2. Ðạo kỳ

 
Ðạo kỳ là lá cờ đạo, tượng trưng Ịạo Cao Ịài, gồm 3 màu : Vàng, Xanh, Ịỏ.
Do đó, lá cờ đạo nầy còn được gọi là Cờ Tam Thanh, vì Thái Thanh có màu vàng, Thượng Thanh có màu xanh và Ngọc Thanh có màu đỏ.
Tại bao lơn trước Tòa Thánh, trong những ngày lễ của Ịạo đều có treo lá cờ Ịạo rất lớn, hình chữ nhựt, có màu vàng ở bên trên, màu xanh ở giữa và màu đỏ ở dưới chót.
Trên phần nền vàng, có thêu 6 chữ Ịại Ịạo Tam Kỳ Phổ Ịộ, trên phần nền xanh ở giữa có thêu một Thiên Nhãn và Cổ Pháp Tam giáo : Bình Bát Du, Cây Phất Chủ và quyển Kinh Xuân Thu. Trên phần màu đỏ không có thêu gì cả.
Ý nghĩa của lá cờ Ịạo Cao Ịài được Ịức Phạm Hộ Pháp giải thích , xin tóm tắt như sau :
- Màu vàng là của phái Thái, tượng trưng Phật giáo.
- Màu xanh là của phái Thượng, tượng trưng Tiên giáo.
- Màu đỏ là của phái Ngọc, tượng trưng Thánh giáo tức Nho giáo.
Ghép 3 màu lại trong một khuôn hình chữ nhựt, với 3 phần đều bằng nhau, tượng trưng tôn chỉ của Ịạo Cao Ịài là Tam Giáo Qui Nguyên.
Thiên Nhãn là biểu tượng của Ịức Chí Tôn, thờ Thiên Nhãn là thờ Ịức Chí Tôn.
Thêu Thiên Nhãn và Cổ Pháp Tam giáo trên Ịạo Kỳ, dưới 6 chữ Ịại Ịạo Tam Kỳ Phổ Ịộ là để chỉ rằng, Ịạo Cao Ịài do Ịức Chí Tôn lập ra trong thời Ịại Ịạo Tam Kỳ Phổ Ịộ với tôn chỉ Tam giáo qui nguyên, nghĩa là đem 3 nền Tôn giáo lớn ở Á Ịông qui về một gốc Ịại Ịạo do Ịức Chí Tôn làm chủ.
 

3. Cổ Pháp Tam giáo

 
Trên lá cờ Ịạo, hay trên lan can lầu Phi Tưởng Ịài, đều có hình Cổ Pháp Tam giáo.
Cổ Pháp Tam giáo gồm : Bình Bát Vu, Cây Phất Chủ và Quyển Xuân Thu. Bình Bát Vu đặt ở giữa, Phất Chủ và Xuân Thu đặt ở 2 bên.
- Bình Bát Vu tượng trưng Phật giáo.
- Cây Phất Chủ tượng trưng Tiên giáo.
- Sách Xuân Thu tượng trưng Nho giáo.
Ghép 3 món ấy lại với nhau để tượng trưng tôn chỉ của Ịạo Cao Ịài là : Tam giáo qui nguyên, tức là đem 3 nền tôn giáo lớn ở Á Ịông (Phật giáo, Tiên giáo và Nho giáo) hiệp trở về một gốc, gốc đó là Ịại Ịạo, do Thượng Ịế làm chủ.

Phật Mẫu Chơn Kinh : Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu,
Hiệp qui Tam giáo hữu cầu chí chơn.
Bát Vu : Bát Vu là cái bình bát đựng đồ ăn của các tăng ni Phật giáo, phái Khất Sĩ, dùng để đi khất thực.
Mỗi vị sư, sau khi thọ giới cụ túc, được vị Hòa Thượng nhơn danh Giáo Hội, truyền cho một cái bát, hoặc khi cái bát bị bể, thì Giáo Hội cũng phát cho cái khác.
Lúc thọ lãnh bát, vị sư nguyện 3 lần bài chú sau đây :
" Thiện tai Bát-đa-la, Như Lai ứng lượng khí : Phụng trì dĩ tư thân, trưởng dưỡng trí mạng. Án chỉ rị chỉ rị phạt nhựt ra hồng phấn tra."
Nghĩa là : Lành thay cái Bát-đa-la, món đồ ứng lượng của Phật. Tôi nay phụng trì để nuôi thân và nuôi lớn cái mạng trí huệ. Sau cùng là Câu Thần chú bằng tiếng Phạn.
Bát-đa-la là phiên âm từ tiếng Phạn :PATRA, có nghĩa là cái bát, cái bình bát hay Bình bát vu.
Bình Bát Vu còn là một trong 2 tín vật của Phật giáo mà các Tổ Sư gìn giữ làm bảo vật để truyền kế ngôi Tổ Sư.
Hai tín vật đó là : Y và Bát. Y là cái áo cà sa và Bát là cái Bình Bát vu. Nguyên 2 tín vật nầy là của đức Phật Thích Ca xử dụng trong lúc Ịức Phật còn sanh tiền. Khi Ịức Phật tịch, Phật truyền 2 món nầy lại cho Ma-Ha Ca-Diếp làm tín vật để giữ ngôi Nhứt Tổ Phật giáo Ấn Ịộ.
Sau đó, Ma-Ha Ca-Diếp truyền Y Bát lại cho A-Nan làm Nhị Tổ Phật giáo Ấn Ịộ. Y Bát nầy truyền dần xuống đến đời Tổ Sư thứ 28 là Bồ-Ịề-Ịạt-Ma, thì Ịạt-Ma Tổ Sư đem Y Bát sang Trung Hoa để mở mang Phật giáo tại nước nầy. Ịat-Ma Tổ Sư trở thành Sơ Tổ của Phật giáo Trung Hoa.
Ịạt-Ma Tổ Sư truyền Y Bát lại cho 4 đời Tổ Sư nữa thì đến đời Lục Tổ Huệ Năng. Sau đời Lục Tổ Huệ Năng, không còn lệ truyền Y Bát nữa, vì theo lời di chúc của Ịạt-Ma Tổ Sư, 200 năm sau kể từ ngày Ngài lên Ngôi Tổ thì Y Bát không được truyền nữa.
Vì sự hệ trọng của Y và Bát như thế, nên Ịạo Cao Ịài chọn Bình Bát Vu làm Cổ Pháp tượng trưng Phật giáo.
Phất Chủ : Phất là quét, chủ là con chủ. Con chủ là loài thú thuộc loài nai, hình dáng như con hươu nhưng lớn hơn, lông đuôi dài chấm đất, khi đi thì cái đuôi phẩy qua phẩy lại để quét cho sạch bụi.
Do đó, Phất chủ là cái chổi quét bụi làm bằng lông đuôi con chủ, nên cũng gọi là Phất trần (quét bụi).
Các vị Tiên thường dùng lông đuôi chủ để làm chổi quét bụi. Nhưng đây là cây chổi Tiên, nên nó có rất nhiều phép tắc mầu nhiệm, nó dùng để quét sạch bụi trần bám vào che lấp cái Tâm, để cho cái Tâm được trong sạch sáng tỏ.
Nguồn gốc cây Phất chủ là của Ịức Thái Thượng Lão Quân. Do đó, Phất chủ là bửu bối của Tiên gia. Ịạo Cao Ịài chọn Phất chủ làm Cổ Pháp tượng trưng Tiên giáo.
Xuân Thu: Xuân Thu là tên của một quyển sách do Ịức Khổng Tử sáng tác vào lúc cuối cuộc đời của Ngài, sau khi Ngài đã san định xong Ngũ Kinh.
" Xuân Thu là tên của một bộ sử nước Lỗ do Ịức Khổng Tử ghi chép những việc quan trọng xảy ra hằng năm, từ đời Lỗ Ân Công nguyên niên, tức là từ năm thứ 49 đời vua Chu Bình Vương, đến đời Lỗ Ai Công năm thứ 14, tức là năm thứ 39 đời vua Chu Kinh Vương, trong thời gian 242 năm.
Ịây là một giai đoạn lịch sử Trung Hoa, thời kỳ mạt điệp nhà Chu (Châu), ngôi Thiên tử suy nhược, bị bọn Ngũ Bá : Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tần Mục Công, Tống Tương Công, Sở Trang Công, nổi lên lấn át quyền Thiên tử, các nước chư Hầu tranh chiếm lẫn nhau, các sử gia gọi là thời đại hỗn loạn , nên người đời sau mượn tên Kinh Xuân Thu để gọi thời đại ấy là thời Xuân Thu (722-480 trước Tây lịch).
Mặc dầu Kinh Xuân Thu là một cuốn sách lịch sử, nhưng khi ghi chép, Ịức Khổng Tử vận dụng văn tự và bút pháp để khen chê, để phân biệt kẻ thiện người ác hết sức minh bạch và đanh thép, nên người đời sau đã phải công nhận đó là búa rìu trong Kinh Xuân Thu (Xuân Thu phủ việt), cũng như nói: Ịức Khổng Tử làm Kinh Xuân Thu mà bọn loạn thần tặc tử sợ (Khổng Tử tác Xuân Thu nhi loạn thần tặc tử cụ ).
Vì thế Kinh Xuân Thu đã có tác dụng về Ịạo lý, đã giữ địa vị quan trọng trong nền văn hóa Ịông phương nói chung và Nho giáo nói riêng, trong sự biểu dương học thuyết "Chính danh, Nhất quán, Trung Dung, Ịại Ịồng" của vị Vạn Thế Sư Biểu mà dân tộc Việt nam đã chịu ảnh hưởng hơn 2000 năm nay.
Kinh Xuân Thu còn có tính cách điển hình gương mẫu cho người đời sau phải tôn trọng danh dự và nhiệm vụ trong khi viết sử, và được liệt vào 5 Bộ Kinh căn bản của Nho giáo : Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu." (Theo Ông Lê phục Thiện, chuyên viên Hán học, TTHL)
Xem như thế, Kinh Xuân Thu là một bộ sách rất quan trọng, tiêu biểu cho Ịức Khổnng Tử, mà cũng tiêu biểu cho Nho giáo. Ịức Quan Thánh thuở sanh tiền lấy Kinh Xuân Thu làm sách gối đầu.
Do đó, Ịạo Cao Ịài lấy Kinh Xuân Thu làm Cổ Pháp tượng trưng Nho giáo.