Nữ Đầu Sư
NGUYỄN HƯƠNG HIẾU
(1887-1971)
BẢN TUYÊN DƯƠNG CÔNG NGHIỆP

 
 
của Nữ Ịầu Sư Nguyễn Hương Hiếu, đăng Tiên ngày 11 tháng 5 Nhuần năm Tân Hợi (dl 3-7-1971), do Ngài Hiến Pháp Trương hữu Ịức Quyền Chưởng Quản HTỊ đọc tại Ịền Thánh vào lúc 9 giờ 26 phút ngày 14-5 nhuần-Tân Hợi.
NAM MÔ CAO ỊÀI TIÊN ÔNG ỊẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.
Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và PT,
Kính thưa chư Chức sắc, Chức việc và toàn đạo Nam Nữ,
Kính thưa quí vị,
Ịức Nữ Ịầu Sư Nguyễn Hương Hiếu đă qui Thiên ngày 11 tháng 5 Nhuần năm Tân Hợi (dl 3-7-1971) hồi 14 giờ tại Nữ Ịầu Sư Ịường, Ṭa Thánh Tây Ninh, hưởng thọ 85 tuổi, sau một thời gian ngọa bịnh tại bệnh viện Ịồn Ịất (Grall) Sài g̣n.
Trước khi tuyên dương công nghiệp của Ịức Bà, tôi xin trân trọng lược thuật Tiểu sử của Ịức Bà như sau :
Bà Nguyễn Hương Hiếu sinh năm Ịinh Hợi (1886) tại đường Paulbert, Ịa kao Sài g̣n, con của Cụ Nguyễn văn Niệm và Cụ Bà Trần thị Huệ (đều chết).
Khi mới sanh, Bà Nội muốn tỏ dấu một nhà đạo đức nên thể theo tên của cha là Niệm, đặt tên là Nguyễn thị Hương. C̣n Bà Ngoại lại đặt tên là Hiếu. Muốn vừa ḷng cả Nội Ngoại đôi bên, nên khi ở bên Nội th́ gọi tên Hương, khi về bên Ngoại th́ gọi tên là Hiếu.
Thân sinh quê quán tại Cần Thơ, thân mẫu ở miền Gia Ịịnh.
Khi Bà vừa lên 7 tuổi, được thân mẫu cho vào học trường Bà Phước (Nhà Trắng) Sài g̣n. Ịến năm 17 tuổi, thân mẫu cho Bà học Nữ Công, đến năm 21 tuổi th́ Bà sánh duyên cùng Ông Cao quỳnh Cư ở làng Hiệp Ninh (Tây Ninh), năm 23 tuổi, Bà hạ sanh được một trai, đặt tên là Cao quỳnh An.
Phần đạo :
Ịến năm Bà 38 tuổi, gặp thời kỳ Ịức Chí Tôn đến khai Ịại Ịạo Tam Kỳ Phổ Ịộ. Một sự ngẫu nhiên của cơ huyền bí mà trước kia 3 Ông : Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, có tánh cách xây bàn cầu vong để làm thi tiêu khiển, chẳng ngờ Ịức Chí Tôn giáng khai cơ mở Ịạo tại tư gia của Bà trước tiên, ở đường Bourdais nhà số 134 Sài g̣n (hiện giờ là đường Calmette).
Năm 1925, mới khai đạo chưa có Thánh Thất, nên các Ịấng dạy tạm dùng nhà Bà để thờ Ịức Chí Tôn và Phật Mẫu đặng có nơi cầu cơ dạy đạo và d́u dắt nhơn sanh trong buổi đầu là năm 1925; đến năm 1926 mới mở đạo lần tới Tân Kim, Tân Ịịnh, Lộc Giang, Thủ Ịức, trong buổi chưa có ngọc cơ, c̣n xây bàn, các Ịấng giáng dạy đạo cho Ịức Hộ Pháp, Ịức Thượng Phẩm, Ịức Thượng Sanh th́ bàn gơ từ chữ. Ịức Thượng Phẩm đọc chữ nào, Bà biên chữ nấy, rồi mới ghép lại cho thành văn.
V́ thế mà lúc c̣n xây bàn, các Ịấng giáng cho một bài thi bát cú hay tứ tuyệt hoặc dạy một việc ǵ, khi chép xong rồi mới ghép lại một bài thật lâu lắm, mà mỗi đêm mỗi cầu. Buổi ấy, Bà làm Biên Tập Viên (Thơ kư) cho các Ịấng, chép thi văn dạy đạo rất cao kỳ mầu nhiệm, ban đêm làm Thơ kư chép Thánh giáo, ban ngày lo nấu ăn tiếp đăi khách thượng, trung, hạ lưu xa gần đến nhập môn.
Trong 2 năm 1925, 1926, chưa có người để chép Thánh giáo, nên Bà được vừa làm Thơ kư cho các Ịấng, vừa đón tiếp nhơn sanh từ tháng 6 năm Ất Sửu (1925) đến năm Bính Dần (1926).
Hồi chưa có Ṭa Thánh, c̣n trong buổi phôi thai, mỗi khi khai đàn thượng tượng (thờ Thầy) đều có Bà theo chép Thánh giáo đem về cho Ịức Thượng Phẩm. Nên có Thánh giáo " Thầy kêu : Hiếu, viết rơ con." Buổi ấy, Bà quên gia đ́nh và sản nghiệp, chỉ vui say theo đường đạo, do các Ịấng thường giáng dạy.
Ịến tháng 3 năm Bính Dần (1926), Ịức Chí Tôn giáng cơ dạy Bà may Thiên phục cho Ông Thượng Ịầu Sư Thượng Trung Nhựt, kế tiếp may Thiên phục cho Chức sắc HTỊ và CTỊ. HTỊ từ Thập nhị Thời Quân, CTỊ từ phẩm Lễ Sanh trở lên. Bà nhớ lời Ịức Chí Tôn dạy : " Hiếu ! con lo may Thiên phục cho mấy anh con cho kịp ngày Ịại Hội, là ngày Khai Ịạo tại Chùa G̣ Kén (Từ Lâm Tự ) vào ngày 14 tháng 10 năm Bính Dần. " (dl 18-11-1926).
Do đàn cơ ngày 24 tháng 10 năm Bính Dần (1926), Ịức Chí Tôn giáng dạy Bà Hiếu phải dọn đồ về Tây Ninh để chung lo việc đạo cùng Cư, Tắc. Phải chịu khổ cực cùng Thầy, v́ việc đạo là trọng. Từ ấy, Bà nghe theo Thánh giáo về hành đạo tại Tây Ninh.
Ngày khai Ịại Ịạo Tam Kỳ Phổ Ịộ nhằm ngày 14 tháng 10 năm Bính Dần tại Chùa Từ Lâm Tự, G̣ Kén, Tây Ninh. Cả thảy Chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng đều về Chùa G̣ Kén, Bà đồng đi một lượt để làm công quả, ban ngày lo tiếp đăi Chức sắc, bổn đạo và quan khách ngoài đời, v́ lúc sơ khai, không có công quả hiến thân, nên Bà lo đi chợ nấu nướng đăi ăn, 5 giờ chiều là lo viết sớ cho Nữ phái nhập môn, dạy 5 câu nguyện cho thuộc, đến giờ Tư tiến dẫn nhập môn vào hầu Ịức Lư Giáo Tông. V́ buổi khai đạo chưa có Ịồng nhi, Bà phải làm Ịồng nhi đọc kinh cúng Tứ thời, và đọc kinh mỗi khi cầu cơ, suốt 3 tháng, mỗi đêm đều như vậy. Bà c̣n may Thiên phục cho Chức sắc, Chức việc tại Chùa G̣ Kén.
Qua ngày 14 tháng Giêng Ịinh Măo (dl 15-2-1927), Bà thọ phong Giáo Sư Nữ phái do đàn cơ Phong Thánh kỳ I.
Ịến ngày 20 tháng 2 năm Ịinh Măo (dl 23-3-1927), Hội Thánh trả Chùa G̣ Kén lại cho Ông Ḥa Thượng Giác Hải, thỉnh cốt Ịức Phật Thích Ca về đất mới mua là nơi Ṭa Thánh ngày nay. (Buối ấy gọi là Chùa mới).
Chỗ nầy, trước kia là một khu rừng rậm, chưa có nhà ai cho lắm, chỉ là nơi rừng thiêng nước độc. Khi dọn về đất mới, Ịức Hộ Pháp, Ịức Thượng Phẩm và công quả phá rừng không có nhà ở, nên tạm dùng cái nhà ḅ ở để nấu ăn cho công quả phá rừng mỗi ngày, cho đến ngày cất Ṭa Thánh tạm xong, mới có Chức sắc tựu về đông đảo, tiếp cất Hậu Ịiện, Ịông Lang, Tây Lang, Trù pḥng, vv. . . Bà chỉ dẫn cho Trù pḥng lo đi chợ mua nấu cho công quả ăn.
Năm Mậu Th́n (1928), tạo tác vừa xong, bỗng đâu băo tố bất ngờ, Ịức Cao Thượng Phẩm bị bạc đăi xô đuổi, Bà liền trở về Thảo Xá Hiền Cung. Tṛ đời gẫm lại buồn cười, nhưng xét lại, xưa nay bực Chí Thánh cũng không thoát khỏi tuồng đời khinh bạc.
Ịầu năm Kỷ Tỵ (1929), Ịức Cao Thượng Phẩm qui Thiên vào lúc 10 giờ ban mai ngày mùng 1 tháng 3 năm Kỷ Tỵ (1929), Bà lo Tuần tự cho Ịức Cao Thượng Phẩm xong xuôi rồi, Bà trở lại Ṭa Thánh tiếp tục làm công quả nữa.
Năm Canh Ngũ (1930), Bà vâng lịnh Ịức Lư Giáo Tông bắt thăm đi hành đạo giữa Bửu điện, Bà bắt trúng thăm đi hành đạo tỉnh SaỊéc, sau được lịnh Hội Thánh cho kiêm luôn tỉnh Thủ Dầu Một. Hành đạo 2 tỉnh được 3 năm (từ năm 1930 đến năm 1933), qua năm 1934 dạy Giáo Nhi một năm.
Năm Ất Hợi (1935), Bà được thăng phẩm Phối Sư, hành đạo tại Ṭa Thánh chung với Chức sắc Nữ phái, vừa tiếp tân, vừa dạy may Thiên phục cho Chức sắc Nam Nữ tại Sở may"Linh Ịức" đến năm 1941, nền đạo chinh nghiêng, bị nhà cầm quyền Pháp bắt Chức sắc Ịại Thiên Phong đày ra hải ngoại. Ṭa Thánh và các Thánh Thất bị đóng cửa. Chức sắc phần nhiều tản lạc, Bà trở về Thảo Xá Hiền Cung.
Năm 1942, xuống Sài g̣n hiệp tác Hăng Tàu để chung lo với anh em Chức sắc Nam Nữ về mặt đạo.
Năm 1946, nền Ịạo phục hưng, Chức sắc Nam và Nữ tựu về Ṭa Thánh. Hội Thánh phân cắt Cửu Viện Nam Nữ. Bà vâng Sắc Huấn số 30/SH ngày 21-9-Bính Tuất (1946) lănh chưởng quản 3 Viện : Ḥa, Lại, Lễ Nữ phái (c̣n ở phẩm Phối Sư ) cho đến ngày 16-11-Canh Dần (dl 22-12-1950).
Ịến năm Mậu Thân (1968), Thánh Lịnh số 01/TL ngày 24-10-Mậu Thân (dl 13-12-1968) thăng phẩm Ịầu Sư Chánh vị, Bà cầm quyền chưởng quản CTỊ Nữ phái cho đến ngày nay.
Kính thưa quí vị,
Trên đây là phần Tiểu sử của Ịức Bà Hương Hiếu.
Về phần biểu dương công nghiệp của Ịức Bà, tôi trích lục sau đây Huấn từ của Ịức Thượng Sanh đọc tại Ịền Thánh ngày 18 tháng 11 Mậu Thân (1968), nhơn cuộc Lễ Tấn Phong Ịức Bà lên phẩm Nữ Ịầu Sư chánh vị. Thiết nghĩ bài nầy đầy đủ công nghiệp của Ịức Bà, tôi có viết thêm cũng bằng thừa.
"Kính thưa Hội Thánh Lưỡng Ịài Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Hội Thánh Phước Thiện.
Kính thưa chư Chức sắc Lưỡng phái,
Hôm nay là ngày Lễ Tấn Phong Bà Nữ Ịầu Sư Nguyễn Hương Hiếu, thọ Thiên ân Ịầu Sư Chánh vị Nữ phái do Thánh giáo của Ịức Lư Nhứt Trấn Oai Nghiêm tại Cung Ịạo đêm 20 tháng 10 Mậu Thân (dl 9-12-1968).
Lễ lập thệ đă cử hành xong. Từ đây Chức sắc Nữ phái CTỊ đă có vị Ịầu Sư cầm quyền điều khiển d́u dắt trên đường Thánh đức để trau giồi đạo hạnh, lập chí vị tha cho xứng đáng là bậc Nữ Thánh nhơn trong cửa Ịại Ịạo.
Ịức Lư Ịại Tiên ban ân huệ cho Bà Nguyễn Hương Hiếu, thật là một sự thăng thưởng công minh và một khích lệ lớn lao cho toàn thể Nữ phái.
Trên đường lập vị, Bà Nguyễn Hương Hiếu là Chức sắc Nữ phái duy nhất đă đạt tới phẩm vị tối cao với một công nghiệp có thể nói là phi thường và một tinh thần phục vụ đáng kính phục.
Bà là một tín đồ Cao Ịài trước khi Ịạo Cao Ịài chính thức ra đời, một Nữ Chức sắc đầu tiên đă có mặt trong đêm 3 Ông : Cư, Tắc, Sang, họp nhau chơi xây bàn và tiếp xúc được với các chơn linh cơi Vô h́nh, tức là đêm 7 tháng 6 năm Ất Sửu (dl 27-7-1925).
Từ đó về sau, đêm nào Bà cũng tiếp tay với 3 vị kể trên để chép thi văn hoặc những câu đàm thoại của các chơn linh. Ịến sau có các Ịấng Thiêng liêng giáng cơ th́ Bà lănh phận sự Thơ kư chép Thánh ngôn và tiếp đăi quí khách trong hàng trí thức tới lui ngày càng nhiều để t́m đạo hoặc chứng kiến sự mầu nhiệm của cơ bút.
Mỗi đêm Bà phải thức đặng hầu bút trong đàn cơ, xong rồi th́ lo lắng bữa ăn giải lao cho 3 vị chủ nhân và quí khách là những bạn thân đến hầu đàn, không quản cực nhọc, không chút than phiền. Nhờ sự giúp sức về tinh thần của Bà mà cuộc chơi xây bàn của 3 Ông : Cư, Tắc, Sang, đă đưa tới giai đoạn sáng lập nền Ịại Ịạo Tam Kỳ Phổ Ịộ hiện tại trong nước Việt Nam.
Ịức Thượng Phẩm nhờ có người bạn đường đồng tâm nhứt trí như Bà mới phấn khởi bỏ cả công danh sự nghiệp lo lập công tạo thành nền tảng của Ịạo lúc ban sơ.
Sau ngày Ịức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt gởi Tờ Khai Ịạo cho quan Thống Ịốc Nam Kỳ, số người nhập môn ngày càng thêm đông, công việc của Bà càng thêm nặng nhọc. Mỗi đêm Bà phải ra công dạy mấy chục Ịồng nhi đọc kinh cho đúng theo nhịp và vâng theo lịnh của Ịức Chí Tôn, Bà lănh may Thiên phục cho tất cả Chức sắc Hiệp Thiên và Cửu Trùng cho kịp ngày Khai Ịạo tại Chùa G̣ Kén.
May Thiên phục cho Chức sắc do theo Thánh giáo chỉ dạy, chẳng phải là một việc dễ dàng mà ai cũng làm được, nhứt là lúc ban sơ không có một kiểu mẫu nào sẵn, nhưng nhờ Bà có khiếu thông minh, nhờ tài Nữ công tinh xảo nên áo măo của phẩm vị nào Bà cũng trù nghĩ may đúng theo Thánh ư của Ịức Chí Tôn.
Kế đó, vâng theo Thánh giáo đêm 24 tháng 9 Bính Dần (1926), Bà phế đời cùng Ịức Cao Thượng Phẩm về Chùa Từ Lâm G̣ Kén, nhằm ngày Rằm tháng 10 Bính Dần, là ngày thiết lễ Khai Ịạo và ở luôn nơi đó cho tới hơn 3 tháng sau, Bà cùng Ịức Thượng Phẩm lo dời Thánh Thất về đất mới làng Long Thành, Tây Ninh.
Bà góp sức chịu cực khổ lo việc Trù pḥng nuôi công quả, tổng số hơn 300 người, do Ịức Thượng Phẩm điều khiển công cuộc phá rừng và lập Thánh Thất tạm nơi vùng đất mới, tức là vùng Nội Ô Thánh địa hiện tại.
Ịầu tiên, Bà Nguyễn Hương Hiếu thọ phong chức Giáo Sư tại Từ Lâm Tự, G̣ Kén, ngày 14-Giêng-Ịinh Măo (dl 15-2-1927). Ịó là đàn cơ thứ nhứt phong thưởng Nữ phái.
Qua năm Ất Hợi (1935), Bà được thăng phẩm Phối Sư, và đến ngày 16-11-Canh Dần (1950), Bà được thăng phẩm Chánh Phối Sư, chưởng quản Lại Viện, Lễ Viện và Ḥa Viện Nữ phái.
Bà hành quyền Chánh Phối Sư trong 18 năm, cho tới ngày 20-10-Mậu Thân (dl 9-12-1968), Ịức Lư Nhứt Trấn Oai Nghiêm ban ân huệ cho Bà lên Nữ Ịầu Sư chánh vị.
Một đời tận tụy v́ đạo, v́ chúng sanh, hơn 43 năm công nghiệp chịu bao nhiêu gian lao khổ hạnh, chết về mặt đời, sống về mặt đạo, trải qua nhiều cơn thử thách cay nghiệt, Bà phải nát gan bấn ruột, trong lúc người bạn đường đă qui vị, đứa con trai độc nhất lại từ trần bên Pháp quốc, kế ít lâu Cụ thân mẫu của Bà lại từ giă cơi đời.
Bà chỉ c̣n một mảnh thân bơ vơ cô độc trong t́nh cảnh năo nùng bi đát, để rồi khi nắng sớm mưa chiều, lúc canh tàn đêm lụn, Bà không thể ngăn được giọt thảm đầm đ́a để khóc chồng, khóc con, và khóc mẹ.
Ịường tử biệt đă làm cho tan nát cảnh gia đ́nh, tất cả hy vọng đều đổ vỡ th́ người trong cuộc c̣n biết trông cậy vào đâu để sống c̣n trong những chuỗi ngày sầu thảm.
Nhưng may thay, nhờ Bà đă thâm nhiễm mùi Ịạo, tự biết muôn sự ở đời đều là giả cuộc, kiếp phù sinh như cảnh hoa sớm nở tối tàn, nhứt là nhớ lời khuyên nhủ của các vị Tiên Nữ DTC, nên Bà tự an ủi lấp thảm vùi sầu, khuây khỏa với tiếng kệ kinh, lấy chữ vị tha làm mục đích, tận tâm phục vụ, dắt d́u Nữ phái, quyết ḷng hiến cả tâm hồn lẫn xác thân cho nền Ịại Ịạo.
V́ vậy, sự ban thưởng phẩm vị Nữ Ịầu Sư cho Bà Nguyễn Hương Hiếu thật là đúng chỗ và xứng đáng.
Kính thưa Hiền Tỷ Ịầu Sư,
Hiền Tỷ đă đạt đến cấp bậc tối cao của Nữ phái CTỊ, đó là một vinh hạnh siêu nhiên mà không có một vinh hạnh nào ở cơi trần nầy sánh bằng. Hiền Tỷ có quyền hưởng thụ và Hiền Tỷ nên vui mừng v́ sự ban thưởng cho Hiền Tỷ là một ân huệ thiêng liêng để đền đáp lại 43 năm công nghiệp và một tấm ḷng son sắt v́ Ịạo, thủy chung như nhứt.
Giờ đây đến lúc thi hành sứ mạng. Hễ phẩm vị càng cao th́ trách nhiệm càng nặng, phận sự càng khó khăn.
Nếu không lấy Ịạo làm trọng, lấy đức làm căn bản, lấy lẽ công làm chuẩn thằng, lấy cương trực làm đường lối, th́ không thể thực hành đúng đắn phận sự.
Phải sợ Ịức Chí Tôn và Ịức Phật Mẫu hơn sợ mích ḷng người th́ mới hẳn là vô tư, c̣n vị nể cá nhân hơn tôn trọng Luật Ịạo th́ chẳng phải là tư cách của người cầm quyền. V́ cán cân công b́nh một khi đă chênh lệch th́ đạo đức không c̣n tồn tại mà việc làm chỉ là tác động quá tầm thường của kẻ phàm tục.
Hiền Tỷ đă có nhiều kinh nghiệm trong trách vụ điều khiển Nữ phái, tôi tin chắc là Hiền Tỷ có đủ sáng suốt nhận định để nâng cao đời sống tinh thần của Nữ phái và giúp nên cho Ịạo trong sứ mạng cao trọng mà Ịức Lư Ịại Tiên đă giao cho Hiền Tỷ."
(Tới chỗ nầy là dứt phần trích trong Bài Huấn Từ của Ịức Thượng Sanh, tuyên dương công nghiệp Bà Nữ Ịầu Sư Nguyễn Hương Hiếu, trong buổi lễ Tấn Phong Nữ Ịầu Sư tại Ṭa Thánh)
Kính thưa Quí vị,
Trước khi dứt lời, tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên Ịức Chí Tôn, Ịức Phật Mẫu cùng các Ịấng Thiêng liêng ban phước lành cho toàn thể Hội Thánh, Chức sắc, Chức việc và toàn đạo Nam Nữ, và xin chơn thành phân ưu cùng tang quyến.
Sau nữa, xin quí vị đồng cùng tôi dành đôi phút để tưởng niệm công đức của Ịức Bà Nữ Ịầu Sư Hương Hiếu.
NAM MÔ CAO ỊÀI TIÊN ÔNG ỊẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.
Hiến Pháp, Quyền Chưởng Quản HTỊ
Bài Thài hiến lễ Bà Nữ Ịầu Sư Nguyễn Hương Hiếu :
 

Tu hành gắng chí lập dày công,
Ịến buổi chung qui hưởng phước hồng.
Cửa Ịạo gay go trường khổ hạnh,
Ịường Tiên nhàn rỗi bước thong dong.
Lợi danh ví muốn cho đầy đủ,
Tội lỗi càng thêm nỗi chất chồng.
Cuộc thế chẳng qua tṛ mộng ảo,
Ngày về nhắm mắt nắm tay không.

 
Bài thi nầy, Bà Nữ Ịầu Sư viết ra lúc c̣n mạnh khỏe và đang ở phẩm Nữ Chánh Phối Sư, và có đăng trong Quyển Ịạo Sử I của Bà. Khi Bà đăng Tiên, Hội Thánh lấy bài thi nầy là Bài Thài hiến lễ.
Ịối với nền Ịại Ịạo Tam Kỳ Phổ Ịộ, Bà Nữ Ịầu Sư ụ Nguyễn Hương Hiếu là vị Ịệ nhị Nữ Ịầu Sư, sau Ịệ nhứt Nữ Ịầu Sư là Bà Lâm Hương Thanh, nhưng thực tế, th́ Bà Nguyễn Hương Hiếu là vị Nữ Ịầu Sư đầu tiên ngự nơi Nữ Ịầu Sư Ịường, trực tiếp chưởng quản Hội Thánh Nữ phái CTỊ, bởi v́ Bà Lâm Hương Thanh khi qui vị vẫn c̣n ở phẩm Nữ Chánh Phối Sư, sau đó mới được truy thăng lên phẩm Nữ Ịầu Sư.
V́ vậy h́nh ảnh của Bà Nữ Ịầu Sư Nguyễn Hương Hiếu đă in sâu vào tâm khảm của nhiều thế hệ Chức sắc Nữ phái CTỊ.
Bà là Nữ môn đệ đầu tiên của Ịức Chí Tôn, là Thơ kư duy nhất của Ịức Chí Tôn và các Ịấng trong thời gian ban sơ nền đạo, từng theo quí Ngài : Ịức Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, chép Thánh ngôn Thánh giáo.
Bà và Ịức Cao Thượng Phẩm là 2 người đầu tiên vâng lịnh Ịức Chí Tôn phế đời hành đạo.
Cuộc đời của Bà, Tiểu sử của Bà gắn liền với 46 năm Lịch sử của Ịạo Cao Ịài kể từ năm 1925 đến năm1971, tức là kể từ lúc nền Ịạo c̣n tiềm ẩn, đến lúc sơ khai, rồi phát triển, rồi bị chinh nghiêng do những khủng bố của bạo quyền, đến lúc phát đạt vinh quang.
Bà là một Nữ môn đệ được Ịức Chí Tôn yêu ái nhứt. Bà có ghi lại những lời của Ịức Chí Tôn ban cho Bà như sau :
" Ở nhà Ịức Cao Thượng Phẩm mỗi ngày đêm Ịức Chí Tôn giáng dạy Ịạo. Lúc nọ, Thầy sai 3 Ông đi trọn một tuần lễ, để tôi ở nhà, nhớ Thầy, buồn quá ! Tôi cúng thời chiều, ngước lên Thiên Bàn khóc mà nói rằng : Con biết Thầy có ngự nơi Thiên bàn, nhưng Thầy vắng một tuần rồi, con không thấy lời Thầy dạy, con nhớ quá !
Chiều Chúa nhựt, 3 Ông về, tôi liền thắp đèn nhang cầu Thầy.
Thầy giáng nói với tôi như vầy :
 

- Hiếu muốn cầu Thầy hơn ai hết.
Trước vốn yêu,
Nay cũng yêu,
Con gái út,
Có bao nhiêu,
Khuyên con ḷng vậy măi,
Cái mến con thương Thầy đều."

 

Bà Nữ Ịầu Sư Nguyễn Hương Hiếu có biên soạn 2 Bộ sách : Nữ Trung Bá Hạnh và Ịạo Sử.
- NỮ TRUNG BÁ HẠNH : cũng gống như sách Nữ Trung Tùng Phận của Tiên Nương Ịoàn thị Ịiểm, dùng để giáo dục Nữ phái, nhưng Bà viết theo thể văn xuôi, dẫn giải và rập khuôn theo Nho giáo, nên có nhiều điểm c̣n khó khăn và cầu kỳ đối với phụ nữ thời Tam Kỳ Phổ Ịộ.
- ỊẠO SỬ : gồm 2 quyển I và II :
Quyển I nói về thời kỳ Xây Bàn năm Ất Sửu 1925.
Quyển II nói về giai đoạn lịch sử từ 1926 đến 1929.
Hai quyển Sử nầy rất quí báu, và rất được người sau tin cậy, v́ nó rất chơn thật, ghi lại rất chính xác ngày tháng năm của các sự kiện quan trọng xảy ra buổi đầu tiên, khởi sự Ịức Chí Tôn xây dựng nền Ịại Ịạo.