Tiểu sử Cô VƯƠNG THỊ LỄ /Thất Nương Diêu Tŕ Cung

 

Thất Nương có nhiều kiếp giáng trần, nhưng hiện nay chỉ biết được 2 kiếp của Thất Nương : Một kiếp ở Trung Hoa và một kiếp ở Việt Nam.
I. KIẾP SANH Ở TRUNG HOA.
Thất Nương đầu kiếp trong một gia đ́nh quan Ịại Thần đương triều. Cô lớn lên trong sự giàu sang quyền quí, nhưng không giống như các tiểu thư đài các khác, Cô rất hiền ḥa độ lượng. Tiếng tốt đồn vang, khiến cho một chàng thư sinh đem ḷng ngưỡng mộ thầm yêu.
Chàng thư sinh không dám thố lộ cùng ai, v́ chàng thuộc gia đ́nh dân giả, c̣n nàng là tiểu thư khuê các con quan Ịại Thần. Chàng chỉ biết im lặng ôm mối t́nh si tuyệt vọng.
Cô chẳng hề hay biết, vẫn ngây thơ sống trong nhung lụa. Nhưng chẳng may Cô vắn số, mới vừa ở tuổi cập kê là bị bạo bịnh qua đời, dầu gia đ́nh có rước lương y đến nhưng cứu Cô không kịp.
Chàng thư sinh hay tin, như sét đánh ngang tai, ôm chặt mối t́nh tuyệt vọng, ngơ ngẩn như kẻ mất hồn, dần dần thân h́nh tiều tụy và cũng qua đời.
Hồn chàng thư sinh phưởng phất bay về cơi thiêng liêng. Theo luật Thiên điều, dù vô t́nh hay cố ư, Cô cũng có quan hệ với oan hồn của chàng thư sinh, nên Cô phải tái kiếp một lần nữa để trả cái món nợ oan t́nh đơn phương đó.
II. KIẾP SANH Ở VIỆT NAM.
Hồn chàng thư sinh ấy đầu thai xuống trước tại Chợ Lớn, trong một gia đ́nh khá giả. Khi lớn lên, chàng được cha mẹ cho ăn học đầy đủ. Chàng rất chuyên cần học tập, nên học rất giỏi. Sau khi thi đậu xong bằng Tú Tài, cha mẹ cho chàng qua Pháp học Ịại học Y khoa để sau nầy trở thành một Bác sĩ.
Phần Cô Thất Nương, sau đó cũng tái kiếp xuống trần, đầu thai vào gia đ́nh họ Vương ở Chợ Lớn. Cô sanh ngày 8-1-Canh Tư (1900) có tên là Vương thị Lễ. Thân phụ của Cô là Ông Vương quan Trân làm Ịốc Phủ, Thân mẫu là Bà Ịỗ thị Sang, con gái của quan Tổng Ịốc Ịỗ hữu Phương.
Ông Vương quan Trân là anh ruột của Ông Vương quan Kỳ. Ông Kỳ, sau nầy, được Ông Phủ Ngô văn Chiêu độ, nhập môn vào Ịạo Cao Ịài, được Ịức Chí Tôn phong phẩm Giáo Sư Thượng Kỳ Thanh. Hai Ông Trân và Kỳ là con của Ông Vương quan Ịể và Bà Huỳnh thị Bảy. Bà Huỳnh thị Bảy là con gái của Ông Huỳnh mẫn Ịạt, c̣n Ông Vương quan Ịể là con của quan Thống Chế Vương quan Hạc.
Trước kia, Ông Bà Vương quan Trân sanh con rất khó nuôi, nên phải ra tận kinh thành Huế, thỉnh lư hương cầu tự nơi Miếu Bà Cửu Thiên Huyền Nữ về thờ, mới có thai sanh ra Cô Vương thị Lễ.
Lớn lên, Cô Lễ theo học tại trường Trung Tiểu học Pháp Sainte Enfance, tới bậc Trung học. Cô Lễ rất được cha mẹ thương yêu chiều chuộng, lại rất hiền ḥa hiếu thảo, càng lớn càng đẹp. Ịến tuổi cập kê, có nhiều gia đ́nh danh giá đến dạm hỏi, nhưng Cô nhứt định chưa muốn có chồng. Cha mẹ Cô cũng chiều ư con, không hề ép uổng.
Bỗng một hôm, Cô lâm bịnh bất ngờ. Người nhà vội rước lương y điều trị, nhưng bịnh t́nh không thuyên giảm.
Hễ cha mẹ Cô nghe nơi nào có thầy hay thuốc giỏi th́ liền t́m tới rước về để trị bịnh cho Cô, không kể tốn hao. Nhưng bịnh của Cô cũng không hết. Kịp hay tin có một bác sĩ học rất giỏi từ bên Pháp mới trở về Việt Nam, ông bà Vương quan Trân t́m biết đó là con trai của một người quen cũ không thân lắm, nhưng thỉnh thoảng cũng có tới lui. Ông Bà đích thân đến chào người quen cũ ấy và hỏi thăm về cậu Bác sĩ, yêu cầu cậu Bác sĩ vui ḷng đến xem mạch và trị bịnh cho con gái ḿnh.
Nhận thấy cậu Bác sĩ cũng có dáng khôi ngô, ông bà Vương quan Trân mới nói rằng : Khi Bác sĩ trị bịnh cho con gái tôi hết bịnh rồi th́ chúng tôi sẽ gả con gái cho Bác sĩ.
Cậu Bác sĩ nghe vậy th́ hơi đỏ mặt, vui vẻ nói :
- Cháu xin cố gắng hết sức, c̣n việc kia, th́ ba má cháu sẽ bàn tính với hai bác, nếu hai bác thương t́nh.
Nói xong, cậu Bác sĩ xin phép cho người nhà hướng dẫn vào thăm bịnh nhân, nhưng liền đó, người giúp việc hớt hăi chạy ra báo cáo : Bà ơi ! Cô làm sao lạ lắm, nghe Cô ực lên một tiếng rồi nằm im luôn, hai mắt nhắm nghiền.
Mọi người chạy nhanh đến pḥng của Cô. Vị Bác sĩ lật đật xem mạch, thấy mạch c̣n rất yếu, trong giây phút th́ tắt hẳn. Vị Bác sĩ đứng yên lặng ngắm nh́n khuôn mặt xinh đẹp của Cô lần đầu tiên mà cũng là lần cuối cùng, để nghe tim ḿnh rung động bàng hoàng, giữa tiếng khóc thảm thiết của Bà Vương quan Trân và những người thân yêu.
Mối oan t́nh giờ đây đă giải xong, chỉ một lời nói thôi cũng đủ. Ngày Cô mất là ngày 25-10-Mậu Ngọ (dl 28-11-1918) hưởng dương được 19 tuổi.
Mộ của Cô Vương thị Lễ ở trong khuôn viên đất của gia đ́nh Tổng Ịốc Ịỗ hữu Phương, thường gọi là Vườn Bà Lớn, ở gần Ngă Bảy Sài g̣n. Năm Mậu Thân 1968, mộ được lấy cốt và thiêu, lấy tro cất vào hủ để thờ. Ịất ấy được trưng dụng để xây cất Chung cư Nguyễn Thiện Thuật ở Quận 3 ngày nay.
Năm Ất Sửu (1925), thời kỳ mới khởi sự Xây Bàn để thông công với cơi vô h́nh, 4 Ngài : Cao quỳnh Cư, Cao quỳnh Diêu, Phạm công Tắc và Cao hoài Sang, xây bàn đêm mùng 10-6-Ất Sửu (dl 30-7-1925) tại nhà Ngài Cao hoài Sang gần Chợ Thái B́nh Sàig̣n, Cô Vương thị Lễ giáng bàn, mượn danh Ịoàn ngọc Quế, cho bài thi tự thuật như sau :

 

THI :
Nỗi ḿnh tâm sự tỏ cùng ai ?
Mạng bạc c̣n xuân uổng sắc tài.
Những ngỡ trao duyên duyên vào ngọc các,
Nào dè phủi nợ xuống tuyền đài.
Dưỡng sinh cam lỗi t́nh sông núi,
Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai.
Dồn dập tương tư oằn một gánh,
Nỗi ḿnh tâm sự tỏ cùng ai ?

 

Cũng trong năm Ất Sửu (1925), trong một đàn cơ khác, có mặt ông Vương quan Trân, Cô Vương thị Lễ giáng bàn, viết một bài thi cho ông Vương quan Trân là thân sinh của Cô:

 

THI :
Cúi lạy thân sinh thứ lỗi con,
Âm Dương tuy cách, hiếu tâm c̣n.
Hồn quê níu nắm t́nh non nuớc,
Phách quế náo nương dạ sắt son.
Ác lặng hiên đoài già nhắc nhỏm,
Nguyệt trầm non Thái trẻ thon von.
Thấy nhau thêm tủi đường ly biệt,
Ịá nát xương tan nghĩa vẫn c̣n.

 

Ngày 22-11-Ịinh Hợi (1947), Ngài Khai Pháp Trần duy Nghĩa thuyết đạo tại Ịền Thánh về Luật Công b́nh Thiêng liêng, nói Ngọc Hư Cung có cho biết rằng :
" Vào năm 1929, Cô Thất Nương (Vương thị Lễ ) hay tin thân phụ là Vương quan Trân qui liễu, bị tội đọa nơi Diêm Cung. Cô Thất Nương lén bỏ Diêu Tŕ Cung đặng đi xuống Diêm Cung để thức tỉnh cha của Cô.
V́ phế phận, nên Ngọc Hư Cung bắt tội Thất Nương, làm cho DiêuTŕ Cung náo nhiệt, nhứt là Bát Nương, sợ cho Thất Nương bị tội ấy mà thất vị. Bát Nương mới giáng cơ báo tin cho Ịức Phạm Hộ Pháp hay và yêu cầu Ịức Hộ Pháp xin với Ngọc Hư Cung ân xá cho Thất Nương.
Đức Hộ Pháp liền lập đàn cơ, Thất Nương giáng tỏ bày nỗi niềm hiếu đạo :

 

THI :
Hỏi ai có biết hiếu ra sao ?
Chín chữ cù lao giá thế nào ?
H́nh vóc cảnh Tiên c̣n dính máu,
Chơn thần nước Phật giữ thai bào.
Nỗi riêng chưa vẹn thân từ phụ,
Nghĩa nặng đeo đai phận má đào.
Thà xuống Âm Cung chia khổ tội,
Cha vầy, ai nỡ ngự đài cao !

 

Đức Hộ Pháp đọc bài thi rồi th́ xúc động từ tâm, nghĩ v́ luật pháp quá nghiêm khắc, e rằng nơi mặt thế nầy không ai tránh khỏi tội. Cô Thất Nương v́ chữ hiếu mà phải bị phạt, thế th́ Luật Công B́nh có lẽ c̣n có chỗ khuyết điểm chăng ?
Ịức Hộ Pháp quyết định dâng sớ lên Ịức Chí Tôn xin tội cho Thất Nương.
Ịức Chí Tôn nhận được tờ sớ, liền giao cho Ịức Lư Thái Bạch và nói rằng : "Con coi, Tắc nó trách Thầy, ắt nó chưa hiểu rơ Luật Công B́nh Thiên Ịiều thế nào, con cũng nên đến giải cho nó đặng hiểu."
Vâng lịnh Ịức Chí Tôn, Ịức Lư giáng cơ nói cho Ịức Hộ Pháp hiểu rơ và cho bài thi về Luật Công B́nh Thiêng liêng :

 

THI :
Phải giữ chơn linh đặng trọn lành,
Ngọc Hư toàn ngự Ịấng tinh anh.
Luật điều Cổ Phật không chừa tội,
H́nh phạt Chí Tôn chẳng vị t́nh.
Chánh trực kinh oai loài giả dối,
Công b́nh vừa sức kẻ chơn thành.
Mũi kim chẳng lọt xưa nay hẳn,
Biết sợ xin khuyên cẩn thận ḿnh.
LƯ GIÁO TÔNG

 

Trong bài Thuyết đạo của Ngài Tiếp Ịạo Cao đức Trọng tại Ịền Thánh vào thời Tư ngày 15-12-Ịinh Hợi (1947), có một đoạn Ngài Cao Tiếp Ịạo nói về cái khổ của Thất Nương v́ chữ Hiếu, trích ra như sau :
" Cái khổ đó chưa ai tránh được, dầu cho bực Thần Thánh có thân h́nh cũng phải vào cảnh khổ đó. Chính Thất Nương cũng v́ khổ đó, cho nên mới có để lời than, sau khi đă lănh lịnh xuống cơi Âm quang độ con cái của Chí Tôn đang bị giam hăm nơi đó, lựa chỗ cho đầu thai. Thật là một ân huệ vô cùng vô tận của Ịức Chí Tôn để độ tận con cái của Người vậy.
Thất Nương là v́ Hiếu, khi hay tin cha mẹ mắc tội nơi Phong Ịô, liền bỏ Cung Diêu Tŕ, xuống đó độ rỗi nên bị Thiên đ́nh bắt tội.
Ịă hai kiếp sanh khổ v́ T́nh v́ Hiếu, nên sau khi Thất Nương được đặc ân của Ngọc Hư Cung xá tội, liền t́nh nguyện đến cơi Âm Quang độ rỗi các chơn hồn thất thệ, đặng trả nghĩa cho Thầy.
Trước khi đi, trong một kỳ đàn, Thất Nương có đến từ giă và để lời than với Ịức Hộ Pháp và một vài Chức sắc Hiệp Thiên Ịài.
Bài thơ ấy, tôi xin nhắc lại :

 

THI:
Hai kiếp đeo đai lắm nợ trần,
Cái thân v́ khổ bận cho thân.
Niềm duyên đổ ngọc lan pḥng nguyệt,
Nỗi hiếu rơi châu tưới mộ phần.
Giữ Ịạo mong chờ ngày độc tịch,
Bán ḿnh quyết cứu độ song thân.
Nước non càng ngắm càng thêm chạnh,
Chạnh thảm khi mang mảnh xác trần.
THẤT NƯƠNG

 

Bần tăng tả cảnh khổ trên đây để các bạn nhập tâm ghi nhớ.
Thất Nương là một vị Nữ Phật thứ 7 trong hàng Cửu vị Nữ Phật mà c̣n không tránh khỏi khổ. Ịó là bài học của tâm hồn trí năo, nếu tránh được khổ th́ trên con đường lập vị, chúng ta rất may duyên sẽ gặp đặng Ịức Chí Tôn mà hằng ngày Người hằng trông ngóng. "
Trong số Cửu vị Tiên Nương Diêu Tŕ Cung (hay Cửu vị Nữ Phật), chỉ có Bát Nương và Thất Nương là thường giáng cơ dạy Ịạo và cho thi văn nhiều nhất, kế đó là Lục Nương. C̣n các vị khác th́ ít khi giáng cơ.
THẤT NƯƠNG giáng cơ dạy về PHƯỚC THIỆN :
Hộ Pháp Ịường, ngày 3-2-Ịinh Hợi (dl 23-2-1947).

 

THẤT NƯƠNG
Nhơn đạo rày đă suy vi,
Chay lạt dời đổi c̣n chi tu hành.
Mang câu thất hiếu đă đành,
Bao nhiêu công quả biển gành ră tan.
Làm cho thau nọ nên vàng,
Ch́ kia lộn bạc lại mang tiếng đời.
Càng ngày xa lánh Ịạo Trời,
Ịem thân vùi lấp vào nơi bụi trần.
Chơn linh lắm chịu mê tân,
Sanh tiền khó hưởng phước lành Trời ban.
Rồi đây giặc giă khắp tràn,
Khiến đường Ịạo đức chịu đàng Thiên tai.
Cả kêu thức tỉnh hỡi ai !
Thành tâm hối ngộ Cao Ịài cứu nguy.
Nếu mà dụ dự kiên tŕ,
Phải cam chịu lấy nạn nguy buổi nầy.
Phước Thiện Trời bày ra đây,
Ịặng mà cứu khổ buổi nầy loạn ly.
Nhựt Ịức lại với Tàu Tây,
Gây trường huyết chiến tới đây bây giờ.
B́nh Dương lập trận sờ sờ,
Cả chư vạn quốc dựng cờ chiến tranh.
Ịánh nhau đổ nước nghiêng thành,
Lưu hồng một trận tan tành nhơn gian.
Thây phơi chật đất đầy đàng,
Cao Ịài xuất hiện cứu an dân Trời.
..........................
Chiêu an thế giới khắp nơi ḥa b́nh.
Người tu th́ được khương ninh,
Kẻ vô đạo đức chôn ḿnh vực sâu.
...........................
Ăn chay chuộc tội khỏi hầu Phong Ịô.
Phước Thiện cứu cấp đơn cô,
Phước Thiện lựa những tăng đồ Chí Tôn.
...........................
Phước Thiện để rước chơn hồn nguyên nhân.
Phước Thiện chứa thuốc kim đơn,
Phước Thiện cứu thế khỏi cơn thảm sầu.
Phước Thiện độ cả hoàn cầu,
Phước Thiện có thể gồm thâu lợi quyền,
Phước Thiện của chung chẳng riêng,
Phước Thiện để rước bực hiền chơn tu.
Phước Thiện cải ác phá ngu,
Phước Thiện giải khổ tội tù Phong Ịô.
Phước Thiện là vốn Phạm Môn,
Phước Thiện là cửa vĩnh tồn Phật Tiên.
Phước Thiện thống nhứt qui nguyên,
Phước Thiện là vốn chuồng chiên của Trời.
Phước Thiện bảo dưỡng khắp nơi,
Phước Thiện lập để cứu đời chúng sanh.
Phước Thiện là phước Trời dành,
Ịể cho nhơn loại lập ḿnh cửa tu,
Phước Thiện để rước ngoại bang,
Phước Thiện sản nghiệp bảo toàn thế gian.
Phước Thiện gầy dựng giang san,
Cả chư vạn quốc đồng sang phục tùng.
Phước Thiện bảo hộ người cùng,
Việt Nam làm chủ vẫy vùng tự do.
Phước Thiện nuôi nấng ấm no,
Phước Thiện vào đặng khỏi lo rách lành.
Phước Thiện hồn đặng cao thăng,
Về nơi Cực Lạc trường sanh đời đời.
Phước Thiện là chốn thảnh thơi,
Trở nên Thánh đức ra đời Tân Dân.
Phước Thiện nuôi nấng tinh thần,
Phước Thiện cứu kẻ lạc gần Bàng môn.
Phước Thiện báu quí Càn khôn,
Ịộ các Chi phái nhập môn hồi đầu.
Phước Thiện huyền diệu cao sâu,
Lập công chuộc tội mới hầu khỏi oan.
Phước Thiện cứu kẻ ngỗ ngang,
Ịộ Chi phái nghịch dễ dàng cảnh tu.
Phước Thiện giải tán nghịch thù,
Lấy câu ḥa thuận vận trù lập công.
Phước Thiện nay chuyển Ịại đồng,
Phá tan giặc giă giao thông hoàn cầu.
Phước Thiện là phép nhiệm mầu,
Tóm thâu thiên hạ hồi đầu cửa tu.
THĂNG