1. Tiểu sử tóm tắt của 5 vị có tượng tại Ṭa Thánh

 
Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung.
Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh..
Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc..
Đức Thượng Phẩm Cao quỳnh Cư..
Đức Thượng Sanh Cao hoài Sang.

Đức Quyền Giáo Tông, Lê văn Trung ( 1876- 1934 )
Ngài Lê văn Trung, sanh năm Bính Tư (1876) tại làng Phước Lâm tổng Phước Điền Trung, Chợ Lớn. Thân phụ là Lê văn Thanh (1845-1878) và thân mẫu là Văn thị Xuân (1949-1912). Ngài đậu bằng Thành Chung năm 1894 và được thâu nhận làm Thơ Kư tại Dinh Thống Ịốc Nam Kỳ.
Năm 1906, Ngài xin nghỉ việc và đắc cử vào Hội Ịồng Quản Hạt Nam Ky,ụ thuộc chánh quyền thuộc địa Pháp.
Năm 1911, Ngài Lê văn Trung hợp với Bà Tổng Ịốc Ịỗ hữu Phương vận động cất Nữ Học Đường, kết quả là xây được một ngôi trường Nữ đầu tiên tại Sàig̣n, gọi là Collège des Jeunes filles, và sau đặt tên là Nữ Trung Học Gia Long, nay là Trường Nữ Trung Học Nguyễn thị Minh Khai.
Ngày 18-5-1912, Ngài Lê văn Trung được Chánh phủ Pháp thưởng cho Bắc Ịẩu Bội Tinh Ịệ ngũ đẳng.
Ngày 10-12-1914, Ngài được nhà cầm quyền thuộc địa Pháp cử lên làm Nghị viên Hội Ịồng Soái phủ Ịông Dương, thường gọi là Hội Ịồng Thượng Nghị Viện Ịông Dương.
Kể từ năm 1920 trở đi, công việc kinh doanh của Ngài Lê văn Trung bắt đầu gặp khó khăn, sau đó th́ thua lỗ, đi dần đến chỗ phá sản. Ngài rất lo buồn nên sinh ra nghiện ngập và đôi mắt bị bịnh, lờ mờ không thấy rơ.
Ngày 7-11-1926, Ịức Chí Tôn dạy 2 Ông Cao quỳnh Cư và Phạm công Tắc đem Ịại ngọc cơ vào nhà Ngài Lê văn Trung ở Chợ Lớn để Ịức Chí Tôn dạy việc. Ịức Chí Tôn giáng cơ thâu nhận Ngài làm môn đệ, mà trước đó, Ịức Chí Tôn đă dùng huyền diệu làm cho đôi mắt Ngài hết bịnh, sáng tỏ trở lại như trước. Ịức Chí Tôn cũng dạy Ngài Lê văn Trung hiệp với 2 ông Cư, Tắc lo mở Ịạo.
Ngày 27-1-1926, Ịức Chí Tôn dạy Ngài Lê văn Trung và 3 ông : Cư, Tắc, Sang đến nhà Ngài Ịốc phủ Ngô văn Chiêu, để ông Chiêu chỉ cho cách thờ phượng Thượng Ịế bằng biểu tượng Thiên Nhăn, và xem ông Chiêu là Anh Cả.
Ngày 22-4-1926, đàn cơ tại Vĩnh Nguyên Tự Cần Giuộc, Ịức Chí Tôn phong Ngài Lê văn Trung làm Ịầu Sư phái Thượng, Thánh danh là Thượng Trung Nhựt, cùng một lượt với Ngài Ịầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.
Ngày 29-9-1926, Ngài vâng lịnh Ịức Chí Tôn hiệp cùng Chức sắc Ịại Thiên phong và chư Ịạo hữu, tổng cộng 247 người, họp tại nhà Ông Nguyễn văn Tường ở đường Galiéni, nay là đường Trần Hưng Ịạo, Quận 1 Sài g̣n, để lập Tờ Khai Ịạo gởi lên Chánh quyền Pháp. Tờ Khai Ịạo nầy được dâng lên Ịức Chí Tôn duyệt trước.
Ngày 7-10-1926, Ngài Ịầu Sư Thượng Trung Nhựt đích thân đem Tờ Khai Ịạo lên đưa cho Thống Ịốc Nam Kỳ là Ông Le Foll và được Ông Le Foll vui vẻ tiếp nhận.
Ngày Rằm Hạ nguơn năm Bính Dần, Ngài Ịầu Sư Thượng Trung Nhựt, hiệp cùng chư Chức sắc Ịại Tiên Phong, vâng lịnh Ịức Chí Tôn, mượn chùa Từ Lâm Tự G̣ Kén Tây Ninh làm Thánh Thất tạm, tổ chức Lễ Khai Ịạo Cao Ịài, có sự hiện diện của quan chức các cấp của Chánh quyền và đại diện các tôn giáo đến dự.
Ngài 22-11-1930, Ngài Ịầu Sư Thượng Trung Nhựt được Ịức Lư Giáo Tông giáng cơ ban cho Ngài Lê văn Trung cầm quyền Giáo Tông Hữu h́nh tại thế, theo Ịạo Nghị Ịịnh thứ nh́, c̣n Ịức Lư vẫn nắm quyền Giáo Tông thiêng liêng.
Ngày 13-10-Giáp Tuất (1934), Ịức Q. Giáo Tông Lê văn Trung lâm bịnh và nhẹ nhàng thoát xác qui Thiên tại Giáo Tông Ịường Ṭa Thánh, lúc 3 giờ chiều, hưởng thọ 59 t.
Nếu tính từ ngày Ịức Quyền Giáo Tông được Ịức Chí Tôn thâu nhận làm môn đệ đến ngày qui Thiên, Ịức Ngài hành đạo được 9 năm. Trong những năm hành đạo, Ịức Ngài lo xây dựng Hội Thánh với đầy đủ các cơ quan, lo phổ thông nền đạo rất được kết quả, số tín đồ càng lúc càng nhiều.
Ịức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo cho biết, nguyên căn của Ịức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung là Chơn linh của Ịại Tiên Lư Thiết Quả, đứng đầu Bát Tiên.

Nữ Đầu Sư, Lâm Hương Thanh ( 1874-1937 )
Bà Lâm Hương Thanh có thế danh là Lâm ngọc Thanh, sanh năm 1874 tại làng Trung Tín, Quận Vũng Liêm, Vĩnh Long. Bà là vợ của Ông Huyện Huỳnh văn Xây, một nghiệp chủ giàu có tại Vũng Liêm. Bà sanh một người con gái tên Huỳnh thị Hồ. Sau nầy Ông Huyện Xây chết, Bà tái giá với Ông Huyện Hàm Nguyễn ngọc Thơ, ở Tân Ịịnh, Sài g̣n.
Bà và Ông Thơ nhập môn theo Ịạo Cao Ịài vào đầu năm 1926. Trước đó, 2 Ông Bà đều là đệ tử của Ḥa Thượng Như Nhăn, chủ chùa Từ Lâm Tự ở G̣ Kén Tây Ninh. Nhờ huyền diệu cơ bút, Ịức Chí Tôn độ được Ḥa Thượng Như Nhăn theo Ịạo Cao Ịài nên Như Nhăn cho mượn chùa Từ Lâm làm Thánh Thất tạm để tổ chức Lễ Khai Ịạo vào ngày 15-10-Bính Dần (1926).
Trong dịp Lễ Khai Ịạo, Ịức Chí Tôn giáng cơ phong cho Bà chức Nữ Giáo Sư , Thánh danh Lâm Hương Thanh.
Trong kỳ phong Thánh Nữ phái lần thứ 1, ngày 14-1-Ịinh Măo (1927), Bà được thăng lên Nữ Phối Sư.
Bà lănh lịnh Ngài Ịầu Sư Thượng Trung Nhựt lo việc giao thiệp với Chánh quyền Pháp, xin mở cửa các Thánh Thất bị Chánh quyền áp chế đóng cửa trước đây. Bà làm đơn cam kết Ịạo Cao Ịài là Phật Giáo Chấn Hưng, thuần túy tu hành, không làm điều ǵ sai luật của Chánh phủ.
Ngày 9-3-Kỷ Tỵ (dl 16-4-1929), Bà Lâm Hương Thanh được thăng phẩm Nữ Chánh Phối Sư.
Bà đăng Tiên vào ngày 8-4-Ịinh Sửu (dl 17-5-1937), và được truy thăng Nữ Ịầu Sư ngày 25-4-Ịinh Sửu (1937).
Ịức Phạm Hộ Pháp cho biết nguyên căn của Bà là chơn linh của Long Nữ, đệ tử của Ịức Quan Thế Âm Bồ Tát.

Đức Hộ Pháp, Phạm công Tắc ( 1890-1959 )
Ngài Phạm công Tắc sinh ngày 5-5-Canh Dần (1890) tại làng B́nh Lập, tỉnh Tân An, nhưng song thân của Ngài quê quán ở tại làng An Ḥa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Thân phụ của Ngài là Ông Phạm công Thiện và Thân mẫu là Bà La thị Ịường. Ông Thiện là công chức dưới trào Pháp thuộc, được đổi đến làm việc ở tỉnh Tân An, đem gia đ́nh theo, và ở nơi đó sanh ra Ngài Phạm công Tắc.
Năm 1907, Ngài thi đậu bằng Thần Chung. Sau đó Ngài xin làm Thơ kư nơi Sở Thương Chánh Sài g̣n.
Năm 21 tuổi, Ngài lập gia đ́nh với Bà Nguyễn thị Nhiều, sanh đặng 3 người con, chỉ nuôi được 2 người con gái là : Phạm Hồ Cầm và Phạm Tần Tranh.
Ịêm 24-7-1925 (Ất Sửu), Ngài Tắc cùng 3 bạn : Cao quỳnh Cư, Cao quỳnh Diêu, Cao hoài Sang, họp nhau tại nhà Ngài Sang ở phố hàng dừa Sàig̣n, để thực hành việc Xây Bàn theo lối Thông linh học tiếp xúc với thế giới vô h́nh.
Ông Cao quỳnh Tuân, thân phụ của 2 Ngài Diêu và Cư giáng bàn cho một bài thi, khiến quí Ngài tin tưởng có các vong linh nơi thế giới vô h́nh. Sau đó, Cô Vương thị Lễ, Thất Nương Diêu Tŕ Cung giáng bàn, dùng thi phú xướng họa với quí Ngài, để lần lần dẫn dắt vào đường Ịạo. Sau cùng, Ịức Chí Tôn tá danh AĂÂ giáng bàn dạy Ịạo cho quí Ngài.
Ịêm 14 rạng 15-8-Ất Sửu (1925), Ịấng AĂÂ dạy quí Ngài làm một cái tiệc chay đăi Ịức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương DTC gọi là Hội Yến Diêu Tŕ Cung, tại nhà Ngài Cư.
Ngày 1-11-Ất Sửu (1925), Ịấng AĂÂ dạy 3 Ngài Cư, Tắc, Sang, ra qú giữa Trời "Vọng Thiên cầu Ịạo".
Ngày 12-3-Bính Dần (1926), tại Chùa Vĩnh Nguyên Tự (Cần Giuộc), Ịức Chí Tôn phong Ngài Phạm công Tắc chức Hộ Pháp, Ngài Cao quỳnh Cư chức Thượng Phẩm, Ngài Cao hoài Sang chức Thượng Sanh. Hai vị Hộ Pháp và Thượng Phẩm lập thành cặp Pḥ Loan Phong Thánh.
Sau Ịại lễ Khai Ịạo tại chùa G̣ Kén Tây Ninh, Ịức Phạm Hộ Pháp vâng lịnh Ịức Chí Tôn lên Nam Vang mở Ịạo và thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo tại đây. Ngày 28-3-Canh Ngọ, Ịức Phạm Hộ Pháp dẫn một phái đoàn đi xuống làng Phú Mỹ tỉnh Mỹ Tho để lấy Phép Ếm của Tàu là Long Tuyền Kiếm, do Bát Nương chỉ dẫn.
Ngày 3-10-Canh Ngọ (1930), Ịức Lư Giáo Tông hiệp cùng Ịức Phạm Hộ Pháp lập 6 Ịạo Nghị Ịịnh để chỉnh đốn nền Ịạo. Ngày 16-7-Giáp Tuất (1934) Ịức Lư Giáo Tông và Ịức Phạm Hộ Pháp lập thêm 2 Ịạo Nghị Ịịnh để trị loạn trong nền Ịạo. Tổng cộng tất cả 8 Ịạo Nghị Ịịnh.
Sau khi Ịức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung qui Thiên, Ịức Lư Giáo Tông giao cho Ịức Phạm Hộ Pháp cầm quyền Giáo Tông tại thế để điều hành nền Ịạo cho được mau lẹ, nên lúc đó, Ịức Phạm Hộ Pháp chưởng quản Nhị Hữu H́nh Ịài : Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Trong suốt 34 năm hành đạo, Ịức Phạm Hộ Pháp xây dựng được nhiều công tŕnh vĩ đại cho Ịạo, lưu lại công nghiệp vĩ đại măi măi về sau, kể ra :
- Xây dựng Ṭa Thánh đồ sộ nguy nga thờ Đức Chí Tôn.
- Xây dựng Báo Ân Từ làm nơi thờ Đức Phật Mẫu.
- Xây dựng các cơ quan của Đạo trong Nội Ô : Giáo Tông đường, Nữ Đầu Sư đường, Ṭa Nội Chánh Cửu Trùng Ịài, Hộ Pháp đường, Văn pḥng Hiệp Thiên Đài, Bộ Pháp Chánh, Đạo Đức Học đường, Bộ Nhạc Lễ, vv. . .
- Lập Phạm Môn và sau đó biến thành Cơ Quan Phước Thiện với Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng từ phẩm Minh Ịức lên đến phẩm Phật Tử.
- Lập các phẩm Chức sắc HTỊ cấp dưới, theo ư kiến của Ịức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, từ phẩm Luật Sự lên phẩm Tiếp Dẫn Ịạo Nhơn để thi hành quyền Tư Pháp của HTỊ.
- Lập Ban Thế Ịạo với 4 phẩm Chức sắc.
- Xây dựng Chợ Long Hoa, mở mang vùng Thánh Ịịa.
- Xây dựng 3 Cung 3 Ịộng : Trí Huệ Cung Thiên Hỷ Ịộng, Trí Giác Cung Ịịa Linh Ịộng, Vạn Pháp Cung Nhơn Ḥa Ịộng để dùng làm Tịnh Thất.
Trong lúc đang xây dựng Ṭa Thánh gần xong, ngày 28-6-1941 (Tân Tỵ ), Chánh quyền Pháp vào Ṭa Thánh bắt Ịức Phạm Hộ Pháp và một số Chức sắc cao cấp đày đi Madagascar, một hải đảo ở Phi Châu, suốt 5 năm 2 tháng.
V́ áp lực của chánh quyền Ngô đ́nh Diệm, Ịức Phạm Hộ Pháp phải rời Ṭa Thánh, lưu vong sang Nam Vang, thủ đô nước Cao Miên, vào ngày 5-Giêng-Bính Thân (1956).
Ngày 10-4-Kỹ Hợi (1959), lúc 13 gờ 30 phút, Ịức Ngài thoát xác qui Thiên, hưởng thọ 70 tuổi.
Nguyên căn và quyền hành của Ịức Phạm Hộ Pháp được Ịức Lư thố lộ trong bài thơ khoán thủ sau đây :
 

HỘ giá Chí Tôn trước đến giờ,
PHÁP luân thường chuyển máy Thiên Thơ.
CHƯỞNG quyền Cực Lạc phân ngôi vị,
QUẢN xuất Càn Khôn định cơi bờ.
NHỊ kiếp Tây Âu cầm máy tạo,
HỮU duyên Ịông Á nắm Thiên Thơ.
H̀NH hài Thánh thể chừ nên tướng,
ĐÀI trọng hồng ân gắng cậy nhờ.

 

Đức Thượng Phẩm, Cao Quỳnh Cư ( 1888-1929 )
Ngài Cao quỳnh Cư sanh năm Mậu Tư (1888) tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh thượng, tỉnh Tây Ninh. Thân phụ là Ông Cao quỳnh Tuân, Thân mẫu là Trịnh thị Huệ, bào huynh là Cao quỳnh Diêu, đắc phong Bảo Văn Pháp Quân.
Năm 1907, Ngài Cư lập gia đ́nh với Cô Nguyễn thị Hiếu, sau đắc phong Nữ Ịầu Sư (1968).
Năm 1915, Ngài làm Thơ kư tại Sở Hỏa Xa Sài g̣n.
(Việc Xây bàn, tổ chức Lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung, Vọng Thiên Cầu Ịạo, việc thọ phong chức Thượng Phẩm, xin xem nơi phần Tiểu Sử Ịức Hộ Pháp Phạm công Tắc).
Nhờ sự hướng dẫn của Ịức Lư Giáo Tông, Ịức Cao Thượng Phẩm cùng Hội Thánh mua được miếng đất rừng ở làng Long Thành để cất Ṭa Thánh. Việc tổ chức di chuyển từ Chùa Từ Lâm ở G̣ Kén về đất mới mua, do Ịức Cao Thượng Phẩm đảm nhiệm.
Ịức Cao Thượng Phẩm chỉ huy những người Miên làm công quả lo khai hoang, chặt cây phá rừng, để cất Ṭa Thánh tạm, cất Hậu Ịiện, Ịông Lang, Tây Lang, Trù pḥng, Trường học, đều làm bằng cây, vách đất, lợp tranh, tạm thời có chỗ làm việc cho Hội Thánh.
Tạo dựng đâu đó xong xuôi, Ngài bị bọn xấu vu oan cho Ngài nhiều việc xấu và buộc Ngài phải rời Ṭa Thánh, trở về tư gia của Ngài ở gần chợ Tây Ninh. Tại đây, Ngài dựng nên Thảo Xá Hiền Cung làm nơi tu dưỡng. Ngài buồn phiền nên sanh bịnh và thoát xác đăng Tiên vào ngày 1-3-Kỷ Tỵ (1929), lúc 11 giờ trưa, hưởng 42 tuổi.
Đức Phạm Hộ Pháp cho biết, nguyên căn của Ịức Cao Thượng Phẩm là Ịại Tiên Hớn Chung Ly trong Bát Tiên.
 

Đức Thượng Sanh, Cao hoài Sang ( 1901-1971 )

Ngài Cao hoài Sang, sanh ngày 11-9-1901 (Tân Sửu) tại làng Thái B́nh tỉnh Tây Ninh. Thân phụ là Cao Hoài Ân, Thân mẫu là Hồ thị Lự, sau đắc phong Nữ Ịầu Sư hàm phong (1968), bào huynh là Thời Quân Tiếp Ịạo Cao đức Trọng.
Buổi xây bàn đầu tiên để tiếp xúc với các vong linh được tổ chức tại nhà Ngài Sang ở phố Hàng dừa Sàig̣n.
(Việc Xây bàn, tổ chức Lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung, Vọng Thiên Cầu Ịạo, việc thọ phong chức Thượng Sanh, xin xem nơi phần Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc).
Sau khi Ịức Phạm Hộ Pháp lưu vong sang Cao Miên năm 1956, Hội Thánh thiếu người trực tiếp cầm giềng mối Đạo, nên thỉnh Ịức Cao Thượng Sanh, từ Sàig̣n về Ṭa Thánh Tây Ninh đặng điều hành nền Đạo.
Từ đây, Ngài trọn phế đời hành đạo. Ngài tiếp nối Ịức Phạm Hộ Pháp, xây dựng thêm các cơ quan trong đạo, như Nhà Hội Vạn Linh, Cơ quan Phát thanh Giáo lư, Văn pḥng Ban Thế Đạo, Bắc Tông Ịạo, Tần Nhơn, Nam Ịầu Sư Ịường, Học Ịường Bộ Nhạc, vv . và phát huy việc phổ thông giáo lư Ịại Ịạo.
Ịức Cao Thượng Sanh có tài năng đặc biệt về Cổ nhạc Việt Nam, nhờ vậy mà nền Âm Nhạc của Ịạo Cao Ịài được Ngài chỉnh đốn hoàn hảo.
Tuổi già sức yếu, công việc Đạo đa đoan, Đức Cao Thượng Sanh ngọa bịnh và đăng Tiên ngày 26-3-Tân Hợi, lúc 5 giờ chiều, hưởng thọ 71 tuổi.

 
( LƯU Ư : Muốn biết Tiểu sử chi tiết của 5 vị Chức sắc Ịại Thiên Phong kể trên, xin xem quyển sách : Danh Nhân Đại Đạo ).