BÁT-QUÁI-ÐÀI

 
Từ miệng "Hầm-Tàng Bửu-Khánh" du khách nhìn lên quả Càn-Khôn và trổ lên nóc... thì thấy có một cái đài cao 30 thước. Ðó là Bát-Quái-Ðài vượt lên vun vút giữa thanh không...
Ịài nầy, kiến trúc hình "Bát-giác" xây lên ba tầng dưới từ nóc lên độ 15 thước; tầng giữa độ 10 thước và tầng chót vót lên độ 5 thước...
Trên chót vót, dưới cột thu lôi có 3 pho tượng Phật day mặt về ba hướng.
Từ dưới đất, du khách đưa mắt trông lên thấy những pho tượng ấy với thể thức tác họa rất khéo léo và sơn màu sắc linh hoạt sống động như ba người thật đứng kề lưng nhau đưa mắt nhìn về hướng xa xôị.. Những ngày nắng đẹp, không gian bát ngát; nền trời xanh biếc bao la, thì hình ảnh ba pho tượng ấy chơ vơ, vẻ thẩn thờ như thầm lo lắng xa xôi cái cõi đời hiện tạị..
Ba pho tượng nầy gọi là Tam-Thanh: Thái-Thanh, Thượng-Thanh và Ngọc-Thanh. Ba vị nầy lãnh lịnh Thượng-Ịế điều khiển ba ngươn:
- Thượng-Ngươn là ngươn Thánh-Ịức hay ngươn vô tộị..
- Trung-Ngươn là ngươn Tranh-Ịấụ
- Hạ-Ngươn là ngươn Bảo-Tồn hay ngươn trở lại thời kỳ Thượng-Cổ.
Ba ngươn nầy xoay vần nhau cũng như Ịạo có ba thời kỳ: Nhứt-Kỳ, Nhị-Kỳ và Tam-Kỳ Phổ-Ịộ vậy, đúng như câu "Thiên địa tuần-hườn châu nhi phục thỉ". Trời đất xoay giáp vòng cũng trở lại vị trí đầu tiên.
Ba vị Phật trên nóc Bát-Quái-Ịài đối với ba ngươn như sau:
- Người điều khiển Thượng-Ngươn hay ngươn vô tội là: Phật BRAHMA, tức vị Phật day về phía Tâỵ
Vị Phật nầy giáng trần trong ngươn Thánh-Ịức tức là ngươn vô tội, nên đứng trên mình con Huyền Nga bay khắp cả hoàn cầu mà xem cuộc thế.
Hình ảnh vị Phật nầy nhìn về phía tịch dương như thầm lo lắng cõi đời sẽ dần xế bóng... mất đi những gì nên thơ, tươi đẹp thuở đầu tiên, cũng như Thượng-Ngươn hầu mãn; thế nhân sẽ hết đi tâm thần đạo-đức vậỵ..
- Người điều-khiển Trung-Ngươn, tức ngươn Tranh-Ịấu là vị Phật CIVA, giáng trần trong ngươn Tranh-Ịấu của nhơn loạị Vị Phật nầy đứng đạp lên mình con Rắn Bảy Ịầu, ấy là diệt thất tình cho nhân thế khỏi bị hôn mê trần ai tục-lụy mà đấu tranh, hủy diệt nhaụ Vị Phật nầy day mặt về hướng Bắc, như cầu khẩn Chí-Tôn (Thượng-Ịế tế độ chúng sanh thoát vòng trầm-luân khổ hảị.. - Vì Ịức Ngọc-Hoàng Thượng-Ịế ngự tại ngôi Bắc-Ịẩụ
Hơn nữa vị Phật nầy còn khẩn cầu Thượng-Ịế chế giảm tội nhơn-sanh và miệng thổi sáo, ý nghĩa dùng thanh âm trầm bổng, rung động tâm hồn nhân thế hướng theo giọng du dương mà thức tỉnh kiếp phù sanh hồi tâm hướng thiện để cuối cùng được trở về cõi Niết-Bàn an vị...
- Vị Phật điều khiển Hạ-Ngươn tức là ngươn Bảo-Tồn, hay ngươn Tái-Tạọ Ịó là Ịức Phật CHRISTNA-VICHNOU đứng day mặt về hướng Nam. Vị Phật nầy ra đời về ngươn Tái-Tạo, là thời kỳ sẽ trở lại Thượng-Cổ, nên ông cỡi con Giao-Long.
Khi giải ý nghĩa về Phật Christna Vichnou, Ịức Hộ-Pháp nói: "Dầu cho những chơn linh nào chết nơi chơn trời hay góc biển đi nữa, mà đầy đủ công nghiệp, tâm đức, thì Phật Christna Vichnou cũng lãnh lịnh Chí-Tôn tuần du trên mặt thế mà rước chơn linh ấy về ngay nơi Bạch-Ngọc-Kinh".
Như vậy, lẽ công bình Tạo-Hóa được thể hiện một cách phân minh. Không phải vì cầu khẩn hay long trọng tế lễ khấn vái van xin mà được sự cứu rỗi của Thượng-Ịế đâụ Ịời nhiều người lúc chết, tang gia lại tế lễ khẩn cầu thật là long trọng... Ịó chỉ là hình thức phô trương với thế gian, chớ thật ra Thiêng-Liêng vẫn công bình thưởng phạt căn cứ theo quá trình sinh trưởng thiện ác của người qui vị...
Nền Ịại-Ịạo Tam-Kỳ Phổ-Ịộ ngày nay, tượng trưng như thế mục-đích tiêu biểu sự công-bình Tạo-Hóa; đồng thời cảnh tỉnh thế gian mê tín dị đoan. Nhiều người lúc sống thì hành động hung ác: giết người, cướp của; không lo làm lành tế nhân độ vật; mà khi chết tang gia lại tuông của ra làm lễ long trọng, khẩn cầu, van váị.. thì ôi! Ợ như đã nói trên - đó chỉ là hình thức phô trương tại thế mà thôị
Tóm lại, tượng hình ba ông Phật nơi Bát-Quái-Ịài, ý-nghĩa tiêu biểu hệ thống tổ chức nơi cõi vô vi huyền bí với cơ tuần hườn luân chuyển của Trời Ịất và thể hiện sự công bình tạo-hóa cho nhân thế soi chung...
Xem xong Bát-Quái-Ịài và tìm hiểu ý-nghĩa, du khách sẽ quan tâm đến hình ảnh mỗi cột rồng trong Tòa Thánh tại sao sơn những màu khác nhau và các đầu Rồng nhô ra đều há miệng.
- Các Ịấng Thiêng-Liêng giáng cơ chỉ dạy: kiến trúc Tòa Thánh đây, là điển hình Bạch-Ngọc-Kinh vì thế nên thể hiện đại cương những chi tiết có tính cách huyền vi tương quan thể thức nơi cõi Thiêng Liêng.
Bởi vậy cột Tòa-Thánh tượng hình Rồng và sơn nhiều màu là bởi nơi Bạch-Ngọc-Kinh có đủ Thần, Thánh, Tiên, Phật đứng hai bên tả và hữu, mặc áo mão đủ các sắc đứng theo phái mà chầu Ngọc-Ịế.
Nhưng xây Tòa-Thánh, không lẽ tượng hình Thần, Thánh, Tiên, Phật chầu Thượng-Ịế thì sợ thất lễ với các Ịấng. Vì mỗi khi tế lễ có những người phàm, công đức tu hành chưa đủ mà đến chầu lễ Thượng-Ịế ngang bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật thì sao đặng.
Nên kiến trúc Tòa Thánh tượng hình cột Rồng và sơn các màu vàng, xanh, đỏ: đó là tượng trưng Thần, Thánh, Tiên, Phật chầu lễ Thượng Ịế vậỵ