Tôn Dật Tiên

Tiểu sử TRUNG SƠN CHƠN NHƠN

 

Tôn dật Tiên. Trung Sơn Chơn Nhơn là một vị Thánh của Bạch Vân Động nơi cơi thiêng liêng, giáng trần ở nước Trung Hoa, có tên là Tôn Văn, hiệu là Tôn Trung Sơn, lại cũng lấy hiệu khác là Tôn Dật Tiên. Ngài lấy hiệu Trung Sơn khi Ngài sống lưu vong nơi nước Nhựt, Ngài tự xưng là Sơn Trung Tiều, nghĩa là ông tiều trong núi; lại cũng xưng là Dật Tiên, nghĩa là ông Tiên ở ẩn (v́ chữ Nhơn [người] đứng kế chữ Sơn [núi] thành chữ Tiên). Cho nên người ta gọi Tôn Văn là Tôn Trung Sơn hay Tôn Dật Tiên (Sun Yat Sen) đều được cả.  Ngài Tôn Văn sanh ngày 12-11-1866 (Bính Dần) tại làng Thùy Hưng huyện Hương Sơn, nay đổi tên lại là huyện Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, dưới thời nhà Măn Thanh.  Năm 1879, Tôn Văn cùng mẹ qua Honolulu thuộc quần đảo Hawaii giữa Thái B́nh Dương sống với người anh tên là Tôn Mi, một Hoa kiều giàu có ở đây. Tôn Mi giúp đỡ cho Tôn Văn vào học trường Trung học do Giáo hội Cơ Đốc nước Anh mở ra. Học hết bậc Trung học, Tôn Văn được anh cho trở về Hồng Kông học Đại học Y Khoa, và Tôn Văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại trường nầy vào năm 1892, lúc đó Tôn văn được 27 tuổi.  Tôn Văn trở về Quảng Châu mở pḥng mạch Bác sĩ, và bắt đầu tiếp xúc, liên lạc với các nhà cách mạng. Trong thời gian Tôn Văn học Đại học Y khoa ở Hồng Kông, Tôn Văn đă chứng kiến cuộc chiến tranh giữa quân đội nhà Măn Thanh và quân đội nước Pháp. Quân đội Măn Thanh, với vũ khí thô sơ, nên bị thảm bại và buộc phải kư Tờ Hoà ước nhường cho nước Pháp nhiều đặc quyền về kinh tế.  Năm 1894, Tôn Văn gởi một bức thơ lên vị Đại Thần Lư Hồng Chương để yêu cầu cải cách nước Tàu và yêu cầu họ Lư tiếp kiến, nhưng Lư từ chối. Từ đó, Tôn Văn bỏ ư tưởng cải cách, chuyển sang lập trường làm cách mạng. Tháng 11 năm 1894, Tôn Văn sang Honolulu thành lập một tổ chức cách mạng đầu tiên lấy tên là Hưng Trung Hội, với cương lĩnh là lật đổ nhà Măn Thanh, khôi phục lại nước Trung hoa, thành lập Chánh phủ Dân chủ. Tổ chức ban đầu chỉ thu hút được khoảng 20 Hoa kiều.  Tháng 2 năm 1895, Tôn Văn trở về Hồng Kông để thành lập Tổng Bộ Hưng Trung Hội, chuẩn bị kế hoạch khởi nghĩa ở Quảng Châu. Trong nội bộ có kẻ làm phản, kế hoạch bị bại lộ, hơn 70 người bị bắt và bị giết chết, Tôn Văn trốn thoát được. Triều đ́nh Măn Thanh treo giải thưởng lớn cho ai bắt được Tôn Văn. Tôn Văn phải trốn sang Nhựt, rồi trở lại đảo Hawaii, lại qua Mỹ rồi sang nước Anh. Tháng 10 năm 1896, Tôn Văn từ một khách sạn ở Luân Đôn đi ra để gặp thầy giáo Kantlei, người quen cũ hồi học ở Đại học Y khoa Hồng Kông, nhưng bị người của Sứ quán Măn Thanh tại Luân Đôn bắt giữ để giải về nước trị tội. Tôn Văn may mắn được một người Anh đang làm công nhân trong Sứ quán Măn Thanh chuyển giùm một bức thơ của ông đến thầy Kantlei. Kantlei liền đến Cơ quan Cảnh Sát Anh nhờ can thiệp để thả Tôn Văn ra, nhưng Cơ quan nầy làm ngơ. Kantlei liền nhờ báo chí làm rùm lên. Ngay ngày hôm sau, trên các tờ báo lớn tại Luân Đôn đều có đăng tin : Hành động bắt người trái phép của Sứ quán Trung quốc. Những người Anh ủng hộ Cách mạng Trung quốc kéo đến biểu t́nh, bao vây Sứ quán Trung quốc, đ̣i thả Tôn Văn. Cuối cùng, Sứ quán Trung quốc phải nhượng bộ, thả Tôn Văn ra. Năm 1897, Tôn Văn rời Luân Đôn sang Nhựt để tuyên truyền về Hưng Trung Hội trong hàng ngũ Hoa kiều tại đây.  Tháng 10 năm 1898, Tôn Văn gặp Khang hữu Vi và Lương khải Siêu, đang sang lánh nạn tại Nhựt sau thất bại Biến Pháp Mậu Tuất, Tôn Văn vận động hai Ông hợp tác với Hưng Trung Hội, nhưng không thành công.  Năm 1900, dưới ảnh hưởng của Phong trào Nông dân Nghĩa Ḥa Đoàn, Tôn Văn trở về nước phát động cuộc khởi nghĩa của Hưng Trung Hội ở Huệ Châu vào ngày 8-10-1900, nhưng không thành công. Ông phải lánh nạn qua Nhựt lần thứ nh́, rồi qua đảo Hawaii, Việt Nam, Thái Lan và Mỹ.  Ngày 20-8-1905, tại Tokyo Nhựt bổn, Tôn Văn hợp nhất Hưng Trung Hội với các Chánh đảng khác có cùng mục đích như Quang Phục Hội, Hoa Hưng Hội, thành lập một đảng thống nhứt, lấy tên là Trung Quốc Đồng Minh Hội, do Tôn Văn làm Tổng Lư, với cương lĩnh : "Lật đổ Măn Thanh, khôi phục nước Trung Hoa, thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc."  Tháng 11 năm 1905, trên tờ Dân Báo, Cơ quan Ngôn luận của Đồng Minh Hội, Tôn Văn phê phán gay gắt lư luận cải lương của 2 Ông Khang hữu Vi và Lương khải Siêu. Ông chủ trương phải tiến hành cách mạng vũ trang, và Ông đưa ra Chủ nghĩa TAM DÂN : Dân tộc, Dân quyền, Dân sinh.  Dân tộc : Nước Trung hoa độc lập. Năm tộc : Hán, Măn, Mông, Hồi, Tạng, trong toàn cơi Trung hoa phải b́nh đẳng hết thảy. Dân quyền : Nước Trung hoa là nước dân chủ, có Quốc hội do dân trực tiếp bầu ra, nắm quyền Lập pháp. Người dân có quyền ứng cử và bầu cử, ngoài ra c̣n có quyền sáng chế, quyền phức quyết và quyền băi miễn nữa.

Dân sinh : Mọi người dân đều sống b́nh đẳng trong xă hội. Nguyên tắc cơ bản là b́nh quân địa quyền và tiết chế tư bản, để đi đến mục đích là giải phóng kinh tế, khiến toàn dân đều được hưởng thụ lợi ích : Ăn mặc, ở và đi.

Từ năm 1906 đến 1911, Tôn Văn phát động tất cả 10 cuộc khởi nghĩa tại Hồ nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, An Huy, Triết Giang. Những cuộc khởi nghĩa trên đều thất bại, nhưng đă làm cho nhà Măn Thanh suy yếu và làm cho tinh thần cách mạng của dân chúng Trung hoa càng lúc càng lên cao. Cuối cùng cuộc khởi nghĩa tại Vũ Xương ngày 10-10-1911 ( năm Tân Hợi), gọi là cuộc Cách Mạng Tân Hợi, dưới sự lănh đạo của các nhà Cách mạng chịu ảnh hưởng của Tôn Văn và Đồng Minh Hội, đạt được thắng lợi và ảnh hưởng lan rộng ra toàn quốc.  Tôn Văn đang ở nước Mỹ, nhận được tin Cách mạng thành công, liền tiến hành các hoạt động ngoại giao đối với các Chánh phủ của các nước Âu Mỹ để cắt đứt quan hệ của họ với nhà Măn Thanh.  Cuối tháng 12 năm 1911, Tôn Văn từ Âu Châu trở về Trung quốc. Do công lao to lớn của Ông với sự nghiệp cách mạng, Hội Nghị Đại biểu 17 tỉnh độc lập họp ở Nam Kinh bầu Tôn Văn làm Tổng Thống lâm thời.  Ngày 1-1-1912, Tôn Văn nhậm chức Tổng Thống tại Nam Kinh và thành lập Chánh phủ Trung hoa Dân Quốc. Tổng Thống lâm thời Tôn Văn tuyên bố một loạt các pháp lệnh cải cách nước Trung hoa. Ngày 11-3-1912, Ông ban bố Ước Pháp Lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, xem đó như là Hiến Pháp Tạm thời của nước Trung Hoa Dân Quốc. Tôn Văn đặt ra lá cờ của nước Trung Hoa Dân Quốc, gọi là lá cờ "Thanh Thiên Bạch Nhật măn địa hồng" (Trời xanh, Mặt Trời trắng, đầy đất đỏ).  Do áp lực của các nước Âu Mỹ và các thế lực bảo thủ trong nước, cộng với sự yếu kém và tản mạn của đảng cách mạng, Tôn Văn buộc phải chấp nhận các điều kiện của Viên Thế Khải là nhường chức Tổng Thống cho Viên sau khi vua nhà Măn Thanh thoái vị. Vị vua cuối cùng của nhà Măn Thanh là Phổ Nghi bị buộc phải thoái vị ngày 12-2-1912, kết thúc 2000 năm chế độ quân chủ cai trị nước Tàu. Ngày 1-4-1912, Tôn Văn chánh thức rút lui khỏi chức vụ Tổng Thống. Tháng 8 năm 1912, Tôn Văn cải tổ Trung Quốc Đồng Minh Hội thành Quốc Dân Đảng. Ngày 25-10-1915, Tôn Văn kết hôn với Bà Tống Khánh Linh.  Năm 1916, Viên Thế Khải, một vị Đại Thần của triều đ́nh Măn Thanh, phản lại Măn Thanh, hưởng ứng theo cách mạng, được Tôn Văn nhường cho chức Tổng Thống, lại lo củng cố thế lực, phản lại chế độ Dân chủ Cộng ḥa, tự lập làm vua, xưng Đế tại Bắc Kinh, tái lập chế độ Quân chủ. Các tướng lănh nắm quyền quân đội, các vị Tỉnh trưởng, nổi lên chống đối quyết liệt, Viên Thế Khải ưu uất mà chết. Trong thời gian đó, Tôn Văn lănh đạo Chánh phủ Quân sự ở Quảng Đông (1917-1918) và làm Tổng Thống Chánh phủ Cộng ḥa. Tháng 10 năm 1919, Tôn Văn cải tổ Quốc Dân Đảng. Trong bản Tuyên ngôn của Quốc Dân Đảng vào tháng Giêng năm 1923, Ông tuyên bố sẽ dựa vào quần chúng để hoàn thành nhiệm vụ Cách mạng. Ông chủ tương xây dựng Quảng Châu thành đại bản doanh cách mạng. Tháng 8 năm 1923, Ông cử một Đoàn Đại biểu do Tưởng Giới Thạch cầm đầu sang Liên Xô nghiên cứu chánh trị xây dựng đảng và cách tổ chức Hồng Quân Liên Xô. (Tưởng Giới Thạch có vợ là Tống Mỹ Linh, em ruột của Tống Khánh Linh). Tháng 10 năm 1923, Tôn Văn tiếp nhận Phái đoàn Cố vấn của Liên Xô do Borodin cầm đầu đến Quảng Châu. Tháng giêng năm 1924, Đại Hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ nhứt của Quốc Đân Đảng nhóm họp tại Quảng Châu. Trên diễn đàn Đại Hội, Tôn Văn Tuyên bố 3 chánh sách lớn của Quốc Dân Đảng : Liên Nga, Liên Cộng, Ủng hộ Công Nông. Trong bản Tuyên ngôn của Đại Hội, Tôn Văn giải thích Chủ nghĩa Tam Dân mới : Phản đế, Phản phong, Tiết chế Đại tư bản. Nó trở thành cương lĩnh chung cho Mặt Trận Thống Nhứt Quốc Cộng hợp tác lúc bấy giờ.  Tháng 5 năm 1924, Tôn Văn thành lập Trường Vơ Bị Hoàng Phố ở Quảng Châu, gọi là Trường Trung Quốc Quốc Dân Đảng Lục Quân Quan Học Hiệu, và cử Tưởng Giới Thạch làm Hiệu trưởng. Tháng 10 năm 1924, tại Bắc Trung hoa, Lưu vĩnh Tường và Trương tác Lâm đánh thắng Ngô bội Phu, buộc Tào Côn từ chức Tổng Thống, rồi hai Ông nầy hiệp cùng Đoàn kỳ Thụy đánh điện mời Tôn Văn lên bắc Kinh để bàn việc thống nhứt Nam Bắc.  Tôn Văn lên đến Bắc Kinh, nhưng chẳng bao lâu sau th́ bị bạo bịnh bất ngờ và mất ngày 12-3-1925 (âl 18-2-Ất Sửu), thọ 60 tuổi. Ngài di chúc lại như sau :

- Đảng viên Quốc Dân Đảng phải nổ lực cách mạng.

- Triệu tập Quốc Dân Hội Nghị.

- Phế trừ các điều ước bất b́nh đẳng đối với ngoại bang.

Cái chết đột ngột của Tôn Văn là một thiệt hại lớn cho cao trào cách mạng của dân tộc Trung hoa.

Sau 14 năm làm cách mạng, kể từ năm 1911 đến năm Ông mất 1925, Tôn Văn đă đạt được 2 thắng lợi lớn :

- Lật đổ được triều đ́nh nhà Măn Thanh.

- Thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc với chế độ Dân chủ Công ḥa.

Đám tang của Tôn Văn được tổ chức rất trọng thể với nghi lễ Quốc táng, có hàng chục vạn người đưa tiễn đến nơi an nghỉ cuối cùng.  Năm 1929, di hài của Tôn Văn được chuyển về an táng tại núi Tử Kim ở Nam Kinh.

Năm 1986, Trung quốc xuất bản quyển " Tôn Trung Sơn Toàn tập" gồm 11 tập, và ở Đài Loan xuất bản quyển " Quốc Phụ Toàn tập ".

Như trên đă tŕnh bày, Tôn Văn, tức Tôn Trung Sơn hay Tôn Dật Tiên, là một nhà Chánh trị và Cách mạng lớn của dân tộc Trung Hoa, nhưng Tôn Văn cũng c̣n là một nhà Tư tưởng Triết học với tác phẩm cơ bản là " Học Thuyết Tôn Văn ". Khuynh hướng tư tưởng của Tôn Văn dựa vào Thuyết Tiến Hóa của Darwin. Về Vũ trụ quan, Tôn Văn giải thích Thái Cực vận động sanh ra điện tử, điện tử ngưng kết thành Nguyên tố, Nguyên tố hợp thành Vật chất, Vật chất tụ lại thành Trái Đất.  Ông cho Tinh thần chỉ là hiệu quả của Vật chất, tức là chủ trương Duy Vật, nhưng đồng thời nhấn mạnh sự ảnh hưởng của Giáo dục Tinh thần. Về quan hệ giữa TRI và HÀNH, Ông chống lại tư tưởng cổ đại Trung quốc : " Biết không khó, Làm mới khó." Theo Ông th́ Biết khó Làm dễ, chủ trương phải t́m tri thức khoa học, nhưng không đi đến quan niệm Duy Tâm "Biết trước Làm sau", và bác bỏ thuyết Tri Hành hợp nhứt của Vương Dương Minh.  Ông chủ trương : Làm trước Biết sau, không Biết cũng có thể làm, cho sự hoạt động thực tiễn là con đường tiến bộ tất yếu. Ông chia quá tŕnh nhận thức làm 3 thời kỳ :

- Không Biết mà Làm.

- Làm rồi mới Biết.

- Biết rồi mới Làm.

Phần lớn th́ giờ của Tôn Văn dành cho công cuộc cách mạng, Ông lại mất sớm và đột ngột, nên Ông chưa có th́ giờ để xây dựng tư tưởng triết học của Ông được hoàn

chỉnh. Hằng năm, đến ngày 18-2 âm lịch, ngày mất của Tôn Văn, tại Tông Đạo Đường Nhơn của người Tàu ở Ṭa Thánh Tây Ninh, các Chức sắc, Chức việc, và Đạo hữu Đường nhơn cử hành Lễ Cúng tế Kỷ niệm ngày mất của Tôn Văn, có Đại diện của Hội Thánh đến tham dự.

Đức Trung Sơn Chơn Nhơn ít giáng cơ dạy Đạo hơn Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn. Sau đây, chúng tôi có sưu tập được một bài Thánh giáo của Ngài nói chuyện với Giáo Sư Thượng Bảy Thanh, Đạo hiệu Phong Chí, thuộc Hội Thánh Ngoại Giáo, trong đó có tiên tri về nước Trung hoa và nước Nhựt, xin chép ra như sau :

Đàn cơ tại Hộ Pháp Đường

ngày 17-10-Bính Tư (dl 30-12-1936)

Pḥ loan : Hộ Pháp, Tiếp Đạo

TÔN SƠN CHƠN NHƠN

Bần tăng chào quí vị. Cười . . .

Anh Phong Chí đứng chớ. Làm bộ hoài !

Theo ư Bần tăng tưởng th́ buổi nầy chưa phải hợp thế thời cho Đạo phổ thông Trung quốc, v́ 2 lẽ : Một là Chánh phủ Pháp với Đông Dương nầy chẳng phải thật tâm trọng Đạo, cố ư giúp dùm, mà thật sự th́ chờ Đạo xuất dương nơi Trung hoa, đặng mai phục ẩn binh toan phương hăm hại. Anh Phong Chí nè ! Anh chưa bước chân đến nước Tàu mà tên Anh đă treo nhỏng nhảnh nơi Pḥng Mật Thám Tsien Tries, ấy là đợi Anh qua đặng ghim vào bằng cớ tụ họp thông tư ngoại quốc v́ quốc sự, chớ chẳng v́ Đạo. Các cớ ấy chúng sẽ làm thế nào cho quả quyết hiển nhiên đặng toan diệt Đạo nơi đây cho đặng. Hai nữa là v́ Thiên thơ đă định cho Huê Nhựt hiệp chủng. Hại nỗi lại là tay có trọng trách nơi phần tạo Tân Thế giới cho Đức Chí Tôn, nên Ngọc Hư bảo trọng không cho diệt chủng, duy chịu nạn diệt quốc mà thôi. Trong thế kỷ 21 sẽ thấy tang điền Nhựt đảo biến nên thương hải Huê triều. Ấy vậy, lúc phối hợp dân sanh sẽ có lắm trường huyết chiến. Em nói : Trong thời gian ngắn ngủi chi đây sẽ có Nhựt Huê đại chiến. Em lại nói chắc rằng : Chức sắc giáo đạo những nơi Huê triều, ngày kia cũng phải chung mang khổ ách. Anh hiểu rồi ! Gắng nghe lời Hộ Pháp khuyến giáo và hạ lịnh mới gây nổi cơ đồ vĩ đại, Nghe và tuân theo v́ đó là lịnh dạy của Thầy.

Em trả lời những sự Anh cầu nguyện rồi.

Xin để nhượng bút cho Phạm Phối Thánh.

Cao Tiếp Đạo ! Bần tăng xin dâng bài thi nầy :

THI :

Chém nước chưa ai nắm bửu đao,

Có phong trần mới định anh hào.

Thường mưu trối kệ đời toan tính,

Cái nghiệp thương đời phải chịu đau.

THĂNG