Cao Triều Phát Lâm Lụy Trần

Biên Khảo Huỳnh Tâm

Lời Tŕnh Dẫn

 

            Đạo Cao Đài khởi nguyên từ thiên nhiên vĩnh cửu, do Đấng háo sinh tạo dựng Đạo gốc, một trong những thị hiện hữu h́nh tại thế, không động lực nào thách thức gián đoạn Đạo truyền, lửa Chí Linh vẫn sáng trong ngần vũ trụ và những khảo đảo nào cũng trôi qua, không gian vi diệu tiếp tục tái tạo hằng hữu, một vừng đông vẫn như mọi ngày . Thế mà đời nầy nỡ nào sinh sự thê lương ! tính nhân bản lại bị nhạt nḥa ! như [ Cao Triều Phát Lâm Lụy Trần ] của H.H. Huỳnh Tâm, một biên khảo công bố để hầu bạn đọc t́m hiểu sự thực trong sinh hoạt của các chi phái Cao Đài đă mắc phải ở thời gian trước, họ từng dấy động xă hội bi ai và chuyển phong ba khảo đảo chinh nghiêng nền Đạo, đó là đặc thù sinh tính của các chi phái và cá biệt nầy không hệ thuộc Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh .

        Nhân đây chúng tôi xin phát biểu với ḷng thành. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Ṭa Thánh Tây Ninh truyền lưu 700.000 năm sau, là một định luật căn bản của nhân gian. Từ khi có Đạo, chúng tôi tiếp nhận mối nguyên thủy không cùng đă 64 năm [ 1926-1990 ] để chứng thực nghiệm rằng. Không động lực nào cũng như dung dịch nào có khả năng pha loăng hay phân hóa Đạo Cao Đài được, nếu có chăng ấy chỉ là hoài công sức đẩy của kiếp sinh và mọi vạn hữu không thể so vai với thời gian, nếu không có ân ban của đấng háo sinh để hậu thuẫn trường tồn .

        Và suy ra cho đời một khốn đốn cũng lui dần vào quá khứ, như [ Cao Triều Phát Lâm Lụy Trần ] là tư liệu cộm, để hậu thế tuần tự phán xét những nghịch đồ một thời đă gây ra hậu quả tận mặt sống thê lương .

         Nay H.H Huỳnh Tâm gửi đến nhiều thế hệ mai sau một biên khảo rất gía trị, hầu lưu trữ và t́m hiểu những dục vọng ly giáo một thời từng toan tính cướp Đạo và dục trị thông đồng với chế độ, nhứt là thời xuất hiện xă hội dục quyền và vô thần. Họ lập mưu chiếm cứ Ṭa Thánh Tây Ninh và Thánh Địa, không để Đạo gốc Cao Đài khởi động Thiên chức và phát triển vốn sống tinh hoa của loài người, họ càng không muốn vạn hữu đồng hướng văn minh tâm linh, v́ vậy có những năm tháng chinh nghiêng thuyền Đạo, vạn nẽo khó khăn thử thách phương tu .

         Đến nay Thiêng Liêng ân ban tinh khôi Thể pháp, Bí pháp hầu phụng sự nhơn sanh đồng cộng hưởng, từ ấy Đạo có nhiều bước thành tựu nhờ tính năng hiếu Đạo, trọn lành, nhơn sanh thể hiện được tính Giáo truyền và đưa chân lư Cao Đài trên thích dụng cho môi trường sống .

         Biên khảo [ Cao Triều Phát Lâm Lụy Trần ] là một công bố thời quá khứ mê muội của bàn môn tả đạo, tư liệu trung thực nầy là tiếng gọi mời sám hối, để tự xét ḷng thảm trắc bởi duy danh và dị biết .

        Nhân nay Hội Thánh Ngoại Giáo Cao Đài Âu Châu xin giới thiệu cùng bạn đọc những điều nhân chứng mắt thấy, tai nghe. Biên khảo nầy xác định ngôn ngữ điển cứ của lịch sử bàn môn tả đạo từng tư tính toan phá Đạo và âm mưu che đậy, nuôi dưỡng những xấu xa ư bức bách Đạo, nay [ Cao Triều Phát Lâm Lụy Trần ] bày ra những mặt trái của thời Pháp thuộc, Việt Minh, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và nhà nước Hồ Chí Minh . Và có lần Giáo sư Nouzille Jean [ Đại học đường Strasbourg ] tham khảo ư Đạo với H.H. Huỳnh Tâm như sau :

         " - Đạo ta có biết những sử gia Pháp và Việt Nam v́ phiến diện lương tâm, đă sử dụng ng̣i bút giúp bàn môn tả đạo và chánh quyền bào ṃn chân lư Đạo Cao Đài không ? H.H Huỳnh Tâm :

         " - Thưa Giáo sư. Toàn Đạo thương họ nhiều hơn trách, bởi những sử gia đương thời thiếu cảm thông. Riêng lương tâm ng̣i bút v́ chút đỉnh lợi danh che khuất sự thực đó là mặc cảm. Lư tưởng ng̣i bút không cho phép họ dụng thủ thuật để vẽ rồng thành rắn và sự lồng lộng nào rồi cũng đổi gió hướng bay ! V́ vậy người có Đạo nên đến với họ trên bao dung ! "

         Quả thế ng̣i bút phải tha thiết lịch sử và lương tâm chân chính trước sự thực, riêng thế quyền độc tài thiếu khả năng xây dựng đất nước mới có trang sử bút trị. Đă là bút trị th́ có bao giờ tha thiết yêu lư tưởng và

 sứ mạng của người cằm bút, v́ vậy có nhiều trang sử của đất nước và tín ngưỡng bị xoáy ṃn và cưỡng bức tâm linh !

        Nay H.H. Huỳnh Tâm v́ trách nhiệm dẫn giải và thách thức mọi bóp méo sự thực của tư liệu, tại sao phải vậy ? Để mai sau tránh cảnh ng̣i bút nợ đời. [ Cao Triều Phát Lâm Lụy Trần ] là một công bố phán xét không sợ va chạm hay vị nở các chi phái v́ trong biên khảo nầy mang chất liệu của tất cả hiển nhiên, nhằm trong sáng trang sử Đạo .

        Biên khảo tŕnh bày mọi diễn biến và hành động của các chi phái,  nếu quư vị có trách nhiệm xét thấy cũng hài ḷng và cảm thông v́ đó là sự  thực ở buổi nọ như thế, để làm sự kiện soi chung, tránh bước trước v́ mê  muội và không để bước sau gặp phải bàn môn tả đạo, nghĩ rằng toàn Đạo hăy  nghe lời răn của Đức Chí Tôn th́ trọn Đạo không sai Thánh ư " Chi chi cũng  từ Ṭa Thánh Tây Ninh " Đạo gốc của 700.000 năm lưu truyền .

        Chúng tôi xin nguyện cầu Đức Chí Tôn vi diệu rộng lớn cho những  khổ đau khốn cùng đồng hướng bao dung an lạc .

Paris 05/08/1990

T.M

Hội Thánh Ngoại Giáo

Cao Đài Âu Châu

Giáo sư Gustave Meillon

 

 Lời Tŕnh Dâng

 

          Biên khảo Cao Triều Phát Lâm Lụy Trần, một dữ kiện lịch sử nay được bày ra dưới ánh sáng sự thực về chi phái Cao Đài, trong biên khảo nầy không đề cao và hạ thấp danh nhân nào, bởi trách nhiệm và lương tâm thực thà của người viết sự thực .

        Tại sao xưa nay sự thực của Đạo thường bị bóp méo ? Do động lực nào thôi thúc ? V́ lẽ ấy chúng tôi khám phá nhiều điều quái dị trên một chiều dài độc trị của các chế độ và chi phái xu thế cùng đảng Cộng Sản Việt Nam bí mật cố ư che khuất Đạo Cao Đài đă hơn 60 năm qua .

        Nay mặt Trời mở ánh sáng vương Đạo đến với nhân loại và lịch sử Đạo không cho phép bất cứ ai bào ṃn hay bao phủ. Đạo đă vọng truyền đối thoại năm châu để t́m suy nghĩ phụng sự tha nhân và thực hiện hữu ích v́ mai sau, Đạo Cao Đài với đôi vai trách nhiệm truyền loan đức năng công b́nh cho  cả thế gian, th́ ḍng lịch sử của Đạo phải minh chính, đó là nguyên nhân của  phép lạ tạo ra chất liệu cho chúng tôi thực hiện biên khảo nầy từ năm 1985 .

        Từ lúc khởi đầu truy lùng tư liệu cho biên khảo nầy quả là vô  vọng, nhưng nhờ niềm tin khơi ḷng t́m trong bóng tối ấy có một u uẩn đâu  đây đang vang động th́ thầm trong tia sáng ẩn mờ, hóa ra một Cao Triều Phát  Lâm Lụy Trần hiện đến .

        Cho phép chúng tôi khám phá tiến tŕnh đức tin và vết bước chân người trước trên căn bản thuần khiết và biên khảo kiến trúc theo tư liệu tự nhiên của sự thực, không dụng hư cấu bởi tư liệu đă đủ tư cách nhất quán, chúng tôi tŕnh bày và chứng minh trung thực để đọc giả phê phán, biên khảo nầy không dụng biện minh cho tư duy riêng của chúng tôi, tại sao phải nói lên lời nầy ? v́ sự thực lịch sử Đạo Cao Đài dưới ánh sáng minh bạch không ai có quyền chối căi hay lấp vùi được .

        Một điều lành rất thú vị trên lộ tŕnh biên khảo, từ lúc nẩy sinh niềm tin đến hy vọng và từ vô vọng đến thành công nhờ khuyến khích của Programme Théoloque du Monde, Ban Đạo Sử Cao Đài Âu Châu, Ngũ Chi, những cộng sự cung cấp tư liệu Pháp Quốc, Trung Hoa và Nhật Bổn đồng t́nh khuyến khích và nhân dịp nầy chúng tôi xin trích một phần tập hồi kư [ Ngày Cuối Đời ] của Cao Triều Phát và những tiết lộ pháp Tịnh tinh hoa của Đức Hộ Pháp để đọc gỉa t́m hiểu sức mạnh chân lư vẫn từ xuyên suốt thương yêu và bao dung .

        Và chúng tôi xin gửi đôi lời tŕnh dâng, cảm ơn tất cả tha lực đồng duyên .

 

" Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tác Ma Ha Tát "

Rừng thiên nhiên vi diệu

Ngoại ô Paris 20/07/1990

Huỳnh Tâm

 

Cao Triều Phát Lâm Lụy Trần

 

Chương 1

 

Cao Triều Phát

 

17/04/1889 Ngày thứ ba trong tuần [ 18/03 Kỷ Sửu ] Cao Triều Phát sinh tại làng Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Ḥa, tỉnh Bạc Liêu [ Thị xă Bạc Liêu tỉnh Minh Hải ]

        Thân phụ là ông Cao Minh Thanh [ 1860-1919 ] quê quán làng Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Hóa, tỉnh Bạc Liêu. Thân mẫu là bà Tào Thị Xút [ 1858-1901 ] cùng đồng quê quán .

        Gia tộc thế phiệt, Nho phong, Tây học miền nam Việt Nam .

        25/6/1911 Cao Triều Phát kết hôn cùng bà Lê Thị Lựu sinh năm 1894, hạ sinh một trai Cao Triều Liên 1912 .

        Thứ thất bà Châu Thị Tùng sinh năm 1910, hạ sinh một gái Cao Bạch Liên 1936 và một trai Cao Triều Khiết 1945 .

        10/8/1912 Tốt nghiệp tại học đường Chasseloup Laubat Sài G̣n, ra làm thư kư cho hăng buôn ngũ cốc của người Pháp tại Chợ Lớn, thân hữu thường đề nghị ông đi vào đường quan trường sẽ có nhiều dịp tiến thân, tuy biết vậy nhưng ông tự chọn cho ḿnh một đời sống nhàn hạ .

        21/12/1921 Cao Triều Phát được Thống đốc Nam Kỳ Dr Cognacq, cử làm phái viên tham dự đấu xảo Đông Pháp tại Marseille Pháp Quốc, qua cơ quan xuất cảng ngũ cốc giới thiệu .

        15/03/1922 Phái bộ Nam kỳ lên đường gồm có 28 người, cùng đi trên tàu thủy Armand Béhic, riêng Cao Triều Phát thay mặt các nhà Canh nông, trong chuyến đi đấu xảo nầy c̣n có các ông Lương Khắc Ninh [ Ngũ đẳng Bắc đẩu bội tinh ] thay mặt cho Nam Kỳ, Trương Minh Giảng ṭng sự Phủ Thống đốc Nam kỳ, Lương Văn Mỹ thay mặt cho Công chính, Trương Văn Bền thay mặt cho Thương mại, Vơ Văn Chiêu và Trương Vĩnh Quí thay mặc cho. Ngày 09/4/1922 tàu cặp bến Marseille và ngày 16/04/1922 khai mạc đấu xảo Đông Pháp .

        Lần đầu tiên Cao Triều Phát đến Pháp với những tâm tư và hoài bảo của tuổi trẻ Tây học, với một tầm nh́n phóng khoáng về xă hội và nhân nay ông thay mặt cho các nhà Canh nông Nam kỳ, sự vô t́nh nầy cho ông một cơ hội để khái niệm về quê hương xứ sở nông nghiệp, đây cũng là một hành trang đơn sơ, khi đến Pháp tự tạo cho ḿnh một kiến thức nông học, để ngày về có thể thực hiện sản xuất lương thực ngắn hạng và dài hạng, ước mơ tốt đẹp của ông hướng về đồng nội quê hương cho phép tuổi trẻ tha thiết tương lai mộc mạc và chính gia đ́nh đă có hơn 15.000 ha ruộng, đó là sản nghiệp cho phép ông khởi đầu dự phóng một công tŕnh xây dựng xứ sở, mà ông đă yêu không gian êm đềm đồng nội của ngúc ngàn c̣ bay thẳng cánh, từ buổi sáng chân trời vừng hồng tinh sương đến nắng thiều quang hướng về Tây Phương .

        Nay ông đến Marseille Pháp Quốc tham dự cuộc đấu xảo, là một t́nh cờ hóa ra hiện thực, bởi các nhà Canh nông Pháp và các nước thuộc địa cho ông nhiều ưu huệ, như hướng dẫn tham quan các đại học đường nông nghiệp, trung tâm nghiên cứu Nông học, Nông trường và một biệt đăi thính thị do Đại Học Nông Nghiệp Marseille bảo trợ, sau bốn tháng ở Pháp Quốc ông tích tụ được một kiến thức đầy đủ về nông nghiệp có thể áp dụng được sau khi về nước .

         Lư tưởng nông nghiệp cho ông một khởi nguồn mạnh mẽ, một dự phóng phụng sự đất nước thiết thực, bởi đây là máu cá tính của người nông nghiệp sản xuất cơm no áo ấm và sự tự do đồng án không cần mệnh lịnh của chế độ. Ông cũng muốn trang bị cho ḿnh một phương kế khuyến nông thiên nhiên và chính lẽ tạo hóa đă vun bồi nông nghiệp cho đời, từ đó Cao Triề Phát dốc chí lực cho sự đầu tư v́ ước nguyện canh tân đất nước, do đó tín hiệu làm ra sản phẩm thôi thúc tay lấm chân bùn cần lao trong ông náo nức, để đeo đuổi suốt bốn tháng trong các buổi diễn thuyết chuyên môn canh nông và tham gia chính thức trong các đại học đường .

        Tính huyền diệu của đồng nội gọi ḷng cảm dung sương mai sâu đậm, bởi những nét phá của nắng trên môi nụ cười thong thả và ông chỉ một ước mơ mọi người hạnh phúc bởi cơm no áo ấm .

        Nhân dịp nầy ông chuyên nghiên cứu về Nông Học, mà môi trường cấy mô làm phương dự trữ truyền giống thực vật và ông tự nguyện tạo nghiệp hối hả để mang cả niềm hân hoan với hy vọng phụng sự xứ sở tương lai trên liên đới cùng thịnh vượng .

        11/08/1922 Thứ sáu vào lúc 6 giờ 30 phút, tàu thủy Angers nhổ neo rời cảng Marseille. Chở theo những phái bộ như Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Trung Kỳ tham dự đấu xảo tại Marseille [ Hội chợ thuộc địa Pháp ] Nhân dị đặc biệt có nhà Vua Khải Định viếng thăm Pháp Quốc cũng về trên chuyến tàu thủy nầy .

        Ngày về nước Cao Triều Phát cùng ở buồng tàu số 231 với các ông Vơ Văn Chiêu, Trương Vĩnh Quí phái bộ Nam kỳ và các ông Phạm Quỳnh, quan huyện Trần Lưu Vị, Trần Lê Chất phái bộ Bắc kỳ, Cao Triều Phát quen biết ông Phạm Quỳnh ở nhân dịp nầy .

        06/9/1922 Thứ tư vào lúc 16 giờ con tàu Angers cặp bến cảng Sài G̣n, tất cả Quan quân Nam kỳ đón tiếp Vua Khải Định về Phủ Toàn Quyền để tạm trú hai ngày. Cũng ngày nầy Cao Triều Phát được dịp tiếp xúc với các giới, như báo chí, thương gia, chính trị gia v.v...

        Lúc nầy Phủ Toàn Quyền Nam kỳ đanh gía Cao Triều Phát, là đại biểu thành công nhứt trong các phái bộ đấu xảo tại Marseille .

        Lần nầy ông chạm phải sự thực của Bảo Hộ và những suy nghĩ tốt đẹp cho cuộc sống v́ ngày ông tham dự cuộc đấu xảo là thời kỳ mơ mộng của tuổi trẻ và bảy tháng sau là ngày 33 tuổi đời để thực hiện một tích tụ .

        Tuy ông đứng trước t́nh thế quê hương có đất nhưng thiếu phương tiên sản xuất và để khởi nghiệp ông vận động khắp chốn, mọi nơi nhập cảng nông cụ, xin phép mở nông trường nhưng chính quyền Pháp thuộc không tán đồng, v́ lẽ đó ông không dụng được khả năng và lư tưởng ban đầu như đă chuẩn bị từ ngày ở Pháp về .

        Nay ông tiếp nhận những bất công xă hội, với đối đầu nhà nước Đông Dương trên nhiều mặc, như cản trở khuyến nông, xây dựng nông trường tư nhân, sản xuất lương thực v.v...

        Nói chung nhà nước Pháp thuộc chỉ ưu đăi người Pháp về mọi mặc như kinh tế, độc quyền sản xuất lương thực, xuất cảng và dự trữ ngũ cốc, nhà nước Pháp thuộc không muốn người dân bản xứ chia phần ăn của họ, họ càng không cho người dân bản xứ biết phương pháp canh tân nông nghiệp và sức kéo của nông cụ, một trong những đầu mối sản xuất phát triển .

 

        Cao Triều Phát có đủ ư chí tự do làm chủ, nhưng không thực hiện được trên mảnh đất tổ tiên cha ông để lại, bởi người Tây kẻ Tàu chiếm cứ phần thiêng liêng dân tộc Việt Nam. Ông lo lắng sự bó tay trước ước vọng, đó là báo hiệu sở năng chờ ngày mai một. Ông sớm nhận thức tùy thời t́m cho chính ḿnh một hành tŕnh mới thích hợp với bản năng, ông nẩy sinh ư tưởng tự đấu tranh v́ đất nước, bằng tiếng nói công luận trên diễn đàn báo chí .

        26/12/1922 Nhật Tân Báo giấy phép xuất bản số: 0211/PIN. Phát hành số đặc biệt ra mắt đọc giả, Cao Triều Phát làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, quyết định theo tiếng gọi của gióng giả để góp mặt vào làng báo Sài G̣n, khổ báo A 3, 4 trang. Tŕnh bày hài ḥa, rơ ràng từng cột, đề mục nội dung thoát ư và sáng trong, trí thức Việt Nam đón nhận và khen ngợi Nhật Tân Báo với nhiều ư lạ, nội dung suy nghĩ mang nặng tính Tây học, nhưng loan truyền không vào tận quần chúng .

        Chủ lực viết của báo không có, v́ Cao Triều Phát chưa qui tụ được những cây viết uy tín và chưa tạo được t́nh cảm trong giới báo chí, vài tháng sau đó uy tín tờ Nhật Tân Báo mới tương đối có chiều cao trong làng báo chí và đọc giả bắt đầu đều đặng, nhưng đổi lại ông chủ nhiệm kiêm chủ bút rất vất vă và miệt mài nghiệp mới quên nghiệp cũ [ Nông Học ] pḥng thí nghiệm đổi lấy " Báo nóng hổi vừa thổi vừa đọc. Báo đây, báo đây, xin mời bạn đọc đừng để báo cá ươn " .

        Nghiệp Báo khổ hơn ngàn lần nghiệp khác, nay ông đă xoắn hết lực trắng mắt để bao sân đầy trang không cho trống đất, một khi đam mê nghiệp th́ không ai chỉ bảo cũng làm, đó là ma báo chỉ lối đường đi, viết nhiều sẽ hay tay, suy nghĩ nẩy sinh phong phú, đôi khi cũng có tí lếu láo cho vui tờ báo, dù tờ báo mang nặng h́nh tướng nghiêm chỉnh cũng có vài mùi vị nụ cười hài hước cho báo háo hức sang trang .

        Ai cũng công nhận Cao Triều Phát là nhân vật có chí lạ, khả năng ngoại hạng, đức tính cần lao, làm những việc phi thường, mấy năm ăn ở với Nhựt Tân Báo đó là một chứng minh con người năng động, Nhựt Tân Báo tổng kết mấy năm đă vừa, nên tự đ́nh bản v́ 3 lư do :

        1 - Chính quyền thuộc địa phá rối Nhựt Tân Báo quá nhiều .

        2 - Đọc giả không tăng .

        3 - Khả năng chi thu đă cạn, sức khỏe chủ nhiệm kiêm chủ bút cũng bị hứa hẹn và trí tuệ không cho phép ông bao tùm trên mặt Nhật Tân Báo suốt cả đời .

        Bạn đọc kết luận khả năng Cao Triều Phát có thể đương đầu được với chính quyền Pháp thuộc, nhưng v́ chi phí tờ báo và sức khỏe đồng lơa thúc đẩy ông phải ngă, nếu báo sống dai dẳng là tự kéo vào khốn đốn và nguồn nóng của ông cũng đă đến lúc muốn lạnh, nghiệp báo bất đắc dĩ không phải sở trường. Nhật Tân Báo phát hành được 2645 số và tự đ́nh bản ngày 06/07/1929.

 Sự nổi bật của ông ở điểm ra số báo đặc biệt cáo chung, trút túi cuối cùng, xem như hơi thể chung cuộc của Nhật Tân Báo, thân hữu làng báo rất cảm động, bạn đọc cũng chia bùi nguồi .

        20/06/1926 Đảng Lao Động Đông Dương hoạt động giấy phép số: 079/PI. Cao Triều Phát tập hợp những người lao động 3 quốc gia Việt, Miên và Lào thành lập đảng bảo vệ quyền lợi lao động cho cả Đông Dương .

        Ông được bầu làm chủ tịch. Đảng Lao Động Đông Dương hoạt động phỏng theo mô h́nh tổ chức và lư thuyết gần như đảng Xă Hội Pháp .

        Khi ông thành lập Đảng Lao Động Đông Dương là đă trải qua bao thử thách vẫn chưa thành công, như Nông Nghiệp không thực hiện được, Nhật Tân Báo đang bị trù chết từng số một. Nay ông lập đảng v́ mục đích bảo vệ lao động cho mọi giới .

        Những sinh hoạt và hy vọng của đảng Lao Động Đông Dương, với danh Ère Nouvelle [ Kỷ Nguyên Mới ] làm cơ quan ngôn luận cho Đảng và quyết định tên tờ Ére Nouvelle xuất bản bằng Pháp ngữ .

        17/08/1926 Nhật báo Ére Nouvelle giấy phép xuất bản số: 0527/PIN. Phát hành số ra mắt độc giả, minh định lập trường của đảng và mục đích bảo vệ công nhân lao động, tranh đấu quyền sống cho mọi tầng lớp nghèo khó, lấy ngôn luận làm động lực v́ công b́nh .

        Ở thời gian nầy những người làm báo Việt Nam có chung một tấm ḷng yêu nước, nói lên phẫn uất trước t́nh cảnh đất nước bị ngoại ban cai trị và đấu tranh với cường quyền ác bá, người làm báo bất khuất mới dám đối đầu với chính quyền, báo thay cho dân đ̣i hỏi quyền sống, dân chủ và tự trị, cho nên báo đ́nh bản rồi tái bản là thường, tờ báo nào sống dai dẳng là nhờ có tổ chức bảo trợ, nếu báo chí tự lập để tung hoành một cơi th́ sẽ bị ngợp v́ ra vốn 4 thu hồi 1, bởi dân chúng c̣n tŕnh độ nghèo và đọc báo vẫn c̣n hạn hẹp trong giới trí thức, v́ lẽ đó tờ nhựt báo nào cũng hẹn độc giả đón ngày đ́nh bản .

        Nghiệp báo thanh cao bởi tứ quyền thiên hạ, nhưng lại đen tối trên đất nước Việt Nam, ở thời nầy chẳng mấy ai thực sự dám sống cho ng̣i bút, chỉ có vài mươi người là cùng nhưng rất vất vă vô cùng v́ nhuận bút chỉ đủ sáng cháo chiều khoai, viết thành lời dâng hiến cho đời, nhưng vợ con buồn v́ bụng dạ không no, bởi thế ng̣i bút đi sớm về khuya để tránh vợ hiền xin tí tiền mua gạo chợ, cho nên những ng̣i bút thường sinh nghiệp khác để nuôi tay bút, gửi bài cho báo xem như công quả cho chùa, thánh thất và nhà thờ để bồi đắp phước đức mai sau .

        Buổi sáng chủ báo hân hoan v́ báo đă phát hành đúng hẹn với đọc gỉa, buổi trưa lủi thủi buồn buồn v́ tiền thu báo không đủ ấn loát số ngày mai, chủ báo lăng mạn thương vợ th́ ít, thương đọc gỉa th́ nhiều .

        Thời nầy chủ báo nào cũng có phép tàng h́nh v́ sợ nợ nhà in chủ giấy, nhưng oai phong lẫm liệt trước pḥng thẩm vấn và dám đấu khẩu tay đôi với mật thám chính quyền Pháp thuộc .

        Báo Ére Nouvelle tuy khó đọc bởi viết bằng Pháp ngữ, nhưng đọc giả nhiều hơn Nhật Tân Báo, lư do nhờ uy tín Cao Triều Phát đă trải qua kinh nghiệm một thời, hơn nữa Ére Nouvelle là cơ quan ngôn luận của đảng, ngoài ra c̣n có đọc gỉa người Pháp ở Đông Dương cũng khá đông .

        Báo có chiều cao về đọc giả và chiều dày về tiếng nói bất khuất, báo đứng độc lập thành một khối tảng, không chấp nhận mọi thỏa hiệp với chính quyền thuộc địa. Báo thực hiện con đường của đảng đă vạch ra, với châm ngôn sống v́ đảng, chết v́ dân, thương yêu đọc giả và giữ được đức hạnh nghiệp báo, không v́ bả danh quyền lực mê hoặc. Báo v́ tiếng nói của người dân yêu sự thực và đấu tranh bốc trần trụi xác mặt thuộc địa, Báo Ére Nouvelle sống một giây chính quyền thuộc địa Đông Dương khổ một giờ, họ đau khổ lắm và nhứt nhối vô cùng tận, chứng bệnh báo chí hành hạ nhà Pháp thuộc đến độ không c̣n thuốc trị .

        Ngày 22/06/1929 chính quyền thuộc địa ra lịnh đóng cửa tờ báo Ére Nouvelle, thế là sống được 1071 ngày, cùng lúc rút giấy phép hoạt động Đảng Lao Động Đông Dương .

        Những tờ báo miền Nam xuất bản cùng thời :

        - Công Luận [ Lương Khắc Ninh ] .

- La Voix Liber [ Nguyễn An Ninh ] .

        - La Cloche Fêlée [ Nguyễn An Ninh ] .

        - Lục Tỉnh Tân Văn [ Trần Chánh Chiếu ] .

        19/03/1930 Nhân dịp chính quyền Pháp thuộc bầu lại hội đồng quản hạt Nam Kỳ, Cao Triều Phát ra ứng cử với danh nghĩa đại biểu lao động, được đắc cử với số phiếu 55%, do t́nh đồng chí Đảng Lao Động Đông Dương, đọc giả của hai tờ báo Nhật Tân Báo và Ére Nouvelle dành cho ông một danh dự mới. ông Cao Triều Phát tự xem ḿnh có trách nhiệm với lá phiếu như những thông điệp lo lắng v́ dân .

        Ông tuyên bố : " - Tôi sẽ sử dụng nghị trường hội đồng quản hạt Nam Kỳ, để tranh đấu cho mọi tần lớp khốn cùng và thực hiện thông điệp của cử tri giao phó trách nhiệm " .

        Ông bước vào hoạn lộ nghị trường, hội đồng quản hạt Nam Kỳ, được xem như một nghị viện địa phương, số nghị viên người Việt Nam quá ít và chia rẽ, nên không thể nào có tiếng nói chung nhằm bao trùm lên một dự luật, do chính phủ Pháp thuộc Đông Dương dùng nghị viện Nam Kỳ để hợp thức hóa các luật dân sự theo hành động và suy nghĩ của người Pháp đô hộ Việt Nam .

        Tuy thế Cao Triều Phát cũng làm được vài việc đáng để người dân Nam Kỳ ngợi khen như tổ chức biểu t́nh chống lại dự luật Tô Điền .

        Đề nghị sửa đổi luật lao động, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, kinh tế và cư trú, nhưng tất cả đều hoài công v́ số hội đồng quản hạt Nam Kỳ chỉ có 8/30 nghị viên, có lúc ông tuyên bố sẽ xin từ chức nếu luật pháp không công b́nh, ông là đại biểu hội đồng của tiếng nói ồn ào suốt cả một nhiệm kỳ, nhưng rồi cũng trở về sự êm lặng của thời không phải thế .

        Trải qua một nhiệm kỳ ông thấy không thể nào lấy nghị trường để thúc đẩy cho cuộc đấu trang dành quyền lợi v́ đất nước, ông không ra ứng cử lần thứ hai dù mọi giới đề nghị và tha thiết yêu cầu ông .

         10/02/1933 Cao Triều Phát về lại ḍng bạch thủy trong lành như để chảy qua khe rạch bước sang ngoặc đời, quê hương Bạc Liêu của thuở thời niên thiếu đáng yêu nay là miền ẩn dật, nhưng câu ca dao đă rằng: " Anh c̣n ẩn dật làm chi, xuống đời trả nợ nam nhi cho rồi ", thế là gặp phải lụy trần vướng trắng đổi đen, tuy ông ước nguyện đến với chiếc áo trắng đổi đời thể Dương, nhưng đời bảo ông phải lấy thể âm làm mực thước áo đen để sống, sự đẩy đưa nầy ông nào ngỡ ra để bóng chuẩn bị tà .

        Tuy ông đă ngẫm suy, quyết định đường tu làm chất liệu thanh khiết tắm mát tâm hồn, nhưng bóng đen đeo đẩy măi vào miền bất ổn, kh́ đă tới đường chôn chân th́ khó mà lui gót .

        Cao Triều Phát nhập môn chi phái Tiên Thiên, nhưng được phong chức Giáo sư tại chi phái Minh Chơn Lư của Phối Sư Nguyễn Văn Ca, đó là điều lạ lùng, về sau ông mới hiểu bóng mờ nội vụ chia chi, hiệp phái của Trần Đạo Quang .

        25/12/1933 Vài tháng sau Cao Triều Phát từ giả chi phái Tiên Thiên, Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang cùng Đốc Phủ Sứ Nguyễn Văn Kiên từ giả chi phái Minh Chơn Lư để hợp tác thành lập Chi Phái Minh Chơn Đạo .

        Chi Phái Minh Chơn Đạo từ đó sản sinh ḷng vô trật tự, khởi đầu cho mối dục vọng, chi phái lộng gió hành Đạo theo ư phàm tính và cho ḿnh chính nhứt thiên hạ, họ tạo ra những dị biệt bất đồng, từ ư đến tranh luận rồi sau đó tranh chấp cấu xé nhau v́ duy danh, duy lợi trong các chi phái mượn bóng Đạo tạo của đời .

        Cùng lúc nầy có thêm ông Đoàn Văn Bản từ giả chi phái Cầu Kho tạo cho ḿnh một Cầu Kho mới để bắt tay cùng ông Cao Triều Phát thành lập cơ quan liên hiệp chi phái với danh xưng là Cao Đài Đại Đạo Liên Đoàn .

        Hai năm sau ông Nguyễn Phan Long xuất hiện xưng danh tín đồ chi phái Minh Thiện cộng tác với Cao Đài Đại Đạo Liên Minh nhằm tập hợp kết mưu lấy danh nghĩa Cao Đài Qui Nguyên để qui tụ các chi phái cùng ư bất chính để thành lập Cao Đài Liên Ḥa Tổng Hội .

        25/041934 Cao Triều Phát lập Ṭa Thánh Minh Chơn Đạo trong chiến khu Đồng Tháp Mười và lấy thánh thất Ngọc Phước làm cơ sở đầu tiên để liên giao nội thành, do Trần Đạo Quang triệu tập và trong cuộc tổ chức nầy có các ông Phan Văn Thiệu, Huỳnh Ngọc Thông, Nguyễn Văn Ngộ .

        Tổ chức nầy thành lập được 20 cơ sở bí mật tại Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên, Sóc Trăng, Cao Lănh và Phú Quốc, các cơ sở nầy chuẩn bị phát động tuyên truyền đường hướng của cộng sản. Họ dùng chiến thuật như mưu thường gọi truyền thống yêu nước và giữ Đạo [ Tư liệu Thánh Thất Ngọc Sắc, Minh Chơn Đạo ]

        11/10/1937 Cao Triều Phát đi Đà Nẵng miền Trung, trên danh nghĩa truyền giáo, nhưng thực tế ông nhận lệnh của Trần Đạo Quang ra miền Trung để tiếp tay lập cơ sở người cộng sản, Trần Đạo Quang đi tiền trạm đảm nhiệm về phần Đạo và Cao Triều Phát đi hậu trạm đảm nhiệm về phần quyền đời .

         Trên đường di chuyển ông ghé Chiêm Sơn là chặn đầu truyền giáo gặp các ông Nguyễn Quang Châu, Nguyễn Đán để đưa ông về chùa Tây Thiên hầu chuyện với Trần Đạo Quang, cả hai ông đồng bí mật tiếp kiến Xứ ủy Thanh Hùng, hành chánh Trung bộ và Kỳ bộ cộng sản miền Trung do Phạm Thiều lănh đạo, để nhận phân công tác .

         Sau hai ngày ở Chiêm Sơn, Cao Triều Phát nhận trác của Tri phủ huyện Duy Xuyên, Nguyễn Sĩ Túc. Trong buổi hầu chuyện nầy Tri phủ Nguyễn Sĩ Túc muốn lấy thước đo ḷng đức hạnh Cao Triều Phát, lẽ dĩ nhiên Nguyễn Sĩ  Túc đă biết một phần nội dung truyền giáo miền Trung, ông Tri phủ Nguyễn Sĩ Túc mở ḷng hỏi thăm số kinh sách đó chỉ là một nguyên cớ để che lấp sự ṭ ṃ của chính quyền và Cao Triều Phát cũng thầm hiểu điều nầy, bởi trong số kinh sách có tàng trữ những mật lệnh của Minh Chơn Đạo .

        Lệnh trác mời số: 0158/HCNT.13/10/1937, khẩn như mũi tên bay thẳng vào Cao Triều Phát, do hồ sơ mật thám Tây báo cho Nam Triều số: 0147/PSI. Nam Triều theo sát tung tích truyền giáo của chi phái Minh Chơn Đạo, hai bên đồng hiểu ngầm trong phạm vi an ninh, nhưng chưa phải lúc để bộc lộ trên lănh thổ Nam Triều .

        Sau 3 ngày sinh hoạt của Minh Chơn Đạo tổ chức được một Thánh Thất thắm đượm mùi trần, lấy ngôi chùa của bà goá phụ Lương Văn Tấn làm trung tâm liên lạc để chuẩn bị hoạt động, sau đó ông Phát đi thăm Thánh Tịnh Thanh Quang để bàn luận đôi điều về phương thức hành đạo với các ông Thanh Hùng, Quang Châu, Quan Khanh, Trí Hiển tại làng Đa Ḥa .

        Ngày thứ 6 các ông Trần Đạo Quang, Cao Triều Phát, Nguyễn Hồng Phong đến Đà Nẵng mua đất xây dựng Thánh Thất Trung Thành để lập mối chi phái Minh Chơn Đạo miền Trung, cùng lúc âm thầm truyền giáo cộng sản .

       17/10/1937 Cao Triều Phát đến thủ đô Nam Triều [ Huế ] viếng thăm ông Phạm Quỳnh, đương quyền Thượng thư Bộ học kiêm Ngự tiền Đổng lư văn pḥng vua Bảo Đạo, ông Nguyễn Hồng Phong tháp tùng làm hướng dẫn viên ra Huế .

        Chuyến viếng thăm nầy ngụ ư mượn thân quen biết và cùng đồng nghiệp báo chí, nhằm vận động chi phái Minh Chơn Đạo truyền giáo ra Trung Bộ và Bắc Bộ .

        Hai ông Phát và Quỳnh vốn dĩ quen biết nhau từ khi đi cùng tàu Angers về Việt Nam, nay gặp nhau ân cần vồn vă, nhớ kỷ niệm ngày dấu xảo tại Marseille năm xưa, và kể chuyện thăng trầm sau 15 năm xa cách [ 1922-1937 ]. Cao Triều Phát đề cập đến chi phái Minh Chơn Đạo và nhờ ông Phạm Quỳnh lấy t́nh thân vận động Nam Triều ban Chỉ cho chi phái Minh Chơn Đạo truyền giáo ra Trung và Bắc .

        Thượng thư Phạm Quỳnh có hứa " - Nếu có điều kiện tôi chấp thuận để Đạo Cao Đài truyền giáo ". Ư chung chung đă khẩn định Phạm Quỳnh không thẩm quyền quyết định đề nghị nầy và ông cũng biết có nhiều vấn đề ẩn trong nội vụ Cao Triều Phát ra Trung .

        19/10/1937 Thấm thoắt 8 ngày miền Trung, Cao Triều Phát về lại Bạc Liêu .

        Nỗi vui mừng nào hơn bởi bạn Phạm Quỳnh đă hứa, như mở cửa ḷng lấy đó làm tin sẽ thực hiện được ước mơ, ông đi tàu hỏa về thẳng Sài G̣n không ghé Đà Nẵng, ông gửi lời nhờ Nguyễn Hồng Phong chuyển đến cho Trần Đạo Quang những vui mừng trong chuyến hành Đạo thành công măn ư .

        Chuyến đi ra Trung nầy các ông đă tạo ra hậu quả đẩm máu cho Tín đồ, nội vụ do xứ ủy Trung bộ chỉ huy thủ tiêu trên 253 Tín đồ và đốt phá 4 Thánh Thất, không trực thuộc ông Trần Đạo Quang .

        10/03/1938 Cộng sản Việt Nam khởi đầu bao bọc những viên thuốc vô thần sau lưng Cao Triều Phát, Lê Kim Tỵ, Đoàn Văn Bản, Nguyễn Văn Kiên và Nguyễn Phan Long chuẩn bị mở đại hội làm dù che đậy bóng Việt Minh xuất hiện, trong Đại Hội chủ đích đào bới và t́m kiếm những thuật ngữ trong thần học Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh, họ đưa ra những lư điểm ngờ vực nhằm để dẫn giải sai và làm giảm giá trị thần học Cao Đài, ư họ muốn tương lai Đạo Cao Đài sẽ là di sản của đảng Cộng Sản và nay được dịp tiến hành phân chia quyền đạo danh đời, xưng hiệu [ Qui Nguyên Hiệp Đạo ]. Họ đưa ra chương tŕnh hành động Phá Tướng Đạo bác bỏ " Áo mảo, Chức sắc, Giáo chủ ".

 Bàn môn tả đạo như Minh Chơn Đạo khai thác Tín đồ hiếu Đạo, ít am tường và dể lẫn lộn giáo lư. Trên thực tế đă là bàn môn tả đạo th́ có bao giờ biết đến Chánh Đạo, bởi vậy họ chủ trương " Phá Tướng Đạo " .

        Các ông thành lập chi phái Qui Nguyên Hiệp Đạo để bao vây và phá tan hoang Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh, bằng nhiều kiểu cách ma mưu, họ thực sự hành động phá tướng Đạo, như đă công bố 3 điều :

        Điều Thứ Nhứt: Lấy quan trường Pháp thuộc để trừ Đạo, làm chổ dựa cho chi phái .

        Điều Thứ Hai: Hành Đạo theo mô thức của đảng Cộng Sản Đông Dương. Khi Việt Nam độc lập, Ṭa Thánh Tây Ninh sẽ do chi phái chưởng quản .

        Điều Thứ Ban. T́m mọi phương thức triệt tiêu phá tướng Đạo hủy bỏ Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Đạo Luật v.v...

        Tổ chức Qui Nguyên Hiệp Đạo, chủ trương Đạo chỉ là một danh từ không công nhận Thượng Đế là Giáo Chủ của Đạo Cao Đài, không giáo phẩm, Đạo của họ chỉ mặc âu phục và áo dài đen .

        Ngày nay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh chính thức đứng trước hai lực ngoại lai Pháp thuộc và cộng sản, đang tranh ảnh hương trong các chi phái, riêng cộng sản chạy chân trước thôi thúc các chi phái phá tướng Đạo, kể từ hôm nay họ thực hiện một phương thức lẫn lộn chân lư và đưa vào chương tŕnh hành động vùi dập Đạo Cao Đài, để tranh thủ thời gian cướp Đạo trên mặt trận tôn giáo, cùng lúc phát động chiến thuật: " Ngoại Giáo Công Truyền và Nội Giáo Bí Truyền .

        Trong đại hội nầy Trần Đạo Quang giải thích trước các chi phái rằng :

        " - Chúng ta cần Tín đồ làm hậu cứ, th́ phải có thủ thuật tâm lư bằng cách đánh đổi chân lư qua một lối hành đạo của ta như : Ngoại Giáo Công Truyền và Nội Giáo Bí Truyền .

        1- Ngoại Giáo Cộng Truyền [ Điều hành bởi Cộng Truyền ]: Từ đây chủ trương vô vi nó là Ngoại Giáo Cộng Truyền [ các chi phái nào không lệ thuộc của ta. Gọi nôm na họ là Tôn giáo, như vậy ta biến nó thành Cao Đài Đại Đạo .

        2 - Nội Giáo Bí Truyền [ Điều hành bởi chi phái ] : Đích thực là đảng tự chế ra để làm mồi lẫn lộn cho Vô Vi, gồm các chi phái trong hệ thống điều hành của Đảng và nhà nước tương lai. Gọi nôm na là Đại Đạo. Như vậy từ chi phái ngoại vi ta biến nó thành Nội Giáo Bí Truyền. Từ nay chúng ta có được một số tín đồ nhiều hơn Ṭa Thánh Tây Ninh, để kết luận người có Đạo thèm khác Vô Vi sẽ bỏ Phổ Độ, chiến thắng nầy sẽ về ta. Từ nay chúng ta có nhiệm vụ cải táng Thể Pháp và Bí Pháp chơn truyền của Đạo Cao Đài "

        Qui Nguyên Hiệp Đạo, báo cáo trong một phiên hộp rằng:

        " - Liên Ḥa Tổng Hội thành công lớn nhờ vận động phá tướng phá Đạo .

        Chúng ta thành công nay có thể lập ra Đại Đồng Tôn Giáo và chuẩn bị cho ra tạp chí Đại Đạo Thống Nhứt, nguyên trước đây là tạp chí Đại Đạo Qui Nguyên có nhiệm vụ đề cao phương thức phá tướng Đạo " .

        Các chí phái một lần nữa tự hóa thành thân bất chính với Đạo và đời, thiếu chất sống hiền lành cùng thiên hạ, để Việt Minh tự do bưng bít phá tướng Đạo, bôi bẩn Thể Pháp và Bí Pháp chơn truyền của Đạo, họ không ngần ngại v́ hảo danh để nhận sự đen tối của chiêu bài: Đem Giống Vào Bồ, đem Giống Vào Bồ là chiến thuật cấu kết hai tổ chức cùng hành động :

        1 - Cao Đài Liên Đoàn. Qui tụ Cao Triều Phát, Đoàn Văn Bản, Vương Quang Kỳ, Lư Trọng Quí, Lên Văn Giảng, Nguyễn Văn Kiên, Trần Quang Nghiêm, Phan Trường Mạnh, Trần Văn Quế, Vơ Văn Tường, Phan Thanh v.v...

        2 - Liên Ḥa Tổng Hội. Qui tụ Trần Đạo Quang, Vơ Văn Sang, Nguyễn Văn Hoài, Nguyễn Phan Long, Đoàn Văn Bản, Nguyễn Bửu Tài, Nguyễn Văn Đức, Trương Kế An, Lê Thành Thân, Phan Văn Ṭng, Phan Văn Thiệu, Lê Kim Tỵ,

 Nguyễn Ngọc Tương, Nguyễn Văn Phùng, Nguyễn Đức Trân, Cao Văn Lơi v.v...

        Nhiệm vụ Cao Đài Liên Đoàn và Cao Đài Tổng Hội. Hành động chiếm Đạo bằng dụ hoặc và qui hàng, cùng lúc thực hiện kế mưu chia rẽ, lủng đoạn Đạo. Ṭa Thánh Tây Ninh và những chi phái không cùng lư tưởng phá tướng Đạo sẽ là nạn nhân .

        3 - Cao Đài Giáo Lư Viện : Phan Trường Mạnh, Phan Thanh, Nguyễn Đức Trân, Nguyễn Văn Phùng, Cao Sĩ Tấn, Trương Kế An, Lương Văn Bồi v.v...

        Nhiệm vụ Cao Đài Giáo Lư Viện. Thực hiện tuyên truyền, tạo ra những ngờ vực, lấp lững trong Đạo, họ vận dụng mọi hành động và suy nghĩ ma Đạo cho bằng được để che khuất chân lư truyền thống Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh .

        Các cơ sở trá h́nh thuộc Cao Đài Giáo Lư Viện như :

        a - Ban Chẩn tế Xă hội. Cứu thương, Tiếp tế .

        b - Ban Phổ Thông Giáo Lư. Tuyên truyền phá chúng, khuyến khích ngờ vực trong đạo và làm trục thông tin .

        c - Ban Liên Giao Chi Phái. Liên kết thống nhứt cùng mối để chuẩn bị làm hậu thuẫn cho Việt Minh và khuyến khích Tín đồ [ hiểu sai, làm bậy ] tạo ra những dị biệt và hận thù trong toàn nội bộ Đạo Cao Đài .

        Ba tổ chức trên đă xuất hiện tướng tinh che khuất và phủ lấp Đạo, họ hành động mạnh nhứt là dồn Đạo vào cuối đường khốn cùng để đốn đẵn chân lư Đạo và họ vui mừng công bố : " Bên Sô Nga, Tôn giáo đă bị loại ra khỏi xứ v́ Chánh phủ đă hiểu dụ cho dân rơ rằng: " Tôn giáo là thuốc mê báo hại sanh chúng " [ Reuvue Caodaique số đặc biệt sinh nhựt Ngài Ngô Văn Chiêu trang 05 ] .

         Họ tung ra chiến dịch xáo trộn chân lư Đạo Cao Đài và giải thích lệch lạc ngôn ngữ Đạo thành mơ hồ hầu mai phục và tiêu diệt Đạo Cao Đài như: Ngoại Giáo Công Truyền, Nội Ngoại Công Truyền, Mật Pháp Bí Truyền .

        Cùng lúc phát động 4 chiến dịch như :

        - Đại Đồng Lư Thuyết .

        - Đại Đồng Công Dụng .

        - Đại Đồng Chủ Nghĩa .

        - Đại Đồng Tổ Chức [ Thành Lập ] .

         Đây là những mưu mô của dị giáo, nhằm trong tương lai đẩy đưa Tín đồ Cao Đài lương thiện vào mật khu Việt Minh và có một số Tín đồ ham tu muốn mau thành Tiên Phật, cho nên nhẹ dạ nghe lời vô thần quyến rũ ngồi tu Tịnh ở gốc cây sung, ngỡ ra ngồi đây để chờ tiếp nhận mật lệnh Việt Minh mà họ từng rêu rao là Tiểu Thừa, Trung Thừa và Thượng thừa v.v...

        Ở giai đoạn nầy Ban Cao Đài Giáo Lư Viện giữ một vai tṛ rất quan trọng, v́ đây là cơ quan vận dụng xào nấu ngôn ngữ đức tin và ban hành những mệnh lệnh để đưa Đạo Cao Đài hóa ra phàm giáo thành sản phẩm cộng sản trong tương lai, những ǵ của Ban Cao Đài Giáo Lư Viện truyền dẫn nghe qua ư rất Đạo, nhưng người nghe và độc phải hồi tâm suy nghĩ tận cùng, mới thấy rơ tinh ma quái pháp trên mọi toan tính v́ lợi ích cho đảng cộng sản và họ xem thường hành tŕnh tâm linh của Đạo Cao Đài trên đất nước Việt Nam .

        Có nhiều Tín đồ chân ư, tuy ở trong chi phái cũng thấy rơ những công phá hại Đạo của lớp người thế lực cậy quyền hảo danh Đạo, bằng chứng có nhiều Thánh Thất trở về với gốc Đạo Ṭa Thánh Tây Ninh. Dù ông Phan Tường Mạnh trong vai tuồng Ban Cao Đài Giáo Lư Viện cũng không tài nào đảo lộn được chân lư của Đại Đạo, dù ông đă che khuất thật kỷ cái lư vô thần trong chi phái để phá tướng Đạo, rồi cuối cùng ông Mạnh cũng phải về với lư trí và phát biểu như sau :

        " Công nhận giá trị tối cao của Tân Luật và Pháp Chánh Truyền hiện hữu " .

        " Chi Phái đă làm giảm ít nhiều uy tín của Đại Đạo và làm trở ngại

 cuộc phổ độ. Nó đă giục loạn giữa Đạo hữu, mà theo lẽ th́ họ phải thương yêu nhau như con một Cha thiêng liêng và phải nắm tay nhau, anh trước em sau, trên đường thánh phước " .

        15/03/1939 Lịch sử chi phái để lại rằng: Cao Triều Phát thành lập Thanh Niên Đạo Đức Đoàn [ Trung Ḥa Học Phái ] nhưng trên thực tế là cơ sở Việt Minh. Trung Ḥa Học Phái chủ trương Trung Thứ, chưởng quản thiêng liêng th́ có ma tướng quân [ Tề Thiên Đại Thánh ] về hữu h́nh chủ tướng quân Cao Triều Phát, Phó tướng Phan Tường Mạnh, tam tướng Phan Lương Hiền, tứ tướng Huỳnh Văn Thảo đồng lănh binh, lấy Thánh Tịnh Minh Đức của bà Ngọc Nhiên Hương làm trụ sở và doanh trại .

        Lúc nầy Việt Minh thường xuất hiện trên danh nghĩa tướng quân Đại Thánh Tề Thiên, họ cần phải tạo ra nhiều huyền thoại trong mật lệnh để chuyển thành cơ bút, khi họ muốn thúc bách Cao Triều Phát hành động :

        " Đại Thánh Tề Thiên. Phát hăy chuẩn bị hành động theo sắc lệnh chúc thành công và đồng liên lạc các tên Minh, Cảnh, Thân, Chơn, Thạnh, Truyền, Giác, Thế, Hồi, Minh, Thạnh và Giáng .

        Phát, để tử thành tâm cầu nguyện cùng các đệ tử, để hết chí thành đặng tiếp điển Minh Cảnh Thần Chơn .

        Ban ơn các để tử ...... Kiếu ! [ tiếp điển ]

        Minh chúc Cao tân sắc ngọc cung ,

        Cảnh thiên minh thệ chí tâm trung .

        Thân Triều thạnh phước nhơn an lạc ,

        Chơn giáo truyền ân Phát ngộ tùng .

        Thân chào chư thiên mạng cùng Phát, Ngày hôm nay mối ấy đến buổi qui nguyên, ǵa có bảo trước công tào đến ngày hội công đồng giáo lư tại Phước Long, đức Lư Thái Bạch cho Phát biết trước và trong bài thi có mấy tên đó, nay Phát ra lănh trách nhiệm trọng hệ. Vậy rán lo cho tṛn, c̣n hành vi có già sức bảo công tào, vậy Phát phải ghi nhớ mấy điều khuyên dạy mà hành sự: Một là phải điều ḥa công việc âm thầm, hai là lănh đạo hành động, ba là tạo thế lực. Chuẩn bị đồng mạng lịnh và chờ lịnh đi các nơi .

        C̣n Nh... phải chờ một ít lâu để phân phận sự "

       Sau đó Cao Triều Phát thi hành mệnh lệnh thành công th́ được Tề Thiên Đại Thánh gửi thư chúc mừng và bài thơ sau đây ông Phát chuẩn bị liên lạc các tổ đảng Sang, Cảnh, Hộ và Lời để trao đổi tin tức và công tác như sau :

        " Sáng chúc gương trong để dạy đời ,

        Cảnh nhàn chí nguyên một ḷng thôi .

        Hộ tŕ dân quốc thần vâng lịnh ,

        Lời chánh dạy khuyên Phát nhớ lời ".

 

        Riêng tên Nh... th́ phải nói là một nhân vật bí mật lắm, hiện ở trong chi phái nhưng chưa xuất hiện hành đạo .

        Sau nầy nhân vật Nh... chính là chi phái Cao Đài Thượng Đế .

         Thành viên thanh niên Đạo Đức Đoàn tuyển mộ từ chi phái Minh Chơn Đạo, Tiên Thiên, Liên Ḥa Tổng Hội, Qui Nguyên Hiệp Nhứt v.v...

         Hồ sơ lưu trữ thanh niên Tiền Phong trung ương: " Thanh niên Đạo Đức Đoàn, Nam bộ có 125 đoàn viên, tại Trung bộ có 85 đoàn viên .

         Đạo Đức Đoàn sinh hoạt Giáo Lư căn bản rất ít, tập luyện cứu thương, vơ thuật th́ nhiều, ngoài ra c̣n vài sinh hoạt ngoài trời về nông nghiệp, những chương tŕnh sinh hoạt và tổ chức ông Cao Triều Phát chủ động điều hành, lối sinh hoạt của Thanh niên Đạo Đức Đoàn nhằm cho nhu cầu chiến trường " .

        Hai tháng sau đảng Cộng Sản Đông Dương chuyển bổ Phan Văn Thiệu đến Bạc Liêu cùng Cao Triều Phát điều động thanh niên Đạo Đức Đoàn chuẩn bị chào mừng ngày 19/08/1940 đảng cộng sản Đông Dương chính thức công bố thành lập Việt Nam Đồng Minh Hội, sau những năm tháng hoạt động dưới dạng xây dựng cơ sở trong bóng tối .

        15/05/1939 Đảng cộng sản xem như có mặt ở miền Nam trong nhiều môi trường nhưng chưa xuất hiện c̣n trong bóng tối, riêng môi trường Đạo Cao Đài th́ lịch sử đă ghi rất rơ : " Người cộng sản chuẩn bị giật dây chính trị lấy Đạo gieo mầm đấu tranh, lập ra Đại Đồng Thống Nhứt Qui Nguyên tại Vĩnh Nguyên Tự, họ tự động thảo ra một văn bản gọi là cầu cơ bút, để bảo đảm lời dạy thiêng liêng có thực theo ư mưu toan của người cộng sản, sau đó họ qui tụ được một số chi phái phá Đạo và chuẩn bị tiến tŕnh kháng chiến theo sách lược 4 thời kỳ như sau :

        - Kỳ thứ I. Đại Đồng Lư Thuyết .

        - Kỳ Thú II. Đại Đồng Cộng Dụng .

        - Kỳ Thứ III. Đại Đồng Chủ Nghĩa .

        - Kỳ thứ IV. Đại Đồng Thành Lập .

        Chi phái Đại Đồng Thống Nhứt Qui Nguyên có 4 thời kỳ hành sử như trên và phổ biến thành văn như sau :

       " - Kỳ thứ I. Đại Đồng Lư Thuyết. Lập chi phái truyền giáo tư tưởng dị đạo, cho nhơn sanh biết đến thời kỳ đại đồng chủ thuyết Cộng Sản, v́ chuẩn bị cướp chinh quyền, nay toàn nhơn dân học tập lư thuyết đấu tranh và thi thố hành động .

        - Kỳ thứ II. Đại Đồng Cộng Dụng [ Cộng sản dụng Đạo Cao Đài ] vận dụng tất cả sức lực đấu tranh, để đảng tiến hành chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa, tuyên truyền cho nhân dân biết từng thời điểm hành động. Các chi phái cung cấp mọi nhu cầu cần thiết cho Cộng Dụng thành công mỹ măn .

        - Kỳ thứ III. Đại Đồng Chủ Nghĩa. Đạo mất Đảng sống và phát triển mọi nơi, lập cơ sở cướp Đạo cướp Đời, để chủ nghĩa cộng sản độc quyền cai trị đất nước và chuẩn bị lập cơ bút giả trá h́nh nhằm phế bỏ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh .

  - Kỳ thứ IV. Đại Đồng Thành Lập. Đạo Cao Đài sẽ là của riêng đảng Cộng Sản, lập ra những lời tiên tri giả để hốt hết Tín đồ Cao Đài và nếu cần bức bách Đạo Cao Đài vào đảng theo kiểu như tự nguyện " .

 

Lúc này ông Cao Triều Phát đă ra chiến khu Đồng Tháp Mười .

 

20/11/1940 Xứ ủy ban hành kháng chiến và Kỳ Bộ Việt Minh Nam Bộ, lănh đạo bởi ông Ung Văn Khiêm và Hà Huy Giáp, nay ra mật lệnh nhụm đỏ chi phái Minh Chơn Đạo và các chi phái khác, Việt Minh lấy các Thánh Thất của chi phái làm thí điểm cho các cuộc biểu t́nh, ông Chưởng Pháp Trần Đạo Quang kéo theo đệ tử Cao Triều Phát vào ủy ban hành động tỉnh Bạc Liêu, Trần Đạo Quang thầy tu ẩn tàn tính ốc sạo, đưa đẩy Cao Triều Phát sống chung với Cộng Sản dưới bóng đen tưởng chừng phúc lạc, lúc nầy Cao Triều Phát được Việt Minh trao quyền Chủ Tịch ủy ban hành động, để thảo kế hoạch tổ chức, lệnh biểu t́nh xuất phát do hai tín đồ Lương Đơn Quế và Vơ Minh Lư trách nhiệm, hai tín đồ nầy v́ đạo nhưng rất thơ ngây vô t́nh để cho ư gian của Việt Minh giật dây biểu t́nh.

         Hai vị tín đồ trên sau đó bị Tây bắt bỏ tù oan tại Côn Đảo và nhiều Thánh Thất bị lính Tây đốt phá, những Thánh Thất c̣n lại đóng cửa cấm hành lễ, sau trận chiến quân Pháp và quân Đạo Đức Đoàn san bằng Thánh Thất Ḥa Tú, Cao Triều Phát cũng bị bắt v́ đương quyền chưởng quản, nhưng không có chứng cớ nào để buộc tội mới trả tự do cho ông, riêng về Tín đồ th́ chết oan trên 45 vị. Mỗi khi Việt Minh phát động biểu t́nh, lấy nông dân làm bia chắn đạn, nhằm mục đích mượn thế nông dân đương đầu với chính quyền Pháp thuộc, thế là Việt Minh đứng ngoài hưởng lợi cả hai .

        29/10/1941 Cao Triều Phát không v́ lư tưởng cộng sản, nhưng ẩm tàn tự hàng động, tuy không hứa hẹn dâng đảng cộng sản những Thánh Thất của Chi Phái Minh Chơn Đạo, nhưng mọi việc làm đều có bóng dáng của Việt Minh ở từ xa điều động, sau lương c̣n có cả một tổ chức Việt Minh dưới lớp áo chi phái dật cư trong các thánh thất, Cao Triều Phát rất tin nơi người thầy Trần Đạo Quang và bạn thân thiết Phan Tường Mnh và Nguyễn Đắc, chính ba người nầy đă bán ông cho " Mặt Trận Việt Minh Độc Lập Đồng Minh " từ khi ông đi miền Trung .

        Ông hoạt động Đạo thành công theo lối suy nghĩ cô độc và tầm nh́n hạn hẹp của một lănh tụ, đam mê duy danh che khuất nhân đạo mà khả vốn có ḷng người yêu nước, nay đă ch́m sâu dưới đáy độc đoán, duy quyền, đó là nguyên nhân cho phép đảng cộng sản sai bảo ông như con rơi đă được ỉm tài

 xuất chúng, tuy vậy ông cũng có thời hành Đạo theo lương tâm v́ ích lợi tha nhân, nhưng hành động của ông dục tốc bất đạt hóa ra vụng về không lường trước được những rủi ro, như xuất bản hai nhật báo [ Nhật Tân Báo và Kỷ Nguyên Mới ] bất đắc dĩ, lập đảng Lao Động Đông Dương nhưng chưa am tường lư truyết, nhập môn chi phái Tiên Thiên chưa tṛn năm sự hiểu Đạo pháp đơn sơ và ẩn ngữ kinh kệ chỉ là khái niệm, ông vội chia tay để cùng Trần Đạo Quang lập ra chi phái Minh Chơn Đạo, đó là hậu quả chưa tự nuôi nấn được sự trưởng thành đúng với suy nghĩ tốt của ông và những nẩy nở xă hội đó sẽ không bao giờ thành quả, bởi ông không t́m lối đi riêng cho vững chắc, cuối cùng để lẫn lộng đảng Lao Động và đảng Cộng Sản quyện vào nhau mà không hay biết, lúc nầy ông hết liên hệ với những đồng chí đảng Lao Động Đông Dương, do đó ông nhận định t́nh h́nh chính trị bệnh hoạn, rạc rời và mất cơ sở qui tụ quần chúng từ năm 1925 đến 1933, ông đă thực sự cô độc ở hậu trường chính trị và những hứa hẹn vô h́nh cộng sản đến với ông để lấp đầy chổ trống rỗng tâm tư. Những chuyển biến quá nhanh, ông tự cho ḿnh là tư tưởng quằn quại, bối rối tối mặt để bước vào bàn cờ cộng sản đă xếp đặt không lối ra, từ đâ cộng sản làm chủ thực sự trong đời ông .

        10/9/1944 Lệnh từ Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ thành lập Cao Đài Hiệp Nhứt do Trần Văn Giầu thay mặt Việt Minh ấn kư, ban hành những qui định cho phép Cao Triều Phát làm Chủ Tịch trên danh nghĩa 12 Chi Phái, nhưng thực chất các chi phái là những trá danh và có ba trường hợp chỉ cần 6 hay 9 tín đồ cũng thành lập được một chi phái, sau đó Việt Minh bổ sung người vào các chi phái ít tín đồ, họ tập tụng kinh hành lễ, tín đồ mặc áo trắng và áo đen để phân biệt các cấp chỉ huy Đạo trong, Đạo ngoài, tín đồ búi tóc và không là để phân biệt người của đảng và người có Đạo, Việt Minh hănh diện chế biến thành công hai tổ chức Cao Đài Hiệp Nhứt và Cao Đài Cứu Quốc .

        21/02/1945 Cao Đài Hiệp Nhứt soạn thảo giáo luật và chương tŕnh hành động cho vùng Sài G̣n, Chơ Lớn. Chủ tịch Cao Triều Phát và Tổng thư kư Lê Kim Tỵ đề cử Nguyễn Văn Đắc về Ṭa Thánh Tay Ninh thành lập chi phái và lôi kéo Tín đồ lập tổ chức kháng chiến nhưng thất bại v́ Tín đồ Thánh Địa không đồng t́nh, Cao Đài Hiệp Nhứt xoay qua đối đầu với quân đội Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh tại Bến Kéo, quận Phú Khương, tỉnh Tây Ninh, trận thư hùng giữa hai quân đội Cao Đài phân tranh ư thức hệ và biệt dị hành Đạo .

        Việt Minh đứng sau lưng Cao Đài Hiệp Nhứt, đẩy hai bên vào cuộc chiến vũ trang, Theo báo cáo Việt Minh số: 078/KCNB gửi về Bắc Bộ Phủ " Lực lượng Cao Đài của ta đă thắng Cao Đài Ṭa Thánh Tây Ninh ". Đề nghị chánh phủ tuyên dương huy chương cho các ông Cao Triều Phát và Lê Văn Tỵ .

        21/05/1945 Cao Triều Phát rơi vào cưỡng bức do lớp sóng cuộn của Việt Minh, dù đă trái ḷng ông nhưng Việt Minh vẫn phải chơi tṛ Lương Sơn Bạc. Đưa ông về Đồng Tháp Mười lập ra Cao Đài Kháng Chiến, tuy bị bắt ép nhưng ông là người thích hoạt động không ngồi trống rỗng thời gian ở môi trường nào cũng lấy cá tính năng động và sở trường táo bạo, không sợ trở ngại trước bất cứ ai cản lối, cho nên ít ai có thẩm quyền điều động ông .

        Ông ở hẳng chiếu khu, được đề cử phó chủ nhiệm ủy ban mặt trận Việt Minh tỉnh Bạc Liêu, Việt Minh chuẩn bị chiến dịch cướp chính quyền một lần nữa đề cử ông làm Chủ tịch Ủy ban giải phóng dân tộc tỉnh Bạc Liêu .

        23/08/1945 Cao Triều Phát được đề cử Chủ tịnh Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, dưới sự cố vấn của Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Văn Tạo .

        Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ nhận mệnh lệnh mới của Hồ Chi Minh chuyển vào nam ngày 02/09/1945, Trần Văn Giầu vận động dân tỉnh Bạc Liêu tổ chức cuộc biểu t́nh dành mừng độc lập .

        Chủ tịch Ủy ban nhân dân tuyên bố: " - Thanh niên Đạo Đức Đoàn là lực lượng chính huy của Cao Đài Cứu Quốc, trung thành với chánh phủ Hồ Chí Minh, từ nay cương quyết đấu tranh cho nền độc lập và thống nhứt của Tổ quốc " .

        17-24/9/1945 Chính phủ cách mạng Hồ Chí Minh phát động tuần lễ vàng, ông Cao Triếu Phát bán tài sản 5.000 ha ruộng để mua vàng dâng hiến bác đảng Hà Nội và ông cũng chuẩn bị cống hiến cho Việt Minh hai chi đội 7 và 8 của Quân Đội Cao Đài Tây Ninh trước đây dưới sự chỉ huy của Ngài Trần Quang Vinh, nhưng chuyện không thành, v́ Ngài Trần Quang Vinh trở về từ ngục tù của Pháp thuộc nên hai chi đội 7 và 8 phải chia tay tướng Nguyễn B́nh .

        Cao Triều Phát nhận lệnh bổ sung quân số vào chiến dịch xóa trắng Cao Đài và những đảng phái có cùng ảnh hưởng với quân đội của Ngài Trần Quang Vinh, Việt Minh xem Đạo Cao Đài là thí điểm chiến dịch khủng bố Chức Sắc, Chức Việc và Tín Đồ .

        09/10/1945 Việt Minh bắt Phối Sư Thượng Vinh Thanh [ Trần Quang Vinh ] chuyển đến khu trú mật Kim Qui tỉnh Cà Mâu miền Nam Việt Nam, cùng các chí sĩ Hồ Văn Ngà, Vũ Tam Anh, Nguyễn Thanh Cường, phủ Hoài và ba người con của ông Bùi Quang Chiêu do lệnh của Ủy viên hành chánh Nam Bộ Trần Văn Giầu, ông Lê Minh và Ngô Điền bí mật di chuyển các nhà cách mạng tự do xuống Cà Mau, cũng ở tháng nầy ngày 17/10/1945 Việt Minh xử tử ông Bùi Quang Chiêu tại Hàm Vồ lục tỉnh .

        20/01/1946 Lệnh Bắc Bộ Phủ số: 128/QH.VNDCCH. Gửi đến đảng ủy Nam Bộ tổ chức đề cử Cao Triều Phát làm đại biểu Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa khoá I .

        Quân đội Pháp phản công Bạc Liêu quân kháng chiến của Cao Triều Phát thất thủ, lui quân về Thánh Thất Ngọc Minh trụ sở trung ương Minh Chơn Đạo, Giồng Bốm [ xă Phong Thạnh Tây, huyện Gía Rai, tỉnh Bạc Liêu ] cố thủ .

        15/04/1946 Quân Pháp mở cuộc tấn công, pháo binh yểm trợ, máy bay thám thính và hướng dẫn chiến thuật, hai tiểu đoàn bộ binh với vũ khí tối tân. Kẻ mạnh đàng áp kẻ yếu và tàn xác vô số tín đồ Cao Đài lương thiện không phải tay súng của Việt Minh .

        Trên mặt trận vũ khí và mưu chước trang hùng. Việt Minh lùa Tín đồ Cao Đài vào Thánh Thất để làm công qủa thay bia đở đạng, bên ngoài th́ tổ chức biểu t́nh chống tấn công Thánh Thất Ngọc Minh, như vậy Việt Minh có hai mặt thế thủ và thế công yểm trợ kháng chiến .

        Quân đội Pháp tấn công nă trốc đạng vào Giồng Bốm và Thánh Thất Ngọc Minh, họ quần thảo tan nát thành b́nh địa, Tín Đồ Cao Đài phơi thây đủ

 kiểu trên 230 vị hy sinh không chính nghĩa, 145 vị bị thương, trên 720 tù binh trong số nầy chỉ có 2 kháng chiến quân phụ trác điều động Tín đồ Cao Đài, c̣n lực lượng vũ trang của Cao Triều Phát đă rút ra khỏi vùng chiến trước 1 giờ sáng .

        Một ngày thất trận Cao Triều Phát cầu khẩn Việt Minh tiếp viện nhưng hoài công, bởi Việt Minh muốn ông rời khỏi Cao Đài Học Phái [ Đạo Đức Đoàn ] sau đó ông quyết định trao lực lượng Đạo Đức Đoàn cho Việt Minh điều động, thân phận Cao Triều Phát được xem như sống, thác từ nay gửi Việt Minh ông vào chiến khu Đồng Tháp Mười để nhận nhiệm vụ mới, ngồi chơi xem Việt Minh hành Đạo .

        Quân đội Pháp kiểm soát Thánh Thất Ngọc Minh, tù binh bắt được từ sơ sinh đến tuổi chuẩn bị ĺa đời trên 720 người, ở trong số nầy chỉ có vài thực danh Việt Minh. Quân đội Pháp sàng sảy thực gỉa Tín đồ Cao Đài bằng phương thức bắt họ độc kinh, nếu độc kinh trúng là Tín Đồ Cao Đài bằng không là Việt Minh, nhưng người quân đội Pháp quên rằng Việt Minh đang điều hành Cao Đài Hiệp Nhứt và Cao Đài Cứu Quốc nên phải thuộc kinh kệ để làm bùa hộ mạng khi cần, thế là 720 người chỉ độc một câu kinh " Đạo gốc bởi ḷng thành tín hiệp " đủ chứng minh người có đạo, 720 vàng thau lẫn lộn ra ngoài ṿng tù đày của quân đội Pháp .

           18/04/1946 Lực lượng Cao Triều Phát rút vào chiến khu và thành lập Trung đoàn 124 của Quân đội nhân dân Việt Nam, trực thuộc Ủy ban kháng chiến Nam Bộ triệu tập tổng kết mặt trận và đề cử Cao Triều Phát đảm nhiệm chức vụ Cố vấn UBKCHCNB .

        Cao Triều Phát có rất nhiều chức vụ nhưng không hành động chỉ biết kư trên giấy trắng và ban hành, c̣n nội dung chưa hề biết ư nghĩa của nó, tại sao phải như vậy đối với một Tây học ? UBKCHCNB viện lư do bảo mật, đó là mọi toan tính mờ ám của UBKCHCNM. thời gian nầy thanh niên Đạo Đức Đoàn được hóa trang chân dung thanh niên Tiền Phong trực thuộc ban chỉ huy Đồng Tháp Mười .

        Cao Triều Phát đang đảm nhiệm những danh không vụ :

       1 - Chủ tịch Cao Đài Hiệp Nhứt .

       2 - Chủ Tịch Cao Đài Cứu Quốc .

       3 - Chủ tịch BCHTƯ CĐCQ .

       4 - Chủ tịch UBNDTBL .

       5 - Chủ tịch UBHĐKC .

       6 - Chủ tịch UBGPDTTBL .

       7 - Nghị sĩ quốc hội khóa I .

       8 - Phó chủ nhiệm UBMTVMTBL .

       9 - Cố vấn UBKCHCVB .

      10 - Hội trưởng HCHQDNV .

        07/03/1947 Mậu Dần. Ban Phổ Thông Giáo Lư Cao Đài của Việt Minh thành lập tạp chí Cao Đài Giáo Lư, chủ trương chỉnh nguyên lập giáo, có nghĩa là thay đổi chân lư Đạo Cao Đài để trở thành một tôn giáo theo ư của Cộng Sản, trong tạp chí nầy nhà nước Pháp thuộc biết được những hành động của cộng sản muốn ăn ṃn nhà nước Pháp thuộc cho nên họ cũng lợi dụng cơ hội nầy để cài nhân viên pḥng nh́ vào Ban Phổ Thông Giáo Lư, cùng một lúc ăn ở thế hai mặt để trừ cộng sản và phá nát Đạo Cao Đài, giai đoạn nầy Phan Tường Mạnh đứng phía sau điều hợp ban quản trị Cao Đài Giáo Lư .

        27/07/1947 Hồ Chí Minh chọn ngày nầy làm lễ Thương Binh toàn quốc .

        Dịp nầy Hồ Chí Minh chơi tṛ gỉa nhân, trao cho ban tổ chức [ chiếc áo lót do hội Phụ Nữ biếu ] để bán đấu gía gây quỷ thương binh .

        Cao Triều Phát đă chuẩn bị đánh bóng cá nhân từ lâu nhưng không cơ hội, nay thời vận đă đến ông thực hiện cơ may mua chiếc áo lót để cả nước biết đến ông nghị sĩ Nam bộ gỉa, bởi chánh phủ Hồ Chí Minh không có Quốc Hội theo luật dân cử dân bầu, Quốc Hội của đảng Cộng Sản là một danh sách thông qua tổ chức hợp thức hóa và chỉ định đề cử bằng miệng, như vậy dân không biết, dân không cử, dân không bầu, bằng chứng Cục Lưu Trữ Trung Ương Đảng Cộng Sản không có tư liệu danh sách ứng cử viên và danh sách phiếu bầu cử của toàn dân ở thời gian 1945. Nghị sĩ Cao Triều Phát được ông Hồ Chí Minh chú ư trọng dụng trên cuộc chơi danh hảo để t́nh Hồ-Cao thêm thắm thiết, thực ra ông Hồ Chí Minh đă để trong cảm nghĩ chiều sâu có tính toán và lợi hại vô cùng, đồng chí Cao Triều Phát dưới mắt của Hồ Chí Minh là chân tay để truy sát Đạo Cao Đài, với danh Nghị sĩ hảo thơm .

        Cao Triều Phát vận động quyên tiền mua áo lót rất táo bạo, ông bán chức, thăng quan cho những ai nạp tiền nhiều. Lúc nầy cả nước chật vật cơm ăn không no, áo vá trăm mảnh, cảnh đói và lạnh lùng không đủ che thân, thế mà Chức Sắc Cao Đài Hiệp Nhứt phải chạy vạy cho đủ số tiền đưa Cao Triều Phát như đă ấy định hơn 50 lượng vàng, tính theo thời gía tương đương trên 100.000 đồng [ thời gian chiến tranh đồng bào lấy vàng làm của, rất ít giữ tiền ] .

        Phiếu nhận tiền mua áo lót ngày 05/08/47, đến ngày 20 tháng 09 năm 1948 chiếc áo lót mới chuyển vào Nam bộ, do Bùi Thái Dương ủy viên thường vụ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thừa lệnh Hồ Chí Minh, sau đó Phạm Văn Bạch Chủ tịch UBKCHCNB, mới trao lại cho Cao Triều Phát, có kèm thư Hồ Chí Minh thân tặng ông bạn zà Cao Triều Phát và tín đồ Cao Đài Nam Bộ .

         Cao Triều Phát đôi khi cũng mặc vào cho vui, ở chiến khu ông lấy áo lót làm vật động viên tinh thần Cao Đài Cứu Quốc, có lần ông nói với tướng Nguyễn B́nh " - Chiếc áo lót nầy là mệnh lệnh, nếu cho phép tôi sẽ sử dụng hết khả năng, nó là chất quyến rũ hơn kinh kệ " .

 

Thư ông Hồ Chí Minh gửi cho ông Cao Triều Phát

       09/1947. Hồ Chí Minh viết thư gửi Cao Triều Phát, v́ mục đích thúc giục duy danh vướng vào kỹ thuật đổ dầu khuyến lửa .

           "  Chủ Tịch Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa

                      Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

        Kính gửi: Ông Cao Triều Phát

        Cố Vấn UBKCHC Nam Bộ ,

        Nghị Sĩ Quốc Hội Việt Nam ,

        Hội Trưởng HLHQDVN ,

        Chủ Tịch BCHTƯ CĐCQ 12 phái hiệp nhứt .

        Nhân dịp phái đoàn vào Nam, tôi xin gửi đến ông, người bạn zà miền Nam, lời chào thân ái và quyết thắng .

        Zù cách xa, Chính phủ và tôi lúc nào cũng nghĩ đến công nghiệp của ông đối với Tổ quốc, đối với cuộc kháng chiến và rất mong có ngày được gặp ông .

        Cuộc kháng chiến càng ngày càng gay go, sự đoàn kết nhân zân càng ngày càng phải siết chặt. Ông là một lănh tụ của một Tôn giáo lớn, một vị nghị sĩ, một bật lăo thành. Nhiệm vụ ông đối với sự đoàn kết ở Nam Bô rất nặng nề. Chính phủ, Quốc hội cũng như đồng bào Trung, Bắc rất hâm mộ và tín nhiệm ông .

        Với sự đồng tâm nhất trí của toàn thể quốc zân, ngày vinh quang của đất nước sẽ về đây, Ngày ấy cùng ông uống một chung rượu đào, ngâm một bài thơ đắc thắng, là ḷng mong mỏi của tôi .

        Thay mặt cho Chính phủ, tôi chúc ông mạnh khỏe luôn để cùng toàn zân theo đuổi cuộc kháng chiến lâu zài đến ngày thắng lợi cuối cùng .

        Theo bức thư nầy, tôi kính gửi tặng ông bức ảnh của tôi gọi là vật kỷ niệm mọn .

        Chào thân ái và quyết thắng .

                        Tháng 09-1947

                        Hồ Chí Minh " .

 

        [1] những chữ viết tắt .

        UBKCHC: Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh .

        HLHQDVN: Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam [ Hội Liên Việt ]

        BCHTƯCĐCQ: Ban chấp hành Trung Ương Cao Đài Cứu Quốc .

        Trong thư nầy ông Hồ Chí Minh viết chữ d đổi thành chữ z như: zà, zù, zân, zài .

 

Ông Cao Triều Phát làm việc tại chiến khu

 

Ông Cao Triều Phát đi nhuộm đỏ Cao Đài Chi Phái.

 

Ông Cao Triều Phát tại bộ chỉ huy Chiến khu 9

( cùng Khu bộ trưởng Huỳnh Phan Hộ, chủ nhiệm chính trị bộ Phan Trọng Tuệ và ông Văn Viên )

 

Ông Cao Triều Phát xâm nhập vào các thánh thất chi phái Đạo Cao Đài tại Nam Bộ ( Lục Tĩnh )

 

Ông Cao Triều Phát tại Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ

( với chủ tịch UBKCHCNB Phạm Văn Bạch )

 

Ông Cao Triều Phát vận động tín đồ Cao Đài chi phái theo Chính phủ Kháng chiến

 

Trên bàn chủ tọa ông Cao Triều Phát ngồi b́a

 

Ông Cao Triều Phát đi thăm chi phái Cao Đài áo đen

 

Ông Cao Triều Phát cùng cán bộ lănh đạo kháng chiến Nam Bộ

Từ trái sang: Bí thư xứ ủy Lê Duẩn, chủ tịch Hội Liên Việt Cao Triều Phát, cố vấn UBKCHC Pham Văn Chương, chủ tịch UBKCHC Phạm Văn Bạch và phó bí thư Xứ ủy Lê Đức Thọ.

 

Ông Cao Triều Phát cùng vợ ( Bà Châu Thị Tùng ) hai con ( Cao Bạch Liên và Cao Triều Khiết )

và dưỡng nữ ( Cao Thị Ngọc Kim đứng ở b́a trái có quàng khăn trắng ) tại chiến khu để chờ đi tập kết ra Bắc.

 

Ngày đầu tiên ông Cao Triều Phát đến căn cứ địc Việt Bắc ( 9-1954 ) cùng với chủ tịch UBKCHCNB Phạm Văn Bạch, phó chủ tịch UBKCHCNV Phạm Ngọc Thuần.

 

Cao Triều Phát tập kết ra Bắc, ông yết kiến Hồ Chí Minh tại chiến khu Việt Bắc  20-9-1954

 

Cao Triều Phát Lâm Lụy Trần ( Chương 2 )