Đàn Cơ đầu tiên

 
Câu thơ của Đức Cao Đài trong đêm mùng 9 tháng Giêng Bính Dần "Bửu ṭa thơ thới trổ thêm hoa..." cho thấy buổi ban đầu tuy c̣n trong thời kỳ tiềm ẩn, nhưng nhân sự mổi ngày một tăng, mỗi vị như một đóa hoa trổ thêm cho cội cây Cao Đài vừa mới được vung trồng thêm sum suê tươi tốt. Sự phát triển này khiến cho địa điểm tại phố Hàng Dừa, không đủ khả năng tiếp nhận nhửng người từ các nơi nghe danh lầ lượt t́m tới rất đông. Các vị mới nhập đạo Cao Đài trong tinh thần hăng hái muốn lập công quả nên thỉnh cầu Đức Cao Đài ban ân cho mở rộng phạm vi hoạt động. Trong là " Thiên nhân hợp nhất ", tâm nguyện của các vị được Đức Cao Đài chứng và v́ thế lần lượt có thêm nhiều đàn tiên khác thành h́nh. Ngoàiđàn riêng do Ông Chiêu làm pháp đàn, các đàn khác gồm có:
-1- Đàn phố Hàng Dừa: lập tại nhà Ông Cao Quỳnh Cư. Pḥ loan: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc.
-2- Đàn Cầu Kho: Lập tại nhà Ông Đoàn Văn Bản. Pḥ loan: Nguyễn Trung Hậu, Trương Hửu Đức. Các vị khác Vương Quan Kỳ, Lê Văn Giảng, Nguyễn Văn Mùi và:
-Ngô Tường Vân: thông phán Sở tạo Tác Sàig̣n.
-Nguyễn Văn Đạt: nghiệp chủ ở Sàig̣n,
-Huỳnh Văn Giỏi thông phán Sở Tân Đáo Sàig̣n.
-Nguyễn văn Tường : thông ngôn ngành cảnh sát.
-Nguyển Văn Kỉnh tức Ba Kinh, người làng B́nh Lư Thôn, tỉnh Gia Định, tu theo Minh Sư từ năm mười ba tuổi, học thiền với Ông Vơ Trần Tử. Ông Kinh có soạn các tập sách nhỏ: Hội Lư Xiển Chơn Luận, Giảng Đạo Yếu Ngôn...
-3- Đàn Chộ Lớn: Lập tại nhà Ông Lê Văn Trung. Pḥ loan: Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh Diêu. Trong số nh"ng vị hầu đàn thường xuyên có Ông Lê Bá Trang, người tỉnh Sa Đéc, công chức ngạch đốc phủ sứ, tùng làm chủ quận Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa), nghỉ hưu năm 1930.
-4- Đàn Lộc Giang: Lập tại chùa Phước Long (Chợ Lớn), chủ chùa là Yết Ma Giống, đă qui hiệp Cao Đài. Pḥ loan: Trương Văn Nghĩa, Trương Văn Tràng. Hầu đàn: Mạc Văn Nghĩa....
-5- Đàn Tân Định: Hai Ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc pḥ loan (kiêm luôn đàn phố Hàng Dừa). Đàn lập tại nhà Ông Nguyễn Ngọc Thơ.
-6- Đàn Thủ Đức: Lập tại nhà Ông Ngô Văn Điều. Pḥ loan: Huỳnh Văn Mai, Vỏ Văn Nguyên.
-7- Đàn Tân Kim (quận Cần Giuộc): Lập tại nhà Ông Nguyển Văn Lai (nguyên hội viên Hội Đồng Quản Hạt). Pḥ loan: Ông Ca Minh Chương (nguyên Thái Lảo Sư Minh Sư, và Ông Phạm Văn Tươi. Hầu đàn gồm các Ông : Nguyễn Ngọc Tương (chủ quận Cần Giuộc), Lê Văn Lịch (trụ tŕ chùa Vĩnh Nguyên), Phạm Văn Tiếp, Phạm Văn Tỉ, Phạm Văn Nhơn, Nguyển Văn Nhơn, Vơ Văn Kỉnh...
Ngoài đàn vô vi tâm pháp do Ông Chiêu phụ trách và bảy đàn trên đây, c̣n có một đàn thứ chín thường xuyên được các đấng Thiêng Liêng ban ơn trị bệnh cho bá tánh các nơi. Đây cũng là phương tiện tuỳ duyên hóa độ, và nhửng người nhờ đức tin và duyên phước, sau khi lành bệnh, chẳng nhửng mau lẹ nhập môn Cao Đài mà c̣n tích cực truyền bá rộng răi về sự huyền diệu của một nền đạo mới xuất hiện. Đàn này đặt tại nhà Ông Trần Văn Tạ, xuất thân là nhân viên cảnh sát Sàig̣n. Lúc đầu Ông Tạ được người Pháp giao nhiệm vụ theo dơi đàn Cầu Kho, nhưng sau nhửng lần trà trộn vào đàn, Ông đả cải tà qui chánh. Người phối ngẩu của ông là bà Trương Thị Tṛn sau cũng là chức sắc ở Ṭa Thánh Tây Ninh. Con trai ông là Trần Văn Hoằng cũng góp công quả ở đàn trị bệnh này. Các chi tiết nêu trên có thể chưa thực sự đầy đủ, nhưng dầu sao cũng phản ảnh được ít nhiều sự diễn tiến và mức độ phát triển mau lẹ của đạo Cao Đài thời kỳ khai nguyên.