Lược Sử Ðạo Cao Ðài

I.- Lịch Sử Lập Giáo
 

Ịạo Cao Ịài là một tôn giáo lớn phát xuất tại Việt Nam từ năm 1926, còn có danh gọi là Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðô.
a) Quan phủ Ngô Văn Chiêu là một người có khuynh hướng tu Tiên, thường hay lập đàn cầu cơ thỉnh Tiên về học Ịạo và xin thuốc chữa bịnh, ông có gặp Ðức Cao Ịài và có thờ ngài. Ðức Cao Ðài có hiện hình Thiên Nhãn ( con mắt ) làm một huyền diệu để ông đủ tin tưởng và lấy đó làm biểu tượng thờ phượng. Sự việc đã xảy ra tại đảo Phú Quốc trong khi ông đang làm quan cho chính quyền Pháp vào năm 1921. Quan phủ Ngô Văn Chiêu là đệ tử đầu tiên của Ðức Cao Ịài, sau có thêm một số đệ tử nữa cùng tu hành với ông, nhưng những hoạt động của những vị này chưa phát triển thành tôn giáo.
b) Từ năm 1924 - 1925, phong trào xây bàn cầu cơ chấp bút lan rộng và phổ thông hơn trước. Tại Saigon, một số người Việt Nam làm công chức cho Pháp, thường đêm tụ họp nhau lại xây bàn thỉnh vong linh người quá cố về họa thi để tiêu khiển, và hỏi thăm về thế giới vô hình cùng tương lai vận mạng của chính mình và dân tộc.
Trong số các chơn linh giáng hạ có một chơn linh đến với một điển lực mạnh phi thường, không chịu xưng danh mà chỉ xưng là ông A, Ă, Â. Mãi đến đêm Noel 1925 ông A, Ă, Â mới cho biết chính Ngài là Ịức Chí Tôn, là Ngọc Hoàng Thượng Ịế, Ngài đến để lập Ịạo Cao Ịài. Ngài xưng danh như sau:
"Ngọc Hoàng Thượng Ịế viết Cao Ịài Tiên Ông Ịại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Ịạo Nam Phương"
Từ đó Ịức Chí Tôn thường giáng dạy về đạo lý, chỉ biểu cách thành lập Hội Thánh, phong tước phẩm cho những chức sắc buổi ban sơ cùng thâu nhận đệ tử. Các ông Cao Quỳnh Cư , Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Lê Văn Trung... và số bạn bè trong nhóm trở thành chức sắc lớn trong Hội Thánh. Quan trọng hơn hết là vai trò của Hộ Pháp Phạm Công Tắc giữ phân nửa quyền hành trong Ịạo.
Ịến ngày 01.9 Bính Dần (07-10-1926) 28 người đại diện ký tên vào một Tuyên Ngôn Khai Ịạo gởi lên nhà cầm quyền Pháp. Kể từ đây Cao Ịài đã trở thành một tôn giáo về mặt pháp lý tại thế gian.
Tóm lại, lịch sử lập giáo Ịạo Cao Ịài (Ịại Ịạo Tam Kỳ Phổ Ịộ ) có những thời điểm chính như sau:
- Từ năm 1921 Quan Phủ Ngô Văn Chiêu đã biết thờ Ịức Cao Ịài.
- 1925 Ịức Cao Ịài xưng danh là Ngọc Hoàng Thượng Ịế và tuyên bố Giáo Ịạo Nam Phương.
- 1926 một số môn đồ đầu tiên ký tờ Tuyên Ngôn Khai Ịạo gởi cho chính quyền Pháp.
- Ịạo Cao Ịài thành hình một tôn giáo, bành trướng mạnh mẽ từ năm 1926 trở đi, trung ương đặt tại Tây Ninh.

II.- Tổ Chức Ịạo Cao Ịài
a) Phần Quyền:
Cao Ịài Giáo quan niệm rằng trong cơ trị thể có hai quyền hành là Thiên Thượng và Thiên Hạ.
- Quyền Chí Linh là quyền của Ịức Chí Tôn và các đấng trọn lành tức là Thiên Thượng.
- Quyền Vạn Linh là quyền của ba hội: Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh và Thượng Hội hiệp lại thế cho thiên hạ.
Bởi Ịạo Cao Ịài là dân chủ nên quyền Chí linh (tức Thiên Thượng ) cho Vạn linh (tức Thiên hạ ) rộng quyền tự lập luật mà tu hành.
b) Tổ Chức: Về tổ chức có ba đài: một vô hình, hai hữu hình.
- Bát Quái Ịài thuộc về vô hình, do Ịức Chí Tôn và Ịấng trọn lành điều khiển, vận dụng năng lực thần bí trong vũ trụ để thúc đẩy cơ sanh hóa và giục tấn các đẳng chơn hồn.
- Hiệp Thiên Ịài là cơ quan bán hữu hình, vì nơi đây có chức sắc hữu hình làm việc, được thông công với Bát Quái Ịài để nhận mệnh lệnh hay lời chỉ giáo của quyền chí linh. Ịứng đầu Hiệp Thiên Ịài là Hộ Pháp Hiệp Thiên Ịài có nhiệm vụ bảo thủ chơn truyền luật pháp của Ịạo.
- Cửu Trung Ịài là cơ quan hữu hình, có nhiệm vụ tổ chức đời sống của tín đồ cho phù hợp với chơn pháp Tam Kỳ Phổ Ịộ, cầm quyền hành chánh, thi hành luật pháp Ịạo, truyền bá đức tin.
Ịứng đầu Cửu Trùng Ịài là Giáo Tông.
Giáo Tông là anh cả của mọi tín đồ. Về mặt hữu hình, Hộ Pháp là em của Giáo Tông, nhưng về phần thiêng liêng thì đồng vị. Toàn thể chức sắc làm việc trong hệ thống Cửu Trùng Ịài hiệp lại thành Hội Thánh Cửu Trùng Ịài, có cả nam phái và nữ phái quyền hành riêng biệt.
Toàn thể chức sắc làm việc trong hệ thống Hiệp Thiên Ịài hiệp lại thành Hội Thánh Hiệp Thiên Ịài.
Hội Thánh Phước Thiện nằm bên Hiệp Thiên Ịài và đặt dưới sự lãnh đạo tối cao của vị Chưởng quản Hiệp Thiên Ịài là Hộ Pháp.

Tổ Chức Hội Thánh Cửu Trùng Ịài
Trung ương đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh, địa phương gồm các tỉnh Trung và Nam phần Việt Nam, một số tỉnh ở miền Bắc. Ở ngoại quốc cũng có vài nước có cơ sở Ịạo Cao Ịài như: Pháp, Nhựt, Cam-bốt, Congo . . .
+ Tại trung ương có chín viện, gọi theo chữ Hán là Cửu viện chia đều cho ba phái:
- Phái Thái điều khiển:
Hộ viện coi về tài chánh.
Lương viện coi về lương thực.
Công viện coi về đường sá, dinh thự.
- Phái Thượng điều khiển:
Học viện coi về giáo dục.
Y viện coi về y tế.
Nông viện coi về canh nông
- Phái Ngọc điều khiển:
Hòa viện coi về an ninh, hòa giải.
Lại viện coi về hành chánh đạo.
Lễ viện coi về tế tự, nghi lễ.
+ Tại địa phương có:
- Trấn Ịạo gồm nhiều Châu Ịạo (Tỉnh Ịạo)
- Châu Ịạo gồm nhiều Tộc Ịạo (Quận Ịạo)
- Tộc Ịạo gồm nhiều Hương Ịạo (Xã, Làng Ịạo)
- Hương Ịạo gồm nhiều Ấp Ịạo (Tại Châu Thành Thánh Ịịa, Phận Ịạo tương đương với Tộc Ịạo).
Ịơn vị hành chánh là Hương Ịạo, có công cử Bàn Trị Sự điều khiển tất cả mọi việc trong Hương Ịạo.
Những chức vụ trong Bàn Trị Sự gồm có:
- Chánh Trị Sự nắm quyền hành chánh và luật lệ trong Hương Ịạo.
- Phó Trị Sự nắm quyền hành chánh trong Ấp Ịạo.
- Thông-Sự là ngưòi thay mặt Chánh-Trị-Sự trong một Ấp, gọi là Thông-Lý-Ịạo, để lo về phần Luật-lệ.
- Và một số biện đạo, tuần đạo, thư tín . . .
Theo luật Ịạo, tín đồ liên lạc thường xuyên nhứt với các chức việc Bàn Trị Sự trong các dịp quan, hôn, tang, tế. Bàn Trị Sự là cơ quan có thẩm quyền xét định và cấp giấy chứng nhận về hạnh kiểm và đức tánh của tín đồ. Giấy này rất quan trọng trong mọi hồ sơ về tôn giáo. Chức việc Bàn Trị Sự có quyền phân xử những vụ tranh chấp giữa những tín đồ với nhau, thường thường dưới hình thức hòa giải, nếu không xong sẽ đệ trình thượng cấp xét định.
III. - Tôn Chỉ Mục Ðích
Ịức Chí Tôn lập Ðạo Cao Ịài để dạy cho con người làm lành chánh dữ, lập công bồi đức, để trở thành ngươi hiền, người tốt tại thế gian, khi chết chơn linh được trở về ngôi vị cũ trong cõi thiêng liêng hằng sống, tùy theo công đức nhiều ít mà đạt đến địa vị Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Còn đối với xã hội, Ngài muốn cho nhân loại có tư tưởng đại đồng, biết thương yêu nhau, coi nhau như anh em một nhà, thờ một ông cha chung.
Ngài xác định tất cả các Ịạo giáo, các giáo thuyết đã có từ trước đến nay đều do chính Thiên-ý Ngài lập ra. Sở dĩ có sự khác biệt giữa các Ịạo giáo là vì phong tục, tập quán, trình độ dân trí của các dân tộc khác nhau tùy theo thời kỳ và tùy theo từng vùng đất trên địa cầu.
Nay chính mình Ịức Chí Tôn đến, Ngài gom góp những cái hay của tất cả đạo giáo, chỉ dạy thêm những điều mới lạ mà lập thành Tam Kỳ Phổ Ịộ nên gọi là Quy Nguyên Tam Giáo ( Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo), Phục Nhứt Ngũ Chi (Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo ).