ĐỨC PHẬT MẪU
[ DIÊU TR̀ KIM MẪU ]
 

Theo Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, khi chưa có Trời Đất, c̣n trong thời kỳ Hỗn Mang hay Hồng Mông, trong vũ trụ chỉ có một chất khí đương hỗn độn, mờ mờ mịt mịt, lặng lẽ vô vi, thanh trược hỗn hợp, nhưng vô cùng huyền diệu, gọi là Khí Hư Vô (c̣n gọi là Hư Vô chi Khí hay Tiên Thiên Hư Vô chi Khí).

          Khí Hư Vô ấy lần lần ngưng kết rồi nổ ra một tiếng thật lớn, sanh ra một khối Đại Linh Quang, cũng gọi là Thái Cực, trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng, quyền hành thống cả Càn khôn Vũ trụ.

          Vũ trụ từ đây bắt đầu có một ngôi Thái Cực, duy nhứt, và Đấng Thống quản ấy được gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế mà chúng ta thường gọi là Đức Chí Tôn. Đức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi : Dương Quang và Âm Quang. Đức Chí Tôn chưởng quản Khí Dương Quang, c̣n Khí Âm Quang chưa có ai chưởng quản, v́ Càn khôn Vũ trụ lúc bấy giờ chỉ có một ḿnh Đức Chí Tôn mà thôi. Đức Chí Tôn mới hóa thân ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản Khí Âm Quang.

          Vậy, nguồn gốc của Đức Phật Mẫu là một hóa thân đầu tiên của Đức Chí Tôn để làm chủ Khí Âm Quang, cầm phân nửa quyền lực của Đức Chí Tôn và luôn luôn tùng theo mạng lịnh của Đức Chí Tôn. ( Khi Đức Chí Tôn tạo dựng ra Càn khôn Vũ trụ tới đâu th́ Đức Chí Tôn tiếp tục hóa thân ra các Đấng khác để chưởng quản tới đó ).

          Vũ trụ tới đây đă có 2 khối chất khí vĩ đại là Dương Quang và Âm Quang, và có 2 Đấng đầu tiên cầm quyền Càn khôn Vũ trụ là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.  Sau đó, Đức Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn, thâu lằn sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Âm Quang phối hợp với Dương Quang để tạo hóa ra các từng Trời, các quả Tinh cầu và các Địa cầu, tạo thành Càn khôn Vũ trụ. Tiếp theo, Đức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn linh nơi cơi Thiêng liêng Vô h́nh. ( Vạn linh gồm đủ Bát hồn :

     Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn ). Rồi Đức Phật Mẫu lại cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Địa cầu tạo thành Vạn vật, tức là Chúng sanh. ( Chúng sanh gồm : Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm, Nhơn loại ).

Phật Mẫu Chơn Kinh :

Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.

* Mỗi một người nơi cơi thiêng liêng đều có 2 thể :

- Một Chơn linh, tức là Linh hồn, do Đức Chí Tôn ban cho. Chơn linh nầy chỉ là một điểm Linh quang do Đức Chí Tôn chiết ra từ khối Đại Linh quang của Ngài, ban cho mỗi người để con người có được Tánh linh,  có được sự sống và biết ǵn giữ sự sống ấy.

- Một Chơn thần, tức là một Xác thân thiêng liêng hay H́nh hài thiêng liêng, do Đức Phật Mẫu tạo ra và  ban cho để làm h́nh thể vô vi, bao bọc Chơn linh.  Do đó, con người nơi cơi thiêng liêng gọi Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ, gọi Đức Phật Mẫu là Đại Từ Mẫu. Ấy là 2 Đấng CHA MẸ chung thiêng liêng vĩ đại nơi cơi Hư linh. Khi con người ấy đầu kiếp xuống cơi phàm trần th́ Chơn linh và Chơn thần của người ấy liền nhập vào thai nhi ngay lúc được sanh ra từ trong bụng bà mẹ phàm trần. Vậy : - Một con người nơi cơi phàm trần có 3 thể : - Chơn linh (đă giải ở trên) do Đức Chí Tôn ban cho.  - Chơn thần (đă giải ở trên) do Đức Phật Mẫu tạo ra.

- Xác thân phàm trần do cha mẹ phàm trần tạo ra.  Như thế, một con người nơi cơi phàm trần có, ngoài 2 Đấng CHA MẸ chung thiêng liêng, c̣n có thêm 2 vị  cha mẹ phàm trần nữa.  Tóm lại, toàn cả chúng sanh trong Càn khôn Vũ trụ hay toàn cả Vạn linh, đều là con cái của Đức ChíTôn và Đức Phật Mẫu, dầu cho đó là những vị Phật cao siêu như Đức Phật Thích Ca, Đức Di-Lạc Vương Phật, Đức Lăo Tử, Đức Khổng Tử, Đức Chúa Jésus, vv ... cũng đều là con cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.

Hiện nay, Đức Phật Mẫu ngự tại Cung Diêu Tŕ, ở từng Trời Tạo Hóa Thiên, là từng Trời thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên. Theo Di-Lạc Chơn Kinh, Đức Phật Mẫu cùng các vị Phật : Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng

Hậu Phật, Thủ Luân Phật, cùng với Cửu vị Nữ Phật, và hằng hà sa số chư Phật khác, thường đi đến các cơi trần để dưỡng dục chúng sanh qui nguyên Phật vị.

Đức Phật Mẫu được nhơn loại tôn xưng bằng nhiều danh từ khác nhau, tùy theo tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc và địa phương, kể ra như sau đây :

- Phật Mẫu, v́ là MẸ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh và Chúng sanh.

- Diêu Tŕ Kim Mẫu, v́ Đức Phật Mẫu ngự tại Diêu Tŕ Cung.

- Kim Bàn Phật Mẫu, v́ Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Tŕ Cung.

- Cửu Thiên Huyền Nữ, v́ Đức Phật Mẫu rất huyền diệu, ngự tại từng Trời Tạo Hóa Thiên là từng thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên.

- Đức MẸ thiêng liêng.

- Đại Từ Mẫu,

- Thiên Hậu,

- Địa Mẫu,

- MẸ sanh.

Đạo Cao Đài tôn thờ Đức Phật Mẫu là tôn thờ NGÔI ÂM, tức là Ngôi Thứ Nh́, c̣n NGÔI DƯƠNG là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức Ngôi Thứ Nhứt. Đây là một Triết lư hết sức mới mẻ và đúng đắn mà từ trước tới nay các tôn giáo chưa từng có . Họ chỉ biết thờ Ngôi Dương mà thôi.

Việc thờ phượng Đức Phật Mẫu hiện nay của Đạo Cao Đài c̣n tạm đặt tại Báo Ân Từ trong Nội Ô ṬaThánh Tây Ninh, v́ Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương chưa được xây dựng. Chừng nào Hội Thánh xây dựng được Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương th́ sẽ chánh thức thờ Đức Phật Mẫu tại đó và trả lại Báo Ân Từ dùng làm Đền thờ các bậc Vĩ nhân có đại công với nhơn loại và các bậc Tiền bối có đại công với Đạo, để hậu sanh tỏ ḷng biết ơn theo đúng chức năng của nó như tên gọi Báo Ân Từ (nhà thờ báo ơn).

                                                                                           

II. Quyền năng của Đức Phật Mẫu

Quyền năng to lớn của Đức Phật Mẫu được cho biết trong 2 bài kinh : Phật Mẫu Chơn Kinh và Tán Tụng Công Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu, và trong các bài Thánh Ngôn của Đức Phật Mẫu giáng cơ ban cho ( Thánh Ngôn của Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu có chép trong phần thứ sáu ).

Một số quyền năng của Đức Phật Mẫu được biết kể ra như sau :

 * 1. Chủ Âm Quang :

 Đức Chí Tôn làm chủ Khí Dương Quang, Đức Phật Mẫu làm chủ Khí Âm Quang, nghĩa là Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu làm chủ Phần Âm trong toàn cả CKVT.

Phật Mẫu Chơn Kinh :

Chủ Âm Quang thường tùng Thiên mạng.

* 2. Chưởng quản Kim Bàn :

Kim Bàn hay Kim Bồn là nơi Đức Phật Mẫu dùng chứa các Nguyên chất để tạo Chơn thần (Xác thân thiêng liêng) cho con người nơi cơi thiêng liêng.

Kinh Đệ Cửu Cửu :

Nơi Kim Bồn vàn vàn nguơn chất,

Tạo h́nh hài các bậc nguyên nhân.

* 3. Chưởng quản Vườn Đào Tiên : Đức Phật Mẫu tạo ra Vườn Đào Tiên và dùng các quả Đào Tiên ban thưởng cho các Chơn linh tu hành  đắc đạo khi trở về cơi Thiêng liêng Hằng sống.  Phật Mẫu Chơn Kinh :

Chưởng Đào Tiên thủ giải trường tồn.

Kinh Đệ Nhị Cửu :

Tây Vương Mẫu vườn Đào ướm chín,

Chén trường sanh có lịnh ngự ban.

Tiệc hồng đă dọn sẵn sàng,

Chơn thần khá đến hội hàng chư linh.

Hằng năm, đến kỳ Đào Tiên chín, Đức Phật Mẫu mở Hội Yến Bàn Đào nơi Diêu Tŕ Cung, dùng các quả Đào Tiên và Tiên tửu, đăi các Đấng Tiên Phật nơi cơi thiêng liêng.

* 4. Tận độ nhơn sanh :

Toàn cả nhơn loại, nhứt là 92 ức nguyên nhân đang c̣n trầm luân nơi cơi trần, đều là con cái thương yêu của Đức Phật Mẫu. Đức Phật Mẫu tận dụng các h́nh thức giáo hóa để cứu độ tất cả con cái của Ngài, đem trở về cơi thiêng liêng, giao cho Đức Chí Tôn phán định phẩm tước và ngôi vị.

Phật Mẫu Chơn kinh :

" Nghiệp hồng vận tử hồi môn,

Chí Công định vị vĩnh tồn Thiên Cung ".

* 5. Chưởng quản Tạo Hóa Thiên :

Tạo Hóa Thiên là từng Trời rất huyền diệu, cao nhứt trong Cửu Trùng Thiên.

Theo Di-Lạc Chơn Kinh :

" Tạo Hóa Huyền Thiên hữu : Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, dữ Cửu vị Nữ Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh Kim Bàn Phật Mẫu, năng tạo năng hóa Vạn linh, năng du Ta-bà Thế giới, dưỡng dục quần sanh, qui nguyên Phật vị . Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, thính Ngă dục tu phát nguyện : Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu dưỡng dục quần linh; nhược hữu sanh, nhược vị sanh, nhược hữu kiếp, nhược vô kiếp, nhược hữu tội, nhược vô tội, nhược hữu niệm, nhược vô niệm, huờn hư thi h́nh đắc A-Nậu Đa-La Tam-Diệu-Tam-Bồ-Đề xá lợi tử qui nguyên Phật vị, tất đắc giải thoát ."

Nghĩa là: Từng Trời Tạo Hóa Thiên huyền diệu có : Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, cùng với Chín vị Nữ Phật, như các cấp vô số các vị Phật, tuân theo mạng lịnh của Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn, có khả năng tạo hóa tất cả các Chơn linh, có khả năng đi đây đi đó đến các cơi trần, nuôi nấng chăm sóc chúng sanh, trở về nguồn cội là ngôi vị Phật. Nếu như có người Nam lành, người Nữ lành, nghe theo lời Ta, muốn tu hành th́ phát ra lời nguyện : Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu nuôi nấng chăm sóc tất cả các Chơn linh ; nếu như có sanh ra, nếu như chưa sanh ra, nếu như có kiếp sống, nếu như không có kiếp sống, nếu như có tội, nếu như không tội, nếu như có ḷng tưởng niệm, nếu như không có ḷng tưởng niệm, trở lại cơi Hư Vô, thi hành đúng theo khuôn phép, được phẩm vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Chơn thần trở về nguồn cội là ngôi vị Phật, ắt được giải thoát.

* 6. Quyền làm MẸ Vạn linh :

Đức Phật Mẫu là bà MẸ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh, mà Vạn linh th́ gồm đủ Bát Hồn (tức là 8 phẩm Chơn linh) gồm : Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn.

Nhưng tại sao quyền hành của Đức Phật Mẫu lại nhỏ hơn quyền hành của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật hay Đức Di-Lạc Vương Phật ?  Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo về Con Đường Thiêng liêng Hằng sống có một đoạn như sau:

" Bần đạo đi ngang Cung Hỗn Nguơn Thượng Thiên, là nơi Đức Di-Lạc đă thâu pháp, đă định vị nơi ấy. Bần đạo có tả mà trong tâm c̣n mờ hồ, không biết tại sao, v́ lẽ ǵ, Đức Phật Mẫu là MẸ mà phải chịu dưới quyền con là Đức Di-Lạc, trong bụng coi hơi bất măn. Liền khi ấy, Bần đạo ngó thấy cái tướng h́nh của Đức Phật Mẫu đứng đằng trước, c̣n Đức Di-Lạc ở đằng sau lưng, qú xuống, đưa hai bàn tay lên, đặng tỏ cho Bần đạo hiểu, dầu cho người con ấy mạnh mẽ, quyền hành thế nào, mà quyền MẸ vẫn là quyền MẸ, không thế ǵ qua được. Ngài chỉ tuân theo mạng lịnh của Đức Phật Mẫu đặng trị thế mà thôi."

Cũng trong Con đường Thiêng liêng Hằng sống, Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo, thuật lại lúc Ngài vào Diêu Tŕ Cung bái kiến Đức Phật Mẫu, thấy cái huyền năng vô biên của Đức Phật Mẫu :

" Bần đạo cùng các bạn kỳ trước đă ghé nơi Tạo Hóa Thiên, tức Ṭa Thiên Cung Phật Mẫu là Diêu Tŕ Cung. Bần đạo có nói một điều làm cho chúng ta nên suy nghĩ nhiều là : Huyền bí vô biên của Phật Mẫu.

Bần đạo nói sơ lược huyền năng thế nào, mà khi chúng ta vào kiến diện Đức Phật Mẫu, ta ngó trên mặt Ngài, ta thấy mặt bà mẹ ta, sanh ta, đương như buổi sống, đương lo buổi trở về. Bần đạo tưởng ngó thấy bà mẹ sanh Bần đạo, tưởng cả thảy cũng đều ngó thấy người mẹ của họ vậy. Nếu lấy theo cái trí học tưởng tượng không biết con mắt thiêng liêng có chiếu h́nh mẹ ta chiếu diệu ra không ? hay là Huyền diệu vô biên của Phật Mẫu cho chúng ta thấy như vậy.  Bà mẹ h́nh hài chúng ta đây là nhơn viên của Đức Phật Mẫu bên phái Nữ đó. ....... Có điều trọng hệ là dầu Nam Nữ cũng vậy, rán giữ một điều nầy : Coi chừng đừng thất hiếu với cha mẹ. Ngày ḿnh ngó thấy h́nh ảnh Đức Phật Mẫu th́ thấy người Mẹ nhơn từ, hiền hậu vô cùng, hạnh phúc ḿnh được hưởng đó, c̣n trái ngược lụng lại, nếu ta thất hiếu, ta ḍm vào h́nh ảnh của Phật Mẫu, ta thấy nét mặt nghiêm nghị và lănh đạm, chúng ta sẽ hết sức đau khổ đó."

                                                                                        III. Nghi thức cúng Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ .  Khi cúng Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ hay tại các Điện Thờ Phật Mẫu địa phương, tất cả mọi người, dù Chức sắc hay Chức việc Nam Nữ, đều phải mặc Đạo phục giống như hàng Đạo hữu, bởi v́ nơi đây, tất cả đều là con cái của Đức Phật Mẫu, không phân biệt phẩm tước. Cho nên trong đàn cúng Đức Phật Mẫu, chúng ta thấy một sự b́nh đẳng rơ rệt giữa mọi tín đồ. Ai ai cũng đều mặc áo dài trắng như nhau, Nữ th́ đầu để trần, Nam th́ đội khăn đóng đen.

Trong con cái của Phật Mẫu, có người giàu sang, có người nghèo hèn, địa vị cao thấp, trí thức hay ngu dốt, nhưng t́nh thương của Bà MẸ thiêng liêng chan đều cho con cái như nhau, không v́ giàu hay địa vị cao mà thương nhiều, không v́ nghèo hèn ngu dốt mà thương ít. Cái công b́nh của Đức Phật Mẫu thật là vô tận vô biên.

Đức Phạm Hộ Pháp qui định cho Báo Ân Từ là Đền thờ Đức Phật Mẫu tạm thời tại Trung Ương Ṭa Thánh, với một nghi thức thờ phượng và cúng kiếng Đức Phật Mẫu căn cứ theo nghi thức cúng Đức Chí Tôn tại Ṭa Thánh. Đại đàn cúng Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ phải được cúng vào giờ Ngọ (12 giờ trưa), không được cúng vào giờ Tư (12 giờ khuya), v́ giờ Tư đặc biệt dành để cúng Đức Chí Tôn tại Đền Thánh. Tại Báo Ân Từ, cúng Đại đàn Đức Phật Mẫu vào các ngày Sóc Vọng, các ngày Lễ Vía và có cúng Phật Mẫu vào Tứ thời mỗi ngày.

- Cúng Đức Phật Mẫu Đại đàn vào giờ Ngọ tức là lúc 12 giờ trưa. Gọi cúng Đại đàn là v́ trong các thời cúng nầy đều có Lễ sĩ điện lễ Dâng Tam bửu. Nhưng có 2 trường hợp :

- Đại đàn với Nhạc tấu Quân Thiên 5 bài vào các ngày : Mùng 9 tháng Giêng, Rằm 3 Nguơn (tháng 1, tháng 7, tháng 10) và Rằm tháng 8 âm lịch Vía Đức Phật Mẫu.

- Đại đàn với Nhạc tấu Quân Thiên 3 bài vào các ngày mùng 1 và 15 của các tháng c̣n lại và ngày 24 tháng chạp Đưa Chư Thánh Triều Thiên.

 - Cúng Đức Phật Mẫu Tứ thời mỗi ngày vào các giờ : Tư (0 giờ tức 12 giờ khuya), Mẹo (6 giờ sáng), Ngo ï (12 giờ trưa), Dậu (18 giờ tức 6 giờ chiều).

A. Nghi thức cúng Đức Phật Mẫu Đại đàn

Sau đây, chúng tôi xin thuật lại diễn tiến của một thời cúng Đức Phật Mẫu Đại đàn lúc 12 giờ trưa tại Báo Ân Từ.

1 * Đúng 12 giờ kém 10 phút :

Lễ vụ đánh 3 hồi kiểng : Khi đánh xong được 2 hồi th́ các tín đồ Nam Nữ theo 2 cửa chánh đi vào Báo

Ân Từ. Các vị Kiểm Đàn sắp đặt chỗ đứng cho thẳng hàng và trật tự.

- Các Nam tín đồ theo cửa bên Nam phái đi vào đứng sắp hàng trước Bàn thờ Chư Chơn Linh Nam Phái nhưng quay mặt vào giữa, tay bắt Ấn Tư đặt trước ngực.

- Các Nữ tín đồ theo cửa bên Nữ phái đi vào đứng sắp hàng trước Bàn thờ Chư Chơn Linh Nữ Phái nhưng quay mặt vào giữa, tay cũng bắt Ấn Tư đặt trước ngực.

Các Nhạc sĩ của Ban Nhạc và các Đồng nhi Nam Nữ theo 2 cầu thang xoắn ở 2 bên, đi lên Lầu 1 Báo Ân Từ.

Khi sắp đặt chỗ đứng xong th́ vừa đúng 12 giờ trưa, nơi nhà gác trước Báo Ân Từ, trống canh điểm 12 tiếng.

2 * Đúng 12 giờ trưa : Khởi chuông nhứt.  Người Chấp sự đứng trước Đại hồng chung trên lầu chuông, nhịp 3 tiếng chuông, rồi khởi kệ 3 câu, dứt mỗi câu kệ th́ dọng một tiếng chuông lớn.

Bài Kệ Chuông Nhứt như sau :

" Văn chung khấu hướng huệ trưởng Càn khôn. (dọng 1 tiếng lớn) Pháp giới chúng sanh đồng đăng bỉ ngạn. (dọng 1 tiếng lớn)  Án dà ra đế dạ Ta bà ha. " (dọng 1 tiếng lớn)

3 * Lễ xướng : Tịnh túc thị lập.  Tịnh túc thị lập là đều đứng hầu nghiêm trang.  Tất cả mọi người trong Đàn đều phải đứng hầu nghiêm trang, kính cẩn, chờ hành lễ.

4 * Lễ xướng : Chấp sự giả các tư kỳ sự.

Những tín đồ có phận sự trong Đàn cúng đến đứng tại vị trí của ḿnh để sẵn sàng làm phận sự của ḿnh theo nghi thức qui định.

5 * Khởi chuông nh́.

Người đứng trước cái Kiểng đánh lên 1 tiếng lớn để báo hiệu cho vị Chấp sự trên lầu chuông khởi kệ chuông nh́.

Người Chấp sự trên lầu chuông nhịp 3 tiếng chuông, rồi kệ 3 câu, dứt mỗi câu kệ, dọng một tiếng chuông lớn.

Bài Kệ Chuông Nh́ như sau :

" Nhứt vi u ám tất giai văn. (dọng 1 tiếng lớn)

Nhứt thiết chúng sanh thành Chánh giác. (dọng 1 tiếng lớn)

Án dà ra đế dạ Ta bà ha." (dọng 1 tiếng lớn)

Khi tiếng kệ chuông nh́ vừa dứt th́ : "

6 * Lễ xướng : Cung thành thứ tự Nam Nữ nhập đàn.  Người Hầu chuông nơi Bửu điện khắc liên tiếp 3 tiếng bong, mọi người trong đàn đều xá đàn một xá, rồi quay người đứng nh́n lên Bàn thờ, thành ra như sắp hàng ngang, đứng nghiêm chỉnh, tay vẫn bắt Ấn Tư đặt trên ngực.

7 * Lễ xướng : Nhạc tấu Quân Thiên.

Ban Nhạc đánh trống Tiếp giá (Nghinh Thiên). Đây là lúc Đức Phật Mẫu, Cửu vị Nữ Phật, Bạch Vân Động Chư Thánh, và các Đấng Thiêng liêng giáng ngự nơi Bửu điện.

Dứt trống, Ban Nhạc ḥa tấu 3 bài Cổ nhạc : Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Tiểu Khúc. Nếu ḥa tấu 5 bài th́ :

Xàng xê, Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Tiểu Khúc.

Các tín đồ trong Đàn cúng phải tịnh tâm, đứng im lặng nghiêm trang tại chỗ, tuyệt đối không được đi tới đi lui.

8 * Lễ xướng : Nghệ hương án tiền.

Nghệ hương án tiền là đến trước bàn hương.

Các Lễ sĩ đều mặc áo rộng màu vàng. Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đứng hai bên chỗ Bàn Lễ sĩ (ở sau cùng). Cặp Lễ xướng đứng 2 bên Ngoại nghi. Cặp Lễ sĩ đăng th́ cầm chân đèn có gắn 1 cây đèn sáp đang cháy bên trên. Cặp Lễ sĩ đài th́ cầm đài (có một cây đèn sáp gắn bên cạnh đài), một bên đặt 3 cây nhang lớn bó lại (chưa đốt), bên kia đặt một lư trầm đă đốt cháy. Hai cặp đăng-đài đi lên đứng hai bên phía sau Ngoại nghi. Trống xây đờn bài Hạ.

9 * Lễ xướng : Giai qú.

Giai qú là đều qú xuống.

Người Hầu chuông khắc lần lượt 3 tiếng bong một cách chậm răi làm hiệu lịnh để mọi người trong đàn đều lần lượt xá xuống 3 xá rồi qú xuống.  C̣n hai cặp Lễ sĩ đăng-đài, 2 tay cầm đăng hay đài cung lên ngang trán, 2 chân lần lượt phết, nhúng và đá theo h́nh chữ TÂM ( ) theo 3 hồi trống đổ điều khiển, rồi qú xuống, một chân qú, một chân co lên đỡ đăng hay đài.

10 * Lễ xướng : Phần hương.

Phần hương là đốt nhang.

Vị tín đồ qú tại Ngoại nghi (Chức sắc Hiệp Thiên Đài) cầm bó nhang 3 cây đưa vào 2 ngọn đèn đang chụm lại của 2 Lễ sĩ đăng đốt cho cháy đều, cầm hương xá 1 xá, trao lại cho cặp Lễ sĩ đài. Trống đánh thét lên cho đến khi hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đứng dậy và xoay ḿnh day vô Nội nghi.

11 * Lễ xướng : Điệân hương.

Điện hương là Lễ sĩ, với cách đi đặc biệt theo h́nh chữ Tâm, đem hương dâng vào cho vị Chứng đàn. Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đi từng bước lên Nội nghi, 2 tay cầm đăng hay đài cung lên ngang trán, 2 chân lần lượt phết, nhúng xuống rồi đá lên, vẽ h́nh chữ Tâm, đi 12 bước th́ lên tới Nội nghi, chỗ phía trước vị Chứng đàn qú , đứng day mặt vô. Mỗi bước đi lên của Lễ sĩ được điều khiển bởi trống và nhạc. Nhạc vô mặt trống đờn Nam Xuân chầu 4 lái. Hai vị Tiếp lễ đang đứng hầu Bàn thờ Đức Phật Mẫu đi xuống đứng phía dưới 4 Lễ sĩ đăng-đài.

12 * Lễ xướng : Qú.

Trống đổ cho hai cặp Lễ sĩ đăng-đài cùng với 2 vị Tiếp lễ (Nữ phái) đồng qú xuống ở hai bên trước vị Chứng đàn. Lễ sĩ đài trao bó hương cho vị Chứng đàn.

- Người Hầu chuông khắc 1 tiếng bong : Mọi người chấp tay Ấn Tư đưa lên trán xá xuống 1 xá, vừa niệm :  Nam mô Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn.

- Người Hầu chuông khắc 1 tiếng bong thứ nh́ : Mọi người đều chấp tay lên trán xá xuống 1 xá, vừa niệm :

Nam mô Cửu vị Tiên Nương.

- Người Hầu chuông khắc 1 tiếng bong thứ ba : Mọi người đều chấp tay lên trán xá xuống 1 xá thứ ba, vừa niệm : Nam mô Bạch Vân Động Chư Thánh.

Chúng ta thấy nơi gian giữa, từ Nội nghi ra đến Ngoại nghi, các Tín đồ Nữ phái qú thành 3 hàng dọc. Vị Chứng đàn qú trên hết và chính giữa. Từ Ngoại nghi đến Bàn Lễ sĩ, đặc biệt dành cho Chức sắc Hiệp Thiên Đài qú cúng.

13 * Lễ xướng : Thành kỉnh tụng Niệm Hương chú.  Nhạc gài trống đờn bản Nam Ai. Đồng nhi tụng bài Kinh Niệm Hương theo giọng Nam Ai :

" Đạo gốc bởi ḷng thành tín hiệp,

Ḷng nương nhang khói tiếp truyền ra ".

...........v.v...

" Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành.

Vị Chứng đàn cầm bó hương 3 cây đang cháy cung tay đưa lên ngang trán.

Khi Đồng nhi tụng kinh đến danh hiệu của các Đấng, Hầu chuông khắc 1 tiếng để mọi người trong Đàn cúi đầu xuống tỏ ư kỉnh lễ.

14 * Lễ xướng : Thượng hương.

Thượng hương là đem hương dâng lên trên.

Vị Chứng đàn cầm bó hương xá 3 xá rồi trao cho vị Tiếp lễ, vị nầy đem bó hương cắm vào lư hương trên bàn thờ, và vị Tiếp lễ kia đặt lư trầm kế bên.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đứng dậy rồi theo điệu trống, phết, nhúng, đá theo h́nh chữ Tâm, kẻ bước tới người bước lui, sắp đặt quay lại, đặt đăng và đài bên hông, rồi đi trở về Bàn Lễ sĩ theo cách đi thông thường.

15 * Lễ xướng : Cúc cung bái.

Hầu chuông khắc lần lượt 3 tiếng bong. Sau mỗi tiếng bong, mọi người đều lạy xuống 1 lạy 3 gật, mỗi gật đều niệm danh hiệu của Đức Phật Mẫu : " Nam mô Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn."

Tất cả 3 lạy 9 gật, nhớ mỗi gật đều niệm danh hiệu của Phật Mẫu. Mỗi lần lạy đều có nhạc đánh trống lập ban.

16 * Lễ xướng : Thành kỉnh tụng Khai Kinh chú.  Nhạc gài đờn Nam Ai. Đồng nhi tụng bài Khai Kinh :

" Biển trần khổ vơi vơi trời nước,

Ánh Thái dương giọi trước phương đông ".

......................v.v...

Sửa ḷng trong sạch tụng cầu Thánh kinh.

17 * Lễ xướng : Thành kỉnh tụng Phật Mẫu Chơn Kinh.

Nhạc gài trống giọng Nam Xuân. Đồng nhi tụng bài Phật Mẫu Chơn Kinh :

" Tạo Hóa Thiên huyền vi Thiên Hậu,

Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Tŕ ".

 ...................v.v...

" Nhứt triêu nhứt tịch kỉnh bài mộ khang.

Nam mô Diêu Tŕ Kim Mẫu Tạo Hóa Huyền Thiên Cảm Bái.

Nam mô Đại Từ Bi Năng Hỷ Xả Thiên Hậu Chí Tôn Đại Bi Đại Ái  ".

18 * Lễ xướng : Cúc cung bái. ( Phần nầy giống y như mục số 15).

19* Lễ xướng : Cung hiến Tiên Hoa.

Nhạc xây tá đờn bài Hạ. Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài bước lên đứng đối diện tại Ngoại nghi. Cặp Lễ sĩ đài, một bên có đặt một b́nh hoa tươi 5 màu, bên kia có đặt một dĩa trái cây.

20 * Lễ xướng : Qú.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đồng qú xuống. Lúc đó trống đổ giót 3 hồi.

21 * Lễ xướng : Chỉnh Tiên Hoa.

Vị qú nơi Ngoại nghi lần lượt cầm b́nh hoa và dĩa trái cây lên xem xét, sửa lại cho tề chỉnh, cầm lên xá xuống 1 xá, rồi trao lại cho cặp Lễ sĩ cầm đài.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đứng dậy,sắp hàng day vô Bửu Điện. Nhạc đánh thét rồi đổ cho Lễ sĩ đứng lên, dứt thét.

22 * Lễ xướng : Điện Tiên Hoa.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đi từng bước lên Nội nghi, 2 tay cầm đăng hay đài cung lên ngang trán, 2 chân lần lượt phết, nhúng xuống đá lên, vẽ h́nh chữ Tâm, đi lên từng bước, đủ 12 bước là tới Nội nghi, chỗ vị Chứng

đàn qú. Nhạc gài trống vô đờn Đảo Ngũ Cung, Lễ sĩ cung tay chầu 8 lái.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài khi bắt đầu bước đi lên th́ Đồng nhi bắt đầu thài Bài Dâng Hoa :

"Từ Bi giá ngự rạng môn thiền,

Đệ tử mừng nay hữu huệ duyên.

Năm sắc hoa tươi xin kỉnh lễ,

Cúi mong Phật Mẫu rưới ân Thiên."

Khi thài vừa dứt th́ hai cặp lễ sĩ đăng-đài cũng vừa đến Nội nghi, rồi day vào giữa, đứng 2 bên trước vị Chứng đàn. Hai Tiếp lễ cũng đi xuống đứng phía bên dưới 4 Lễ sĩ.

23 * Lễ xướng : Qú.

Trống đổ, hai cặp Lễ sĩ đăng-đài và cặp Tiếp lễ đồng qú xuống hai bên vị Chứng đàn.

Vị Chứng đàn tiếp lấy b́nh hoa, xá 3 xá có khắc 3 tiếng chuông, đưa lên trán dâng lời cầu nguyện. Xong, xá xuống 1 xá rồi trao cho vị Tiếp lễ.

24 * Lễ xướng : Thượng Tiên Hoa.

Cặp Tiếp lễ đem b́nh hoa và dĩa trái cây đặt lên Bàn thờ. Hai cặp Lễ sĩ đăng đài đứng dậy, theo điệu trống đổ, hai chân vẽ h́nh chữ Tâm, kẻ bước tới, người bước lui, sắp đặt quay lại, đăng và đài đặt bên hông, bước đi thông thường trở về Bàn Lễ sĩ. Nhạc thúc bụa cho Lễ sĩ đi xuống.

 25 * Lễ xướng : Cúc cung bái.

 (Phần nầy giống y như mục số 15).

26 * Lễ xướng : Cung hiến Tiên Tửu.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài, từ Bàn Lễ sĩ, bước lên đứng đối diện nhau tại Ngoại nghi. Cặp Lễ sĩ đài, một bên có đặt một cái chung (chưa có rượu), c̣n bên kia đặt cái nhạo đựng rượu trắng, loại tốt.

27 * Lễ xướng : Qú.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đồng qú xuống. Lúc đó trống đổ giót 3 hồi.

28 * Lễ xướng : Chước tửu.

Chước tửu là rót rượu.

Vị qú nơi Ngoại nghi đưa tay cầm nhạo rót rượu vào chung nhắm chừng đủ 8 phân, rồi cầm chung rượu xá 1 xá, trao lại cho Lễ sĩ cầm đài. Xong hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đứng dậy, sắp hàng day vô Bửu điện. Nhạc đánh thét cho Lễ sĩ đứng lên, dứt thét.

29 * Lễ xướng : Điện Tiên Tửu.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đi từng bước lên chỗ vị Chứng đàn qú trước Nội nghi giống như khi Điện Tiên Hoa. Nhạc đờn bản Đảo Ngũ Cung.  Khi 2 cặp Lễ sĩ bắt đầu bước đi lên th́ Đồng nhi bắt đầu thài Bài Dâng Rượu theo giọng Đảo Ngũ Cung :

" Thiên ân huệ chiếu giáng thiền minh,

Thành kỉnh Trường Xuân chước tửu quỳnh.

Lạc hứng khấu cung giai miễn lễ,

Thoát tai bá tánh ngưỡng ân sinh ".

Khi thài vừa dứt th́ 2 cặp Lễ sĩ đăng-đài cũng vừa đến trước Nội nghi, nơi vị Chứng đàn qú, rồi đứng day vào giữa. Hai Tiếp lễ cũng vào đứng phía bên trên.

30 * Lễ xướng : Qú.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài và cặp Tiếp lễ đồng qú xuống 2 bên vị Chứng đàn. Vị Chứng đàn cầm chung rượu, xá xuống 3 xá, có khắc 3 tiếng chuông, đưa lên trán cầu nguyện. Xong xá xuống 1 xá, rồi trao cho vị Tiếp lễ.

31 * Lễ xướng : Thượng Tiên Tửu.

Cặp Tiếp lễ đem chung rượu và nhạo rượu đặt trên bàn thờ. Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đứng dậy, nghe theo các điệu trống nhạc, bước theo h́nh chữ Tâm, kẻ bước tới người bước lui, sắp đặt quay lại, đăng hay đài được đặt ở hông, rồi đi trở về Bàn Lễ sĩ. (Bận đi xuống, bước đi thường, không theo chữ Tâm).

32 * Lễ xướng : Cúc cung bái.   (Lạy xuống 3 lạy 9 gật, giống y như mục 15).

33 * Lễ xướng : Cung hiến Tiên Trà.

Hai cặp Lễ sĩ đăng đài bước lên đứng đối diện nhau nơi Ngoại nghi. Cặp Lễ sĩ đài, một bên có đặt một cái chung (chưa có nước trà), c̣n bên kia đặt một b́nh nước trà nóng.

34 * Lễ xướng : Qú.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đồng qú xuống nơi Ngoại nghi. Lúc đó trống đổ giót 3 hồi.

35 * Lễ xướng : Điểm Trà.

Điểm trà là rót nước trà.

Trống thét, vị qú nơi Ngoại nghi cầm b́nh trà rót nước trà vào chung nhắm chừng đủ 8 phân, cầm lên xá xuống 1 xá, rồi trao lại cho cặp Lễ sĩ đài.  Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đứng dậy, day vô Bửu Điện.

36 * Lễ xướng : Điện Tiên Trà.

Trống đổ giót, hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đi từng bước lên Nội nghi, nơi vị Chứng đàn qú, 2 tay cầm đăng hay đài cung lên ngang trán, 2 chân lần lượt phết, nhúng xuống rồi đá lên, vẽ nên h́nh chữ Tâm, từng bước đi lên đến Nội nghi. Trong lúc đó Ban Nhạc đờn bản Đảo Ngũ Cung.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài khi bắt đầu điện lên th́ Đồng nhi bắt đầu thài Bài Dâng Trà theo giọng Đảo Ngũ Cung :

" Mai xuân nguyệt cúc vị trà hương,

Kỉnh lễ thành tâm hiến bửu tương.

Ngưỡng vọng Từ Bi gia tế phước,

Khai minh Đại Đạo hộ thanh bường ".

Khi thài vừa dứt th́ hai cặp Lễ sĩ đăng-đài cũng vừa đến Nội nghi, rồi đứng day mặt vào giữa. Hai vị Tiếp lễ đi xuống đứng phía dưới 4 Lễ sĩ.

37 * Lễ xướng : Qú.

Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài và cặp Tiếp lễ đều qú xuống hai bên vị Chứng đàn. Vị Chứng đàn cầm chung nước trà xá xuống 3 xá có điểm chuông theo mỗi xá, đưa lên trán cầu nguyện. Xong, xá xuống 1 xá, rồi trao cho 2 vị Tiếp lễ.

38 * Lễ xướng : Thượng Tiên Trà.

Cặp Tiếp lễ đem b́nh trà và chung nước trà lên đặt trên Bàn thờ. Hai cặp Lễ sĩ đăng-đài đứng dậy, nghe theo điệu trống nhạc, bước theo h́nh chữ Tâm, kẻ bước tới người bước lui, sắp đặt quay lại rồi đặt đăng hay đài bên hông, đi theo cách thông thường trở về Bàn Lễ sĩ.

39 * Lễ xướng : Cúc cung bái.

(Lạy xuống 3 lạy 9 gật, giống y như mục 15).

 40 * Lễ xướng : Sớ văn thượng tấu.

Từ Bàn Lễ sĩ, cặp Lễ sĩ đăng đi lên Nội nghi (không điện), vị đọc sớ cũng nối bước lên theo. Cặp Tiếp lễ, một vị đi lên Bàn thờ thỉnh Sớ văn đem xuống, vị kia th́ bưng cái lư dùng để đốt sớ, cùng đi xuống đứng phía dưới cặp Lễ sĩ đăng. Tất cả 5 vị đứng sắp hàng hai bên vị Chứng đàn và quay mặt vào giữa. Nhạc xây tá đờn bài Hạ.

41 * Lễ xướng : Qú.

Tất cả 5 vị trên đều qú xuống. Vị Tiếp lễ đưa bao sớ có đựng Sớ văn cho vị Chứng đàn. Vị Chứng đàn cầm hai tay, xá xuống 3 xá có điểm 3 tiếng bong, đưa lên trán cầu nguyện, xong xá 1 xá.

42 * Lễ xướng : Thành độc Sớ văn.

Vị Chứng đàn lấy tờ Sớ văn trong bao sớ ra, trao cho vị đọc sớ, rồi hai tay cầm bao sớ kính cẩn đặt lên trán.

Vị đọc sớ mở tờ Sớ văn ra, bắt đầu đọc to lên, giọng trầm bổng, và dừng lại một chút nơi danh hiệu của các Đấng, để Hầu chuông khắc một tiếng bong làm hiệu cho mọi người trong đàn cúi đầu kỉnh lễ, có tiếng trống đổ theo.  Sau đây là Sớ văn cúng Đại đàn Đức Phật Mẫu ngày 16-6-Mậu Dần ( dl 6-8-1998 ), Nữ Chơn Nhơn Nguyễn thị Khéo ( Cơ Quan Phước Thiện ) đứng sớ chứng đàn.

 

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

( Thất thập tam niên )

TAM GIÁO QUI NGUYÊN, NGŨ CHI PHỤC NHỨT.

Thời duy,

Thiên vận Mậu Dần niên, Lục ngoạt, Thập ngũ nhựt, Ngọ thời, hiện tại Việt Nam quốc, Tây Ninh tỉnh, Ḥa Thành huyện, cư trụ Báo Ân Từ chi trung.  Kim Đệ tử Nguyễn thị Khéo, công đồng chư Thiện Nam Tín Nữ đẳng, qú tại Điện tiền, thành tâm tŕnh tấu.

HUỲNH KIM KHUYẾT NỘI :

Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn, Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn,

TAM TÔNG CHƠN GIÁO :

Tây Phương Giáo Chủ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn,  Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn,  Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn,

TAM KỲ PHỔ ĐỘ TAM TRẤN OAI NGHIÊM

Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai,

Lư Đại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,

Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân,

Gia Tô Giáo Chủ Cứu Thế Thiên Tôn,

Thái Công Tướng Phụ Quảng Pháp Thiên Tôn,  Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn.

Thập Phương Chư Phật, Vạn Chưởng Chư Tiên, Liên Đài chi Hạ. Kim v́ Vọng nhựt lương thần, chư Thiện Nam Tín Nữ đẳng nghiêm thiết đàn tràng, hương, đăng, hoa, trà, quả, thanh chước chi nghi, thành tâm hiến lễ. Ngưỡng vọng Đức Kim Bàn Phật Mẫu dĩ đức từ bi, chuyển họa vi phước, thoát ách tiêu tai, thế giới an ninh, cộng ḥa nhơn loại, Tổ quốc Việt Nam đạt vinh quang, sanh chúng an cư lạc nghiệp, phục hồi Đường Ngu chi phong hóa.  Ngưỡng vọng Đức Kim Bàn Phật Mẫu phát hạ hồng ân, hoằng khai Đại Đạo, độ tận chúng sanh, hiệp trí ḥa tâm, tinh thần qui nhứt, vĩnh sùng Chánh giáo, giải thoát tiền khiên, triêm ngưỡng Mẫu ân tứ phước. Ngưỡng vọng Đức Kim Bàn Phật Mẫu cứu  độ các đẳng Chơn linh quá văng, tảo đắc  siêu  thăng,  an  nhàn  Cực  Lạc.  Chư Đệ  tử  đồng  thành  tâm khẩn nguyện cúc cung khấu bái thượng tấu, dĩ văn.  Đệ tử : Nguyễn thị Khéo "

Đến đây, trống và Nhạc ngưng lại một chút để vị Chứng đàn và tất cả tín đồ trong đàn cầu nguyện.

43 * Lễ xướng : Cung phần Sớ văn.

Cung phần Sớ văn là cung kính đốt bài văn sớ.  Vị Chứng đàn xếp tờ Sớ đặt trở vào bao, xá 3 xá, rồi đưa vào 2 ngọn đèn chụm lại của cặp Lễ sĩ đăng, đốt cho cháy chừng phân nửa, rồi bỏ vào lư, vị Tiếp Lễ đem cái lư ấy lên đặt kế lư hương trên bàn thờ. Trống đổ 3 hồi dài.  Cặp Lễ sĩ đăng đứng dậy, đi trở về Bàn Lễ sĩ. Vị đọc sớ cũng bước theo trở về chỗ cũ.

44 * Lễ xướng : Cúc cung bái.

 ( Tất cả lạy 3 lạy 9 gật, giống y như mục 15 ).

45* Lễ xướng : Thành tâm tụng Ngũ Nguyện.  Nhạc tệt vô đờn lớp trống Xuân. Đồng nhi tụng Bài Ngũ Nguyện theo giọng Nam Xuân:

" Nam mô Nhứt Nguyện Đại Đạo hoằng khai,

Nh́ Nguyện Phổ độ chúng sanh,

Tam Nguyện xá tội đệ tử,

Tứ Nguyện thiên hạ thái b́nh,

Ngũ Nguyện Thánh Thất an ninh ".

Trống tịch theo mỗi câu nguyện, rồi điểm mỗi khi dứt câu nguyện, mọi người đều cúi đầu.

46 * Lễ xướng : Cúc cung bái.

 (Tất cả lạy 3 lạy 9 gật, giống y như nơi mục 15).

47 * Lễ xướng : Hưng b́nh thân.

Tất cả mọi người đang qú cúng trong đàn đều đứng dậy và đứng yên tại vị trí ḿnh. Nhạc đánh trống thét.

48 * Lễ xướng : Cung thành thứ tự phân lập Tam ban. Hầu chuông lần lượt điểm 3 tiếng chuông, mọi người đang đứng, xá sâu xuống 3 xá, rồi quay ra phía sau theo chiều từ bên phải xoay qua bên trái ở trước mặt ( tức ngược chiều quay của kim đồng hồ ), xá 1 xá. Xong, tất cả quay ḿnh đứng day mặt vào giữa y như lúc nhập đàn.  Lúc đó, trống thét đánh tới không cho dứt, v́ e lúc lui ra làm xao động, mất nghiêm.

6 Lễ sĩ, 2 vị Tiếp lễ, vị đọc sớ đi vào đàn giữa, đứng sắp hàng ngang, chuẩn bị qú lạy Đức Phật Mẫu. Người Hầu chuông khắc chuông làm hiệu cho tất cả qú xuống, niệm danh hiệu Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương và Bạch Vân Động chư Thánh, cầu nguyện và lạy 3 lạy 9 gật, mỗi gật niệm danh hiệu của Đức Phật Mẫu. Lạy xong, đứng dậy xá 3 xá, quay ra sau xá 1 xá, rồi lui về chỗ cũ.

- Tiếp theo là các Đồng nhi vào lạy Đức Phật Mẫu theo cách thức giống như các Lễ sĩ ở trên.

- Kế đó là các Nhạc sĩ trong Ban Nhạc vào lạy Đức Phật Mẫu theo cách thức giống như các Lễ sĩ.

- Sau cùng các tín đồ bên ngoài vào lạy Phật Mẫu.  Lạy xong, tất cả đều trở về vị trí cũ.

- Một đoạn trống đánh thét lên rồi dứt. Người có phận sự đánh 1 tiếng kiểng lớn cho vị Chấp sự trên lầu chuông biết đặng dọng chuông Băi đàn.

Người Chấp sự nhịp 3 tiếng chuông rồi khởi kệ chuông Băi đàn. Sau mỗi câu kệ, dọng một tiếng chuông lớn.

Bài Kệ Chuông Băi đàn :

- Đàn tràng viên măn Chức sắc qui nguyên, vĩnh mộc từ ân phong điều vơ thuận. (dọng 1 tiếng lớn)

- Thiên phong hải chúng quốc thới dân an, hồi hướng đàn trường tận thâu Pháp giới. (dọng 1 tiếng lớn)

- Án dà ra đế dạ Ta bà ha. (dọng 1 tiếng lớn)  Khi tiếng chuông kệ thứ 3 vừa dứt th́ :

49 * Lễ xướng : Lễ thành.

Người Hầu chuông điểm liên tiếp 3 tiếng bong, tất cả đều xá đàn 1 xá, rồi vị Chứng đàn khởi đi ra trước, người đứng kế nối bước theo, lần lượt đi ra khỏi Chánh điện. Ở hai gian bên thờ Chư Chơn Linh Nam Phái và Nữ Phái, người đứng trong cùng đi ra trước, rồi người đứng kế nối theo đi ra cho đến hết. Nhạc đổ trống rồi thét, đánh tán điệu rồi qua Tiền bần Hậu phú và dứt tịch là hết .

 Đàn cúng chấm dứt.

Sau đây là Bài dạy các Nhạc sĩ Ban Nhạc đờn cúng Đại đàn Đức Phật Mẫu của Nhạc sư Trần thiện Niệm ngày 9-11-Tân Mùi (dl 14-12-1991) :

1. Tới 11 giờ 35 phút, Ban Nhạc lo chuẩn bị trước, nhứt là chỉnh soạn các món Nhạc khí và nhân viên của ḿnh. C̣n 15 phút là 12 giờ th́ đến lễ bái rồi đến ngồi vào ghế bán nguyệt, so dây đờn nhỏ nhẹ, nhứt là kèn và trống cơm, muốn thử kêu rơ ràng phải tại cơ sở của ḿnh, c̣n đến giờ cúng th́ thử nhỏ cho biết ăn giọng âm thanh với đờn mà thôi.

2. Lên trước Đại điện không được hút thuốc, nói chuyện quá ồn ào, mất vẻ trang nghiêm, v́ nơi đây tất cả phải tịnh tâm đảnh lễ. C̣n hút thuốc là trược đối với Thiêng liêng, hơn nữa khi đi cúng cũng đă súc miệng rồi.

3. Các môn chánh của Nhạc phải là người có phẩm lớn và đạo hạnh mà làm chuẩn hướng.

Nhạc Tấu Quân Thiên : Trống gài đầu trung b́nh, bạc không phép lướt trống, v́ thúc lẹ th́ lớp và âm thanh không phân minh, làm giảm uy hùng của Tiếp giá. C̣n đờn 3 hay 5 bài th́ cần đờn lẹ lên. Nhớ tôn ư của Đức Hộ Pháp : Không hối thúc Tiếp giá mà hối thúc đờn.

4. Tới từng Điện Hương : Đờn Xuân Điện không đờn lơi, cũng không đờn lớp trống Xuân. Khi Lễ qú, toàn thể nghe chuông thỉnh Thánh, Nhạc rao đặng vô đờn Nam Ai, Giáo nhi Đồng nhi đọc Kinh Niệm Hương, đừng đờn đọc kinh lơi v́ giọng kinh quá trầm, chữ kinh lệch lạc, bổn đạo mỏi, giảm tín ngưỡng. Tới bài Khai Kinh cũng giọng Nam Ai. Hai bài nầy cần thúc nhịp lại.

5. Trống lập ban : Trống nhỏ ngắn gọn. Các môn tum, bạc, kèn, và phụ, chờ gài thủ vô sau nghe đúng pháp, c̣n đổ ồn lên một lượt làm lấp mất tiếng câu xướng của Lễ sĩ, đổ kéo dài thời gian làm mất 1 lạy của tập thể.

6. Tới đờn Xuân, Giáo nhi Đồng nhi đọc Phật Mẫu Chơn Kinh, giữ mức trung b́nh, lẹ quá mất giọng Xuân, cũng không đờn lớp trống Xuân (v́ như đă nêu phần trên), dứt trống lập ban lạy.

7. Lễ Điện Tam Bửu : Qua những lớp bài Hạ và trống thét, lớp trống thét không mỏ bạc lẹ quá mất điệu thuần hậu trung dung, tới gài Đảo Ngũ Cung, giữ mực trung b́nh. Lễ tới Nội nghi, tới thượng Tam Bửu, Lễ sĩ đổi sang th́ Nhạc thúc mực trung b́nh mà thôi, lẹ quá giảm giá nhịp điệu Nhạc Thánh Đường.

8. Trống lập ban lạy, một ḿnh trống đổ nhỏ gài thủ th́ các môn phụ lập vô thủ nhịp sau c̣n đổ rầm lên lấp xướng, trễ lạy lụp chụp có khi Lễ phải chờ v́ Lễ hưng Nhạc tác.

9. Đến tấu Sớ Văn : Từ xây tá đến thét ngắn. Lưu ư tới câu sớ quan trọng, điểm trống. Tôn kính sự uy linh hơn (đổ ro roi điểm ba) câu trung b́nh th́ điểm trung b́nh (không ro mà điểm ba). Tới Phần Sớ, có vẻ tôn nghiêm dâng uy hùng tiếp thét luôn.

10. Đến Ngũ Nguyện, gài trống vô đờn, chừng mức hồi khởi đầu không lẹ không chậm (như đờn Xuân và Tiếp giá mới vô nhịp ban đầu) tới đây mới đờn lớp trống Xuân, với 5 câu Nguyện, cuối cùng tận tâm cầu đảo của toàn thể đặng măn đàn. Khi 3 lạy xong, nghe chuông, toàn thể đứng lên và đứng lưỡng ban.

11. Nhạc c̣n trổi đều, do Lễ sĩ, Giáo nhi Đồng nhi, Trật tự, Kiểm đàn lạy, c̣n Nhạc khi măn 5 câu Nguyện th́ lo thi nhau mà lễ bái. Đến đây đồng chờ tiếng Kiểng và 3 tiếng chuông.

12. Lễ sĩ xướng : Lễ Thành. Nhạc đổ trống gài lớp Thái b́nh, tiền bần hậu phú rồi dứt tịch măn đàn.

 

B. Nghi thức cúng Tứ thời thường ngày

Nghi thức cúng Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ vào Tứ thời thường ngày đơn giản hơn rất nhiều so với Nghi thức cúng Đại đàn. Thời cúng Đại đàn thường kéo dài 1 giờ 30 phút, trong lúc đó, cúng Tứ thời chỉ kéo dài có 30 phút, v́ cúng Tứ thời không có Nhạc tấu Quân Thiên, không có Lễ sĩ điện lễ, không đọc Sớ văn.

1. Trước giờ cúng chừng 5 phút, các vị Trật tự ngăn không cho vào bái lễ Phật Mẫu để sắp đặt cúng thời.

2. Đúng giờ cúng, khi nghe tiếng trống canh nơi nhà gác điểm giờ, Lễ vụ trên lầu chuông khởi kệ chuông nhứt.

Các Tín đồ Nam Nữ đi vào Báo Ân Từ, đứng trong 2 gian 2 bên, Nam đứng trước Bàn thờ Chư Chơn Linh Nam phái, Nữ đứng trước Bàn thờ Chư Chơn Linh Nữ phái, quay mặt vào giữa, tay bắt Ấn Tư đặt trước ngực.

- Các Nhạc sĩ của Ban Nhạc ngồi đờn trên bàn tṛn sau Bàn Lễ sĩ, các Đồng nhi th́ đứng sắp hàng bên cạnh cái Kiểng. (Khi cúng Đại đàn th́ Nhạc sĩ và Đồng nhi không được ở vị trí nầy, mà phải lên Lầu 1).

Khi các vị Kiểm đàn Nam Nữ sắp đặt các chỗ đứng xong, th́ một Đồng nhi đánh 1 tiếng Kiểng lớn, báo cho vị Lễ vụ trên lầu kệ chuông nh́.

Sau mỗi câu kệ th́ dọng 1 tiếng chuông lớn, bên dưới đánh tiếp một tiếng Kiểng. Khi tiếng Kiểng thứ 3 vừa dứt th́ người Hầu chuông nơi Nội điện khắc 3 tiếng bong liên tiếp, các Nam Nữ Tín đồ xá đàn một xá, quay ḿnh đứng thành hàng ngang, mặt hướng lên Bàn thờ.

Nơi gian giữa, từ Nội nghi đến Ngoại nghi, các Nữ tín đồ bước vào đứng thành hàng ngang, 3 người mỗi hàng, tay bắt Ấn Tư đặt lên ngực, nh́n lên Bàn thờ.

Từ Ngoại nghi ra sau đến Bàn Lễ sĩ th́ dành cho Chức sắc Hiệp Thiên Đài.

3. Hầu chuông lần lượt khắc tiếp 3 tiếng bong, mọi người xá sâu xuống 3 xá, rồi qú xuống. Hầu chuông khắc lần lượt 3 tiếng bong nữa, các tín đồ lần lượt đưa tay Ấn Tư lên trán xá 3 xá, niệm lần lượt là :

- Nam mô Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn.

- Nam mô Cửu vị Tiên Nương.

- Nam mô Bạch Vân Động Chư Thánh.

4. Đồng nhi khởi tụng Kinh Niệm Hương theo giọng Nam Ai, có nhạc đệm theo : (không có trống)

" Đạo gốc bởi ḷng thành tín hiệp,

Ḷng nương nhang khói tiếp truyền ra ".

................v.v...

" Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành ".

Hầu chuông lần lượt khắc 3 tiếng bong, tất cả lần lựợt lạy 3 lạy 9 gật, mỗi gật niệm danh hiệu của Phật Mẫu : " Nam mô Diêu Tŕ Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn".

5. Đồng nhi tiếp tụng bài Khai Kinh với giọng Nam Ai, có nhạc đệm theo :

" Biển trần khổ vơi vơi trời nước,

Ánh thái dương giọi trước phương Đông ".

.........................v.v...

" Sửa ḷng trong sạch tụng cầu Thánh Kinh ".

Dứt bài kinh nầy, tất cả đều cúi đầu.

Khi Đồng nhi tụng đến danh hiệu các Đấng th́ Hầu chuông khắc 1 tiếng làm hiệu để mọi người cúi đầu kỉnh lễ.

6. Đồng nhi tiếp tụng bài Phật Mẫu Chơn Kinh theo giọng Nam Xuân, có nhạc đệm theo :

" Tạo Hóa Thiên Huyền Vi Thiên Hậu,

Chưởng Kim Bàn Phật Mẫ Diêu Tŕ ".

...........................v.v...

" Nhứt triêu nhứt tịch kỉnh bài mộ khang .

Nam mô Diêu Tŕ Kim Mẫu Tạo Hóa Huyền Thiên Cảm Bái.

Nam mô Đại Từ Bi Năng Hỷ Xả Thiên Hậu Chí Tôn Đại Bi Đại Aùi ".

Người Hầu chuông lần lượt khắc 3 tiếng, tất cả lần lượt lạy 3 lạy 9 gật, mỗi gật đều niệm danh hiệu Phật Mẫu.

7. Đồng nhi tiếp tụng bài Kinh Tán Tụng Công Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu, theo giọng Nam Ai, có nhạc đệm theo :

 "Kể từ Hỗn Độn sơ khai,

 Chí Tôn hạ chỉ trước Đài Linh Tiêu.

 .......................v.v...

Nén hương đạm bạc xin thương chứng ḷng.

Nam mô Tạo Hóa Huyền Thiên Diêu Tŕ Kim Mẫu.

Nam mô Tạo Hóa Huyền Thiên Cửu Vị Nữ Phật."

(Bài Kinh Tán Tụng Công Đức Diêu Tŕ Kim Mẫu nầy không tụng trong Đại đàn cúng Đức Phật Mẫu, mà chỉ tụng khi cúng Tứ thời )

Người Hầu chung lần lượt khắc 3 tiếng, tất cả đều lần lượt lạy 3 lạy 9 gật, mỗi gật nhớ niệm danh hiệu Phật Mẫu.

8. Theo qui định, khi cúng Tứ thời, chỉ dâng 1 Bửu mà thôi, hoặc Dâng Rượu, hoặc Dâng Trà tùy theo giờ  cúng :

- Vào thời Tư (12 giờ khuya) và thời Ngọ (12 giờ trưa) th́ Dâng Rượu, Đồng nhi thài Bài Dâng Rượu.

- Vào thời Mẹo (6 giờ sáng) và thời Dậu (6 giờ chiều) th́ Dâng Trà và Đồng nhi thài Bài Dâng Trà.

Bài Dâng Rượu :

" Thiên ân huệ chiếu giáng thiền minh,

Thành kỉnh Trường Xuân chước tửu quỳnh.

Lạc hứng khấu cung giai miễn lễ

Thoát tai bá tánh ngưỡng ân sinh ".

Bài Dâng Trà :

" Mai xuân nguyệt cúc vị trà hương,

Kỉnh lễ thành tâm hiến bửu tương.

Ngưỡng vọng Từ Bi gia tế phước,

Khai minh Đại Đạo hộ thanh bường ".

Khi thài chấm dứt, người hầu chuông lần lượt khắc 3 tiếng bong, tất cả lần lượt lạy xuống 3 lạy, mỗi lạy 3 gật, mỗi gật niệm danh hiệu của Đức Phật Mẫu.

9. Đồng nhi tụng Ngũ Nguyện theo giọng Nam Xuân :

" Nam mô Nhứt Nguyện Đại Đạo hoằng khai,

Nh́ Nguyện Phổ độ chúng sanh.

Tam Nguyện Xá tội đệ tử,

Tứ Nguyện thiên ha ï thái b́nh,

Ngũ Nguyện Thánh Thất an ninh ".

Người Hầu chuông lần lượt khắc 3 tiếng, tất cả lần lượt lạy xuống 3 lạy, mỗi lạy 3 gật, mỗi gật đều niệm danh hiệu của Đức Phật Mẫu.  Lạy xong, tất cả đều đứng dậy. Người Hầu chuông khắc tiếp 3 tiếng làm hiệu, tất cả xá sâu xuống 3 xá, rồi day ngược ra phía sau, nhớ xoay theo chiều ngược kim đồng hồ, khắc chuông, tất cả đều xá xuống 1 xá, rồi quay người đứng day mặt vô giữa y như lúc mới Nhập đàn.

10. Các Đồng nhi và các Kiểm đàn bước vào giữa Chánh điện, xá xuống 3 xá, qú xuống, niệm danh hiệu: Đức Phật Mẫu, Cửu vị Tiên Nương, Bạch Vân Động chư Thánh, đặt tay lên trán cầu nguyện, rồi lạy xuống

3 lạy, mỗi lạy 3 gật, mỗi gật niệm danh hiệu Phật Mẫu. Tất cả các động tác đều có khắc chuông làm hiệu để thi hành cho đồng nhứt với nhau. Xong, quay trở ra xá 1 xá, rồi trở về vị trí cũ. Tiếp đến là các Nhạc sĩ của Ban Nhạc vào lạy Đức Phật Mẫu giống như các Đồng nhi. Xong, người Hầu chuông đánh liên tiếp 3 tiếng bong lớn, Đồng nhi đánh tiếp1 tiếng Kiểng, báo cho Lễ vụ

trên lầu kệ chuông Băi đàn.

11. Kệ chuông Băi đàn : Lễ vụ kệ chuông Băi đàn. Sau mỗi câu kệ th́ dọng 1 tiếng chuông lớn, và ở dưới đánh 1 tiếng Kiểng.

Khi tiếng Kiểng thứ ba vừa dứt, tất cả xá đàn 1 xá rồi đi ra, ở trong đi ra trước, người đứng kế nối theo cho đến hết.

Đàn cúng chấm dứt.

Sau đây là Bài dạy các Nhạc sĩ Ban Nhạc khi cúng Tứ Thời Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ. Bài dạy của Nhạc Sư Trần thiện Niệm ngày 9-11-Tân Mùi (dl 14-12-1991) : 1. C̣n 20 phút tới giờ cúng, Ban Nhạc phải ứng trực sẵn. C̣n 10 phút, Nhạc vào bái lễ, xong ra ghế bán nguyệt ngồi lên dây đờn nhỏ gọn và không nói chuyện ồn ào pha lẫn, thủ lễ nghiêm túc.  Tới giờ chuông nhứt, rao đờn vô bài Hạ, chuông nh́ lễ bái vô qú, dứt đờn bài Hạ, toàn thể thỉnh Thánh, Nhạc rao đờn vô Nam ai. Đồng nhi Giáo nhi đọc Kinh Niệm Hương. (đừng vô đờn và đọc kinh quá lơi). Dứt Bài Niệm Hương, lạy 3 lạy.Tiếp đọc Khai Kinh. Hai bài Nam ai nầy nếu đọc quá lơi, sẽ có nhiều chữ kinh lệch lạc.

2. Dứt Bài Khai Kinh, tiếp đờn Nam Xuân, cũng không quá lẹ. Giáo nhi Đồng nhi đọc Phật Mẫu Chơn Kinh. Nếu lẹ sẽ mất giọng phù ba của hơi Xuân. Nhạc cũng không đờn lớp trống Xuân như đă nêu phần trên. Dứt bài Xuân, lạy 3 lạy. Nhạc rao Xuân Nữ.

3. Nhạc vô đờn Xuân Nữ, đờn mức trung b́nh, nhứt là thuần túy trung dung pháp Nhạc Thánh Đường (chớ không phải Cải Lương Sân khấu). Giáo nhi Đồng nhi cũng không nên tụng Bài Kinh Xưng Tụng Công Đức Phật Mẫu kéo dài, ngược lại v́ kinh đọc cúng không phải như nói lối của Sân khấu, mà tưởng Sân khấu là phi pháp. Phi pháp là phi lễ.

 4, Măn bài Kinh, đờn giọng Xuân Nữ, Nhạc rao giọng Đảo, lạy 3 lạy xong, Nhạc vô đờn bài Đảo. Giáo nhi Đồng nhi chờ qua 1 nhịp mới khởi thài. Ấy là ư thức của Đạo nghiệp.

5. Ba lạy xong, chờ gơ vô nhịp trở đờn lớp trống Xuân một lớp. Giáo nhi Đồng nhi tụng dứt bài Kinh Ngũ Nguyện, liền đờn bài Hạ. Lạy 3 lạy xong, toàn thể đàn nội đứng lên. Nhạc dứt đờn. Toàn thể đứng lưỡng ban. Giáo nhi Đồng nhi và Nhạc đi lạy, có nghi lễ đánh chuông. Lạy xong trở về vị trí.

6. Nghi lễ băi đàn, bái măn đàn .