Tiếp Thế
LÊ THẾ VĨNH
(1903-1945)
Ngài Lê thế Vĩnh, sanh năm Quí Măo (1903) tại Sài g̣n, xuất thân trong gia đ́nh
mô phạm.
Thân phụ của Ngài là Cụ Đốc học Lê văn Dương, Hiệu Trưởng trường Tiểu học Dakao,
nay là trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng ở Dakao, Sài g̣n.
Thân mẫu là Bà Trần thị Chọn, thọ Thiên phong Nữ Giáo Hữu trong kỳ Đức Chí Tôn
phong Thánh Nữ phái lần thứ I ngày 14-Giêng-Đinh Măo (dl 15-2-1927).
Ngài Lê thế Vĩnh là em ruột của Ngài Bảo Thế Lê thiện Phước. Cả hai anh em đều
được Đức Chí Tôn ân phong vào hàng Thời Quân HTỊ :
- Ngài Lê thiện Phước (1895-1975), chức Bảo Thế,
- Ngài Lê thế Vĩnh (1903-1945), chức Tiếp Thế.
Hiền nội của Ngài Lê thế Vĩnh là Bà Nguyễn thị Thơm, được đắc phong Lễ Sanh
trong kỳ Đức Chí Tôn phong Thánh Nữ phái lần thứ I.
Trước năm Bính Dần, Ngài Lê thế Vĩnh là một kư giả nổi tiếng của các báo tại Sài
g̣n.
Vào năm 1925, Ngài Lê thế Vĩnh hay tin nhóm của quí Ông Cao quỳnh Cư, Phạm công
Tắc và Cao hoài Sang xây bàn thỉnh Tiên về cho thi hay lắm, Ngài ṭ ṃ muốn biết
thực hư, nên ngày 12-11-1925, Ngài cùng với một người bạn đồng nghiệp là Ông Phạm
minh Kiên, t́m đến nhà Ông Cư để quan sát cho rơ ràng, định viết một thiên phóng
sự đầy đủ chi tiết cho đăng báo cống hiến các độc giả.
Khi đến nhà Ông Cư th́ thấy nhóm của Ông Cư đang xây bàn, có Đấng AĂÂ giáng.
Hai Ông Vĩnh và Kiên cũng bắt chước như các vị khác vào hầu đàn.
Ông Cư xin Đấng AĂÂ cho mỗi Ông một bài thi, Đấng AĂÂ gơ bàn đáp : "Để Bần đạo
cho chung 2 người một bài thi mà thôi."
Ai nấy đều lấy làm lạ, nghĩ rằng tâm sự của mỗi người mỗi khác, hai người mà cho
chung một bài thi th́ làm thế nào được.
Đấng AĂÂ gơ bàn cho bài thi tứ tuyệt như vầy :
THI :
Một viết với thân giữa diễn đàn,
Bằng xua trước giặc vạn binh lang.
Nước nhà ví biết thân là trọng,
Dạy dỗ sao cho đặng mở mang.
Cho bài thi xong, ai nấy đều khen bài thi có 4 câu mà gồm đủ bộ vận của hai nhà
báo.
Bài thi của Đấng AĂÂ diễn tả đúng tâm trạng của hai nhà báo, khiến Ông Lê thế Vĩnh
vô cùng khâm phục, nên về sau nầy Ông Vĩnh mới chịu nhập môn cầu đạo.
Khi Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền HTỊ ngày 12-1- Đinh Măo (1927), Đức Chí
Tôn phong Ngài Lê thế Vĩnh vào chức Tiếp Thế HTĐ.
Thời gian sau, Ngài Tiếp Thế Lê thế Vĩnh nghỉ nghề viết báo, về Ṭa Thánh Tây
Ninh hành đạo, làm việc nơi Văn pḥng của Đức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung.
Khi xảy ra vụ Ông Nguyễn phan Long lên Ṭa Thánh lập Hội Vạn Linh để vu khống và
phỉ báng nhiều vị Chức sắc cao cấp, gây chia rẽ trong nội bộ của Đạo, Ngài Tiếp
Thế Lê thế Vĩnh được Đức Quyền Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp cử làm đại diện để
đối phó với nhóm Nguyễn phan Long.
Vào năm 1945, Ngài Tiếp Thế Lê thế Vĩnh bỗng nhiên bị mất tích, không biết lực
lượng nào bắt cóc Ngài, lúc đó, t́nh h́nh tại miền Nam VN rất lộn xộn, có rất
nhiều đảng phái chánh trị hoạt động có vơ trang. Sau đó, người ta tin rằng Ngài
Tiếp Thế đă bị hăm hại, nhưng không biết Ngài chết vào ngày nào, và thi thể được
chôn vùi ở đâu.
Do đó, Ngài Thời Quân Tiếp Thế Lê thế Vĩnh không có bài thài và cũng không có
ngày lễ kỷ niệm hằng năm như các vị Thời Quân khác.