ? Kế tiếp một cụ ông phụ hoạ : Ông Già Mỏ nghèo xát xơ, chết khỏi tốn kém ǵ cả. Bổn Đạo Cao Đài từ xa kéo đến chung lo với người Đạo ở Làng Lưu Xá trợ giúp gia đ́nh ông Già Mỏ đủ mọi thứ, nhứt là lễ tang ông Già Mỏ hết sức linh đ́nh trang nghiêm suốt 2 ngày đêm nhạc lễ kinh kệ không dứt, xoá tan giai cấp ở làng Lưu Xá kể từ lễ tang ông Già Mỏ.

Đồng bào hằng nhắc nhở lễ tang ông Già mỏ và không tiếc lời ngợi khen Bổn Đạo CAO ĐÀI tổ chức nghi lễ an táng ông Già Mỏ hết sức long trọng chưa từng thấy trong vùng.
Tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của người Tín Hữu CAO ĐÀI miền bắc lúc bấy giờ là một nỗi lo âu không bờ bến của Thực dân Pháp tại Bắc Hà.

Chỉ một lần ông NGUYỄN AN NINH đến viếng Thánh Thất CAO ĐÀI các Chức sắc Truyền giáo Bắc Hà nồng nhiệt tiếp đón và nội ngày hôm sau th́ ông Giáo hữu THƯỢNG NGOẠN THANH liền bị Sở mật thám Hà Nội gọi lên chất vấn đủ điều. Mưu đồ người Pháp dùng Hội phật giáo làm cản bước tiến của Đạo CAO ĐÀI nên mới tạo dựng Tổng đốc HOÀNG TRỌNG PHU làm Hội trưởng và NGUYỄN NĂNG QUỐC làm Phó hội trưởng dưới chiêu bài “lấy độc trị độc”. Chính tổng thống NGUYỄN NĂNG QUỐC sau khi về trí sĩ tại thôn Long Mỹ, xă Tầm Phương, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái B́nh đă tự thuật lại cho chánh trị sự PHẠM TÀI ĐOAN như sau: “Không phải sáng kiến của Tổng đốc HOÀNG TRỌNG PHU và tôi xin đứng ra lập Hội phật giáo, nhưng thay v́ thấy có lợi cho Phật giáo nên chúng tôi mới nhận lời thành lập HỘI PHẬT GIÁO. Hơn nữa là chính Viên toàn quyền RENÉ ROBIN từ Pháp mới đổi đến Hà Nội (là Vua xứ Đông Dương) Tổng đốc PHU và tôi không thể không thể từ chối việc chỉ định của Toàn quyền RENÉ ROBIN”.

Trong cuộc hội ngộ t́nh cờ mà Tổng đốc NGUYỄN NĂNG QUỐC muốn trút bỏ những quá khứ (dĩ vảng) không hợp ḷng trước kia với ông Chánh trị sự PHẠM TÀI ĐOAN (một người láng giềng lúc tuổi đă xế ciều) hầu cởi mở những “Thâm cung Bí sử” của cuộc đời quan lại, để xác nhận chức vụ Phó Hội trưởng Hội Phật giáo tại Bắc Việt là do Toàn quyền RENÉ ROBIN đề cử. Thảm hoạ của đồng bào Bắc Việt, là Hội Thánh Cốc của Đức chí tôn đang sanh hoa trổ trái tại Bắc Hà, đă phổ độ được một số đông tri thức và công chức nhập môn vào Đạo Cao Đài khiến cho Thực dân Pháp lo ngại mưu đồ ngăn chặn bước tiến của các Chức sắc truyền giáo.

Không cấm đoán Đạo Cao Đài truyền bá tại Việt Nam được , bởi chính phủ Pháp quốc tại PARIS đă cho Đạo Cao Đài công khai truyền đạo tại Việt Nam vào năm 1926. Hôm nay không có phương cách nào cấm đoán được, nhưng toàn quyền Đông Dương PIERRE PASQUIER ra lệnh cho thuộc hạ cấm sự đi lại (di chuyển từ nơi này đến nơi khác) tức là nghiêm cấm sự truyền Đạo của Chức sắc ở các địa phương, nhứt là có lệnh cấm không cho xây cất ĐỀN THÁNH Toà thánh Tây Ninh.

Về việc kiến tạo ĐỀN THÁNH bị bắt buộc đ́nh mọi công tác, không thể ngồi yên trước sự áp bức bất công của thực dân Pháp, Đức hộ pháp PHẠM CÔNG TẮC liền có thơ can thiệp gửi thẳng lên ông GEORGES MANDEL, Tổng trưởng Bộ Thuộc địa Pháp tại PARIS về việc Toàn quyền PIERRE PASQUIER Đông Dương đàn áp và khủng bố Đạo CAO ĐÀI và yêu cầu ông GEORGE MANDEL sớm chỉ thị cho Toàn quyền PIERRE PASQUIER tại Việt Nam phải để cho Đạo Cao đài được tự do truyền bá và tiếp tục xây cất ĐỀN THÁNH Toà thánh Tây Ninh đúng theo pháp định của Chính phủ Pháp đă phê chuẩn cho Đạo Cao Đài được tự do tín ngưỡng truyền bá vào năm 1926.

Thơ khiếu nại của Đức hộ pháp có trọng lượng đáng kể là ông GEORGE MANDEL, Tổng trưởng Thuộc địa Pháp chấp nhận những lời khẩn cáo và chỉ thị cho Toàn quyền Đông Dương PIERRE PASQUIER phải tôn trọng sự tự do tín ngưỡng của Đạo Cao Đài và Thánh thất các địa phương cũng như ĐỀN THÁNH Toà thánh Tây Ninh được tiếp tục xây cất. Toàn quyền PIERRE PASQUIER bị khiển trách nên cố tâm triệt hạ Đạo Cao Đài cho thoả ḷng tự ái, v́ ông Tiếp dẫn Đạo nhơn GABRIEL GOBRON đại diện Đạo Cao Đài tại Pháp quốc cũng có khán thơ lên Quốc hội Pháp và Chủ tịch Hội Nhân quyền Pháp tại PARIS về hành động đàn áp đạo Cao Đài do toàn quyền PASQUIER chủ xướng nên bị Chánh phủ Pháp khiển trách nặng nề.

Năm 1933 toàn quyền Đông Dương là PIERRE PASQUIER nguỵ tạo một số tư liệu vu khống Đạo CAO ĐÀI mưu đồ quốc sự, phản động chống Pháp, bằng h́nh thức bí mật gom góp một số tài liệu giả tạo gọi là liên hệ chính trị để mang về Pháp tŕnh lên Chánh phủ và Quốc hội Pháp cho phép cấm đoán Đạo Cao Đài truyền bá bắt giam chức sắc và giải tán Đạo Cao Đài. Với mưu đồ thâm độc triệt hạ Đạo Cao Đài của Toàn quyền PASQUIER đă được huyền diệu Thiêng liêng kết thúc cuộc đời trên một chuyến Phi cơ sang Pháp quốc, là chiếc phi cơ ÉMÉRAUDE chở vợ chồng Toàn quyền PIERRE PASQUIER tự nhiên bị nổ trên không phận làng CORBIGNY, thuộc tỉnh NIÈVERS, cách Thủ đô PARIS 150 cây số về phía nam nước Pháp, cả vợ chồng Toàn quyền PASQUIER bị chết cháy trên phi cơ ÉMÉRAUDE, không một ai c̣n sống sót trên chuyến bay này. ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” gieo giống nào th́ gặt giống nấy và số tư liệu nguỵ tạo chụp mũ Đạo Cao Đài do Toàn quyền PASQUIER mang theo cũng bị thiêu huỷ. Thật là một linh ứng nhăn tiền, hại người trời hại lẽ nào hơn.

Đủ khôn ngoan nh́n vào cảnh chết cháy thê thảm của Toàn quyền PASQUIER rút kinh nghiệm về việc sử dụng uy quyền, luật thiên nhiên của tạo hoá đă an bày, dù đủ tài ba xảo mị đến mức độ nào cũng không sao tránh khỏi.

Năm Ất Hợi (1935) HỘI THÁNH TOÀ THÁNH TÂY NINH bổ nhiệm thêm 2 vị chức Sắc là Tiếp thế LÊ THẾ VĨNH (một chức sắc thời quân hiệp Thiên Đài) và bà Lễ sanh HƯƠNG THƠM (NGUYỄN THỊ THƠM) ra truyền giáo tại Bắc Hà (trợ lực cho Phái đoàn chức sắc thuyên bổ mấy năm về trước ra truyền giáo về tại Bắc Hà mà Thánh thất Quỳnh Lôi là nơi tiếp đón nhiều nhân sĩ và tri thức vang tiếng ngh́n năm văn vật. Thiết tưởng từ năm 1926 cho đến năm 1932 tại miền Bắc chưa hề nghe danh Đạo Cao Đài hoặc nh́n thấy bóng vị Chức sắc Cao Đài với bộ Đạo phục màu trắng đi hành Đạo khắp các tỉnh miền Nam nhưng đột nhiên tại Hà Nội lại thấy xuất hiện một cuốn sách với tựa đề “Án Cao Đài” do nhà Hán văn CAO TRINH NHẤT là tác giả quyển sách ÁN CAO ĐÀI vừa được thay nghén xuất bản mà không thấy ghi danh nhà xuất bản, gây nhiều hoang mang cho đồng bào Bắc Hà.

Được biết rơ ông ĐÀO TRINH NHẤT là nhà Hán văn, quê xă Thượng Phán, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái B́nh được ông Diệp Văn Kỳ một nhà báo nổi danh tại miền Nam vào thập niên 30 có lời giới thiệu ông ĐÀO TRINH NHẤT (cũng là một nhà báo ở miền Bắc, em ruột ông ĐÀO TRINH KỲ chủ nhiệm báo Tin Tức ở Hà Nội) với Hội thánh Cao Đài Toà thánh Tây ninh để nhờ ông ĐÀO TRINH NHẤT dịch kinh sách Cao Đài ra Hán văn, ông Nhất đă nhận tiền trước, và Hội thánh Tây Ninh đài thọ ông Đào cho ăn ở tại Toà thánh Tây ninh, nhưng ông Nhứt mới dịch xong 2, 3 bài kinh chi đó rồi âm thầm rút lui khỏi Toà thánh Tây ninh không cần thanh toán tiền nong đă nhận lănh trước của Hội thánh Toà thánh Tây Ninh (ông Nhất lặng lẽ rút lui khỏi Toà thánh Tây Ninh).

Bị thực dân Pháp mua chuộc nhà Hán văn ĐÀO TRINH NHẤT bị tiền tài khuất phục, đă bẻ cong ng̣i bút, không ngần ngại đưa ra những luận điệu xuyên tạc vu khống Chức sắc Cao Đài Toà thánh Tây ninh (bởi ông Nhất có ở Toà thánh Tây Ninh một thời gian để dịch kinh sách Cao Đài ra Hán Văn). Cố t́nh bôi lọ Tôn giáo Cao Đài một nền Tôn giáo mới hoằng khai trên đất nước Việt Nam vào năm 1926 mà đă có trên 1 triệu đồng bào miền Nam, Ai Lao, Cao Miên nhập môn cầu đạo.

Quyển “ÁN CAO ĐÀI” của tác giả ĐÀO TRINH NHẤT xuất hiện đồng bào miền Bắc liền nhận được một quái thai từ thực dân Pháp nhằm bôi lọ Đạo Cao Đài tại miền Nam v́ thực dân Pháp đă được Hội Thánh Cao Đài chuẩn bị thuyên bổ sức sắc Truyền giáo tại Hà Nội vào đầu năm 1933, nên Pháp cho ông ĐÀO TRINH NHẤT sản sinh ra “Án Cao Đài” vào cuối năm 1932 cố t́nh bôi lọ. Đạo Cao Đài bằng phương cách tường thuật những vụ án ở miền Nam với luận điệu nói xấu Đạo Cao Đài. Một bằng chứng rơ rệt là thực dân Pháp cố t́nh trù dập ngăn cản bước tiến của Đạo Cao Đài ra Bắc Việt nên thai nghén cho Đào Trinh Nhất sản sinh ra quái thai Án Cao Đài gây hoang mang cho đồng bào Bắc Hà vào cuối năm 1932. Nhưng với ngôn ngữ hạ cấp quyển Án Cao Đài không có đọc giả, thậm chí phải gửi tặng không cho đồng bào gói đồ chứ không ai buồn đọc.

Hội thánh Toà thánh Tây Ninh chọn bổ nhiệm ngài Tiếp thế LÊ THẾ VĨNH và bà Lễ sanh HƯƠNG THƠM ra tăng cường Phái đoàn chức sắc truyền giáo Bắc Hà rất đúng lúc, bởi ngài Tiếp thế LÊ THẾ VĨNH là một chức sắc thời quân Hiệp Thiên Đài, một trí thức tài cao, ôn hoà và bặt thiệp, nên ngài đến Bắc Việt là nỗi vui mừng không kể xiết của Bổn đạo Bắc Hà được vinh hạnh đón tiếp một Chức sắc cao cấp đến cùng chung lo việc truyền bá mối đạo THẦY. Trên cương vị Trưởng đoàn Truyền giáo Bắc Việt, một chức sắc thời Quân Hiệp Thiên Đài, ngài tiếp thế LÊ THẾ VĨNH liền mời chức sắc và Ban cai quản dự họp đầu tiên để cùng biết rơ nội t́nh của Đạo cùng sự đối ngoại để dự định chương tŕnh hành đạo ở các địa phương. Kế tiếp Ngài Tiếp thế LÊ THẾ VĨNH liền thân hành đến chào mừng ngoại giao ông Toàn quyền SRÉVIÉ (Ngài Tiếp thế rất giỏi về Pháp ngữ) được sự đón tiếp nồng hậu cùng trao đổi về Giáo lư Cao Đài cho Toàn quyền SRÉVIÉ thấu rơ thêm chủ trương của Đạo Cao Đài là thực sự thương yêu và công bằng hầu đưa cả nhân loại đến cảnh đại đồng thế giới. Đồng thời Ngài Tiếp thế LÊ THẾ VĨNH đến chào mừng ông YVES CHATEL, Thống sứ Bắc kỳ. Cuộc hội ngộ rất vui vẻ và có sự tôn kính lẫn nhau vừa hứa hẹn luôn luôn tôn trọng sự tự do tín ngưỡng, nhứt là sẽ dễ dàng cho Đạo Cao Đài mới truyền Đạo ra Bắc Hà. Dù là lời nói xả giao của nhà cầm quyền Pháp tuy nhiên cũng cởi mở phần nào cho bổn đạo ở các địa phương xa xôi thường gặp ít nhiều khó khăn trong việc Truyền giáo. Chẳng quản sự giao thông c̣n thiếu thốn đủ mọi mặt, nhưng với tư cách là Trưởng đoàn Chức sắc Truyền giáo Cao Đài Bắc Việt, Ngài Tiếp thế ấn định chương tŕnh hàng tháng đến thăm các Hương Đạo lân cận, rồi thân hành viếng thăm từng địa phương để biết rơ nguyện vọng của bổn đạo.

Được tin có chức sắc cao cấp của Hội thánh Cao Đài Tây Ninh ra Bắc Hà truyền giáo thực dân Pháp cho Tổng đốc HOÀNG TRỌNG PHU, Hội trưởng Hội phật học Bắc Hà đến viếng thăm ngài Tiếp thế luận đàm về mặt đạo đức và xă hội cần thực hiện trợ giúp cho đồng bào kém phần may mắn ở thôn quê. Đồng thời Vị nữ Lễ sanh HƯƠNG THƠM (Nguyễn Thị Thơm) một chức sắc Nữ pháp được Hội thánh Toà thánh Tây Ninh bổ nhiệm truyền giáo Bắc Việt đă hoà ḿnh cùng Chức sắc. Chức việc và Bổn đạo lập thành phái đoàn viếng thăm đồng Đạo ở các Hương Đạo xa xôi như Đặng Giang, Lưu Xá, Phố nhổn, Phương Nhị trong 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây.

Hân hạnh thay một việc thăm viếng vô cùng hi hữu do quyền năng Thiêng liêng xoay chuyển là ông Giáo hữu THÁI ABADIE THANH (Gabriel Abadie) đă nhập môn tại Pháp và đắc phong Giáo hữu Phái Thái được đổi sang Việt Nam làm chánh Lục sự Toà án Hà Nội. Lễ sanh DE LAGARDE THANH, Lễ sanh HỒ TRỌNG TUẤN cùng các bạn Đạo TẠ Đ̀NH ĐỊNH, NGUYỄN VĂN LỊCH, ĐÀO ĐỨC NHUNG tự nhiên t́m đến Thánh thất tự nguyện chung lo việc đạo, nhất là ông Giáo hữu ABDADIE và Lễ sanh DE LAGARDE vẫn hoà ḿnh đi với Bổn đạo xuống tận các làng Bạch Mai, Tương Mai chẳng quản mưa phùn gió mạnh, đôi khi cởi giầy lội qua các con rạch śnh lầy nước đọng dự lễ cầu siêu tại tư gia các tín hữu.

Trong thông lệ tại Bắc Việt lúc bấy giờ người Pháp ăn trên ngồi trước nhưng nghĩa cử cao đẹp của ông Giáo hữu ABDADIE và Lễ sanh DE LAGARDE đă hoà ḿnh với Bổn Đạo Cao Đài, đă phá cả giai cấp. Đến dự tang lễ bất cứ gia đ́nh giàu hay nghèo cũng như nhau, không bao giờ hai ông Giáo hữu ABDADIE và Lễ sanh DE LAGARDE tỏ vẻ ḿnh là người Pháp, hay chức sắc Cao Đài, luôn luôn đóng vai tṛ người thân trong tang quyến, sẵn sàng nhắc ghế mời khách ngồi, lau chùi mặt bàn ghế cùng rót nước mời khách mới đến không chút câu lệ.

Với cử chỉ cao đẹp của nhị vị Giáo hữu ABDADIE và Lễ sanh DE LAGARDE đă thể hiện sâu sắc trong những buổi ma chay của bổn Đạo ở các Làng xa xôi đă in sâu vào trong tâm trí đồng bào.