Di-Lạc Vương Phật Giáo chủ Hội Long HoaDi-Lạc

 
Phật giáo gọi là Di-Lặc, do phiên âm từ tiếng Phạn : Maitreya, dịch Hán văn là Từ Thị. Từ Thị nghĩa là : Ḍng lành, ḍng Phật, v́ Phật lấy Từ Bi làm gốc. Vậy Di-Lạc là Từ Thị. Thuở xa xưa lâu đời, Ngài Từ Thị gặp Phật, liền phát tâm tu hành, chứng phép Từ Thị Tam Muội. Từ ấy đến nay, Ngài lấy chữ Từ làm họ của ḿnh. Vương Phật là Phật vua, tức là vị Phật thay mặt Đức Chí Tôn làm vua cai trị Càn khôn Thế giới và Vạn linh trong thời Tam Kỳ Phổ Độ. Di-Lạc Vương Phật là vị Phật tương lai, giáng sanh xuống cơi trần vào thời Tam Kỳ Phổ Độ, đắc đạo tại cội cây Long Hoa, làm Giáo chủ Đại Hội Long Hoa, thay mặt Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế mà làm vua cai trị Càn khôn Thế giới và Vạn linh. Trong Kinh Thiên Đạo của Đạo Cao Đài, Đức Phật Thích Ca giáng cơ ban cho 2 Bài Kinh : Kinh Đại Tường và Di-Lạc Chơn Kinh, nhờ đó chúng ta biết được nhiệm vụ và quyền hành của Đức Di-Lạc Vương Phật. Khi Ngài làm nhiệm vụ cai quản Càn khôn Thế giới th́ gọi Ngài là Đức Di-Lạc Vương Phật; nhưng khi Ngài làm nhiệm vụ cứu độ chúng sanh (năng cứu khổ ách, năng cứu tam tai, năng cứu tật bịnh, năng độ dẫn chúng sanh thoát chư nghiệt chướng) th́ gọi Ngài là Di-Lạc Vương Bồ Tát. Theo lời thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp trong Con đường Thiêng liêng Hằng sống : Tam Kỳ Phổ Độ nầy, Đức A-Di-Đà Phật giao quyền lại cho Đức Di-LạcVương Phật chưởng quản Cực Lạc Thế Giới, nên Đức Di-Lạc Vương Phật hiện nay ngự tại cửa Kim Tự Tháp, dưới tàn cây dương tối cổ ở Kinh đô Cực Lạc Thế Giới, c̣n Đức A-Di-Đà Phật vào ngự trong Lôi Âm Tự và Đức Phật Thích Ca ngự tại Kim Sa Đại điện trong Kim Tự Tháp. Kim Tự Tháp tại Kinh đô Cưc Lạc Thế Giới có h́nh giống như Kim Tự Tháp bên Ai Cập, nhưng ḿnh nó lại tṛn, có nhiều từng, nhiều nấc, có rất nhiều chư Phật ngự trên đó, mỗi vị có liên đài riêng. Bài Di-Lạc Chơn Kinh cho biết Đức Di-Lạc Vương Phật cai quản 2 từng Trời : Hỗn Nguơn Thiên và Hội Nguơn Thiên, là 2 từng thứ 12 và thứ 11, nằm kế bên trên Hư Vô Thiên, và bên dưới Hư Vô Thiên là Cửu Trùng Thiên. Bài Kinh Đại Tường cho biết Đức Di-Lạc Vương Phật sẽ giáng sanh xuống trần vào thời Tam Kỳ Phổ Độ, có nhiệm vụ thực hiện các điều sau đây do Đức Chí Tôn giao phó : - 1. Tái sanh sửa đổi Chơn truyền và Thâu các đạo hữu h́nh làm một : Đức Phật Di-Lạc sẽ giáng sanh xuống cơi trần để sửa đổi và chỉnh đốn các giáo lư chơn truyền của các Đấng Giáo chủ thời Nhị Kỳ Phổ Độ để lại, đă bị người đời canh cải sai lạc rất nhiều, đồng thời gom tất cả tín ngưỡng tôn giáo trên hoàn cầu thống nhứt lại làm một mối, để có một tín ngưỡng chung, cùng nh́n nhận Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu là hai Đấng Cha Mẹ chung thiêng liêng của toàn nhơn loại.2. Khai cơ Tận độ, Cửu tuyền diệt vong : Đức Di-Lạc Vương Phật mở ra một cơ quan Tận độ chúng sanh, đóng cửa Địa ngục, giải phóng các tội hồn, cho đi đầu thai trả quả và lo tu hành để được cứu vớt trong sự Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn.
3. Hội Long Hoa tuyển phong Phật vị và Trường thi Tiên, Phật, duợt kiếp khiên : Đức Di-Lạc Vương Phật làm Chánh Chủ Khảo Trường thi công đức, tuyển lựa các ngôi vị Thần Thánh Tiên Phật để đưa vào tham dự Đại Hội Long Hoa do Ngài làm Giáo chủ.
- 4. Tạo đời cải dữ ra hiền, Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn : Đức Di-Lạc Vương Phật thay mặt Chí Tôn để tạo lập lại đời Thượng Nguơn Thánh đức, dân chúng hiền lương tôn thờ đạo đức, sống ḥa b́nh trong một xă hội đại đồng trong giềng bảo sanh của Thượng Đế.
Đức Di-Lạc Vương Phật có nhiều lần hóa sanh xuống cơi trần để giáo hóa và cứu độ nhơn sanh ở nước Ấn Độ và nước Trung Hoa. Phật giáo sử Trung Hoa c̣n ghi lại 3 lần hóa thân của Ngài là : - Vào đời nhà Tùy, Ngài hóa thân là Tăng Can. - Vào đời Ngũ Đại, Ngài là Bố Đại Ḥa Thượng. - Vào đời Lục Triều, Ngài hóa thân là Phó Đại Sĩ. Trong 3 lần hóa thân, nổi tiếng nhứt là Bố Đại Ḥa Thượng. Dân chúng vẽ h́nh, đúc tượng theo h́nh ảnh của Bố Đại Ḥa Thượng, có vóc dáng như Ông Địa, miệng cười toe toét, chung quanh có 6 đứa con nít đang chọc ghẹo. Sau đây, xin kể lại 2 sự tích : Tăng Can và Bố Đại Ḥa Thượng.
I. TĂNG CAN.Vào đời nhà Tùy bên Tàu, có một Ông sư gọi là Tăng Can, cất một cái am bên cạnh chùa Quốc Thanh để ở. Không ai biết gốc tích của Ông sư nầy ở đâu, chỉ biết Ông lúc Ông đến cất am. Ông thỉnh thoảng đi thuyết giáo nơi nầy nơi nọ. Có nhiều lúc Ông cỡi cọp đi về am khiến chúng tăng trong chùa Quốc Thanh hoảng sợ. Có lần Ông ôm về một đứa bé gởi nuôi trong chùa Quốc Thanh đặt tên là Thập Đắc. Thỉnh thoảng có một Ông ăn mặc rách rưới từ trong núi tuyết đi ra, tên gọi Hàn Sơn, cũng đến ở chùa.
Hàn Sơn và Thập Đắc được người trong chùa xem như hai gă ăn mày. Khi chúng tăng ăn cơm xong th́ 2 người mới ăn những thức ăn c̣n thừa lại. Khi ngủ th́ chỉ được ngủ ngoài hành lang. Có lúc cao hứng thấy 2 người làm thơ, nhưng những bài thơ đó đọc lên không ai hiểu được ư nghĩa. Một hôm, sau cơm trưa, chúng tăng đi nghỉ hết, hai người đi vào chỗ thờ, một người th́ leo lên ngồi trên cổ Đức Văn Thù Bồ Tát, c̣n người kia th́ leo lên ngồi trên vai Đức Phổ Hiền Bồ Tát. Một vị tăng t́nh cờ đi vào Chánh điện phát hiện ra việc nầy, vội chạy đi báo cho Ḥa Thượng trụ tŕ biết và chư tăng đến lôi 2 người xuống, quở mắng đủ điều về tội bất kính. Lúc đó Ông Tăng Can đă tịch. Quan Huyện sở tại mắc một chứng bịnh nan y, Ông nằm chiêm bao thấy Ông Tăng Can hiện đến, tự xưng là Phật Di-Lạc, bảo quan Huyên muốn hết bịnh th́ hăy đến đảnh lễ Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát, xin 2 vị đó ban cho Ông phương thuốc trị dứt bịnh, mà muốn đảnh lễ 2 vị Bồ Tát đó th́ phải vào chùa Quốc Thanh, hỏi 2 người tên là Hàn Sơn và Thập Đắc, v́ đó là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát hóa thân. Sáng ngày, quan Huyện liền đi đến chùa Quốc Thanh như lời báo mộng, đ̣i gặp 2 vị Hàn Sơn và Thập Đắc. Ḥa Thượng trụ tŕ và chúng tăng trong chùa rất ngạc nhiên, không biết tại sao quan Huyện lại có vẻ kỉnh trọng 2 người ăn mày đó thế. Ḥa Thượng buộc ḷng gọi 2 người ấy ra. Hai vị liền nắm tay đi ra. Vừa thấy 2 vị, quan Huyện qú mọp xuống lạy. Hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc đồng cười nói : - Cái Lăo Tăng Can bày đặt làm cho ta bại lộ rồi. Nói rồi, 2 vị cỏng nhau chạy tuốt vô rừng mất dạng. Quan Huyện mới thuật lại điềm chiêm bao của Ông cho vị Ḥa Thượng và chúng tăng trong chùa nghe, mới biết : Tăng Can là Đức Di-Lạc Bồ Tát hóa thân, c̣n 2 vị Hàn Sơn và Thập Đắc là Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát hóa thân.
II. BỐ ĐẠI H̉A THƯỢNG. Bố Đại Ḥa Thượng là một vị sư trọng tuổi có mang một túi vải lớn. (Bố Đại là cái túi vải lớn). Không ai biết tên tuổi và gốc gác của Ông, chỉ thấy Ông luôn luôn mang một cái túi vải lớn bên ḿnh nên đặt ra gọi như vậy. Ai cho ǵ, Ông cũng bỏ vào cái túi vải đó, đến chỗ gặp con nít đông th́ Ông dừng lại, lấy tất cả đồ trong túi vải ra, rồi bày tṛ chơi vui đùa với lũ trẻ. Ông có thân h́nh khác người thế tục, trán nhăn, mặt tṛn, bụng lớn, mập mạp, luôn luôn mặc áo phạch ngực, miệng lúc nào cũng cười vui. Ông thường trú tại chùa Nhạc Lâm, huyện Phong Hóa, tỉnh Châu Minh.
Mỗi khi đi đường, Ông luôn luôn mang theo cái túi vải lớn và một cây tích trượng, không bao giờ rời xa 2 vật ấy. Lại c̣n có 18 đứa con nít nhỏ thường đeo đuổi bên Ông để chọc ghẹo mà Ông vẫn cười hề hề, không phiền trách chi cả, đứa th́ móc lỗ mũi, đứa dùi lỗ tai, đứa chọc vô rún, đứa móc miệng, đứa bịn mắt, vv. . . Mười tám đứa con nít đó là Lục căn, Lục trần, Lục thức, ở trong tịnh trí của Ông mà hiện ra do thần thông quảng đại của Ông. Nhưng người đời sau họa h́nh hay làm tượng Đức Phật Di-Lạc, họ bớt lại chỉ c̣n 6 đứa con nít, tượng trưng Lục căn, bởi v́ chính Lục căn làm cho con người vọng động phải bị ch́m đắm trong ṿng luân hồi sanh tử, mà cũng chính Lục căn làm cho con người đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề.
Thời đó là đời Ngũ Đại sau đời nhà Đường, nước Tàu chia làm 5 nước : Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu, kéo dài từ năm 907 đến năm 960. Thiền Tông bấy giờ rất mạnh. Một hôm, có một vị Thiền sư phái Thảo đường hỏi Bố Đại Ḥa Thượng : - Đại ư Phật pháp là thế nào ? Bố Đại Ḥa Thượng đang quảy cái bị trên vai, Ngài liền để xuống rồi đứng yên.
Thiền sư hỏi tiếp : - Chỉ có thế thôi hay có con đường tiến lên chăng ? Ngài lại xách túi vải mang lên vai rồi đi. Hai cử chỉ ấy là 2 câu trả lời của Ngài. Ngài để cái bị xuống là ư nói buông tất cả, xả bỏ tất cả, đừng chấp cái ǵ hết kể cả Phật pháp. Buông tất cả rồi đứng yên là để tâm thanh tịnh, rồi quảy bị lên vai và đi là tự tại, là ung dung của bực thoát trần. Khi Bố Đại Ḥa Thượng ở xứ Mân Trung th́ có một cư sĩ họ Trần thấy Ngài làm nhiều việc thần kỳ, nên đăi Ngài rất trọng. Lúc Ngài gần từ giă Ông Trần để đi qua xứ Lưỡng Chiết th́ Ông cư sĩ muốn rơ tên họ của Ngài, bèn hỏi rằng : - Thưa Ḥa Thượng, xin cho tôi biết họ của Ngài, sanh năm nào và xuất gia đă bao lâu rồi ? Ngài bèn đáp rằng : - Ta tỏ thiệt cho ngươi rơ, ta chính họ Lư, sanh ngày mùng 8 tháng 2. Ta chỉ biểu hiệu cái túi vải nầy để độ đời đó thôi. Vậy ngươi chớ tiết lộ cho ai biết. Trần cư sĩ nghe vậy th́ thưa rằng : - Ḥa Thượng đi đây, nếu có ai hỏi việc chi th́ xin Ngài trả lời làm sao cho hợp lư, chớ tùy thuận theo người th́ không khỏi bàng nhơn dị nghị tiếng thị phi. Ngài liền đáp bằng bài kệ : Ghét thương phải quấy biết bao là, Xét nét lo lường giữ lấy ta. Tâm để rổng thông thường nhịn nhục, Bữa hằng thong thả phải tiêu ma.
Nếu người tri kỷ nên y phận, Dẫu kẻ oan gia cũng cộng ḥa. Miễn tấm ḷng nầy không quái ngại, Tự nhiên chứng đặng lục ba la.
Trần cư sĩ lại hỏi :
- Bạch Ḥa Thượng, Ngài có pháp hiệu chi không? Bố Đại Ḥa Thượng lại đáp bằng bài kệ : Ta có cái túi vải,
Rổng rang không quái ngại,
Mở ra khắp mười phương.
Thâu vào quán tự tại. Trần cư sĩ lại hỏi tiếp :
- Ngài có đem hành lư ǵ theo không ?
Ngài liền đáp bằng một bài kệ nữa :
B́nh bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa,
Mắt xanh xem người thế,
Mây trắng hỏi đường qua. .
Trần cư sĩ hỏi tiếp :
- Đệ tử rất ngu muội, biết làm sao cho đặng thấy tánh Phật ? Ngài đáp bằng bài kệ :
Phật tức tâm, tâm tức Phật,
Mười phương thế giới là linh vật,
Tung hoành diệu dụng biết bao nhiêu,
Cả thảy chẳng bằng tâm chơn thật. .
Trần cư sĩ nói : -
 Ḥa Thượng đi lần nầy nên ở chùa, chớ nên ở nhà thế gian. Ngài lại đáp rằng :
Ta có nhà Tam bảo,
Trong vốn không sắc tướng,
Chẳng cao cũng chẳng đê,
Không ngăn và không chướng.
Học vẫn khó làm bằng,
Cầu th́ không thấy dạng,
Người trí biết rơ ràng,
Ngàn đời không tạo đặng,
Bốn môn bốn quả sanh,
Mười phương đều cúng dường. .
Trần cư sĩ nghe rồi th́ lấy làm lạ, liền đảnh lễ Ngài mà thưa rằng :
- Xin Ḥa Thượng ở nán lại một đêm mà dùng cơm chay với đệ tử đặng tỏ dấu đệ tử hết ḷng cung kính. Xin Ngài từ bi hạ cố.
Đêm ấy, Bố Đại Ḥa Thượng ngụ tại nhà Trần cư sĩ, đến khi đi th́ Ngài viết một bài kệ dán nơi cửa như vầy :
Ta có một thân Phật,
Có ai đặng tường tất,
Chẳng vẽ cũng chẳng tô,
Không chạm cũng không khắc,
Chẳng có chút đất bùn,
Không phai màu thể sắc,
Thợ vẽ vẽ không xong,
Kẻ trộm trộm chẳng mất.
Thể tướng vốn tự nhiên,
Thanh tịnh trong vặc vặc,
Tuy là có một thân,
Phân đến ngàn trăm ức. .
Khi Ngài đến quận Tứ Minh, Ngài thường ở nhà Ông Tưởng Tôn Bá. Ngài có khuyên Ông nầy nên tŕ niệm Câu chú : " Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật Đa". Ông Bá nghe lời, luôn luôn tŕ niệm Câu chú nầy, trong lúc ngồi hay nằm đều niệm, nên người ta gọi Tưởng Tôn Bá là Ma Ha Cư sĩ. Có một bữa nọ, Ngài cùng Ma Ha Cư sĩ ra tắm ở khe nước Trường đ́nh. Khi Ngài đưa lưng cho Ma Ha cư sĩ kỳ cọ giùm th́ ông nầy thấy nơi lưng Ngài có 4 con mắt rực rỡ chói ḷa, lấy làm kinh dị vô cùng. Ông đảnh lễ Ngài và nói rằng :
- Ḥa Thượng là một vị Phật tái thế.
Ngài liền khoát tay bảo nhỏ rằng :
- Ngươi chớ tiết lậu. Ta với ngươi vốn có nhân duyên rất lớn, rồi đây ta sẽ từ biệt ngươi mà đi, chớ nên buồn rầu. Khi trở lại nhà, Ngài hỏi Ma Ha cư sĩ : - Ư ngươi muốn giàu sang không ? Ma Ha cư sĩ thưa rằng :
- Vả chăng, sự giàu sang như mây nổi, như giấc chiêm bao, nên tôi nguyện cho con cháu đời đời được miên viễn mà thôi. Ngài thọc tay vào túi vải lấy ra cái hộp, trong đó đựng cái túi nhỏ và một sợi dây, đưa tặng Ma Ha cư sĩ, nói rằng : - Ta tặng ngươi mấy vật nầy mà từ biệt. Song ta căn dặn ngươi phải ǵn giữ kỹ lưỡng mà làm biểu tín những việc hậu vận của ngươi. Ma Ha cư sĩ lănh mấy món ấy mà chẳng hiểu được ư ǵ. Cách vài bữa sau, Bố Đại Ḥa Thượng trở lại hỏi rằng : - Nhà ngươi hiểu được ư ta không ? Cư sĩ thưa rằng : - Thưa Ngài, đệ tử thiệt chẳng rơ. - Đó là ta muốn cho con cháu của ngươi ngày sau cũng như mấy vật ta tặng đó vậy. Cái hộp là thể thân xác của ngươi, cái túi nhỏ là cái tâm, sợi dây là ư để liên lạc với Phật về mặt vô h́nh. Ngươi đă hiểu giàu sang là mây nổi, kiếp sống là chiêm bao, vậy nên thành ư. Nói rồi Ngài liền từ giă đi ngay. Đến sau, quả nhiên con cháu của Ma Ha cư sĩ đều được vinh hoa phú quí, hưởng lộc nước đời đời. Bố Đại Ḥa Thượng trở về chùa Nhạc Lâm. Đến ngày mùng 3 tháng 3, năm thứ 3 niên hiệu Trinh Minh, Ngài không bịnh chi cả, ngồi trên bàn thạch gần mái chùa Nhạc Lâm, làm một bài kệ : Di-Lạc chơn Di-Lạc, Phân thân thiên bách ức, Thời thời thị thời nhơn, Thời nhơn tự bất thức.
Nghĩa là :
Di-Lạc thật Di-Lạc, Phân thân thành muôn ức, Thường thường dạy người đời, Người đời tự không biết.
Làm bài kệ xong th́ Ngài nhập diệt. Nhắc lại, ở vùng nầy có Ông Trần đ́nh Trưởng, thấy Bố Đại Ḥa Thượng hay khôi hài mà không lo sự ǵ cả, nên mỗi lần gặp Ngài th́ hay buông lời diễu cợt, rồi giựt cái túi vải đem đốt. Hễ bữa nay đốt rồi th́ hôm sau lại thấy Ngài mang cái túi vải như cũ. Ông lại giựt và đem đốt nữa, th́ hôm sau vẫn thấy Ngài mang cái túi vải đó. Ông Trần lấy làm lạ nên đem ḷng kính phục và chẳng dám chế diễu nữa.  Nay thấy Ngài nhập diệt rồi, Ông Trần đ́nh Trưởng lo mua áo quan để tẫn liệm Ngài, cốt ư chuộc tội với Ngài, nhưng đến chừng khiêng quan tài đi chôn, người rất đông mà khiêng cái quan tài không nổi. Trong bọn ấy có người họ Đồng, ngày thường vẫn tỏ ḷng tôn kính Ngài, khi thấy việc linh hiển như vậy liền vội vă đi mua cái áo quan khác mà đổi, liệm thi hài của Ngài vào áo quan mới. Khi khiêng đi chôn th́ cảm thấy nhẹ phơi phới. Ai nấy đều kinh sợ, và đem ḷng cung kính. Người trong quận lập hội lớn, lo xây tháp cho Ngài tại núi Phong sơn. Các vị Tổ Sư Thiền Tông Phật giáo Trung Hoa chọn ngày Vía Đức Phật Di-Lạc vào ngày đầu năm, mùng 1 Tết Nguyên đán hằng năm với ư nghĩa là : - H́nh ảnh phúc hậu và nụ cười cởi mở của Đức Phật sẽ đem đến niềm vui và hạnh phúc cho gia đ́nh suốt năm.
- Đức Phật Di-Lạc là vị Phật tương lai, vị Phật trong niềm hy vọng của mọi người để lập đời Thượng nguơn Thánh đức, mà ngày mùng 1 Tết là ngày hy vọng, là ngày chúc tụng lẫn nhau được mọi điều tốt đẹp và thành công. Thời kỳ khởi đầu của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Phật Di-Lạc chưa giáng sanh xuống cơi trần, Ngài c̣n ở Cung Trời Đâu Suất. Ngài chỉ thỉnh thoảng giáng cơ để giáo hóa nhơn sanh. Sau đây xin trích một bài Thánh giáo của Đức Di-Lạc Vương Phật giáng cơ trong Thánh giáo sưu tập :
THI :
DI -LẠC THIÊN TÔN giáng cơi trần,Chào chư Thiên mạng, bực nguyên nhân.Mừng chung thiện tín hàng tâm đạo, Để nghiệm lời đây đạo đức phân.
Nầy chư môn đồ ! Đương giữa lúc thế trần đau khổ, ách nước nạn dân, chư môn đồ đă là những thành phần giác ngộ, t́m Đạo học Đạo để tu thân và đem Đạo d́u dẫn người đời. Đó là chư môn đồ làm đúng theo ḷng Thượng Đế. Cơi đời là tạm bợ, hăy nương vào đây để lập công bồi đức, chớ đừng xem đây là cơi thiệt vĩnh cửu trường tồn, rồi đắm say trần lụy, quên mất căn xưa, không ngày trở lại ngôi xưa vị cũ. Một xă hội loài người muốn hưởng cảnh đất Thuấn Trời Nghiêu, thái b́nh thạnh trị, cần phải có đa số con người lương thiện để xây dựng xă hội đó.
Chư môn đồ ngày nay đang dấn thân vào nghiệp duyên trần cấu, chịu sự trả quả chung của dân tộc, đừng bi quan, đừng thối chí, hăy nươn cảnh ấy mà tu thân hành thiện, tự giải thoát cho ḿnh và giúp người khác cùng giải thoát. Hằng ngày, Bần đạo thấy đa số nhơn sanh bá tánh đến trước Chánh điện lễ bái kỉnh thành, hiến dâng lễ vật, nghĩ thiệt là tội nghiệp. Thương thay cho ḷng mê muội của nhơn sanh c̣n quá nặng ! Có mấy ai thấy được mặt Di-Lạc Thiên Tôn bao giờ chưa ? Bần đạo chắc là chưa ai thấy, chỉ có lời truyền tụng hoặc huấn dụ xuyên qua đàn cơ cùng Thánh giáo. Sự tạc tượng thờ đó là do ḷng kỉnh thành của nhơn sanh thiện tín để cụ thể tướng và thể hiện ḷng kỉnh thờ đối với bậc trọn lành đem Đạo cứu đời. Thương hại cho người đời c̣n lầm tưởng rằng : Đem lễ vật hiến dâng lễ bái để cầu xin một việc tư riêng sẽ được Bần đạo hộ tŕ giúp đỡ . - Sự lễ bái, cúng lạy, qú mọp, ngoài ư nghĩa trịnh trọng thi lễ với Phật Trời, lại c̣n có ư nghĩa câu thúc thân ḿnh trong sự khó khăn để trừ bớt nghiệp thân. - Tịnh khẩu hoặc niệm Phật, tụng kinh để trừ bớt nghiệp khẩu. - Nhắm mắt tham thiền hoặc ngó ngay vào tượng Phật hoặc ngọn nhang, ngọn đèn để trừ bớt nghiệp nhăn. - Tham thiền định ư, khép chặt không cho tư tưởng suy nghĩ vẩn vơ phóng túng để trừ bớt nghiệp ư. - Thiền định, không chấp nhận mọi tiếng động vào tai để trừ bớt nghiệp nhĩ. Tóm lại, tất cả những điều ấy là những phương pháp trợ người tu hành được yên ổn trả dứt nghiệp cũ, không gây nghiệp mới và tạo thêm âm chất để làm vốn liếng sản nghiệp vô h́nh cho kiếp lai sanh hoặc cho bên kia thế giới. Người tu hành nhờ rất nhiều phương pháp để trợ duyên, đừng quá chú trọng những h́nh thức đó tưởng là để Trời Phật thương rồi cho thành Chánh quả ! Mặc áo đạo để được nghiêm chỉnh, không nói, không dám làm điều trái đạo, làm cho thân thể ḿnh mất mỹ thuật như thí phát, áo bă nâu ṣng, chơn không đi dép, đó là ngăn chận sự quyến rũ của tha nhân mà quấy rầy, không được an thân hành Đạo, ăn chay ăn lạt cho nhiều để thể hiện ḷng bác ái hy sinh : Bác ái với loài vật, không nỡ giết chúng để nuôi ḿnh sống, hy sinh sự thèm thuồng rượu ngon thịt béo để làm chủ được Thất t́nh Lục dục. Đó là phương tiện cần kíp cho người tu và cũng đừng chú trọng đến đó là được thành Chánh quả. Nói cho rơ hơn, ăn chay, niệm Phật. cúng lạy, hiến dâng, áo bă nâu ṣng, là những phương tiện, không lấy đó làm đề tài chính để thành Chánh quả. Nhưng muốn thành Chánh quả, phải có những phương tiện đó gắn bó bên ḿnh từ nội tâm đến ngoại thể. Chư môn đồ ơi ! Kỳ nầy là kỳ Đại Ân Xá, ai tu hành cũng dễ đắc quả vị, mà cũng chính thời kỳ nầy là thời kỳ hoàng kim, khoa học tiến bước vượt bực. Những chủ thuyết hiện sinh đang tràn ngập thị trường sách báo, những vật chất xa hoa đua đ̣i thụ hưởng cũng dễ quyến rũ hấp dẫn. V́ vậy, cũng chính thời kỳ nầy là thời kỳ dễ sa đọa, làm tiêu tán bổn chơn linh, nguyên nhân khó trở lại. Đa số môn đồ tín hữu đều có ḷng mong vọng ngày Long Hoa Đại Hội, Phật Vương ra đời cầm quyền thưởng phạt. Ư niệm đó cũng tốt, nhưng muốn được Phật Vương ban thưởng, ngay từ bây giờ, hăy làm những phương tiện, phương pháp hành đạo mà Bần đạo vừa dạy khuyên. Có làm đúng được, ví như làm bài trúng, sẽ thi đậu trong kỳ chung cuộc của Đại Hội Long Hoa. C̣n điều quan trọng nữa sau đây : Tất cả những môn đồ tín hữu, hoặc con chiên của Trời, của Phật, của Chúa, vv hăy v́ ḷng Đạo mà thương yêu đoàn kết, quây quần với nhau thành một khối vĩ đại để kết tụ khối tinh thần đạo đức vĩ đại, thường xuyên liên giao thân hữu, thăm viếng để trao đổi học hỏi đạo lư thuần chơn. Hễ đạo đức thắng th́ Ma Vương Tà mị thối. Ngược lại, nếu đạo đức c̣n chia rẽ là đạo đức thối, ắt Ma Vương Tà mị thắng. Nhớ đạo đức nơi đây có nghĩa là thuần túy tôn giáo. Có thuần túy tôn giáo mới thuận ḷng Trời, hạp ḷng người, mới mong thế gian được đạo đức bảo tồn trong kỳ Hạ nguơn Mạt kiếp nầy. THĂNG. " Trong những ngày Đại lễ Khai Đạo Cao Đài tại Thánh Thất tạm đặt tại Chùa Từ Lâm Tự G̣ Kén (Tây Ninh), có trưng bày đôi liễn do Đức Chí Tôn ban cho : Di-Lạc thất bá thiên niên quảng khai Đại Đạo, Thích Ca nhị thập ngũ thế chung lập Thiền môn. Nghĩa là : Đức Phật Di-Lạc, 700.000 năm, rộng mở nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Phật Thích Ca, 25 thế kỷ (2.500 năm), chấm dứt việc lập nền Phật giáo.