Ư Nghĩa Thiên Nhăn

 

Thiên Nhăn là Mắt Trời. Thờ Thiên Nhăn tức là thờ Trời.Trên Quả Càn Khôn, Đức Chí Tôn bảo vẽ Thiên Nhăn ngay phía trên ngôi sao Bắc Đẩu, tức nhiên Đức Chí Tôn ngự tại ngôi Bắc Đẩu.

Biểu tượng Thiên Nhăn của Đạo Cao Đài, tức của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có một ư nghĩa vô cùng cao cả và đặc sắc, mà bất cứ một nền tôn giáo nào trên thế giới hiện nay đều không có được.

I. Nguồn gốc Thiên Nhăn

Người môn đệ đầu tiên của Đức Chí Tôn là Ngài Đốc Phủ Ngô văn Chiêu, trong lúc Ngài đang làm Quận Trưởng quận Phú Quốc tỉnh Hà Tiên, vào khoảng đầu năm 1921, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy Ngài phải t́m một dấu hiệu chi riêng biệt để thờ kỉnh. Ngài Ngô văn Chiêu bạch với Đức Chí Tôn chọn dấu hiệu chữ Thập ( + ).

Đức Chí Tôn giáng cơ đáp : Chọn chữ Thập cũng được, song đó là dấu hiệu của một nền tôn giáo đă có rồi (Thiên Chúa Giáo), phải suy nghĩ để t́m ra một dấu hiệu mới khác, sẽ có Đức Chí Tôn giúp sức.

Ngài Ngô văn Chiêu xin hoăn lại một tuần lễ để suy nghĩ t́m ṭi. Măn tuần lễ rồi mà Ngài vẫn chưa t́m ra.

Thế rồi một hôm, vào ngày 13-3-Tân Dậu (dl 20-4-1921), lúc 8 giờ sáng, Ngài đang ngồi trên chiếc vơng ở mái hiên sau dinh quận, suy nghĩ vẩn vơ, bỗng Ngài thấy xuất hiện một CON MẮT thật lớn, hào quang chiếu diệu, cách chỗ Ngài ngồi chừng vài ba thước. Con Mắt ấy đầy đủ thần quang nh́n thẳng vào mặt Ngài, làm Ngài sợ hăi, lấy 2 bàn tay che mặt lại không dám nh́n, chừng được nửa phút, Ngài lại mở mắt ra nh́n thử th́ lại thấy CON MẮT ấy rực rỡ hào quang hơn nữa. Ngài bèn chấp tay lại, vái rằng : " Bạch Tiên Ông ! Đệ tử biết rơ huyền diệu của Tiên Ông, xin Tiên Ông đừng làm vậy sợ lắm ! Nếu Tiên Ông bảo thờ như vậy th́ xin cho biến mất tức th́."

Ngài khấn xong th́ Con Mắt từ từ lu dần rồi biến mất.

Tuy vậy, Ngài Ngô văn Chiêu vẫn chưa thiệt tin, nên chưa vẽ Con Mắt để thờ.

Cách vài ngày sau, Ngài lại thấy Thiên Nhăn xuất hiện y như lần trước. Ngài lại vái cùng Tiên Ông xin vẽ Thiên Nhăn để thờ th́ Thiên Nhăn cũng lu dần rồi biến mất. (Ngài Ngô văn Chiêu lúc đó gọi Đức Chí Tôn là Tiên Ông).

Ngài Ngô văn Chiêu, căn cứ vào 2 lần chứng nghiệm đó, hoàn toàn tin tưởng nơi Đức Chí Tôn, nên Ngài vẽ Thiên Nhăn như đă thấy để thờ Đức Chí Tôn.

Vào tháng Giêng năm Giáp Tư (1924), khi Ngài Ngô văn Chiêu đứng tại Dinh Cậu Phú Quốc nh́n ra biển khơi vào lúc Mặt Trời sắp lặn, Ngài bỗng thấy Thiên Nhăn hiện ra rực rỡ hào quang trên một ngôi sao, kế dưới là Mặt Trăng lưỡi liềm, và trên mặt biển là Mặt Trời, sắp theo một sổ dọc thẳng đứng, và mặt biển là một đường nằm ngang.

H́nh ảnh rực rỡ và đẹp đẽ nầy, Ngài Ngô văn Chiêu ghi nhớ và Ngài họa h́nh giống y như vậy để thờ : Bên dưới là mặt biển nằm ngang, bên trên là Nhựt, Nguyệt, Tinh và Thiên Nhăn, tạo thành một sổ thẳng đứng.

Đến ngày 29-6-Giáp Tư (dl 30-7-1924), Ngài Đốc Phủ Ngô văn Chiêu được Chánh quyền Pháp đổi về làm việc ở Sài g̣n, Ngài cũng đem Thiên Nhăn về Sài g̣n để thờ nơi nhà Ngài cư ngụ.

Mặt khác, vào giữa năm1925, Đức Chí Tôn độ được nhóm Công chức Xây bàn ở Sài g̣n gồm quí Ông : Cao quỳnh Diêu, Cao quỳnh Cư, Phạm công Tắc, Cao hoài Sang, và kế đó độ thêm Ngài Lê văn Trung; Đức Chí Tôn bảo quí vị nầy hăy vẽ h́nh Thiên Nhăn để thờ Đức Chí Tôn. Lúc đó là đầu năm 1926.

Quí Ông rất phân vân, không biết vẽ thế nào, v́ biểu tượng Thiên Nhăn thật vô cùng mới lạ. Từ trước tới giờ, người Việt Nam chỉ biết thờ tượng Phật, tượng Thánh, tượng Thần, chớ chưa hề biết thờ Thiên Nhăn.

Đức Chí Tôn biết các Ông đang phân vân, nên giáng cơ dạy quí Ông đến nhà của Ông Đốc phủ Ngô văn Chiêu để Ông Chiêu chỉ cho cách thờ, và dặn mang Đại Ngọc Cơ theo để Chí Tôn giáng cơ dạy việc.

Thế là do lịnh dạy của Đức Chí Tôn, Quí Ông t́m đến nhà Ngài Ngô văn Chiêu, được Ngài Chiêu hướng dẫn cách thờ phượng Đức Chí Tôn bằng biểu tượng Thiên Nhăn với đầy đủ chi tiết, và sau đó quí Ông pḥ loan cầu Chí Tôn. Đức Chí Tôn giáng dạy quí Ông hợp tác với Ngài Ngô văn Chiêu để chuẩn bị Khai Đạo, và nhận Ngài Chiêu làm Anh Cả.

Nguồn gốc thờ Thiên Nhăn của Đạo Cao Đài phát tích từ đó.

Thật ra, biểu tượng Thiên Nhăn tượng trưng Đấng Thượng Đế, không phải hoàn toàn mới lạ đối với nhơn loại, v́ từ thời Thượng cổ, dân Ai Cập, dân Do Thái ở Phi Châu, dân Pérou ở nam Mỹ Châu, đă biết vẽ h́nh Thiên Nhăn ngự trên Kim Tự Tháp để thờ Đấng Thượng Đế.

II. Ư nghĩa thờ Thiên Nhăn

Đức Chí Tôn dạy rằng :

" Tại sao Thầy lại biểu các con tạo h́nh Thiên Nhăn mà thờ, không dạy thờ h́nh tượng như các tôn giáo khác ?Thầy vốn là Hư Vô chi Khí, không giống cái chi hết. Các con chớ tạo h́nh Thầy mà thờ. Trời là Lư, th́ Lư ấy rất thông linh bao quát Càn khôn Thế giới. Thầy đâu phải có xác phàm như các con mà tạo h́nh thể như các con. Nên chi, thờ Thiên Nhăn là thờ Thầy."

Thờ Thiên Nhăn bao gồm nhiều ư nghĩa siêu việt, xin nêu ra sau đây :

a) Ư nghĩa về h́nh thể :

1. Tiên Nho thường nói : Hoàng Thiên hữu Nhăn, hay trong dân gian cũng thường nói : Trời cao có mắt, để chỉ rằng Ông Trời, tức là Đấng Thượng Đế, nh́n thấy rơ tất cả những hành vi thiện ác của khắp chúng sanh, dầu bộc lộ ra ngoài hay giấu giếm kín đáo bên trong, Mắt Trời đều thấy rơ hết thảy, để khen thưởng hay xử phạt một cách công b́nh. Do đó, trong Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế có câu : Càn kiện cao minh,

Vạn loại thiện ác tất kiến.

Nghĩa là : Càn là Trời, ngôi Càn mạnh mẽ, cao tột, sáng tỏ,  Ắt hẳn thấy rơ điều thiện và ác của muôn loài vật.

Thờ Thiên Nhăn với con mắt mở, để chúng ta luôn luôn nhớ rằng, bất cứ ta làm việc ǵ, Trời đều thấy rơ, không thể giấu giếm, cũng không thể sau nầy chối căi được.

2. Vẽ MỘT con Mắt để thờ, mà không vẽ 2 con Mắt (một cặp) là bởi v́ 1 là số khởi thủy của Càn khôn Vũ trụ và vạn vật (theo Dịch học) : 1 sanh 2, 2 sanh 3, 3 sanh vạn vật. Tức là Nhứt bổn tán Vạn thù, Vạn thù qui Nhứt bổn. Cho nên, số 1 là gốc, lại là số Dương, mà Đức Chí Tôn làm Chủ Dương quang, th́ rất hợp lẽ. Số 1 cũng chỉ ngôi Thái Cực, là ngôi độc nhứt trong Càn Khôn Vũ trụ.

3. Vẽ Con Mắt bên TRÁI để thờ, chớ không phải vẽ Con Mắt bên Mặt, bởi v́ bên Trái thuộc về Dương, bên Mặt thuộc về Âm, nên khi vào Thánh Thất qú cúng Đức Chí Tôn, phái Nam qú bên Trái của Đức Chí Tôn; phái Nữ qú bên Mặt của Đức Chí Tôn (Nam tả Nữ hữu). Do đó, Con Mắt Trái tượng trưng Đức Chí Tôn và Đức Chí Tôn chưởng quản Khí Dương quang.

4. Thờ Thiên Nhăn có ư nghĩa Đại đồng. Bất cứ sắc dân nào, dân tộc nào cũng biết vẽ Con Mắt để thờ, và vẽ h́nh Con Mắt không có tánh cách phân biệt chủng tộc, nên có tính chất chung hết, tức là Đại đồng. Như chúng ta thấy, Phật giáo vẽ h́nh Đức Phật Thích Ca với h́nh dáng là người Ấn Độ; Thiên Chúa giáo vẽ h́nh Đức Chúa Jésus với h́nh dáng là một người Do Thái; do đó có tánh cách phân biệt về dân tộc, về quốc gia, là thờ người ngoại quốc, . . . . Vẽ h́nh Con Mắt mà thờ th́ tránh được các sự phân biệt vừa nêu trên. Vả lại, Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ của toàn nhơn loại, chớ đâu phải của riêng một sắc dân nào. Khi thờ Con Mắt là Đức Chí Tôn muốn cho nhơn loại không c̣n phân biệt nhau về quốc gia hay dân tộc, nh́n nhau đều là anh em một nhà, con chung của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc lănh sứ mạng của Thượng Đế để thực hiện sự Đại đồng trên toàn thế giới.

b) Ư nghĩa theo Thiên Chúa Giáo :  Thiên Chúa giáo có một quyển sách tựa là : "Catéchisme Album " (Giáo lư Cương yếu) do nhà xuất bản Saint Joseph ở Paris phát hành, nơi trang đầu tiên có in h́nh Thiên Nhăn (L'Oeil de Dieu) và chú thích như vầy : " Dieu est esprit, il ne peut être vu de nos yeux, ni, par conséquent, représenté sur une image. C'est OEIL, vous rappelle que Dieu est le souveraine intelligence, qu'il sait tout et voit tout.

On l'encadre le Soleil, car Dieu est le Vrai Soleil qui éclaire et réchauffe tout et porte la vie partout. Dieu est la Lumière Éternelle."

Tạm dịch : Thượng Đế là Đấng thiêng liêng, đôi mắt trần của chúng ta không thể thấy được Ngài, v́ thế, không thể mô tả Ngài bằng một h́nh ảnh.  Thiên Nhăn nầy nhắc cho chúng ta nhớ rằng : Thượng Đế là Đấng Toàn Tri, Ngài biết tất cả và thấy tất cả. Người ta vẽ chung quanh Thiên Nhăn những tia sáng của Mặt Trời, bởi v́ Thượng Đế là ngôi Dương chơn thật, soi sáng và sưởi ấm vạn vật và mang đến sự sống khắp nơi. Thượng Đế là Ánh sáng vĩnh cửu.

c) Ư nghĩa thiêng liêng : Về ư nghĩa thiêng liêng của Thiên Nhăn, Đức Chí Tôn có dạy trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển như sau : TNHT. I. 12 : " Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ Thánh Tượng CON MẮT mà thờ Thầy, song Thầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh :

Nhăn thị chủ tâm,

Lưỡng quang chủ tể,

Quang thị Thần,

Thần thị Thiên,

Thiên giả Ngă giă.

Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đại bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Độ nầy, duy Thầy cho THẦN hiệp TINH KHÍ đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh. Các con nhớ nói v́ cớ nào thờ CON MẮT Thầy cho chư Đạo hữu nghe. . . . . . .  Phẩm vị Thần Thánh Tiên Phật từ ngày Đạo bị bế, th́ Luật lệ hỡi c̣n nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đ́nh mỗi phen đánh tản THẦN, không cho hiệp cùng TINH, KHÍ. Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn thần cho các con đắc đạo. Con hiểu "Thần cư tại nhăn". Bố trí cho chư Đạo hữu con hiểu rơ. Nguồn cội Tiên, Phật do yếu nhiệm là tại đó."

III. Giải thích 5 câu chữ Nho về Thiên Nhăn

Xin chép lại 5 câu chữ Nho giải thích Thiên Nhăn :

Nhăn thị chủ tâm,

Lưỡng quang chủ tể,

Quang thị Thần,

Thần thị Thiên,

Thiên giả Ngă giă.

Giải nghĩa từng chữ :

Câu 1 : Nhăn thị chủ tâm. Nhăn : Con mắt. Thị : Ấy là

Chủ : Làm chủ. Tâm : Cái Tâm. - Cái Tâm của con người là Linh hồn, cũng gọi là Tiểu hồn, Tiểu Linh quang, và con người là Tiểu Thiên Địa hay Tiểu Thượng Đế. - Cái Tâm của Trời là Đại hồn, là Đại Linh quang, và Trời là Đại Thiên Địa, thường gọi là Thượng Đế.

Câu 2 : Lưỡng quang chủ tể. Lưỡng : Hai. Quang : Ánh sáng. - Đối với Trời, Lưỡng quang là Âm quang và Dương quang, đó cũng gọi là Lưỡng Nghi. - Đối với con người, Lưỡng quang là 2 Khí : Khí Âm và Khí Dương trong cơ thể con người. Chủ : Làm chủ. Tể : Đứng đầu. Chủ tể, cũng đọc là Chúa tể là đứng đầu cai trị tất cả.

Câu 3 : Quang thị Thần. Quang : Ánh sáng. Thị : Ấy là. Thần : Chơn linh, một trong Tam bửu (Tinh, Khí, Thần). - Đối với Thượng Đế, Thần là Đại hồn. - Đối với con người, Thần là Tiểu hồn.

Câu 4 : Thần thị Thiên. Thần : Chơn linh. Thị : Ấy là. Thiên : Trời. - Đối với Trời, Thiên là Thượng Đế, Đại Vũ trụ. - Đối với con người, Thiên là Tiểu Thượng Đế, Tiểu Vũ trụ.

Câu 5 : Thiên giả Ngă giă. Thiên : (đă giải nơi câu 4). Giả : Ấy là. Ngă : Ta. Giă : Vậy. Thường viết là Dă, dùng đặt ở cuối câu, nghĩa là : Vậy. Câu "Thiên giă Ngă dă" giống như câu " Nhân giả Nhơn dă" ( ), nghĩa là: Ḷng Nhân ấy là đạo làm Người vậy.

Năm câu chữ Nho mà Đức Chí Tôn dạy về THIÊN NHĂN, có thể được giải thích theo 2 trường hợp :

- Giải thích theo Đại Thiên Địa (Đại Vũ trụ, Đại Linh quang, Đại hồn, Thượng Đế). [Trời]

- Giải thích theo Tiểu Thiên Địa (Tiểu Vũ trụ, Tiểu Linh quang, Tiểu hồn, Tiểu Thượng Đế). [Người]

a) Giải thích theo Đại Thiên Địa (Trời) :

Câu 1 : Nhăn thị chủ Tâm : Nhăn ở đây là Thiên Nhăn tượng trưng Thượng Đế. Tâm ở đây là Tâm của Thượng Đế, tức là Đại Linh quang, Đại hồn. Nhăn thị chủ Tâm : Thượng Đế là chủ của Đại Linh quang.

Câu 2 : Lưỡng quang chủ tể : Lưỡng quang là Âm quang và Dương quang. Chủ tể là Chúa tể, cai trị tất cả.

Lưỡng quang chủ tể : Dương quang và Âm quang làm chúa tể, cai trị tất cả. Bởi v́ Dương quang và Âm quang ấy chính là của Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu, phối hợp để sanh hóa Càn khôn Vũ trụ và vạn vật.

Câu 3 : Quang thị Thần : Quang nầy là Đại Linh quang, Thần nầy là Đại hồn.  Quang thị Thần : Đại Linh quang ấy là Đại hồn của Thượng Đế.

Câu 4 : Thần thị Thiên : Đại hồn ấy là Trời,Thượng Đế

Câu 5 : Thiên giả Ngă giă : Thượng Đế ấy là TA vậy. (TA là tiếng tự xưng của Đức Chí Tôn). Do đó, thờ Thiên Nhăn chính là thờ Trời, thờ Đấng Thượng Đế, thờ Đấng Đại Từ Phụ đă sanh hóa CKVT và toàn cả chúng sanh.

b) Giải thích theo Tiểu Thiên Địa (Người) :

Con người do Thượng Đế tạo ra, hễ Trời có ǵ th́ con người có nấy, cho nên mới gọi con người là Tiểu Thiên Địa, Tiểu Thượng Đế, Tiểu hồn, Tiểu Linh quang.

Câu 1 : Nhăn thị chủ Tâm : Nhăn ở đây là Nhơn nhăn, con mắt của Người, tượng trưng con người. Tâm ở đây là lương tâm của con người, tức là Tiểu hồn, Tiểu Linh quang. Nhăn thị chủ Tâm : Con người làm chủ cái Tâm của ḿnh, tức là làm chủ Tiểu Linh quang (Chơn linh) của ḿnh.

Câu 2 : Lưỡng quang chủ tể : Lưỡng quang ở đây là 2 Khí Dương và Âm trong cơ thể con người. Nếu 2 Khí nầy điều ḥa th́ thân thể con người khỏe mạnh; nếu 2 khí không điều ḥa, hoặc là Dương thạnh Âm suy hay Âm thạnh Dương suy th́ con người bị đau ốm, bịnh hoạn; nếu khí Dương tuyệt th́ cơ thể phải chết. Lưỡng quang chủ tể : 2 Khí Âm Dương trong con người là chúa tể, v́ nó định được sự sống chết, sự khỏe mạnh hay đau yếu của thân thể con người.

Câu 3 : Quang thị Thần : Quang ở đây là Tiểu Linh quang, Thần là Linh hồn của con người, tức là Tiểu hồn.

Quang thị Thần : Tiểu Linh quang ấy là Tiểu hồn của con người.

Câu 4 : Thần thị Thiên : Thần là Tiểu hồn, Thiên ở đây là Tiểu Thiên Địa, Tiểu Thượng Đế.  Thần thị Thiên : Tiểu hồn ấy là Tiểu Thượng Đế.

Câu 5 : Thiên giả Ngă giă : Thiên là Tiểu Thượng Đế, Ngă là ta, là con người. Thiên giả Ngă giă : Tiểu Thượng Đế ấy là ta vậy. Về ư nghĩa của chữ " THẦN" : Khi hiến lễ dâng Tam Bửu lên Đức Chí Tôn : Tam Bửu là : Bông, Rượu, Trà, tượng trưng Tinh, Khí, Thần.

Tinh là Thể xác,

Khí là Chơn thần,

Thần là Chơn linh, Linh hồn.

Trong phép Luyện đạo, luyện cho Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt : Trong trường hợp nầy th́ :TINH là chất tinh túy của thể xác tạo ra để lưu truyền ṇi giống. Phải Luyện Tinh hóa Khí.KHÍ là chất bổ dưỡng do chất Tinh biến thành để nhờ máu luân chuyển đem đi nuôi các tế bào của cơ thể cho tươi nhuận, nhứt là nuôi các tế bào năo cho thông minh sáng suốt, có đầy đủ sự tốt đẹp. Đó là Luyện Khí hiệp Thần.THẦN là Chơn thần của con người. Khi trí năo của con người đầy đủ sự thông minh sáng suốt th́ phát huệ, tạo được Chơn thần nhẹ nhàng tinh tấn. Nhưng phải Luyện Thần huờn Hư, nghĩa là luyện cho Chơn thần được huyền diệu, có thể xuất nhập thể xác tùy theo ư muốn, để có thể vân du lên các cơi Trời, tiếp xúc với các Đấng thiêng liêng. Luyện được như vậy, gọi là Luyện Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt, đắc đạo tại thế.

Như vậy, chữ THẦN có 2 nghĩa : Linh hồn hay Chơn thần tùy theo trường hợp.  Cho nên, thờ Thiên Nhăn cũng c̣n là thờ Chơn thần : "Thần cư tại Nhăn". Nên Đức Chí Tôn dạy rằng : Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Độ nầy, duy Thầy cho THẦN hiệp cùng TINH, KHÍ, đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ siêu phàm nhập Thánh. Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn thần cho các con