Thiên Đạo

 

Đồng tác gỉa : Nguyễn-Trung-Hău & Phan-Trường-Mạnh [ THIÊN   ĐO  ] Những lời chứng giám và phê b́nh về cuốn "THIÊN-ĐO" của cácbực tiền bối đă dày công lao tâm tiêu tứ dựng nên cơ đồ vẻ vang cho nền Đại-Đạo.

ĐẠI  ĐẠO TAM - KỲ  PHỔ  ĐỘ
CAODAISME 
3è Aministe de Dieu en Orient
Ṭa - Thánh

SAINT SIÈGE

TÂYNINH

NO:308 - CV

Ngày 15, tháng 10, năm 1954

Ông Phan-Trường-Mạnh

             

Thưa Anh PHAN,

         Tôi có tiếp đặng thơ của Anh đề ngày.... tháng Octobre 1954.

         Nếu Anh bằng ḷng bớt về THIÊN-NHĂN và lấy h́nh ĐỨC DI-LẠC tại T̉A-THÁNH, th́ quyển sách của Anh và Anh BẢO-PHÁP sẽ xuất bản rất hoàn toàn, v́ phần sau của Anh BẢO-PHÁP viết th́ đúng hẳn với Chơn-Truyền.

          Hiện thời đang buổi cần hướng nhơn tâm giữ vững tinh thần đạo đức đặng tô điểm Quốc-thể cho vẻ vang th́ quyển sách Đạo ấy xuất bản rất hợp thời, v́ Quốc-Thể đặng vẻ vang th́ Quốc-Hồn tức nhiên phải đặng trụ vững. Có thế mới đoàn kết nhơn tâm mà lập Quốc trên nền tảng nghĩa nhân mà phụng sự cho nhân loại đặng.

Trưởng ban kiểm duyệt và cố vấn hành chánh đạo

Ṭa-Thánh

ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

CAO-TIẾP-ĐẠO

 

ĐỀ - TỪ

NGUYỀN-TRUNG-HẬU và PHAN-TRƯỜNG-MNH, tác giả quyển kinh THIÊN-

ĐẠO của TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ, chính là hai văn sĩ khét tiếng trong làng

ĐẠO-ĐỨC CAO-ĐÀI, hà tất phải nhiều lời giới thiệu ?

       C̣n quyển kinh THIÊN-ĐạO, ta thử khảo xét th́ rơ ra là một nền

giáo lư triết học của CAO-ĐÀI ĐẠI-ĐẠO, hoàn toàn, đầy đủ, mùi hương

Đạo vị và chơn lư của Vơ-trụ.

        Thật là một quyển sách quí báu nhứt về tinh thần Đạo-Đức, trên

đất nước Việt Nam mà ta chưa được tầng xem thấy bao giờ.

        Sự đặc sắc nhứt trong quyển kinh nầy là Tác giả giải pháp rành

mạch TÂN-LUẬT của đạo CAO-ĐÀI mà TÂN-LUẬT nầy tương đồng gồm đủ thiên

điều luật pháp với các đạo trên thế gian nầy.

        Vậy tôi xin mạng phép kết luận kinh nầy theo đại ư nghĩa dưới

đây:

        1)- Muốn thức tỉnh ḷng người trong cơn trụy lạc mê muội, nếu

trừphi sự phổ độ Đại-Đạo th́ không c̣n phương pháp nào nữa.

        2)- Cảnh sát tâm là phàm, tâm sát cảnh là Tiên. Thế giới đă tự

            loạn th́ ḷng ta phải tự trị.

        3)- Nhơn loại mỗi người hết dục vọng th́ Thế giới mới ḥa

b́nh, Càn khôn mới an tịnh.

THI:

Đem đuốc quang minh để dẫn đường.

Quyển kinh THIÊN-ĐẠO đă phô trương.

Kính khen tác giả tâm v́ Đạo.

Thuyết pháp CAO-ĐÀI dựng cột rường.

Kỉnh từ

NGUYỄN-HỮU-ĐẮC

 

TỰA

                 Từ xưa đến nay không biết chữ, không học mà thông đạo và đắc

đạo th́ chỉ có Đức HỮU-NĂNG LỤC-TỔ mà thôi, kỳ dư các nhà tu hành ít

nhất phải biết chữ, nhiên hậu mới đọc kinh đọc sámhiểu nghĩa mà hành

đúng theo chơn truyền của chư Tổ để lại. Vậy học thức là lợi khí tối

cần cho người tu hành.

        Về thế tục, muốn công danh được hiển đạt, hàng sĩ phu phải

bác lăm quần thơ, phải trải qua cảnh rừng nhu bát ngát. Về Đạo học,

công tŕnh lại c̣n khó khăn hơn nữa. Nguyên nhơn sự khó khăn ấy là:

phạm vị của đạo học thuộc về phần siêu h́nh trừu tượng mà Đạo thơ

nhiều khi lại có những suy luận bất đồng nếu không nói là tương phản

nhau. Đạo học đă là một khoa học trừu tượngthié khi nhà tầm đạo gặp

phải hai ư kiến bất đồng thié thật không biết phải căn cứ vào đâumà

phân biệt chơn giả? Như vậy, càng đọc Đạo thơ nhiều th́ đọc giả càng

hoang mang, nếu đọc giả không biết tự chủ để cho "sách chuyển". Vậy,

người tàm đạo phải biết chọn sách mà đọc. Đọc một quyển đạo thơ mà

lĩnh hội được ư nghĩa tổng quát của một nền đạo th́ hay hơn là đọc

nhiều quyển.

        Quyển THIÊN-ĐẠO là một trong các loại sách nên đọc ấy. Đại-Đạo

Tam-KỲ-Phổ-Độ ra đời nay đă gần ba mươi năm, kinh sách được ban hÀnh

không biết bao nhiêu mà kể. Ngoài những quyển kinh đọc mà các đấng

thiêng liêng giáng cơ tả ra có một giá trị đặc biệt, lại có những

quyển đạo thơ do các nhà tu hành dày kinh nghiệm trước tác cốt giúp

tài liệu cho người tầm đạo. Loại đạo thơ thứ nh́ nầy cũng rất cần ích

cho người tu. Nó là những lời nói, lời khuyên của các bậc tiền bối cố

gắng làm cho con đường người sau sắp đi được dễ dàng đẹp đẻ.

        Quyển THIÊN-ĐẠO nầy, ngoài những từ ngữ đặc biệt của đạo học,

đă được viết với một lối văn b́nh dị có một sức hấp dẫn lạ thường,

khiến cho độc giả lúc nào cũng vui mà theo chân tác giả, để trải qua

những tầng chí tịnh chí thanh của cảnh hư linh, rồi đi sâu vào những

vấn đề có thể làm trở ngại bước tiến của người tầm đạo, nếu cái vấn đề

nầy không được tŕnh bày một cách khúc chiết rành mạch.

        Đọc quyển THIÊN-ĐẠO xong, độc giả sẽ có một ư niệm tổng quátvề

phần triết lư và sự tổ chức của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ hay là CAO-ĐÀI-

GIÁO và sẽ nhận thấy rằng tân Tôn-giáo nói trên căn cứ vào một Đức-tin

suy lư (La Foi raisonnée).

        Những vấn đề căn bản đều được tŕnh bày rơ rệt mà bất cứ ai

cũng nhận thức được.

        Trong thời kỳ hỗn loạn nầy, nhân tâm điên đảo đương tầm lối

ra, Quyển THIÊN-ĐẠO ra đời rất là hợp thời vậy và công sưu tầm của

tác giả thật là không nhỏ về phương diện "hướng dân quy thiện" và

xương minh triết lư của "Tứ giáo quy nguyên".

                  Saigon, ngày 1, tháng giêng, năm 1955

                      TRẦN-VĂN-QUẾ tự HỆU-LƯƠNG

                       Đốc học trường Sư-phạm

                Cựu Tổng-Trưởng Cải-Cách của Quốc-gia Việt Nam

                               Kính tặng

T H I Ê N   ĐO

Thánh, Hiền, Tiên, Phật hi-Hữu chi nhơn,

Tam-kỳ Phổ-Độ hi hữu chi sự

Phi hi hữu chi nhơn,

Yên năng hành hi hữu chi sự.

Giác-Thế Kinh

 

 TỰA

       Đạo có Thiên đạo và Nhơn đạo.

       Nhơn đạo th́ dễ thông dễ hiểu.

       Thiên đạo th́ lại thâm diệu ẩn vi, khó đem lư trí mà thấu đáo.

       Cần phải sống trong đời tu niệm thanh cao; cần phẢi tham khảo

nhiều kinh điển, rồi đem học lực và kinh nghiệm mà suy cầu, bắt tuè

cái đă biết t́m ra cái chưa biết.

       Tuy nhiên, sở đắc của ḿnh vốn chưa đủ; cần phải có đạo căn và

nhờ các đấng thiêng liêng chỉ giáo thêm mới được.

      Gia công suy tầm học hỏi là để mở mang trí thức, tức là thế trí

mà Đại-Đạo "Tam-kỳ Phổ-Độ" gọi Nhơn-Hồn. song trí huệ, tức là xuất thế

trí hay bát nhă, Đại-Đạo gọi Anh-Hồn, chưa v́ đó mà phát triển.

       Nói một cách giản dị hơn: nhờ học hỏi, sưu tầm chúng ta được mở

mang trí thức mà làu thông đạo lư, biết biệt phân phán đoán, biết no&i

đạo lưu loát rạch ṛi. Nhưng chỗ cao thâm vi diệu của Thiên đạo mà trí

thức không thể t́m hiểu, nó vẫn mù mờ trong sở thức chúng ta. Là v́

chúng ta không co& sức thiêng liêng trợ giúp đặng mở mang trí huệ, là

cái đặc khiếu nhờ đó mà rơ thông thiên đạo.

        Vậy là chưa "nhập diệu".

        Chưa "nhập diệu", chúng ta c̣n nhiều chỗ sai lầm;

        Nhiều khi chúng ta dùng trí thức để khám phá lẽ mầu nhiệm của

Tạo-Hóa, chúng ta phân tách mỗi vấn đề ra từng chi tiết mà quan sát,

rồi tổng hợp lại mà suy cầu theo phương phÁp khách quan. Kết luận,

chúng ta tự cho rằng đă tiém ra chơn lư, nhưng than ôi! chỉ là h́nh

bóng của chơn lư đó thôi.

        Kinh điển là sáng tác của các đấng tiền giác, vốn chỉ giải đạo

lư cao siêu, nhưng vốn có giới hạn, lại là vật không linh động. Một

vật không linh hồn chẳng thế nào cảm thông với một linh hồn mà khai

huệ cho.

        Phải một linh hồn cảm thông với một linh hồn mới làm việc ấy

được.

        Vậy, chúng ta cần có sự trợ giúp của một đấng thiêng liêng.

        Đấng Thiêng-Liêng ấy, tức là Chơn-sư của chúng ta vậy.

        Chơn-sư ấy là ai ?

        Khi mặt trời lố mọc, phương đông rọi ánh b́nh minh, người ta

không cần đèn đuốc cũng nhận thấy Thái-Dương.

        Lần lần ánh dương quang soi sáng từ thành thị đến thôn quê,

đến hang cùng nẻo tận.

        Khi một Giáo-chủ lâm phàm, ánh sáng của Ngài soi khắp thế

gian. Đầu tiên, những bực đạo căn nhận biết, rồi đến hàng trí thức,

đến hạng thường nhơn.

        Không một ai không trông thấy ánh mặt trời, cũng không một ai

không khuất phục trước ánh sáng của Chơn-lư, của đấng Giáo-Chủ là đấgn

lâm phàm cứu thế trong hạ ngươn mạt kiếp nầy.

        Đấng Giáo-Chủ ấy là Thần Chơn-lư (Esprit de vérité) theo lời

tiên tri của đấng Christ, là một đại Bồ-tát (Di-Lạc-Vương Bồ-Tát

(Maitreya) thezo lời tiên tri của Phật Thích-Ca, là Thần Bảo-Tồn

(Vishnou) của đạo Bà-la-môn (Brahamanisme) (1)

        Danh từ xưng tụng v́ khác tôn giáo mà khác nhau, nhưng tựu

trung vẫn ám chỉ Chơn-linh của Thượng-Đế lâm phàm giáo đạo.

    (1) Theo đạo Bà-la-môn (Brahmanisme), ngôi ba (Vishnou) đă hóa

thân 9 kiếp rồi ( 9 avatars), đến kiếp thứ 10 và là kiếp chót (Kalki

avatar), Ngài lại hóa thân trong thời kỳ mạt pháp nầy. (Kaliyuga),

ḿnh cỡi bạch mă để khởi nguyên một thời đại ḥa b́nh, hạnh phúc.

        Ngài đến trong buổi "Tam-kỳ Phổ-độ" nầy với Thánh danh

Cao-Đài.

        Ngài tự xưng là Thầy và gọi chúng ta là các con.

        Chơn sư chúng ta là đức Cao-Đài đó vậy.

 

        Dọn quyển "Thiên-Đạo" chúng tôi nhờ học hỏi ở các Chơn-sư cùng

các đấng Thiêng-Liêng khác, một phần cũng nhờ tham khảo nhuẽng kinh

điển xưa mà được các đấng lựa cho.

        Quyển "Thiên-Đạo" chia làm hai phần: phần giáo điều và phần

giáo lư.

        Trong phần nhứt, Thiên-Đạo được thuyết minh một cách giản dị,

có hệ thống, có mạch lạc,đọc qua là hiểu rạch ṛi.

        Văn từ ddùng ṛng những tiếng đă thông dụng của các tôn-giáo,

không tạo ra tiếng mới cho khó nhớ. Nhiều khi lại có chua tiếng Phạn

và tiếng Pháp, cốt để cho anh em có Tây học hiểu mau.

        Có biết giáo điều phổ thông rồi mới dễ lănh hội những giáo lư

giải trong phần nh́.

        Quyển "Thiên-Đạo" không những cần yếu cho chư đạo hữu, lại c̣n

giúp ích cho người ngoại đạo mà muốn sưu tầm giáo lư.

                                           Nguyễn-Trung-Hậu

                                        và Phan-Trường-Mạnh

 

PHẦN

GIÁO   ĐIỀU

Chương thứ nhứt

SỰ SNG TRONG CƠI HƯ LINH

tức là VÔ-VI

Chương Thứ nhứt

****

V Ơ-T R Ụ  QUA N

 

SỰ SNG TRONG CƠI HƯ LINH

Ông Châu-Hi định nghĩa vơ trụ:

         "Tứ phương thượng hạ viết Vơ, cổ văng kim lai viết Trụ". (Bốn phương trên dưới gọi Vơ, xưa qua nay lại gọi Trụ).

         Giải rộng ra: không gian vô biên vô tận là Vơ; thời gian vô thỉ vô chung là Trụ.

         Vậy, "Vơ-Trụ", hiểu rộng ra, gồm tất cả cái ǵ ở trong không gian và thời gian.

         Tổng quát về Vơ-Trụ quan,chúng tôi tự thấy quan niệm có khác với quan niệm của các nhà triết học Đông-Tây, v́ chúng tôi là nhà tôn giáo, căn cứ ở đức tin và sở học riêng, học thuyết của chúng tôi không thể hài ḷng các nhà duy vật. Đành vậy, v́ ai cũng có quyền tin tưởng và quan niệm theo sở kiến ḿnh.

         Đành rằng Vơ-Trụ không thể tự chỗ hư không (1) mà trở ra có, là v́ trong cái KHÔNG, làm ǵ rút được ra cái CÓ ?

         Phải có cái ǵ tự nó có trước đă. rồi cái bổn hữu ấy mới sản xuất muôn vàn cái khác.

         Cái bổn hữu ấy, chúng tôi, noi dấu người xưa, gọi là: Vô-Cực.

 

VÔ - CỰC

 

        Nguyên hồi vô thỉ,nghĩa là khi chưa tạo Thiên lập Địa, cơi Thái-Hư (không gian) mờ mờ mịt mịt,

 (1) Hư không đây không phải là trống không, là hoang vu, ảo

tưởng. Đó là cơi Siêu-H́nh mà phàm trí, phàm giác chưa thấu đáo. Cái

Không, Không đó Không mà Có.

       Cái Có, Có là Có lại Không.

                                         (Cao đài tiên bút)

chỉ có một nguyên lư cùng tột, thiên nhiên tự hữu, vô thỉ vô chung,

chí linh chí diệu, cổ nhơn mượn phàm ngữ gọi là khí Hư-vô hay Vô-cực

(Parabralm - l'Absolu - le non-Manifesté).

       Theo Phật-giáo, nguyên lư ấy là Phật-tánh, cái chơn thể thật-

tánh bất-di bất-dịch của nguyên lư gọi là Chơn-Như.

       Khổng-giáo gọi Nguyên-lư ấy là Thiên-lư, ở nơi Trời là mạng,

nơi người là tánh, nơi vật là lư. Thiên lư lưu hành trong khoảng trời

đất, lại phát hiện ra ở việc làm hằng ngày của con người.

       Lăo-giáo gọi Nguyên-lư ấy là Đạo. Bổn tánh của Đạo là Hư-không

lặng lẽ, xem chẳng thấy, lóng chẳng nghe, rờ chẳng đụng, không thể

dùng lời nói mà diễn được, hoặc đem sự vật mà so sánh. Đạo hóa sanh

trời đất, lưu hành trong vơ trụ, tàng ẩn trong muôn vật, cho nên vật

nào cũng có phần linh diệu bên trong để điều ḥa trưởng dưỡng cho nó.

Đạo là tinh thần của trời đất vạn vật, mà trời đất là linh thể của

Đạo. Cái nguyên lư ấy đă vào trong ḷng người thị gọi là Đức. Cho nên

Thánh-nhơn thường dùng hai tiếng Đạo-Đức để chỉ cách cư xử ở đời thế

nào cho trên hiệp với lẽ trời, dưới hiệp cùng luân lư.

       Trong khí vô-cực (Parabralm) lại có một khối Ngươn-thần

(Paramatman), tức là chơn linh của tạo hóa vậy.

 

BA - NGÔI

Trước nhất, đấng Tạo-hóa phóng Chơn-linh lập Ngôi Một của Ngài là Thái-cực (Premier Logos).

        Thái-cực vốn là cơ động tịnh. Thái-cực động sanh Chơn-Dươnglàm Hỏa. Hỏa là Thần (Esprit), tức là cái động thể Ngươn-thần của Tạo-Hóa (Brahma- Viraj) mà Đạo thơ gọi Mộc-Công v́ Mộc năng sanh Hỏa.

        Thái-cực lại tịnh mà sanh Chơn-Âm làm Thủy. Thủy là Tinh (Matière), tức là cái tịnh thể Ngươn-thần của Tạo-hóa (Brahma-Vâch), mà Đạo thơ gọi Kim-Mẫu v́ Kim năng sanh Thủy.        Tạo-hóa vận chuyển Ngôi Thái-cực cứ một động một tịnh mà sanh ra hai Nguyên-lư Thái-Dương - (Pratyag-atman) và Thái-Âm - (Mula-prakriti) lập thành Ngôi Hai là Lưỡng nghi (Deuxième Logos).

        Đạo thơ nói Mộc-Công và Kim-Mẫu sanh ra Anh-Nhi và Trạch-nữ, rồi nhường ngôi cho hai người mà đi tu.

        Đó là nói bóng. Sự thiệt th́ Chơn-Dương và Chơn-Âm (Mộc-Công và Kim-Mẫu) sanh ra nhị nguyên lư Thái-dương và Thái-âm (Anh-nhi và Trạch-nữ).

        "Nhường ngôi mà đi tu", nghĩa là sau khi thành lập Ngôi Hai (Lưỡng-Nghi), Ngôi Một Thái-cực trở về địa vị vô vi.

        Tạo hóa lại dùng phép Âm-Dươn giao cảm, biến thành hai khí Thiếu-dương (Fohat) và Thiếu-Âm (Koilon) mà lập Ngôi Ba là Tứ-tượng

(1) (Troisième Logos).

        Đó là một thể Ngôi (2) (Trinité).

 

      (1) Trong Bát-quái th́ Thiếu-dương thuộc quẻ Khảm, Thiếu-âm thuộc quẻ Ly. Biểu hiệu Thiếu-Dương là một gạch liền giữa hai gạch đứt - Tuy thấy phần Âm lấn phần Dương, nhưng nó là biểu hiệu cho Dương, v́ trong luật điều ḥa cai quản Vơ-trụ Kiền-khôn, bao giờ cái phần thiểu số cũng cầm quyền thống trị tất cả các hiện tượng. Ai rơ thông y học, xét về thai-dựng của đờn bà do chỗ Âm-Dương yếu mạnh mà sanh hoặc trai hoặc gái, th́ thấy rơ cái phần thiểu số bao giờ cũng mạnh hơn phần đại số và luật điều ḥa của tạo hóa trái hẳn với công lệ "mạnh được yếu  thua" của cuộc cạnh tranh phàm tục. Ca&i lẽ nầy huyền vi khó hiểu lắm. Chỉ xin nhắc lại trong bài Thánh-giáo ngày 29-9-26, có câu nầy: "Các con hiền mà dữ, các con yếu mà mạnh, các con nhỏ nhoi mà là quyền thế,các con nhịn nhục mà các con hành phạt. Cử chỉ cáccon khá tập sao cho nghịch với cử chỉ thế t́nh, th́ là gần Ngôi Tiên Phật đó".

      (2) Tôn-giáo nào cũng có cái biểu hiệu một Thể Ba Ngôi, Đại-Đạo có: Thái-cực, Lưỡng-Nghi, Tứ-Tượng, Đạo-Phật có: Tam-bữu, Từ-Tôn: Di-Đà, Quan-Âm, Thế-Chí. Thiên-chúa-giáo có Ba Ngôi: đức Chúa Cha (père), đức Chúa Con (Fils), đức Chúa Thánh-thần (Saint-Esprit). Đạo Bà-la-môn th́ có: Thần Sáng tạo (Brahma), Thần phá hoại (Shiva), Thần Bảo tồn (Vishnou).

 

CUỘC SÁNG-T

        Đấng Tạo-hóa ngự trong Ngôi Tứ-Tượng, dùng quyền Chí-Tôn lập phép vô-vi Bát-quái mà tác thành Vơ-trụ (Cosmos).

        Trước hết Ngài lập ba cơi Thanh Thiên:

        1 - Thái-Thanh-Thiên (Adi), Phật giáo gọi Đại-Bát Niết-Bàn

(Mahaparanirvana).

        2 - Thượng-Thanh-Thiên (Anupadaka), Phật giáo gọi Bát-Niết-Bàn

(Paranirvana);

        3 - Ngọc-Thanh-Thiên (Atma), Phật giáo gọi Niết-Bàn (Nirvana),

tức là Bạch-Ngọc-Kinh (1).

        Lập xong ba cơi Thanh-Thiên, đấng Tạo-hóa lập thêm ba

Cảnh-giới là: Thượng-giới, Trung-giới, Hạ-giới.

        Thượng-giới gồm ba cơi Tiên là:

        1- Cơi Thiên-Tiên, cũng gọi là cơi bồ-Đề (Monde Spirituel ou

Monde Bouddhique);

        2- Cơi Địa-Tiên (Monde Mental supérieur - Manas supérieur).

        3- Cơi Nhơn-Tiên (Monde Mental -Manas).

        Mỗi cơi chia làm ba từng, cọng chung là chín từng, gọi Cửu-

Trùng-Thiên (2).

        Trung-giới gồm có cơi Thánh (Monde Mental Inférieur) và cơi

Thần (Monde Astral).

        Mỗi cơi cũng chia ra nhiều từng, đây chỉ nói đại lược thôi.

        Hạ-giới là cơi Phàm-trần, có tinh-tú và thất-thập-nhị-địa-cầu

đều có nhơn loại cùng các thứ sanh vật, mà địa cầu chúng ta ở đây lại

đứng vào hạng 68.

        Từng cao nhứt cơi Phàm-trần chứa đầy một chất tinh khí nhẹ

nhàng hơn không khí, người có thần nhăn thấy màu nó vàng vàng. Người

Pháp gọi tinh khí là éther, người Trung-hoa dịch-âm là dĩ-thái.

 

      (1)- Đó là nhứt Khí hóa Tam-Thanh.

      (2)- Cửu-trung-thiên se' giải trong phần giáo lư.

 

      Tóm lại, trong vơ-trụ, kể từ trên đổ xuống gồm có:

Thái-Thanh-Thiên, Thượng-Thanh-Thiên, Ngọc-Thanh-Thiên, Tiên-giới,

Thánh-giới, Thần-giới và Phàm-giới.

      Tam Thanh-thiên và Cử-Trùng-Thiên gọi chung là:"Thập-Nhị-Thiên"

      Trong khi sáng tạo,đấng tạo-hóa dùng Chơn-linh biến ra mười hai

đấng gọi "Thập-Nhị-Thời-Thần" (Jayas), mỗi vị phận sự trong một phẦn

mười hai của thời gian sáng tạo chia làm: tư, sửu, dần, Măo, th́n,

vân vân.

      Cho nên đức Chí-Tôn có nói:

      "Thập-Nhị Khai-Thiên" là Thầy, nắm trọn "Thập-Nhị Thời-Thần"

trong tay".

       Chư Tiên Phật là các đấng thọ thiên chức Khai-Hóa

"Cửu-Trùng-Thiên", nên đứng vào hàng "Cửu-Thiên Khai-hóa".

 

VƠ -TRỤ - ĐĂNG

CHƯƠNG THỨ HAI

 

HIỆN-THỂ con người

       Theo kinh "Đại-Thừa Chơn-Giáo" th́ con người có 3 hồn và 7 thể.

Ở tŕnh độ tiến hóa hiện tại,ngoại trừ những bậc Đại-căn, đại-giác

hoặc đă giải thoát, th́ "Tam-Thanh-Hồn" của Chơn-như toàn giác vẫn

chưa phát khai, đương c̣n an nhiên vô trị, vị giác. Đại đa số nhân

loại tiềm tàng Tam-năng đó (Tri-Giác-Lực) chờ ngày phát triễn.

      Vậy nên trong cuốn "Thiên đạo lược khảo" nầy, tác giả chỉ nói

tới "Tam-bồ-đề", tức là Chơn-Ngă và 4 thể (vật, khí, thần, thánh) tức

là Giả-Ngă hay Bản-Ngă.

      Con người có Hồn và Thể.

      Hồn là điểm thiêng liêng linh diệu trong con người. Nó vốn bất

tiêu bất diệt. Ấy là điểm linh quang do Chơn-linh của Tạo-hóa ban cho.

      Chơn-linh ấy có ba Ngôi, th́ Hồn cũng có ba bực:

      1- Linh hồn (Âme divine - Atma) cũng gọi Phật-hồn, Chơn-hồn,

Chơn-ngă, Chơn-tâm, Ngươn-thần.

      2- Anh-hồn (Âme spirituelle - Boddhi) cũng gọi Tiên-hồn, Bồ-đề

Bát-nhă, Trí-huệ.

      3- Nhơn-hồn (Âme humaine - Corps mental supérieur) cũng gọi

Giác-hồn, Thần-thức, A-lại-da thức, Thượng-tri-thức, Tâm-thức,

Nghiệp-thức.

      Nhơn hồn đồng nguyên chất với cơi Tiên (Monde mental).

      Anh hồn đồng nguyên chất với cơi Thiên-Tiên, cũng gọi cơi Bồ-Đề

(Monde spirituel ou Boddhique).

      Linh-hồn đồng nguyên chất với cơi Ngọc-Thanh-Thiên, cũng gọi là

cơi Niết-bàn (Nirvana).

      Thể th́ có bốn thứ là: Vật-thể, Khí-thể, Thần-thể, Thánh-thể.

      Vật-thể (Corps physique = Rupa) là xác thịt, thể thứ nhứt của

con người. Nó do bốn nguyên tố lớn hiệp thành (Tứ đại giả hiệp) Bốn

cái nguyên tố ấy là: đất, nước, lửa, gió (1).

      Vật thể bị bao bọc bởi một lớp tinh khí (éther), gọi là Khí-thể

(Double éthérique = linga-sharira), cũng gọi là cái Phách, kêu nôm là

cái vía, thuật âm-phù gọi Tướng-tinh.

      Khí-thể dùng rút sanh lực vào Vật-thể đặng giữ cho Vật-thể được

sanh tồn. Nhờ có Khí-thể chở che bao bọc, Vật -thể mới không tan ră.

      Khí thể dính với Vật thể bởi một sợi Từ khí (lien magnétique).

Khi nào Khí-thể bứt sợi dây ấy mà ĺa khỏi Vật-thể, th́ con người phải

chết. Lúc bấy giờ, vật thể mất sự che chở của khí thể nên lần lần tiêu

ră.

      Nhà âm-phù thuật sĩ dùng phép thôi miên có thể làm cho Khí-thể

của người sống xuất khỏi Vật-thể trong một lúc (nhưng không cho dan ra

xa, sợ đứt sợi từ khí mà ngy cho tánh mạng).

      H́nh nó xuất ra mờ mờ như đám sương mù, người có thần nhăn

(voyant) trông thấy được.

      Lúc bấy giờ, xác phàm hết cử động, hết biết cảm giác, trơ trơ

như một tử thi.

      Người hít thuốc mê không c̣n biết đau đớn là v́ thuốc mê đă làm

cho một phần khí thể ra khỏi xác thịt.

      Thể thứ ba là Thần-thể hay Chơn-thần (Corps astral = Kama). Dính

với khí-thể bởi một sợi từ khí. Chơn-thần làm trung gian cho Vật-thể

và Hồn.

 

    (1) Xương thịt thuộc đất, v́ tánh nó đặc và chắc.

        Huyết dịch thuộc nước, v́ nó là chất lỏng.

        Ôn độ trong châu thân thuộc lửa, v́ tánh nó ấm

        Khí chất trong châu thân thuộc gió, v́ tánh nó động.

        Khi con người chết, bốn cái nguyên tố trong châu thân lần lần

tan ră, rồi hiệp thành một vật thể khác, để rồi tan nữa rồi hiệp nữa,

thoạt có thoạt không, thoạt c̣n thoạt mất, thiệt rơ ràng một giả

tướng.

       Chơn-thầnlà tạng chứa dục vọng và t́nh cảm, tức là nguồn gốc sự

cảm giác. Hễ nó vọng động th́ mắt tham sắc, tai tham thanh, mũi tham

hương, lưỡi tham vị và thâm tham xúc. Nó là vai chủ động của lục căn.

       Tâm lư học gọi là ư-thức.

       Người ta co& thể luyện phép xuất Thần ra khỏi xác mà vân-du

trên cơi Thần (Trung giới) là cơi thích hạp với Chơn-thần v́ đồng một

nguyên chất.

       Chơn-thần của các vị tu đắc đạo vốn huyền diệu vô cùng, tuy c̣n

ở xác phàm mà tự do xuất nhập, trong nháy mắt dạo khắp ba ngàn thế

giới, tiếp xúc với Thần tiên.

       Người đồng tử (médium) nhờ xuất được chơn-thầnra khỏi Phách mà

thông công với các đấng thiêng liêng.

        Thể thứ tư là Thánh-thể (Corps mental inférieur = manas

inférieur). Phật giáo gọi Mạt-nạ thức hay Truyền-tống thức; Tâm lư học

gọi Trí thức.

        Nó giao thông giữa Thần và Hồn. Hễ Chơn thần phân biệt cái ǵ

là tốt, cái ǵ là xấu hoặc điều ǵ là thiện, điều ǵ là ác, nó cũng

tùy theo mà phân biệt như vậy, rồi truyền sang cho Chơn-hồn hay biết.

        Tóm lại, con người có bốn thể là: Vật-thể, Khí-thể, thần-thể,

Thánh-thể.

        Và ba hồn là: Nhơn-hồn, Anh-hồn và Linh-hồn.

        Khi con người chết, bốn thể lần lần tiêu tan, duy có hồn là

bất tiêu bất diệt,đi đầu thai kiếp nầy sang kiếp khác, cho tới khi

được hoàn toàn giải thoát (đắc đạo).

 

NHƠN-HẬN SAU KHI GIẢI-THỂ

 Người ta chết là khi sợi từ khí cột dính Vật-thể và Khí-thể bị

bứt đi (1), thế là khí Phách và Thần-hồn ĺa xác thịt.

        Thiệt ra, cái chết chỉ là sự ly dị giữa Vật-thể và Khí-thể.

Khí-thể vốn là tạng chứa sanh lực, mà nếu nó ĺa khỏi Vật-thể th́

Vật-thể hết sanh lực, phải lần lần tan ră.

        Vài ngày sau khi con người chết, Khí thể của người ấy ĺa khỏi

chơn thần. Nó không cử động mà cứ vơ vẫn gần tử thi. Ban đêm, đi đến

nơi thanh vắng, nhứt là nơi mồ mả , những người tánh nhát hay sợ

sệt;sự sợ sệt ấy khích thích thần kinh hệ (système nerveux)làm cho họ

thấy được h́nh dạng Khí thể vẫn vơ nơi đó, họ cho là "gặp ma" (fantôme

éthérique).

        Khí thể của người chết tiêu tan một lượt với tử thi. tần nhơn

(Người Cao-Miên) có tục hỏa táng (Crémation), nghĩa là thiêu tử thi,

rồi chôn tro, hoặc đựng trong hủ đem thờ nơi chùa. Dùng hỏa táng, th́

khí thể tiêu liền theo xác thiêu.

        Khi Hồn người chết cổi hết Vật thể và Khí thể, nó được nhẹ

nhàng thong thả như trút được một gánh nặng. Lúc bấy giờ, nó lại

linh hoạt khi c̣n tù túng trong xác phàm. Nó vẫn sống như thường ở

cơi vô h́nh; cái sống nầy mới thật là sống thiệt, có điều nhơn hồn

không cảm xúc theo phàm trần v́ nó không c̣n vật thể.

        Lúc nầy Nhơn-hồn linh hoạt nhờ Chơn thần là cái vỏ bao bọc nó

như khí thể bao bọc xác thịt vậy. Chơn thần vốn đồng nguyên chất với

Trung -giới là cơi Thần (Monde Astral). Cho nên, sau khi rời bỏ xác

phàm và cái phách (Vật thể và Khí thể), hồn nhờ Chơn thần làm chiếc xe

đưa vào cơi Thần là nguyên quán, là quê hương của Chơn thần vậy.

        Vẫn biết Chơn thần là tạng chứa những hột giống thuộc về dục

vọng và t́nh cảm. Con người, nếu lúc sanh tiền đă chú trọng vật chất,

chỉ lo thỏa măn dục vọng, tất nhiên Chơn thần bị trọng trược bởinhững

hột giống xấu xa ấy, nên nó lâu tan ră. Chơn-thần ấy chẳng khác nào

cái khám có bốn vách kiên cố để nhốt Hồn người trong một thời gian

rất lâu ở Trung-giới.

         Vậy nên chú trọng điều nầy: ở cơi phàm, con người hành động

thế nào, sự hành động ấy, dầu lành dầu dữ, dầu thấp hèn hay cao thượng

cái ấn tượng của các hành vi ấy đều in gắn vào tinh chất (matière

astrale) của cơi Thần. Đến khi Hồn trở về cơi Thần, th́ cái ấn tượng

ấy hiện ra có thứ lớp rơ ràng; Hồn người trông thấy chẳng khác nào ục

kích một phim chớp bóng (1).

        Lúc bấy giờ, Hồn người được sung sướng mà nhận thấy hành vi

nhơn thiện và cao thượng của ḿnh khi c̣n ở thế, hoặc ăn năn đau khổ

mà xem lại những điều độc ác thấp hèn của ḿnh đă tạo. Sự sung sướng

và đau khổ ấy, tức là phần thưởng phạt thiêng liêng cho Hồn người tại

Trung giới, tức là miền Âm-cảnh mà người ta quen gọi là Địa ngục

(Enfer), tiếng Phạn gọi là Kama-Loca.

       Hồn những người tu mà giữ tṛn nhơn đạo và chuyên việc nhơn đức

và hồn của chiến sĩ đă liều ḿnh v́ nước, khi về đến cơi Thần đều được

hưởng các điều khoái lạc thiêng liêng là phần thưởng cho sự hành vi

của ḿnh khi c̣n ở thế. Đó là đắc nhân vị (thành thần).

       Ở cơi Thần, những Hồn đồng một tŕnh độ tấn hóa với nhau đều

liên hiệp từng đoàn thể để giúp đỡ nhau đặng tấn hóa thêm lên.

       Hưởng và chịu thưởng phạt thiêng liêng ở cơi Thần trong một

thời gian lâu hay mau tùy theo căn

 

(1) Đó là "Nghiệt-cảnh-đài", (Psỵché astrale) của nhà Phật.

nghiệp của ḿnh. Nhơn hồn giải thoát được Chơn thần v́ chơn thần đến

ngày tiêu tán. Chơn thần tiêu tán, th́ bao nhiêu hột giống của nó tàng

trử bấy lâu, tức là những hột giống luân hồi (atomes-permanents) đều

rút vào cái thể thứ tư là thánh thể, để làm nghiệp duyên cho kiếp tái

sanh.

       Chỉ c̣n cái Thánh-thể bao bọc, Nhơn hồn bỏ cơi Thần mà vào từng

cao nhứt của Trung giới, tức vào cơi Thánh (Monde mental inférieur).

Nhơn hồn ở cơi nầy lâu hay mau cũng tùy theo kiếp sống của ḿnh tại

thế. Như lúc sanh tiền con người đă hành động cao thượng về tinh thần

trí thức, nếu con người đă có những tư tưởng thanh cao vaé những t́nh

cảm cao siêu của phàm tánh, nếu con người đă biết quên ḿnh để phụng

sự một lư tưởng cao cả, hoặc một chủ nghĩa vị tha, th́ Nhơn hồn được

hưởng bền lâu những khoái lạc, những hạnh phước thiêng liêng nơi cơi

Thánh tốt tươi vui vẻ, và được tiếp xúc với các vị Minh thánh nơi đây.

Đó là đắc Thánh vị (thành Thánh);

        Nên biết rằng ở cơi Thánh, chẳng một việc ǵ là phát đoan

(khởi đầu). Những công việc ở đây toàn là tiếp tục. Nói một cách dễ

hiểu là: một hạnh phước không thể bắt đầu tạo ra ở cơi nầy. Nó phải

phát đoan từ cơi Phàm, rồi đến đây mới tiếp tục mà phát triển thêm.

        Cho nên con người khi c̣n ở thế, cần phải sống một cuộc đời

nhơn thiện và thanh cao về tinh thần trí thức và lư tưởng, chớ không

phải đợi lên đến cơi thiêng liêng mới lo hành thiện, th́ muộn lắm rồi.

Luật Nhơn quả (Loi de Karma) vốn chí công: nhơn nào, quả nấy.

       Khi c̣n ở thế, chúng ta tự tạo phẩm vị thiêng liêng của chúng

ta là cái kết quả của những hành vi thuận hay nghịch với thiên đạo

(Loi divine).

       Khi c̣n ở thế, chúng ta vẫn có quyền tự do định đoạt cho ḿnh.

Chớ nên quá hững hờ tự tạo lấy xiềng xích đặng sau rồi buộc trói lấy

ta.

       Khi Thánh thể tiêu tan, những hột giống luân hồi tàng trử bấy

lâu trong đó rút vào Nhơn hồn (Thần thức) đề làm nghiệp nhơn cho kiếp

tái sanh như đă nói trước kia.

       Nhơn hồn lúc bấy giờ hết bị thể phách ràng buộc, nó được thong

thả trở về bổn nguyên là Tiên cảnh (Monde mental supérieur), nơi mà

Thiên Chúa giáo gọi Thiên đàng (Paradis), tiếng Phận là (Devakan).

       Điều cần yếu nên biết là tất cả Nhơn hồn sau khi rời bỏ bổn

thể, đều trở về cơi Tiên trong một thời gian lâu hay mau tùy theo

nghiệp duyên của ḿnh, nhưng đó chưa phải là đắc quả Tiên.

       Đắc quả là những Nhơn hồn lúc ở thế biết tu hành theo chánh

pháp mà được sáng suốt. Cho nên khi về cơi Tiên, th́ có linh cảm hiểu

biết và được hưởng những điều khoái lạc thiêng liêng và những thanh

phước của Tiên cảnh (1) u nhàn xinh đẹp.

       Nhơn hồn của những bực chơn tu đắc Tiên vị, khi ĺa cơi phàm,

th́ cổi luôn tất cả bốn thể một lượt, vượt khỏi cơi Thần và cơi Thánh

mà lên thẳng cơi Tiên. Nhưng sau khi hưởng hết quả vị, nói một cách

khác, sau khi măn hạn (2), Nhơn hồn c̣n phải luân hồi lại nữa.

       Đến như Nhơn hồn khi c̣n ở thế không biết tu hành, th́ lúc trở

về Tiên cảnh, vẫn mờ mờ mịt mịt, không hiểu biết chi hết. Tại cơi

thiêng liêng nầy, những Nhơn hồn ấy ở vào trạng thái vô tri vô giác

(état inconscient).

       Có lẽ độc giả lấy làm lạ, sao tại Trung giới, Nhơn hồn ở vào

trạng thái hữu giác (état conscient), mà khi đến Thượng giới nó lại vô

tri vô giác.

       Điều đó cũng không khó hiểu. Lẽ thường, hai cái thái-cực vốn

bằng nhau, nhứt là hai cái thái cực về

 

 (1) Điều nầy sẽ giải rơ trong bài luận "Chơn ngă".

      (2) Nhơn hồn đắc Tiên vị hưởng quả mấy ngàn năm, hoặc mấy muôn

năm, rồi phải luân hồi nữa, cho đến khi đắc Phật vị mới hoàn toàn giải

thoát.

 

quang độ (degré de lumière). Nếu ánh sáng lu lờ, người ta chỉ thấy mờ

mịt, như ở vào cơi u minh. Nếu ánh sáng có cái quang độ trung b́nh,

người ta được thấy tỏ rơ, như ở cơi Thần cơi Thánh.

       Đến như quang độ lên đến cực điểm, th́ ánh sáng chói ḷa, người

ta bị chóa mắt như bị "nắng quáng đèn ḷa" mà không thấy chi hết, hoặc

không thấy chi đặng rơ.

       Ấy vậy, Nhơn hồn mê muội không tu ở vào cơi Tiên là cơi sáng

ḷa, th́ chỉ mờ mờ mịt mịt trong trạng thái vô tri vô giác đó thôi.

 

CHƯƠNG THỨ BA

KIẾP LUÂN HI

Điểm linh quang (Hồn) thác sanh xuống cơi Phàm mục đích là để

học hỏi kinh nghiệm và tấn hóa. Chuyển sanh xuống cơi sắc giới, tất

phải mượn sắc thân mà hành động. Càng hành động càng tạo nhơn. Tạo

nhơn, Nhơn hồn tái sanh phải thọ quả theo phép công b́nh của luật nhơn

quả (Loi de cause à effet ou de Karma).

         Khi Nhơn hồn đă măn hạn ở cơi Tiên, nó phải chuyển sanh xuống

phàm trần, mang theo những hột giống luân hồi của kiếp trước để làn

nghiệp nhơn và định mạng cho kiếp tái sanh. Kiếp hiện tại, con người

sẽ được giàu sang sung sướng hay bần hàn cơ cực, là do cái nghiệp nhơn

của ḿnh đă tạo trong tiền kiếp vậy.

         Khi chuyển sanh, Nhơn hồn rời cơi Tiên mà xuống cơi Thánh,

dùng tinh chất cơi nầy bao ḿnh một lớp, đặng làm cái Thánh thể mới.

Đoạn xuống cơi Thần bao thêm một lớp tinh chất cơi Thần mà làm một

Thần thể mới nữa (Chơn-thần).

         C̣n Khí-thể (Phách) và Vật-thể (Xác thịt), th́ Nhơn hồn tạo

ngay trong thai bào ((1).

         Ấy vậy, hai cái thể tinh vi hơn hết là Chơn-thần và Thánh

thể, khi sanh th́ sanh trước Khí-thể và Vật-thể c̣n khi tiêu tán th́

tiêu tán sau, cũng như Nhơn hồn lúc đầu thai th́ đến trước, mà khi bỏ

xác lại đi sau. Cho nên có câu: (Khứ hậu, lai tiên tác chủ ông).

         (Đi sau, đến trước mà làm ông chủ). Ông chủ đây là chủ sắc

thân, tức là chủ tứ thể đó vậy.

         Như vậy là mỗi lần chuyển kiếp, Nhơn hồn mỗi lần tạo ra bốn

thể mới, phù hạp với tŕnh độ tấn hóa của ḿnh.

 

      (1)- Nhơn hồn rút tinh khí ngoài mà tạo Khí-thể và nhờ tinh cha

huyết mẹ mà thành vật thể. Làm những việc trên đây, Nhơn hồn phải có

sự trợ giúp của các đấng thiêng liêng có phận sự coi sóc về việc đầu

thai.

        Hồn vốn không thuộc loại nam hay loại nữ, nhưng lúc chuyển

sanh, có khi mang lớp đờn ông, có khi mang lớp đờn bà, là bởi mượn

h́nh thể ấy mà học hỏi và kinh nghiệm về mỗi phái đặng phát triển hia

thức đức tánh Âm Dương khác nhau. Trong kiếp làm đờn ông, những đức

tánh cương quyết thuộc nam phái như cang đỡm dơng cảm, đều được mở

mang. Những đức tánh nhu ḥa thuộc nữ phái th́ lại được mở mang trong

những kiếp Nhơn hồn chuyển sanh làm đờn bà. Nhơn hồn phải gồm đủ hai

thứ đức tánh cang và nhu mới được hoàn toàn.

        Không khỏi có người lấy làm lạ sao Nhơn hồn kiếp nầy sang kiếp

kia mà không nhớ được tiền kiếp của ḿnh (1).

        Nên biết rằng những việc của ta đă làm, tuy qua rồi, song cái

ấn tượng của nó vẫn c̣n, nhờ vậy người ta mới nhớ được . Kư ức "sức

nhớ" không phải ở óc mà thôi, nó c̣n ở tại mấy thể khác bằng những ba

động tinh vi (vibrations subtiles). Sự thi& nghiệm cho chúng ta biết

nếu dùng phép thôi miên trục Thần của một người nào, th́ người ấy,

 

(1)- V́ không nhớ kiếp trước, nên có người, tuy tin thuyết luân

hồi, song nói rằng "Kiếp nầy tôi là Nguyễn-văn-Mít, kiếp sau tôi đâu

c̣n là Nguyễn-văn-Mít nữa? Tôi sẽ là một kẻ khác như Trần-văn-Xoài

chẳng hạn. Kẻ khá ấy, nếu có chịu quả báo của tôi làm đi nữa th́ cũng

không quan hệ ǵ cho tôi, v́ kẻ khác ấy đâu nhớ rằng kiếp trước ḿnh

là Nguyễn-văn-Mít. Thế là Nguyễn-văn-Mít làm mà Trần-Văn-Xoài chịu,

vậy th́ Nguyễn-văn-Mít sợ ǵ mà không làm ác". Nói vậy là không biết

Đạo. Phàm người ta khi ngủ th́ không biết, không nhớ ǵ hết. Biết

được, nhớ được là khi ḿnh thức. Sống ở kiếp nầy đối với người kho-ng

biết Đạo, cũng như là thức, v́ người sống biết suy nghĩ, biết tưởng

nhớ, biết hành động. Chết, theo họ, là ngủ nên mới nói sự chết là giấc

ngủ ngàn năm.--- Người biết Đạo lại hiểu khác. Sống, tức là chết là

ngủ; chết, tức là sống là thức,--- Sống, là chết ở cơi vô h́nh đặng

chuyển sanh vào kiếp hữu h́nh. V́ chết, cho nên người đương sanh không

nhớ tiền kiếp của ḿnh, c̣n Chết là bỏ cơi hữu h́nh để sống vào cơi vô

h́nh. Nhờ sống lại ấy nên Nhơn hồn, ở cơi vô h́nh, nhớ rơ tất cả tiền

kiếp của ḿnh. Dầu mấy kiếp trước, là Nguyễn-văn-Mít, Trần-văn-Xoài

hay ǵ ǵ nữa, lúc về cơi vô h́nh, tức là khi sống lại, Nhơn hồn nhận

rơ những nhơn cách đó nó chỉ là những phàm thể biến chuyển của ḿnh

trong kiếp trước.

       Sống ở cơi vô h́nh mới thiệt là sống, sống một thời hạn rất

lâu, sống lại những buồn thảm, sung sướng, những đau đớn hối tiếc của

những kiếp luân hồi, sự nhớ ấy mới thật là quan trọng bội phần hơn sự

nhớ ở phàm gian, nơi đây chỉ là chỗ của nhơn hồn chết tạm, ngủ tạm, để

quên nhứt thời sự luân chuyển của ḿnh. trong khi ở trạng thái thôi miên, nhớ lại được những việc họ đă làm

trong kiếp trước. Đó là bằng chứng rằng kư ức ghi trong Chơn-thần.

       Mỗi lần chuyển kiếp, bốn thể đều thay đổi; bốn thể cũ đă tan,

th́ con người nhờ đâu mà nhớ được việc trước ? (1). Thế mà kư ức không

mất, nó chỉ rút vào Nhơn hồn như những hột giống luân hồi rút vào đó

vậy. Nhơn hồn nào c̣n thấp thỏi th́ chưa có thể nhớ được những việc

đă qua và những điều học hỏivà kinh nghiệm của ḿnh trong mấy kiếp

trước. Lần lần tấn hóa cao lên, th́ nhớ được mang máng vậy thôi. C̣n

những bực thượng trí (Intelligence supérieure) và thần đồng (enfant

prodige) vẫn ở vào trường hợp nầy. Có khi chúng ta hiểu được nhiều vấn

đề đạo lư cao siêu, không cần lư trí và học cứu. Đó là nhờ cảm giác và

những điều học hỏi và kinh nghiệm trong kiếp trước. Sự cảm giác ấy gọi

là trực giác (intuition).

       Không nhớ được kiếp trước vốn là một việc hay. Như kiếp trước

chúng ta đă làm nhiều việc đê hèn xấu xa, tội lỗi mà kiếp nầy c̣n nhớ,

thié chúng ta chịu biết bao nhiêu khổ nhục. Hoặc giả kiếp trước, chúng

ta được cao sang th́ kiếp nầy phải hối tiếc hay phát tánh động kiêu

căng. Phương chi, nếu ḿnh biết được tiền kiếp kẻ nầy là thù nghịch,

người nọ là thân nhơn, th́ sự giao tế lấy làm lộn xộn mà ḿnh cũng khó

chịu;

       Đức Tạo hóa không muốn cho chúng ta dễ dàng nhớ được tiền kiếp,

tức là Ngài đem một tấm màn bí mật che đậy Thiên cơ.

       Nhưng tấm màn ấy, Ngài để cho chúng ta phải có công tự ḿnh lần

lần vén lên.

 

(1)- Có khi Nhơn hồn vừa mới bỏ xác thịt và phách, lại được đi

đầu thai liền, cho nên c̣n giữ Chơn-thần và Thánh-thể cũ. Nhờ vậy mà

khi tái sanh nó nhớ được tiền kiếp. Cái hiện tượng nầy, báo giới Việt

văn đă có lần nói đến. Các nhà Thần-linh-học bên Pháp cũng có tường

thuật chuyện nhiều người c̣n nhớ được kiếp trước của họ.

        Nhơn hồn nào tấn hóa cao siêu, hoàn toàn sáng suốt, th́ cái kư

ức tiềm tàng bấy lâu trong đó cũng phát triển hoàn toàn. Trong trường

hợp nầy, con người tuy c̣n tại thế mà vén được tấm màn bí mật ấy, nên

nhớ được tất cả những tiền kiếp của ḿnh. Đó là "túc mạng thông", một

trong lục thông (abhi-jna) của bực chơn tu đắc đạo.

        Đại để, Nhơn hồn chuyển sanh xuống thế chỉ tạm quên tiền kiếp

của ḿnh thôi.

 

 LUẬT NHƠN-QUẢ

         Tạo hóa vốn chí công, không v́ thương mà thưởng, không v́

ghét mà phạt. Ngài chỉ lập ra luật "Nhơn-quả" (Loi de cause à effet),

cũng gọi là luật "Báo-ứng" (Loi de Karma), là cái qui tắc định rằng hễ

nguyên nhơn (cause) như thế nào, th́ nhứt định có kết quả (effet) như

thế ấy, không một mảy sai chạy. Vậy, ai tạo nhơn lành (duyên lành) sẽ

được hưởng quả lành (nghiệp lành). Ai tạo nhơn dữ ắt rước lấy quả dữ.

         Cái quả hay cái nghiệp vốn là kết quả cái nhơn hay cái duyên

của chúng ta tạo ra trong kiếp trước, hoặc kiếp nầy. Rồi cái quả ấy

lại làm nhơn cho cái quả khác sẽ báo ứng về sau. Nhơn và quả cứ tiếp

tục báo ứng măi như vậy, măi như ảnh tùy h́nh mà buộc trói con người

trong ṿng oan nghiệp.

         Có hai thứ quả báo hay nghiệp báo: biệt nghiệp (Karma

individuel) và cộng nghiệp (Karma collectif).

         I- Biệt nghiệp là quả báo riêng từng người, ai tạo nhơn là

nấy thọ quả. Kinh Phật có câu:

         "Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ; tử tác bất thiện, phụ bất

đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương"

         - (Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được; con làm

điều chẳng lành, cho không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm

dữ tự mang họa).

         Biệt nghiệp ứng quả có hai cách: định nghiệp và bất định

nghiệp.

         a)- Định nghiệp là quả báo có thời kỳ nhứt định. Nhơn hồn đă

tấn hóa khá rồi, khi được hoàn tỉnh sau cái trạng thái hổn độn gây ra

trong lúc giải thể (thoát xác), lần hồi thấy rơ tội lỗi của ḿnh đă

làm, rồi biết ăn năn đau khổ, tự quyết khi chuyển kiếp sẽ xin trả quả

bằng cách nào, trong lúc nào, hoặc trong một thời gian nhứt định.

         b)- Bất định nghiệp là quả báo không có thời kỳ nhứt định.

Chư hồn thấp thỏi, hôn mê ám muội, đă làm tội lỗi mà không biết tỉnh

ngộ, cho nên quả ứng lúc nào hay lúc nấy, hkông biết tuẹ ḿnh quyết

định.

          II- Cộng nghiệp là quả báo chung cho nhiều người. Như nhiều

kẻ đồng phạm một việc ác, khi đền tội, phải chịu quả một lượt với

nhau.

          Lại có nhiều kẻ, tuy tạo nhơn khác nhau, song tội đồng nhứt

thể, nên đến khi trả quả, cũng chung chịu với nhau một lượt.

          Lại có khi một người làm ác mà nhiều người điều hưởng lợi,

th́ cũng phải chịu chung một cộng nghiệp.

          Tất cả nạn nhơn của một tai họa lớn như động đất, bảo lụt,

ch́m tàu, hỏa hoạn, dịch khí, chiến tranh, vân vân... đều là những

người chịu một quả báo chung v́ họ đă đồng to một ác nghiệp;

          Mặc dầu xa lạ nhau, mặc dầu kẻ nam người bắc, thiên cơ dong ruổi xui khiến thế nào cho họ hiệp nhau một chỗ đặng đền tội chung một lượt.

 

THỜI-GIAN BÁO-ỨNG

Bất câu một nguyên nhân nào cũng có cái tánh cách tự nhiên

là đem lại kết quả cấp kỳ. Nhưng thường lại có một nguyên nhân khác

xem vào phản ứng (cause contradictoire) làm cho cái kết quả ấy phải

hoăn lại một thời gian.

         Tỷ như chúng ta để ngón tay vào lửa (nguyên nhơn), chúng ta

ắt bị phỏng liền (kết quả cấp kỳ). Nhưng nếu chúng ta dè dặt bao bọc

ngón tay bằng một chất thuốc ǵ có cái công hiệu che chở, th́ là chưa

bị phỏng liền. Lửa cần phải đốt hết chất thuốc ấy rồi mới bắt qua ngón

tay.

         Lớp thuốc ấy vốn là (nguyên nhơn phản ứng).

         Như ở các nước thuộc miền ôn đái như nước Việt Nam, phàm

giống lúa hễ gieo xuống (nguyên nhơn) là nức mộng lên mau (kết quả).

         Nhưng ở các xứ lạnh, lúa lại chậm lên là tại tuyết giá cản

ngăn. Tuyết giá vốn là (nguyên nhơn phản ứng).

         Một đứa bé chơi nghịch (nguyên nhơn). Cha nó bắt nằm xuống mà

răn phạt (kết quả). Trong lúc người đưa roi lên sắp đánh, bỗng có một

người bạn đến thăm. Người cha phải hoăn sự răn phạt lại đặng tiếp

khách.

         Sự khách đến vốn là nguyên nhơn phản ứng.

         Cũng v́ luật "phản ứng" mà cái quả của một thiện nhơn hay một

ác nhơn có khi không báo ứng ngay trong kiếp tạo nhơn. Chúng ta vẫn

thấy có nhiều kẻ bạo tàn ác đức mà lại giàu sang sung sướng, nghinh

ngang hống hách với dời, là bởi họ đương hưởng cái quả của thiện nhơn

họ đă tạo trong kiếp trước. Nhưng một khi đă tận hưởng quả lành, th́

ngay trong kiếp đương sanh, hoặc trong kiếp tái sanh, họ sẽ chịu khổ

quả của cái ác nhơn mà họ đương tạo.

        Đối với thời gian, sự báo ứng có ba cách:

        I- Nghiệp báo ứng ngay trong đời tạo nhơn gọi là Đương kiếp

nhơn quả hay Thuận hiện nghiệp.

        II- Nghiệp báo ứng theo cái nhơn tạo trong kiếp trước, gọi

Tiền kiếp nhơn quả hay Thuận sanh nghiệp.

        III- Nghiệp báo ứng ở kiếp sau, do cái nhơn hiện tại, gọi là

Hậu kiếp nhơn quả hay Thuận hậu nghiệp.

 

NH-I - QUẢ

 Trong kiếp đương sanh, mỗi hành vi của chúng ta vốn làm nhơn

cho quả tương lai. Những việc ác chúng ta làm là những khoen sắt kết

thành một xiềng xích buộc trói chúng ta vào bánh xe luân hồi vậy.

       Nhưng nếu biết hồi đầu giác ngộ, lo tu hành đúng đắn và lập

công bồi đức, tức là tránh gây thêm nợ; những mối nợ chúng ta đă tạo

trong kiếp trước và trong buổi đầu của kiếp đương sanh, chúng ta phải

dồn trả nội trong kiếp nầy cho thanh toán, th́ mới được rảnh rang

thoát tục. Cách trả quả nầy gọi là "nhồi quả".

        "Nhồi-quả" là một cách trả quả rất nặng nề, nhưng cũng là một

phương giải thoát. Cho nên người biết đạo luôn luôn chịu đựng nhuẽng

hoạn nạn, tai ương dồn dập đến cho ḿnh. Và nếu thấy người nào đạo đức

chơn tu mà bị hoạn nạn cùng tai biến bất ngờ, tưởng chẳng nên lấy làm

lạ, v́ người ấy đương chịu "nhồi-quả" đó vậy.

 

 BỔN-GIÁC

 

        Trong một lớp học, chúng ta thấy trí thức học sanh không đều

nhau, đứa giỏi, đứa dở, đứa thông minh, đứa u ám. Cùng được một thầy

săn sóc, cùng học chung bài vỡ, sao lại có sự phân biệt ấy? Chúng ta

trả lời một cách dễ dàng rằng tại đứa nầy sáng, đứa kia tối; thử hỏi

sự sáng tối ấy do đâu mà ra?

        Lại cùng sống trên quả địa cầu, tại sao dân tộc nầy văn minh,

dân tộc kia lạc hậu ?

        Sự sai biệt ấy chắc chắn là do tŕnh độ tấn hóa khác nhau. Đứa

học sinh nầy u ám là ǵ nó ít tấn hóa. Nói tấn hóa là nói luân hồi

chuyển kiếp. Một kiếp luân hồi là một nấc thang tấn hóa. Dân tộc dă

man là dân tộc c̣n mới trên đường tấn hóa, tức mới trải qua ít kiếp

luân hồi. Dân tộc văn minh là dân tộc đă lâu đời trên đường tấn hóa đă

nhiều kiếp luân hồi vậy.

        Đành rằng kiếp sống là kiếp chung, nhưng tŕnh độ tấn hóa của

một kiếp riêng con người là do thời gian của điểm chơn linh (hồn),

dùng để tấn hóa, kể từ khi bắt đầu thác sanh xuống thế.

        Cái tŕnh độ tấn hóa của mỗi người trong kiếp đương sanh gọi

là bổn-giác (1).

         Tấn hóa đây không phải tấn hóa thuần về trí thức, mà kể luôn

về tinh thần đạo đức. Người học đạo cần phải biết tŕnh độ tấn hóa về

tinh thần đạo đức của ḿnh đến đâu, rồi do đó mà ứng dụng phương pháp

cho nhằm cách mà tấn hóa thêm lên; như vậy mới nhằm đường phải lối

(2). Biết được bổn giác và giác pháp, tức là đắc pháp vậy.

         Xin đơn cử ra đây một thí dụ dễ hiểu:

         Trước khi cất nhà, tôi phải đấp nền cho vững chắc. Nếu nền

không vững chắc, nhà cất lên phải lún. Cũng vậy, muốn cất nhà "làm

Tiên Phật", tôi phải trước đấp nền cho vững chắc tức là trúc cơ. tôi

phải tự biết chắc rằng tôi đă chế ngự được thất t́nh lục dục, rồi tôi

mới bắt đầu hàm dưỡng tinh thần tọa thiền nhập định. Tôi phải tự biết

chắc tŕnh độ tấn hóa tinh thần đạo đức của tôi đă đến chỗ tận diệt

t́nh dục, rồi mới dám bắt đầu vào việc công phu. Bằng chẳng vậy, sự

tinh luyện của tôi sẽ luốn công, vô ích. Phải biết ḿnh đặng tuần tự

tấn hóa.

         Ở đây có một điều rất nguy hiểm:

 

(1)- Tiếng Phạn gọi Dharma, nhà Phật dịch là Pháp.

     (2)- Đức giáo-chủ Pythagore có dạy chư môn đệ của Ngài như vầy:

"Ngươi hăy tự biết ngươi, rồi Ngươi sẽ biết được Vơ-trụ và các vị

Thần-linh.

     "Ngươi tự biết ngươi", tức là biết cái bổn giác của ngươi vậy.

        Tôi thấy một việc rất cao quí, huyền diệu, rồi tôi muốn làm

cho kỳ được. Nhưng phải xét coi bổn giác của tôi đă đến tŕnh độ làm

việc ấy chưa? Tôi không nên dục tốc mà uổng công, nhọc sức. Yếu điểm

sự tấn hóa không phải trong một lúc mà lên đến cực độ, cần phải tuần

tự tiến lên, không thái quá, không bất cập.

         Hăy xem phương pháp đức Chí-Tôn ung đúc chúng ta. Với người

nầy, Chí-Tôn buộc việc gắt gao, với kẻ khác Thầy lại dễ dăi. Đó là

Thầy do tŕnh độ bổn giáo mỗi con mà dạy dỗ.

         Một người dầu Thiên tước lớn lao đến đâu đi nữa, song nếu bốn

giác chưa cao mà bị bắt buộc làm những việc cao cả, th́ thế nào làm

được?

         Ai tu đến hạnh nào, chúng ta cứ vui để cho người ta tuần tự

tiến lên, thế nào cho "một đức trội hơn một phẩm cao" là được. Chúng

ta chẳng nên bó buộc người khác làm những việc không thể làm được.

         Một người c̣n mến vật chất mà bảo họ tự khắc bỏ đi để trau

dồi tinh thần đạo đức, không khỏi bị họ trề môi khinh bỉ. Phải do thị

hiếu của người mà dẫn lần đến chỗ cao hơn, một ngày một ít, th́ mới

hóa độ người được.

         Biết được bổn giác của người, chúng ta mới biết khoan dung,

rồi ḷng tự kiêu sẽ nhờ đức khoan dung ấy mà tắt đi.

 

QUAN NIM THIỆN VÀ ÁC

 

        Luật nhơn quả vốn căn cứ vào cái nguyên tắc "Thiện hữu thiện

báo, ác hữu ác báo".

        Vậy, thế nào là thiện ? là ác ?

        Thiệt ra, thiện với ác khó mà phân biệt, là v́ chẳng có điều

thiện điều ác nào tuyệt đối cả, thiện và ác chỉ tương đối thôi, nói

cho dễ hiểu, điều nầy sở dĩ gọi thiện là nhờ đối với một điều khác mà

người ta cho là ác. Điều nọ sở dĩ gọi ác là bởi đối với một điều

khác mà người ta cho là thiện. Chớ riêng biệt ra, một điều gọi thiện

chưa hẳn là toàn thiện, cũng như một điều gọi ác chưa ắt là toàn ác

đâu. Do đó, chúng ta có thể suy diễn ra rằng : cái ǵ đối với chúng

ta là ác, có thể đối với người khác là thiện và trái lại.

        Vài cái thí dụ cho dễ hiểu :

        Nhiều người bảo cần ăn thịt cá mới đủ chất bổ dưỡng thân thể.

Ăn thịt cá, đối với họ, là một điều tốt điều thiện.

        Song đối với bực chơn tu, ăn thịt cá là không trọng mạng con

sanh vật, tức là thiếu ḷng nhơn.

        Hơn nữa, tiếp dưỡng bằng thú chất là dùng chất ô trược mà bồi

bổ thân thể, làm cho nó phải nặng nề ô trược.

        Vậy, đối với bực chơn tu, ăn cá thịt là điều xấu điều ác.

        Lại như các giống mọi dă man c̣n ăn thịt người ; nếu họ biết

hối ngộ và để chút ḷng thương đồng loại mà bỏ thói ăn ghê tợn ấy đi,

rồi săn con thịt thế vào thịt người, th́ ắt họ sẽ bước được một bước

khá dài trên đường tấn hóa.

        Vậy ăn thịt thú vật, đối với họ là một điều thiện đó.

        Thế th́ làm sao định nghĩa hai chữ thiện và ác ?

        Theo chúng tôi thấy th́ :

        a)- Gọi ác là những việc làm, những lời nói và những tư tưởng

nào có thể làm trở ngại sự tấn hóa của một người hay một sanh vật nào

chẳng hạn, hoặc làm cho người hay vật bị thiệt hại, khổ sở, buồn rầu.

        b)- Gọi thiện là những việc, những lời nói và những tư tưởng

nào giúp cho sự tấn hóa của một người hay một sanh vật nào chẳng hạn,

hoặc làm cho người hay vật được lợi, hoặc được sung sướng vui mừng.

        Hành thiện là hành động theo chủ nghĩa vị tha.

        Hành ác là hành động theo chủ nghĩa vị kỷ,

        Vị kỷ là ngă chấp, nghĩa là chấp cái bản ngă.

 

  BẢN - NGĂ

 Phàm làm việc ǵ mà trông mong ở tư kỷ, tư lợi, như làm phước

đặng mong gặp phước, làm phải để cầu khen, như vậy là tư về bản ngă,

nghĩa là ngă chấp, chấp cái Ta. Cái Ta là cái cội rễ các việc tư, cho

nên việc ǵ chẳng lợi cho ḿnh mà nếu buộc phải làm, th́ làm lấy có.

C̣n việc ǵ có lợi th́ lại tính thiệt so hơn, cân phân từng chút, mệt

nhọc không nài. Vậy cái Ta thường sanh ra những tánh vị thân vị kỷ,

chứa đầy tư tưởng thiên lịch theo ngă kiến, nói tóm lại, nó là nguồn

gốc của các tánh xấu xa đê tiện. Tượng chấp có Ta th́ chẳng biết có

người. Ta và người mà phân biệt, th́ bao nhiêu hành động thiên về vị

kỷ mà mất lẽ công, có khi c̣n phải thất nhơn thất đức.

        Diệt được cái Ta là tiết chế được t́nh dục, đoạn trừ tư tâm

ngă kiến, rồi nhứt cử nhứt động đều quay về vị tha, quên cả ḿnh để

mưu lợi cho người. Đă quên cả ḿnh th́ c̣n việc ǵ làm lụy cho ḿnh

được ?

       Thử kiếm trong h́nh hài ta, coi có cái ǵ thiệt là của ta đâu ?

       Thân thể con người là "tứ đại giả hiệp". Khi hồn ĺa khỏi xác,

bốn nguyên tố cấu tạo thân thể thảy đều tan ră, rồi hiệp thành một bổn

thể khác, để rồi tan nữa hiệp nữa, thoạt có thoạt không, rơ ràng là

một giả tướng. Đă là giả tướng, tội ǵ bo bo chấp lấy cái Ta ?

       Cho nên, bực tu hành nếu không lo trừ bản ngă, th́ chẳng thế

nào bỏ VỌNG về CHƠN, bỏ MÊ theo GIÁC mà thoát ra ṿng luân hồi quả

báo. Là v́, hễ c̣n ôm ấp cái Ta, là c̣n cố chấp ngă kiến, nên không

thế nào t́m ra Chơn lư.

        Chơn lư với bản ngă không bao giờ lưỡng lập.

 

CHƠN - NGĂ

 

       Vẫn biết Hồn có ba bực; tuy ba mà một. Ba ấy là :

       Linh hồn (Âme divine), Anh hồn (Âme spirituelle) và Nhơn hồn

(Âme humaine). Tiếng Phạn gọi cái Một ấy là Jivatma, c̣n ba bực ấy là:

(Atma-bouddnis-manas).

       Linh hồn mới thiệt là cái Ta, tức là Chơn ngă vậy. Nhơn hồn

chuyển sanh từ kiếp nầy sang kiếp khác. V́ vô minh vọng chấp cái thân

tứ đại làm bản ngă, cho nên ích kỷ mà sanh dục vọng, rồi tạo nhơn mà

phải trả quả.

       Nếu con người biết tu, dùng qui giới mà lọc cho Nhơn hồn trong

sạch, dùng thiền định mà làm nó yên tịnh, như nước biển yên lặng không

sóng dợn, th́ Nhơn hồn sẽ đắc giác mà chứng quả Nhơn tiên, hoặc cao

hơn một bực là Địa tiên.

       Nhơn tiên và Địa tiên là bực sáng suốt, dứt sạch vô minh mê

muội, biết rơ quá khứ vị lai, phân biệt được vọng với chơn nên không

c̣n duyên theo ngoại cảnh. Tuy nhiên phần thô tưởng (1) đă dứt, nhưng

phần tế tưởng (2) chưa đoạn tuyệt. V́ vậy mà sau khi hưởng tận Tiên vị

trong một thời gian mấy ngàn mấy muôn năm ở cơi Tiên rồi, c̣n phải

chuyển tiếp đặng tấn hóa thêm lên và diệt trừ cho tuyệt tế tưởng.

       Người có Tiên căn giáng thế là bực đại thông minh, học ít hiểu

nhiều, có khi trực giác mà hiểu biết. Người ấy bao giờ cũng hành

động phi phàm cao thượng, độ thế cứu đời bằng cách d́u dẫn chúng sanh

trên đường đạo dức. Vừa lập công bồi đức, vừa tu luyện cho trí huệ của

ḿnh phát triển hoàn toàn mà chứng quả Bồ-Đề (Bodhi), Phật giáo gọi

Bồ-tát. Đạo giáo gọi Thiên tiên, hưởng quả tại cơi Bồ-Đề hay cơi Thiên

tiên (Monde bouddhique ou spirituel).

        Bồ-tát hay Thiên-tiên là bực hoàn toàn tự giác, biết rơ quá

khứ vị lai, hiểu thấu cơ mầu nhiệm của Trời Đất, không c̣n ǵ học hỏi

nữa. Song tự giác chỉ là giác ngộ cho ḿnh mà thôi, nên vẫn c̣n tự kỷ

----------

      (1)- Thô tưởng là những tư tưởng thô siển về hữu h́nh (Pensées

concrètes).

      (2)- Tế tướng là những tưởng tế vi, vô t́nh (Pensées

abstraites).

mà chấp trước vẫn c̣n. Muốn cầu chánh giác, Bồ-tát phải chuyển sanh

một kiếp chót, giáng thế làm một vị chưởng giáo lập đạo cứu đời, hóa

độ chúng sanh bỏ mê theo giác mà vượt qua biển khổ.

        Đó là giác tha, nghĩa là đem cái giác ngộ của ḿnh mà giác ngộ

chúng sanh; sự giác ngộ của ḿnh đă hoàn toàn, sự giác ngộ chúng sanh

đă viên măn, tức là tự giác và giác tha đầy đủ, nên được chánh quả

chánh giác (1), Phật giáo gọi thành Phật, đạo giáo gọi thành Đại giác

Kim Tiên.

         Chứng quả Phật, th́ Anh hồn (Bồ-đề) được hoàn toàn giải

thoát, hết phiền năo, hết chướng ngại, hết nghiệp báo luân hồi, hết

tŕ trục theo giả tướng mà trở lại theo bổn thể Chơn tâm, tức là Chơn

ngă mà vào cơi Niết bàn.

 

(1)- Đắc chánh giác cũng gọi là đắc Tam bồ đề (Sambodhi), trên quả bồ đề (Bodhi) một bực. Nhưng đắc quả Tam bồ đề rồi c̣n có thể tu luyện nữa mà đắc quả Tam diệu Tam bồ đề (Samya-sambodhi), hoặc đắc quả A-nậu-đa-la-tam-diệu-tam-bồ-đề (Anuttara-samya-sambodhi), tức là bực Vô thượng chánh đẳng chánh giác, như đức Phật Thích-Ca.

 

Chương thứ tư

SỰ SNG Ở CƠI HŨU H̀NH tức là THẾ-GIAN

PHƯƠNG-PHÁP  TU-HÀNH

Chúng ta ở vào thế hệ văn minh khoa học. Phàm những điều kiện

sanh tồn về vật chất phải phù hạp với khoa học để mưu cầu những tiện

nghi cần thiết th́ đă đành đến như sự sanh hoạt về tinh thần trí thức

cũng không ngoài phạm vi khoa học.

       Thời đại mới, th́ tinh thần mới, tư tưởng mới, quan niệm mới,

cho theo nhịp tŕnh độ trí thức của chúng sanh hiện đại.

       Ngày nay, nói đến việc tu hành, vị tất phải tưởng tượng một vị

ẩn tăng lim dim luyện phép trường sanh, không thiết đến những điều

kiện sanh tồn vật chất ?

       Là v́ chữ Tu, hiểu theo nghĩa rộng, là trau sửa. Trau là trau

ḷng trong sạch thanh cao, sửa là sửa tánh xấu xa tốt đẹp, rồi chế ngự

dục t́nh, đoạn trừ ích kỷ, dọn ḿnh chơn chánh, giữ kỷ luật Trời.

       Thế th́ ở đâu cũng là tu được. Tu tại gia mà giữ vẹn công phu

c̣n hơn ẩn non ẩn núi, v́ chưng ở chốn phồn ba náo nhiệt là chỗn dễ

khích thích dục t́nh đê tiện, mà đạo tâm bền vững không nhiễm bợn nhơ,

tỷ như hoa sen sanh chốn bùn lầy mà vượt lên tốt tươi trong sạch. Tu ở

thị thành mà không sanh trần niệm mới thiệt là đại ẩn (1).

       Thuở xưa, bực chơn tu cần lánh xa trần tục, xả thân cầu đạo, xả

phú cầu bần, để sống nhờ ḷng hỉ cúng của chúng sanh.

       Nay th́ không thế được. Sự kinh nghiệm đă chứng rằng tu cần

phải có đoàn thể, có tổ chức, có trật tự đặng để cho chúng ta d́u dắt

lẫn nhau anh trước em sau, trên đường đạo đức.

 
 (1)- Có câu: "Đại ẩn thành thị". Nghĩa là: "người ở giữa thành thị mà vẫn lánh được tục trần mới đáng gọi là đại ẩn.
 

      Tu để ăn nhờ sống gởi ở ḷng hỉ cúng không phải là phương trường

cửu. Cần phải sống bằng tự lực, tự cung, tự cấp mới được. V́ lẽ đó,

trong đạo cần tổ chức đủ ngành hoạt động kinh tế để nuôi sống lẫn

nhau, giúp nhau cho có chánh nghiệp và phương thế lập công quả với

đạo, với đời.

      Quan niệm "yếm thế", không hạp thời nữa.

      Ngoài những bực hiến thân vào cửa đạo cần phế hết phàm trần tục

sự th́ chẳng nói, kỳ dư những người tu tại gia vẫn làm ăn chất phác

như thường, và cũng kề vai gánh vác một phần trong công việc xây đấp

nền thạnh vượng về kinh tế cho quốc gia xă hội ; có điều khác hơn

người thường là, ngoài giờ làm lụng thay v́ rong chơi vô ích, họ nhơn

lúc rảnh rang mà lập công bồi đức, hoặc dạy dỗ lẫn nhau cùng trau sửa

tánh t́nh bằng cách quan sát hành động mỗi ngày.

      Lại trong giờ rảnh việc, nhứt là ban đêm thanh vắng là lúc tâm

hồn tỉnh táo thơ thới, người đạo c̣n phải di dưỡng tinh thần cùng

tưởng Trời tưởng Phật, tức là dùng tư tưởng mà thông cảm với Trời

Phật, hầu tiếp điển lành mà tẩm tưới tâm hồn ngày được thanh cao, minh

mẫn. Trí thức (1) phải xua đuổi những tà niệm và ác ư cho tư tưởng

ḿnh được nhơn lành, trong sạch.

       Người đạo cần phải giữ bổn hạnh cho chánh đáng th́ tinh thần

mới mau tấn hóa. Cần phải có những đức tánh : từ bi, hỉ xả, nhẫn nhục,

tinh tấn, b́nh đẳng, bác ái, nhu ḥa, tự tại, chí thành.

       1- Trọng mạng sống tất cả loài tứ sanh ; xót thương người đói

khó, cô đơn mà trợ giúp ; buồn thấy người làm dữ, vui xem kẻ làm lành.

Đó là từ bi.

       2- Ai chê không giận, ai ghét không hờn ; đại lượng với người

thù nghịch ; dĩ ân báo ân mà không dĩ oán, báo oán ; hơn nữa, dĩ oán

vi ân. Đó là hỉ xả.

 
(1)- Trí thức tức thánh thể.
 

 3- Vui chịu đủ phương thử thách, gặp biến cảnh thế nào cũng

biết chiều theo thế ấy mà không phiền muộn trách than, không ngă ḷng

thối chí. Đó là nhẫn nhục.

        4- Cố tâm tiến trên con đường công đức, trong không nhiễm một

mảy vọng niệm để tâm hồn được hư không thơ thới ; ngoài không biếng

nhác tháo lui, một mực hăm hở lo tṛn bổn phận. Đó là tinh tấn.

        5- Xem vạn vật vốn đồng nguyên, xem các loài máy động vẫn đồng

tánh. Đối đăi với người không phân giai cấp, không phân quốc tịch ;

chẳng so đo phú bần quí tiện ; lấy đức làm trọng, lấy đạo làm cao ;

không cậy thế ỷ quyền, không xu phụ người thế lực ; xem ta như người,

xem người như ta. Đó là b́nh đẳng.

        6- Xem tất cả chúng sanh là con một Cha, thương người mến vật,

trọng tất cả sanh mạng mà không phạm giới sát. Đó là bác ái.

        7- Dùng nhă lượng, lễ nghi ứng đối với người phỉ báng ; mềm

mỏng mà khuyên lơn ; ôn ḥa mà hóa độ ; dầu gặp rối ren gay cấn thế

nào cũng b́nh tĩnh điều đ́nh ổn thỏa. Đó là nhu ḥa.

        8- Phàm ở đời, bất câu vào cảnh ngộ nào, hễ tri túc là toại,

tùy phận là yên ; lập công với đời là phỉ nguyện chớ không cần khen

thưởng ; thấy lợi sợ điều phi nghĩa ; gặp may không đắc chí, gặp rủi

chẳng nao ḷng, lành dữ đều phú cơ báo ứng, cứ ung dung thơ thới,

chẳng cho lưới trần lao lung câu thúc. Đó là tự tại.

        9- Thành thật với mọi người, dầu trong đạo hay ngoài đời cũng

vậy ; trong tất cả hành vi động tác, nhứt nhứt đều ngay thẳng thật thà

; không một lời giả dối, không một tư tà tây ; xử sự chẳng mưu mô lừa

đảo. Đó là chí thành.

        Tóm lại mà nói, ngoại trừ những phương pháp tu dưỡng cao siêu

riêng dành cho bực thượng thừa, c̣n th́ những qui tắc vừa kể ra đây r

rất hạp với người tu tại gia, không điều chi bó buộc khó khăn, và cũng

chẳng mảy may nào gọi là yếm thế, là dị đoan, là mê tín.

        Đành rằng người tu cần giữ giới luật của tôn giáo ḿnh. Khoản

nầy sẽ giải trong phần thứ hai là phần giáo lư.

 *

 *      *

THẤT  T̀NH

         Trong con người, có hai phần động tác : động tác về vật thể

và động tác về tinh thần.

         Động tác về vật thể là : hô hấp, tiêu hóa, tuần hườn, vận

động, vân vân.

         Động tác về tinh thần là : mừng, giận ,buồn, vui, sợ, thương,

ghét, gọi chung là thất t́nh.

         Tâm (Nhơn hồn) vốn là chủ lục căn. Do lục căn, Tâm cảm xúc

ngoại vật mà sanh t́nh. Khi cái Tâm b́nh tịnh là lúc thất t́nh chưa

vọng động, cái Tâm c̣n giữ bổn thể chơn tánh của nó. Ví dụ Tâm là cái

ao, Tánh là nước ao c̣n phẳng lặng. T́nh là sóng dợn sau khi bị gió

xao (1).

         Lục căn là : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư. T́nh cảm phát đoan

từ mắt, tai, mũi, lưỡi, bị ngoại vật cảm xúc mà diêu động ư thức

(chơn-thần). Ư thức in h́nh ảnh của cảm xúc vào Trí thức (Thánh-thể),

rồi Trí-thức truyền nó vào Tâm thức mới có thể cảm giác mà sanh t́nh.

        Có người mới vào cửa đạo, trong khi đạo tâm phấn khởi lại muốn

sớm diệt thất t́nh, nhưng họ chỉ cố đè nén nó không cho phát khởi,

thành thử nó chỉ bị chôn giấu trong tiềm thức mà thôi, có dịp là tung

ra dữ dội (2).

 

       (1)- Gió nầy là ngoại vật cảm xúc vào ư thức ; nhà Phật gọi là

bát phong, tám điều cảm xúc từ ngoại vật đưa vào diêu động ư thức mà

sanh sóng thức, tức thất t́nh.

       (2)- Chúng ta thấy có người tu hành chính chắn mà đột nhiên phá

giới, rồi gây tội lỗi c̣n hơn người thường, là v́ thất t́nh, sau một

thời gian bị đè nén (refoulement) bỗng nhiên nổ bùng ra quá mạnh,

không sao ngăn được.

 

 

       Ngày xưa, các bực chơn tu đắc đạo phát nguyện hóa độ chúng

sanh, há không phải v́ thương mà hóa độ sao ?

       Nay đức Chí-Tôn lập đạo đặng phổ độ chúng sanh cũng chỉ v́

thương. Song le sự thương của các đấng trên đây không phải là dục ái

của kẻ phàm phu, mà là pháp ái, là chơn ái vô thượng, của bực cao

siêu.

       Thay v́ diệt thất t́nh là việc mà người c̣n ở thế chưa có thể

làm, tưởng nên chuyển nó lên chỗ cảm giác cao thượng để áp dụng trong

việc cư xử hàng ngày.

       Mừng ! Thay v́ mừng ích kỷ về tư danh tư lợi, chúng ta nên mừng

thấy người nào biết giác ngộ, biết hồi đầu hướng thiện, và tránh đặng

tai ương.

       Buồn ! Thay v́ buồn cho thân phận gặp nhiều khảo đảo mà phải

điêu linh điên bái ; thay v́ buồn cho gia đạo đa đoan nguy khổn, chúng

ta nên buồn cho kẻ nào không biết sợ tội t́nh nghiệp chướng, c̣n chấp

mê bất ngộ, cứ khư khư theo chủ nghĩa thấp hèn vị kỷ.

       Giận ! Thay v́ giận kẻ chê bai phỉ báng cùng cố tâm ngăn trở

bước đường tu, chúng ta chỉ nên giận ḿnh không đủ tài đức đặng cảm

hóa được người. Có vậy chúng ta mới rán lo học hỏi, và trau dồi đạo

hạnh thêm lên.

       Vui ! Thay v́ vui sống với những khoái lạc về nhục dục thấp

hèn, chúng ta chỉ nên vui sống một đời tinh thần cao khiết, không chi

làm cho tâm hồn chúng ta phải nôn nao bận rộn.

       Sợ ! Thay v́ sợ quyền, sợ thế, sợ mưu quỉ chước tà chúng ta chỉ

nên sợ cho ḿnh không lo tṛn thiên chức, và sợ Thiên điều không dám

làm chi trái đạo.

       Thương ! Thay v́ hạn chế t́nh thương ích kỷ trong ṿng thân

nhơn quyến thuộc và trong cuộc ái ân, chúng ta nên thiệt ḷng thương

tất cả chúng sanh mà thiệt hành chủ nghĩa bác ái, đại đồng.

       Ghét ! Thay v́ ghét tṛ đời giả dối, chúng ta nên ghét việc phi

nhơn mà chẳng khứng làm, ghét của phi nghĩa mà không chịu giữ.

       Đó là chuyển được thất t́nh lên đến chỗ cao siêu vô ngă vậy.

 *

*      *

 THAM  -  DỤC

      Con người v́ vô minh (avidya) không biết ḿnh tự đâu mà ra ;

sanh ra để làm ǵ, và thác rồi sẽ ra sao, nên lầm tưởng chỉ sống trên

cơi tạm nầy trong một thời gian là cùng tận. V́ vậy mới thiên về chủ

nghĩa duy kỷ, ngày đêm cứ bo bo theo những điều cận lợi nhăn tiền,

miễn sao thỏa măn được ḷng khát khao ham muốn, những vui thích về

giác quan, trối kệ kiếp tương lai mà họ không tin là có. Mà người ta

khát khao ham muốn những ǵ ?

       - Danh vọng, tài lợi, sắc đẹp, cường dơng, sung sướng, vân

vân...

       Danh vọng vốn không phải muốn mà có, t́m mà được. Người đáng có

danh vọng tự nhiên danh vọng đến cho. Nếu cố tâm t́m kiếm, như vác

tiền mua phẩm tước, hoặc làm việc chi để cầu danh, th́ cái danh vọng

ấy chỉ là danh vọng hăo, tức là hư danh vậy.

        Nhiều người cứ bo bo đeo đuổi theo tài lợi, lấy đó làm hạnh

phúc cho ḿnh, chớ không dè ḿnh phải đem cả xác thịt tinh thần làm nô

lệ cho tài lợi mà một ngày kia, sau khi hồn ĺa khỏi xác, cũng không

thể đem theo. Có khi ḷng ham muốn làm cho ḿnh u ám mà quên cả nghĩa

nhơn đạo đức.

        Bóng sắc tuy có cái vẻ mỹ quan, nhưng nó chất chứa không biết

bao nhiêu nguy hiểm. Biết bao người phải tiêu ṃn tinh lực v́ sắc dục

và để cho nó thâu ngắn đời sống của ḿnh ! Biết bao người làm điều can

danh phạm nghĩa v́ sắc dục ! Biết bao người khuynh gia bại sản, hoặc

gây nhiều tội lỗi v́ sắc dục !

        Cường dơng (mạnh bạo) là cái lợi khí của người nầy dùng xâm

lấn quyền lợi của kẻ khác, nói rộng ra nữa là lợi khí của một nhóm

người đàn áp một nhóm khác yếu hơn. Nhưng đáo đầu, mạnh bạo thế nào

cũng không qua lẽ phải (1).

        Biết bao người, ở đời, ngày đêm cứ lo sao cho ḿnh sung sướng,

t́m hoài kiếm măi, nhưng chẳng thấy chi đáng gọi là chơn hạnh phúc.

Th́ chẳng khác nào một hành khách bơ vơ trong sa mạc. Đương hồi nắng

nôi khao khát, thấy trước mặt một vũng nước, cố mau đến nơi mà giải

khát. Song le, càng tiến tới, vũng nước càng cách xa. Thiệt vậy, trên

cơi tạm nầy, có chi thiệt là sung sướng đâu ? Như gọi giàu sang vinh

hiển là sung sướng, chớ biết đâu những bực giàu sang vinh hiển ấy lại

chẳng có cái khổ tâm lo lắng hơn người thường ? Chơn hạnh phúc của

chúng ta đâu phải ở thế gian nầy ?

        Sự ham muốn vốn có cái đặc tánh là không khi nào thỏa măn.

Được một, muốn mười, được mười muốn trăm. Rồi được trăm, lại muốn

ngàn. Ham muốn điều chi mà không được là khổ (Cầu bất đắc khổ). Và sự

ham muốn phải biến thành sầu khổ, khi nguyên nhơn sanh ra sự ham muốn

ấy mất đi. Sự ham muốn mà không bỏ đặng, th́ nó trở làm mối dây ràng

buộc con người trong cảnh khổ. Ham muốn lợi danh, th́ bị lợi danh ràng

buộc. Ham muốn thân gia, th́ bị thân gia ràng buộc...

        Sự ham muốn vốn thiên h́nh vạn trạng, song rút lại là ở ḷng

tham sống (Tanha). Ḷng tham sống thúc giục người đời quyến luyến hồng

trần, quây cuồn trong ṿng vật chất, tự ḿnh tạo khổ cho ḿnh mà không

hay biết.

        Người biết đạo sống được cuộc đời yên tịnh vô biên, v́ tắt

được ḷng ham muốn, thâu cái vọng tâm lại không cho nó phóng túng ra

thiên h́nh vạn trạng, th́ c̣n ǵ mà khổ ?

 
      (1)- Dơng bất quá Thiên, cường bất quá lư.
 

*

*     *

ĂN - CHAY

Ăn chay có ích về cả hai phương diện vật chất và tinh thần,

điều nầy sẽ nói sau. Trước nhứt, nên cần biết cách ăn chay mới không

hại cho sức khoẻ.

        Ăn chay kỳ th́ chẳng nói chi, ăn cách nào cũng được. Duy có ăn

trường trai th́ chẳng nên dùng ṛng tương, chao, muối mặn, ép xác để

cầu khổ hạnh như có kẻ hiểu lầm.

        Cần phải lựa thức ăn vừa miệng và bổ dưỡng. Có vừa miệng ăn

mới ngon ; có biết ngon, ăn mới không chán. Có bổ dưỡng, thân thể mới

khoẻ mạnh.

        Trước khi tập ăn chay, cần phải biết món ăn nào nên dùng, món

ăn nào không nên dùng, rồi lượng sức ḿnh mà tập trai kỳ ; lần lần mới

bắt qua trường trai. Có người mới tu, v́ đạo tâm phấn khởi, bỗng nhiên

vội ăn trường trai. Ăn không nổi cũng rán, đến đỗi ốm o gầy guộc, xanh

xao vàng vơ, thành ra một "quảng cáo" không hay cho thuyết ăn chay.

        Trong trời đất, không có chi là tuyệt đối, th́ sự ăn chay tất

nhiên cũng không nên tuyệt đối. Cái nguyên tắc của sự ăn chay là ăn

toàn những chất thuộc thảo mộcc, th́ năm thứ : hành, hẹ, tỏi, nén,

kiệu, gọi "ngũ huân" vẫn là thảo mộc, có cử chăng là những bực công

cao quả dày, tham thiền nhập định, v́ nó có tánh cách khích thích và

thương tổn tinh thần. Người mới học đạo cần phải lao động trong trường

công quả, th́ chưa buộc phải kiêng cử, nhưng ai kiêng cử được cũng

nên.

        Lại như những người trường trai rủi lâm bịnh hoạn mà lương y

buộc phải dùng sữa và trứng th́ cũng nên tạm dùng trong lúc bịnh, đợi

lành mạnh sẽ thôi, chẳng nên quá câu chấp mà hại thân.

        Có người câu chấp thái quá, cử kiêng từng chút, rốt cuộc phải

từ thái cực nầy sang qua thái cực kia, nghĩa là bỏ hẳn trường trai mà

ăn mặn.

        Vậy, việc ăn chay cũng như việc tu hành, không nên thái quá mà

cũng không nên bất cập.

        Người già yếu trường trai, thỉnh thoảng dùng sữa và trứng đặng

giúp cho ḿnh dễ ăn tưởng cũng là một phương tiện. Mấy nhà hiền triết

Âu tây, phần nhiều ăn chay theo cách tương đối nầy.

 

NƯỚC NÀO CŨNG TRỌNG SỰ ĂN CHAY

 Bên Á Châu là nơi phát khởi văn minh đạo đức và là nơi phát

tích các tôn giáo, tất nhiên sự ăn chay thông truyền đă lâu đời.

        Bên Âu Châu, tuy là nguồn gốc văn minh vật chất, nhưng các

bực hiền triết, những hạng đạt nhơn quân tử, cũng biết chú trọng phép

dưỡng sanh ấy từ xưa.

        Ông Franklin, nhà phát minh cây thâu lôi (paratonnerre), trọn

đời dùng toàn bánh ḿ với trái cây mà sống.

        Ông Pythagore, là bực đại hiền triết am hiểu đạo lư cao siêu

và được Âu-Mỹ tôn sùng học thuyết. Những người đến xin thọ giáo, ông

buộc phải ăn chay.

        Các dân tộc chuyên về nông nghiệp hồi thượng cổ là những dân

tộc đă sáng tạo nền văn minh thế giới, họ cũng dưỡng sanh bằng rau

trái, thỉnh thoảng mới ăn chút ít cá thịt. Mà họ vẫn được tráng kiện

và ít hay bịnh hoạn.

        Các tín đồ Thông thiên học (Théosophie), các tín đồ Thần linh

học (Spiritisme), các nhà tu kín (Trappistes) và những nhà thông thái

Âu-Tây chuyên chú về đạo đức tinh thần, cũng ăn rau trái mà được

khương kiện và sống lâu.

 

ĂN CHAY Đ-I VỚI KHOA HỌC

Có người công kích sự ăn chay, cho là không thích hợp khoa

học, mà nếu hỏi không thích hợp thế nào, th́ mười người như một đều

đáp rằng ăn chay làm cho da thịt mét xanh và thân thể ốm o v́ thiếu

máu.

         Đó là một quan niệm sai lầm, một thành kiến ăn sâu vào trí

năo nhiều người từ lâu lắm vậy. Đành rằng người mới tập trường trai,

lúc đầu phải mất sức, là v́ cơ quan tiêu hóa của ḿnh thuở giờ quen

chịu với cá thịt, mà nay bỗng nhiên đổi lại tiêu hóa đồ chay và rau

đậu, tất nhiên sự tác dụng của nó phải đổi, làm cho cơ thể v́ vậy mà

mất điều ḥa. Lại thêm các tế bào (cellules) trong châu thân cũng bị

đổi thức ăn mà biến chuyển trong một lúc rồi lần lần quen đi, chẳng

những b́nh phục như xưa, mà c̣n được bổ dưỡng hơn là khác.

         Nhiều nhà bác học Âu-châu như Flourens, Cuver, Daubenton,

Buffon đều công nhận ăn chay là phương pháp bổ dưỡng nhất và chứng

nhận rằng sự sống của các sanh vật trên cơi nầy, nhờ chất bổ của khí

nóng mặt Trời, mà khí nóng ấy kết tinh lại ở các giống thực vật

(Thảo-mộc), rồi mới truyền sang cho các động vật (Thú vật).

         Cho nên ăn trái cây và rau đậu là kiếp dưỡng trực tiếp bằng

chất bổ của khí Thái dương, c̣n ăn cá thịt là kiếp dưỡng gián tiếp

vậy.

        Một kỹ nghệ gia nước Mỹ, muốn thí nghiệm coi trong hai phái ăn

chay và ăn mặn, phái nào làm lụng giỏi hơn, nên chia cả dân thợ ḿnh

làm ba đoàn : một ăn ṛng đồ chay, một ăn ṛng cá thịt, c̣n một th́ ăn

nửa chay nửa mặn.

        Không bao lâu th́ thấy rơ đoàn ăn chay làm lụng trổi nhứt. Kế

đó, ông đổi đoàn ăn cá thịt trở lại ăn chay,đoàn ăn chay trở ăn mặn.

Thí nghiệm đoàn ăn nửa chay nửa mặn, kết quả cũng đồng một thể.

         Năm 1898, gần đô thành Bá-linh (Berlin), nước Đức (Allemagne)

ông bộ trưởng chiến tranh tổ chức một cuộc chạy đua, có 23 người dự

thí, trong đó có 8 người ăn chay. Kết quả 8 người nầy toàn thắng cuộc

đua.

         Trong sách thuốc dạy cách chữa bịnh bằng các thứ rau đậu

(légumothérapeutique) của y học Thái tây, thấy nói :"Rau tứ thể

(artichaut) trị sốt rét và bịnh tiểu ra chất đường (diabète) ; củ nghệ

tây (carotte) trộn dấm ăn xổi rất mát ; cải bấp (chou) trị những bịnh

hư phổi và ngoài da ; cà vó (tomate) trị bịnh xót ruột, xà lách son

(cresson) rửa tạng phủ, hột cải (moutarde) tẩy trường, măng tây

(asperge) trị bịnh trái tim hồi hộp".

         Y học cũng chứng nhận cá thịt truyền độc cho thân thể hơn là

bổ dưỡng, và làm cho con người phải đau ruột là bịnh hằng xảy ra

trong thời đại nầy. Ăn nhiều thịt và nhiều trứng quá, th́ những chất

ấy thối ra biến thành chất độc trong ruột mà sanh bịnh. Thịt cá giúp

cho sức tiêu hóa rất mạnh, làm cho người ta ăn uống quá độ, chuyển

động khích thích cả phần huyết nhục trong châu thân mà chiêu tập những

t́nh dục xấu xa, lôi cuốn con người vào ṿng tội lỗi.

         May mà những người ăn mặn, tuy dùng cá thịt và trứng làm món

ăn chánh, song cũng ăn rau đậu phụ vào, th́ cái lượng về thịt và trứng

cũng bớt đi.

        Xét về cơ thể, nhà khoa học chứng nhận con người vốn sẵn có

tánh cách ăn rau đậu và trái cây hơn là ăn cá thịt. Dưới đây là luận

thuyết về lẽ đó của y khoa bác sĩ Georges Durville :

"NGƯỜI TA KHÔNG PHẢI SANH RA ĐNG ĂN THT"

Người ta ngày nay sở dĩ hạp dùng nhục thực là v́ buổi trước đă

lắm công phu mới tập thành thói quen ấy, thế mà phải chịu lắm nỗi gay

go mới được vậy.

        Thuở ban sơ, người ta không phải là giống ăn thịt ; cơ thể

cùng tạng phủ loài người đủ chứng rơ điều ấy và làm cho chúng ta nhận

thức rằng vật thực phù hạp với t́ vị chúng ta là cỏ rau cây trái.

        A)- Răng loài người không phải răng dùng để ăn thịt.

        Phái ăn thịt cho rằng loài người cần phải ăn thịt v́ loài

người có thứ răng chó (canines), mà chó là loài ăn thịt.

        Nói vậy là lầm, v́ răng của loài chó cùng các giống thú ăn

thịt th́ dài, tức để dùng xé thịt ; c̣n răng của người ta, tuy gọi

răng chó kỳ thiệt nó cụt giống như răng khỉ, mà khỉ th́ ăn trái cây.

        B)- Bao tử và ruột của loài người không phải dùng để ăn thịt.

        "Răng cấm của các loài ăn thịt đều nhọn, nhai thịt không được

nát, song lại nhờ bao tử dày và mạnh, vận động giúp cho thịt ăn vào dễ

tiêu hóa. Bao tử của người ta th́ mỏng và yếu, bởi không cần nặng công

về việc tiêu hóa, là v́ răng cấm của người ta dày và dẹp đủ sức nhai

nát vật thực rồi mới nuốt, mà răng cấm của loài người lại giống răng

cấm của các loài vật ăn trái cây.

         "Ruột của loài ăn thịt th́ cụt, c̣n thịt th́ mau tiêu. Ruột

của người ta th́ dài hơn mấy thước ; ấy đủ chứng rằng ruột của người

ta rất cần ích cho vật thực lâu tiêu, mà các nhà sanh lư học đều công

nhận thảo mộc lâu tiêu hơn thịt.

         C)- "Phàm nhục thực nào thừa, không cần yếu cho sự bổ dưỡng

th́ cơ thể của loài vật ăn thịt lại có thể đổi thành chất diêm cường

(ammoniaques) mà tiết ra theo đường tiểu tiện.

         Cơ thể con người lại không phải vậy. Thế th́ tạo hóa sanh ra

loài người vốn không chủ định cho loài người ăn những vật nào chứa

nhiều chất thịt".

*

     *

         Thú cầm vốn có bổn năng đói biết kiếm ăn, khát biết kiếm

uống. Con người linh hơn cầm thú, không những v́ đói mà ăn, v́ khát mà

uống, lại c̣n v́ ngon miệng mà ăn, tất biết chọn lựa miếng ăn ngon

béo, ngọt bùi. Nhưng nếu không biết phân biệt món ăn nào bổ dưỡng, món

ăn nào độc hại, th́ nguy cho cơ thể biết bao ! Cho nên các nhà thông

thái mới phát minh khoa vệ sanh ẩm thực phù hạp với sanh lư học (phy-

siologie) và hóa học (chimie) để bảo tồn sức khỏe và sự sanh hoạt cho

nhơn thân.

         Cơ thể con người là một bộ máy hoạt động không ngừng. Sự động

tác làm cho cơ thể phải hao ṃn, th́ một phần sanh vật trong châu thân

tức là tế bào (cellules), phải hao ṃn tiều tụy. Vật thực vốn là món

để bổ vào tế bào tiều tụy ấy.

         Chẳng những vậy, cơ thể cũng là một động cơ (moteur) để sản

xuất năng lực (énergie). Muốn cho động cơ ấy chạy, phải có thang củi

chụm vào. Vật thực là thang củi vậy.

         Thế th́, vật thực có hai công dụng :

         1- Một phần để thế vào tế bào của cơ thể mà đă hao ṃn tiều

tụy.

         2- Một phần để giúp cho cơ thể có năng lực.

         Hóa học đă minh chứng rằng vật thực giúp phần năng lực là vật

chứa nhiều thủy thán chất (hydrate de carbone), mà vật thực có thủy

thán chất phần nhiều thuộc loại thảo mộc. C̣n vật thực thuộc thú chất,

th́ chỉ có trứng là có thủy thán chất mà thôi.

        Về phần vật thực thế vào tế bào, th́ hóa học cũng có phân chất

từng món ăn chay và ăn mặn, mà so sánh th́ cũng chứng nhận đồ chay

chứa nhiều chất bổ hơn đồ mặn.

*

*       *

ĂN CHAY Đ-I VỚI LUÂN LƯ

Cổ nhơn có câu :"Người khéo nuôi thân không cần phải dụng cao

lương", và cũng có câu "Người mà chịu khổ ăn rau cho là ngon th́ việc

ǵ mà làm chẳng nổi ?". Phương chi, con người mà biết giữ cách ăn uống

theo luật tự nhiên, biết chọn thức ăn thanh đạm, nghĩa là ăn chay, th́

khỏi phải khổ tâm lo nghĩ về cái sống của ḿnh trong lúc nguy nan ; và

b́nh thường, chẳng những tỏ ḷng nhơn thiện mà c̣n treo một tấm gương

thanh đạm trong gia đ́nh.

        Công chúng mà biết vui dùng những món ăn thanh đạm, th́ những

cái t́nh dục xấu xa cũng dẹp đi được, mà lại vừa tăng thêm sức khỏe,

vừa mở rộng khiếu lành ra nữa.

        Trong xă hội, chẳng những người nọ phải nhờ người kia mà thôi,

lại c̣n phải nhờ cả những giống súc vật giúp đỡ chúng ta làm những

việc nặng nề, khó nhọc như trâu cày, ḅ ngựa kéo xe, vân vân... Song

than ôi ! đến lúc già, trâu hết sức cày, ḅ ngựa hết sức kéo, người ta

lại đoạn t́nh giết chóc mà ăn thịt ! Sao lại nỡ quên công phu khó nhọc

khi xưa ?

        Một nhà luân lư và sử kư trứ danh nước Hy-lạp (Grèce) là ông

Plutarque, nhơn giảng vấn đề ăn chay đă hạ câu lư thú nầy :

        "... Các anh nói beo, sư tử là thú dữ, mà các anh không thua

ǵ mấy con ấy, bởi v́ chúng nó giết đặng ăn mà sống ; chí ư các anh

giết đặng ăn cho ngon miệng, mà các anh c̣n dùng môi miếng đặng giấu

sự ghê gớm ấy đi".

        Trong một miếng thịt, h́nh như in rơ nỗi thống khổ của con

vật, trước khi bị giết, đă chịu cái cảnh phân ly bầy lũ giống ṇi, lại

bị nhốt bị cầm, nhịn đói, nhịn khát. Đến khi bị giết, thịt xương chặt

xẻ ra từng miếng, tay dơ mó máy vào, máu hôi dính theo lưỡi dao cạnh

thớt...

        Một con ḅ vừa mới bị sả làm tư treo trên móc sắt ; máu đỏ

chảy ṛng ṛng mà thịt tươi c̣n mấp máy. Cái thảm cảnh ấy, hỏi ai mục

kích mà chẳng thương tâm ?

        Mạnh-Tử nói :"Thấy con vật sống, không đành thấy nó chết ;

nghe tiếng kêu la thảm thiết, không nỡ ăn thịt nó. V́ vậy, người quân

tử xa ḷ  sát sanh, lánh chỗ trù phong".

        Kinh "Tam Giáo Qui Nguyên" có đoạn nầy :

        "Người ăn cá thịt đều phạm lư ngũ thường :

        1- Giết hại con vật đặng ngon béo miệng ḿnh, là bất nhơn.

        2- Giết hại con vật làm cho nó phân chia bầy lũ mà đăi bà con

ḿnh là bất nghĩa.

        3- Đem thịt hôi tanh dâng cúng Quỉ Thần, là bất lễ;

        4- Khen ăn con vật cho là lộc Trời ban mà hại nó phải chịu dao

thớt là bất trí.

        5- Lập mưu nhử mồi, gạt nó sa vào hầm lưới, là bất tín.

        Người ở thế phải giữ năm hằng ; biết mà cố phạm là lỗi đạo

luân lư đó vậy.

        Tóm lại, Thánh-Hiền xưa, dầu ở phương Đông hay phương Tây,

cũng đều răn việc sát sanh mà trọng sự ăn chay.

*

     *

 ĂN CHAY Đ-I VỚI TÔN GIÁO

 

 

         Các tôn giáo, từ xưa đến nay, đều trọng sự ăn chay, lấy đó

làm căn bổn cho việc làm lành lánh dữ, lại lập thành một giới luật rất

nghiêm ; phàm người tu hành, dầu ở bực nào, cũng phải giữ kỹ.

         Nhà tôn giáo cấm sát sanh, đại khái là v́ những lẽ sau nầy :

         Phàm các loài tứ sanh (1) là những giống biết cảm giác, biết

thương yêu, đương chịu luật tấn hóa của Trời Đất. Chính chúng ta xưa

kia đă từng trải qua làm con vật rồi mới tới kiếp làm người. Cho nên,

đối với động vật, chúng ta phải tỏ ḷng nhơn ái là hạp với đức háo

sanh của Tạo hóa.

         Giết hại giống vật là giết hại đồng loại với chúng ta, lại

c̣n cản bước đường tấn hóa của chúng ta nữa.

 

     (1) Loài tứ sanh là : noăn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh (loài sanh trứng, sanh thai, sanh chỗ ướt và loài biến hóa).

 

       Vả lại, giết một con vật chẳng phải là chỉ giết cái cơ thể

không hiểu biết chi hết mà thôi đâu, mà c̣n phạm tội với điểm linh

quang đương tấn hóa trong cơ thể ấy.

       Người ta đối với động vật là giống tŕnh độ tấn hóa thấp thỏi

hơn ḿnh, mà c̣n giữ tánh sát hại, th́ là tạo một ác quả cho ḿnh,

không tránh khỏi cơ báo ứng.

       Người tu hành mà ăn thịt là thiếu đức từ bi đă đành, mà chư

Thần Thánh cũng không thể thân cận đặng quyến niệm hộ tŕ, v́ cái hơi

tanh hôi xông lên xúc phạm.

       Kinh "Dhammika Sutta" có câu "Người chủ nhà chẳng nên tự ḿnh

giết, không nên bằng ḷng cho người khác giết và cũng chẳng nên xúi ai

giết một con sanh vật nào".

       Thánh kinh "Cựu-ước" của Thiên-chúa giáo, nơi khoản nói về việc

tạo lập Trời Đất, có câu :"Đức Chúa Trời lại phán : Nầy Ta sẽ cho các

ngươi mỗi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh trái

có hột ; giống ấy sẽ là đồ ăn của các ngươi".

       Kinh "Cảm ứng" có câu "Loài vật cũng của Trời sanh ra ; nó cũng

có tánh mạng, biết ham sống sợ chết, biết đau biết ngứa như người. Nếu

sát sanh hạ bạc là tổn đức hạnh".

        Kinh "Xung hư" nói :"Con người muốn ăn thịt thú vật th́ ăn,

chớ Trời Đất chẳng phải sanh nó ra cho người ăn đâu. Vậy sao không nói

luôn rằng Trời Đất sanh con người để cho muỗi ṃng hút máu, cho cọp

sói ăn thịt" ?

        Kinh "Lăng già" lại có câu :"Ăn thịt vào bụng một lát, thịt ấy

hóa ra vật dơ dáy, thân thể ta hấp thọ vật ô uế ấy mà to lớn : vậy th́

cái thân thể nầy hôi tanh, có chi là thanh tịnh ?"

        Tổng luận, ăn chay chẳng những là giới luật riêng của tôn

giáo, mà cũng cần ích chung cho mọi người, nhứt là cho các nhà có tư

tưởng tinh thần đạo đức.

 *

*         *

        Luôn tiện xin hiến ra đây những kinh nghiệm trong hai chục năm

trường để giúp chư vị mới tập trai giới :

        1- Khi ăn phải giữ tinh thần vui vẻ, đặng giúp cho sự tiêu hóa

dễ dăi và điều ḥa. Các nhà y học Thái tây đă nghiệm chứng người ta

tiêu hóa đồ ăn bằng trí tưởng hơn bằng dạ dày (bao tử). Cho nên người

Âu tây có tục lệ đặt một b́nh bông trên bàn ăn cốt giúp cho người ăn

xem thấy màu hoa đẹp mà cảm xúc, rồi bắt khiến ăn ngon.

        Đức Khổng Tử trong buổi ăn dầu có ai đến phỏng vấn điều chi

Ngài cũng không chịu luận đàm là v́ muốn để trọn trí tưởng vào việc

ăn.

        2- Bát dĩa tốt sạch cũng giúp cho người ta ăn ngon miệng.

        3- Nên ăn ít đồ chiên xào v́ nó nóng thường làm cho người ta

bị bón và rát lưỡi.

        4- Nên ăn ít canh, uống ít nước, v́ món ăn vào vị trường sẵn

có tiêu hóa dịch (suc digestif) nhỉ ra tiếp đón ; nước uống vào nhiều

hóa làm lỏng chất tiêu hóa dịch ấy đi mà phải kém công dụng.

        5- Ngoài buổi ăn, không nên ăn dậm bánh hàng.

        6- Khi sốt rét, nên ăn ít ít ; không ăn lại càng tốt.

        7- Mỗi tháng nên xổ một lần cho khỏi bón.

        8- Phải sửa đổi, chế giảm món ăn, tùy sức khỏe, t́ vị và thời

tiết. Nhứt là phải chăm coi trong ḿnh có điều chi khó chịu không. Nếu

đau bụng hay sôi ruột, phải nhớ lại coi ḿnh đă ăn món chi  mà t́ vị

không hạp, rồi giảm bỏ món ấy đi.

        9_ Nên ăn thường đồ chua như : chanh, khế, bưởi và dấm trộn xà

lách (Salade) hoặc xà-lách-xon (cresson), v́ nó tẩy trường.

        Ăn chay được lâu rồi, nghe trong ḿnh nhẹ nhàng, dễ chịu, và

nhiều bịnh khó chữa chỉ nhờ ăn chay mà dứt tuyệt.

 *

*         *

CHƯƠNG THỨ NĂM

 

 ĐỨC - TIN  SÁNG - SUT

Phàm theo một đạo nào, là chúng ta đă tin ở giáo lư và chỗ cao

siêu của đạo ấy. Chúng ta đă có một đức tin. Rồi ngày qua ngày, chúng

ta lo tưởng tới đạo và hành động theo lẽ đạo, đức tin ấy càng thêm

mạnh mẽ. Đức tin đă mạnh mẽ, th́ không một việc ǵ ở thế gian nầy long

lay nó được. Là v́, đă tin chắc ở đạo, chúng ta đem cả trí lực hăng

hái, cả tinh thần cứng rắn mà làm đạo, thế nào chúng ta lại không đủ

nghị lực chống chơi bất kỳ một biến cố nào ? "Đức tin, theo phương

ngôn Âu tây, dời cả núi non".

       (La foi transporte les montagnes).

       Ngày xưa, muốn cho mấy cao đồ phải dùng trí sáng suốt mà xét

suy phán đoán, đặng có một đức tin vững chắc, đức Thế-Tôn (Thích-Ca)

bảo :

       "Bất luận điều ǵ có ghi chép trong sách vở, hoặc từ cửa miệng

của chư hiền triết nói ra, hay của tiền nhơn truyền lại, đều không

được nhắm mắt tin càng mà trước phẢi xét suy phán đoán coi có đúng lư

hay không ?

       Đó là một lẽ trọng quyền phán đoán và tự do tín ngưỡng cá nhơn.

       Tất phải tin theo mấy bực đạo trưởng ḿnh, v́ mấy vị ấy đă làm

cái việc Thế-Tôn dặn bảo trước kia, cho nên tôn giáo nào cũng có tín

điều (dogmes) là những giáo lư mà giáo hội đă dùng trí sáng suốt xét

suy phán đoán và nhận là chơn lư ; chư tín đồ chỉ tin theo là khỏi sai

lầm.

       Vả, huyền vi mầu nhiệm Thiên đạo vốn có nhiều chỗ trí phàm

chúng ta dầu tấn hóa đến đâu, cũng không thế nào thấu được, các nhà

khoa học trứ danh khắp hoàn cầu cũng đành bó tay mà chịu.

       Ngày nay, được rơ chút ít cơ mầu nhiệm ấy, là cũng nhờ ơn trên

chỉ bảo. Những Thánh huấn góp thành một giáo lư bất di bất dịch là

những điều đáng tin, không thể nào cải được.

       Ví dụ như đức Chí-Tôn dạy rằng ngoài Tam-Thiên-Thế-Giới, có

Thất-Thập-Nhị-Địa-Cầu mà Địa-Cầu chúng ta ở thuộc vào hạng 68.

       Điều nầy, chúng ta làm sao xét đoán, cho biết đúng lư hay

không ? Trừ ai không tin th́ thôi, c̣n chúng ta đă tin ở đạo lẽ nào

lại mờ hồ nghi hoặc ?

       Đức Chí-Tôn đă nói :

       "... Ngày nay các con chẳng thấy đặng hành vi mầu nhiệm mà

chính ḿnh Thầy đă đến nói, các con cũng nên tin nơi Thầy mà cho lời

dạy của Thầy là chơn thật.

       Nếu các con đợi đến buổi chung qui, hồn ra khỏi xác mới thấy

đặng cơ mầu nhiệm, th́ chừng ấy đă muộn rồi".

 *

*         *

      

Hễ chúng ta tin tưởng ở Trời Phật, th́ Trời Phật cảm ứng với

chúng ta. Đức tin tỷ như một vật chứa nước, cơ cảm ứng đối với đức tin

ví như nước đem đựng vào. Vật lớn chứa được nhiều nước, vật nhỏ tất

chứa ít. Đức tin lớn được nhiều cảm ứng, và trái lại ; chí ư vật chứa

bễ đi (là khi mất đức tin), thế nào đựng được nước nữa ? (mất cơ cảm

ứng).

       Vậy, đức tin rất cần yếu cho người giữ đạo. Mạnh đức tin làm

đạo vững bền. Yếu đức tin, chống chầy phải "ngă".

       Chúng ta chẳng những cần có đức tin, mà c̣n phải un đúc đức tin

cho trọn cả gia đ́nh, nhứt là trẻ thơ. Trẻ thơ chưa biết tội lỗi, chưa

nhiễm đị đoan. Đó là lúc nên bắt đầu ung đúc đức tin của chúng về

đường chánh tín. Một phương hay để ngăn ngừa oan nghiệt cho trẻ thơ.

Bằng chẳng sớm toan, đợi cho trẻ con lớn khôn gây nên nghiệp báo rồi

mới lo ngăn đón, th́ chẳng khác nào đợi mất của rồi mới lo pḥng trộm

cướp.

        Nếu con người từ nhỏ chí lớn có sẵn đức tin chánh đáng, ngày

giờ ung đúc đă lâu, th́ đức tin đặng mạnh. Đức tin mạnh tất đủ nghị

lực cự đương với tục t́nh tội ác.

        Phải làm cách nào ung đúc đức tin của trẻ em về chánh tín ?

        Trước nhứt, người làm cha mẹ phải có một đức tin chơn chánh,

cứng rắn và vững vàng. Đức tin ấy phải biểu lộ cho con cái thấy mà noi

theo. Phàm con cái hay tiêm nhiễm theo cha mẹ trong cử chi hành vi.

Nếu cha mẹ bảo con phải kỉnh tin Trời Phật mà tự ḿnh không tỏ ra điều

ǵ để cụ thể hóa sự kỉnh tin, th́ con cái biết dựa vào đâu mà tin ?

Làm như thế chẳng khác nào mấy tấm bảng chỉ đường (poteau indicateur)

dựng mấy ngă tư, ngă ba kia vậy. Bảng cứ chỉ đường nầy đi... đường kia

đi... mà bảng cứ ở yên một chỗ. Hành khách do theo bảng chỉ có khi

cũng lạc đường, sao bằng có người dẫn dắc.

        Việc lễ bái nơi nhà, đối với bực đạo hạnh cao siêu tuy không

thấy cần yếu, nhưng đối với phụ nữ và trẻ em, vốn có ảnh hưởng sâu xa

về tín ngưỡng.

*

*        *

       CƠ  KHẢO  THÍ

   Có trường thi "Công quả", tất có cơ "khảo thí" theo phép công

b́nh Thiên đạo. Phàm muốn đoạt thủ ngôi vị nơi trường thi ấy, người

hành đạo phải có công lao xứng đáng và phẩm hạnh hoàn toàn. Chiu thử

thách mà không sa ngă, mới đáng đăng tên vào Tiên-tịch;

        V́ lẽ công b́nh, đức Chí-Tôn buộc phải để cho Ma-vương (1)

(Mara) cám dỗ. Kẻ nào kém đạo hạnh phải sa vào cạm bẫy.

        Thường thường chánh tà tương khắc. Hễ đạo khai th́ tà khởi.

Đạo không ma khảo, đạo khó thành. Ma không khai đạo, ma không được dịp

mở cơ thạnh vượng.

        Ma khảo có nhiều cách, đại khái như :

        1- Mạo danh Tiên-Phật, dối ban huyền diệu cốt mê hoặc người

phải xa chánh giáo.

(1) Nhà Phật gọi ba tuần quỉ loại.

        2- Giục người thấy sắc đẹp mê sa, thấy tài vật ham muốn.

        3- Hóa việc lạ lùng quái gở cho người sợ bỏ dở công phu.

        4- Chiều theo sở dục con người mà cám dỗ, tức là đánh ngay chỗ

yếu của người.

        5- Băi bỏ những khó khăn gay cấn cho người thối chí ngă ḷng.

*

*       *

Đức Chí-Tôn đă cho biết trước :

        "Chung quanh các con, dầu xa dầu gần, Thầy đă thả một lũ hổ

"lang ở lộn với các con. Thầy hằng xúi chúng nó thừa dịp mà cắn xé

"các con, song trước Thầy đă cho các con một bộ thiết giáp chúng nó

"chẳng hề thấy đặng, là đạo đức của các con.

         "Ấy vậy, rán ǵn giữ bộ thiết giáp đó hoài cho đến ngày các

"con hội hiệp cùng thầy.

         "Nghe và rán tuân theo".

         Đường đă trải qua, chúng ta thấy rơ tu hành gặp không biết

bao trở lực. Nào là người hữu ư hay vô t́nh kích bác, cho đến bà con

cật ruột cùng bạn thân yêu buổi trước, mà nay thấy chúng ta tu hành,

họ cũng đem ḷng nhạo báng (1). Nào là kẻ gây nhiều khó dễ, mong phá

hoại việc tu.

         Lại thêm nào là kẻ xinh lịch, nào là cao lương mỹ vị, phú quí

lợi quyền, toàn là cảm bẫy mà chúng ta phải cẩn thận tránh từng bước

trên con đường hành đạo.

         Trong khi lập công bồi đức, chúng ta thường bị gia đạo rối

ren, hao tài thốn thiếu hoặc lâm tật bịnh (2) làm cho chúng ta ngă

ḷng thối chí nếu không nhẫn nại và vững đức tin.

         Những chướng ngại trên đây là sự trạng của cơ "khảo thí" vậy.

      

(1) Chính họ không cố tâm ganh ghét, nhưng Ma vương xúi giục

mà tự họ không ngờ.

        (2) Có hai thứ bịnh : bịnh về cơ thể hay tinh thần, vaé bịnh

về căn quả (maladies karmiques).

         Muốn chống lại, chúng ta rán giữ bộ thiết giáp y nguyên nghĩa

là giữ sao cho đạo đức vẹn toàn và nhẫn nhục cố gắng với đức tin bền

vững mà sấn bước, dầu gặp phải "nhơn khảo" hay "ma khảo" luôn luôn

phần thắng cũng về chúng ta.

         Tự tín và bền chí là bí quyết thành công vậy.

*

*       *

CƠ  THỬ  THÁCH

 Cách Thần-Tiên huấn luyện Người học đạo

        a)- Lúc dạy dỗ- Trong lúc dạy dỗ, Thần Tiên dùng ba cách :

        1- Dạy, 2-Khuyên, 3- Răn.

        Những cách dạy dỗ, các Ngài không dùng giống nhau v́ phải tùy

theo tŕnh độ và khí chất của mỗi người. Hỏi chi th́ cắt nghĩa rẽ ṛi

đó. Nếu người học đạo biếng nhác, các Ngài nhắc nhở khuyên lơn, năm

mười lần, mà cũng c̣n biếng nhác, không chăm học, không lo lắng, sửa

ḿnh, th́ các Ngài lại răn. Răn ấy là làm cho ḿnh bị đau ốm, người

ngoài khinh rẻ, các việc đời dồn dập tới, rối loạn tinh thần, phải tự

hối trở về lằn đạo lại, mới được yên tịnh tu hành.

        b)-Cơ khảo hay thử thách.- Sau khi dạy dỗ một ít lâu sẽ có một

cơ khảo thi nghĩa là "giám khảo" hạch hỏi. Những điều ấy là cơ thử

thách do ơn Trên cho lịnh các v́ Thiêng Liêng khảo dượt. Chẳng những

thử thách là một cuộc khảo dượt mà nó cũng là sự oan nghiệt của người

tạo khi xưa. Mấy cuộc khảo dượt ấy như cuộc thi lên lớp, nhưng sau khi

lên lớp nầy rồi, c̣n phải thi lên lớp khác nữa ; một lần qua khỏi một

cơn thử thách, ấy là một lần lên được con đường tấn hóa. Nên sự thử

thách rất hữu ích cho nhơn sanh, v́ nó un đúc tinh thần người học đạo

rất mạnh mẽ. Ấy là "phương luyện thần".

         Sự thử thách cũng như luồng giông tố. Ai đă trải qua mà "Tâm"

chẳng đổi, "Ư" chẳng dời, th́ mới mong đạt đường Đạo được .

         Trong cuộc khảo và thử thách, có nhiều cách, như là khảo :

Tham, Sân, Si, Ái, Dục.

         "Tham" là tham muốn điều phú quí danh lợi, ăn ngon, mặc tốt,

ở đẹp.

         "Sân" là hờn giận, oán thù.

         "Si" là mê tín những chuyện thần kỳ quỉ quái.

         "Ái" là thương yêu thê tử, lưu luyến sắc đẹp.

         "Dục" là muốn thúc hối con người toại hưởng những điều khoái

lạc.

         Khảo là khảo cho biết chơn giả, thử là thử cho biết tà chánh,

cho biết vàng đá. Vàng là loài kim quí báu nhứt, dùng lâu năm mà chẳng

phai màu, nhiều thứ lửa đốt mà vẫn tự nhiên.

         Gỗ là vật trên rừng, chạm thành vật quí báu nhờ sự đục đẽo,

trau dồi, chạm trổ của thợ. Sự đục đẽo, trau dồi chạm trổ, lửa luyện

đó là những sự khổ năo, phiền hà cay đắng của Thần Tiên sắp đặt đặng

un đúc tinh thần người học Đạo cho lảu luyện, mai sau có gặp cảnh ngộ

như vậy, không nao ḷng, nản chí. V́ hễ người đạt được cái "Đạo thuật"

rồi, th́ đối với cảnh ngộ nào, dầu cho khổ tâm cách mấy, vẫn xem

thường. Mỗi thời kỳ khảo là mỗi lần nâng cao người lên một tŕnh độ,

mỗi lần nâng cao người lên một tŕnh độ là mỗi lần đặt người vào một

địa vị. Cái địa vị nhiệm mầu thiêng liêng không v́ chức tước, áo mảo

mà cân nhắc lên được. Người ta khi đă tăng tiến th́ không c̣n ai chăm

chú ở sức mạnh, ở giá trị của ḿnh đă lập tâm tạo sẵn ra, mà chính v́

cái tài đức tự nhiên. Đă biết ḿnh có cái thạnh t́nh đối với xă hội

nhơn quần của ḿnh th́ nên kêu gào cho người biết theo, cũng như ḿnh

coi danh lợi là bọt bóng, chóng chầy tan ră, không lấy sự mạnh được

yếu thua mà chỉ cốt lấy ḷng bác ái dẫy tràn vậy.

        Một vị Tiên Trưởng có khuyên dạy về cơ khảo như vầy :

        Các em hăy dằn bớt nộ khí ; cái giận có hại cho các em. V́ nếu

"Tâm" phát hỏa th́ phải trái nan phân. Trí khôn các em, lúc bấy giờ,

"sẽ bị ḷng giận dữ nó choán hết, thành ra có khi xử sự quấy, nói năng

"quấy, mà phải tổn âm đức.

        "Đạo do ở nhẫn mà nhẫn mới phải Đạo. Nóng như Trương dục Đức

"là cái nóng "Giết ḿnh". Nguội như Trương Lương là cái nguội "Nên

"danh" đó.

        "Các em chẳng nhớ Ôn-Nhu Ḥa-Mục, quân tử lập thân, Ám Á Cường

"Can, tiểu nhơn đoạt lợi hay sao ?

        "Nóng nảy làm chi hỡi các em !

        "Hạnh Tiên, nết Thánh rán công rèn.

        "Tánh t́nh thô lỗ khuyên chừa hẳn;

        "Có vậy chơn tâm mới chẳng hèn.

        "Cũng như sắt, sắt vô lửa th́ phải mềm, chớ yếu lả như nước,

"nước bao giờ ai chặt đứt, bứt rời ?

        "Các em quên lời Từ Phụ dạy rồi hay sao ? Ngày gần thành Đạo

"là ngày Tà mị nó khởi động để xô sấp lật ngữa các em, ai yếu chỗ nào,

"nó nương chỗ đó mà phá khuấy. Ấy vậy, khi nào có gặp sự trở ngại

"đương khổ trí, tức ḷng, các em nên nhớ đến lời Từ Phụ mà cười cho qua

"cơn sóng gió. Chi chi đều có Từ Phụ và chư Phật Tiên pḥ tŕ ủng hộ.

"Các em nên để trọn ḷng thảnh thơi mà hành Đạo là điều quí hơn hết".

*

*       *

 CƠ BÚT PHỔ THÔNG

Sự tiếp xúc của cảnh vô h́nh với cảnh hữu vi

Cơ là vật dùng để thỉnh Tiên, làm bằng tre đan như cái giỏ

dài ; ngoài phất giấy vàng, có cán ; trước cán thường khắc đầu chim

loan ; một cây cọ bằng mây hoặc bằng tre cấm trước cán để viết trên

ván hay trên cát.

         Người chấp cơ, gọi theo danh từ thông thường, là đồng tử

(médium). Đại đạo "T.K.P.Đ." gọi chức sắc Hiệp-Thiên-Đài (Corps des

médiums).

         Đồng tử là người có đặc khiếu xuất Chơn thần ra khỏi phách,

đến hầu Thần Tiên mà nghe dạy bảo bằng cách chuyển di tư tưởng

(transmission de la pensée), rồi nhờ linh điễn Thần Tiên giáng hiệp

với nhơn điễn đồng tử làm cho cánh tay cử động mà diễn giải tư tưởng

ra bằng văn tự.

         Có hai thứ đồng tử : đồng mê và đồng tỉnh.

         Chấp cơ mà mê Chơn thần xuất trọn (1) khỏi phách, tiếp được

rơ ràng tư tưởng của Thần Tiên, nên diễn ra nhiều bài thi phú văn

chương tuyệt diệu, hoặc nhiều bài đạo lư cao thâm, nhưng măn đàn, Chơn

thần phải mệt mỏi.

         Ngày xưa, các nhà văn nho hay lập đàn Tiên trên non cao thanh

vắng, và dùng đồng mê. Tiên thường giáng cho nhiều bài thi tuyệt bút

khí vị Thần Tiên hoặc có tánh cách tiên tri, song ư nghĩa ẩn vi khó

hiểu, đợi việc xảy ra rồi mới thấy rơ. Có khi giáng cho toa chửa bịnh

thiệt là linh nghiệm. Nhưng cách cầu cơ ấy rất khó : đàn nội phải

thanh tịnh, một tiếng gà gáy, chó sủa, một khua động bất thường đủ làm

cho Chơn Thần hoảng hốt nhập về phách. Thế là đàn cơ lở dở.

         Chấp cơ mà tỉnh, chỉ có một phần Chơn thần xuất ra, nên tiếp

tư tưởng không được rơ ràng : bài chấp cơ thường khuyết điểm, nhưng

được tiện lợi là không buộc phải thiết đàn chốn non cao thanh vắng, và

khi măn đàn, Chơn thần đồng tử ít mệt.

         Thần Tiên lại tùy đặc khiếu của đồng tỉnh mà truyền tư tưởng

bằng cách "giáng-tâm" (médiums intuitifs) hay "giáng-thủ" (médiums

mécaniques).

         Đồng tử "giáng-tâm" tuy chưa viết ra mà thần trí biết trước

mang máng những lời sắp viết ra, tựa hồ như tự ḿnh đặt để vậy.

 
(1)- Chơn thần vốn c̣n dính với phách bởi sợi từ khí.

        Đồng tử "giáng-thủ" tựa như bộ máy, tay cứ chiều theo điễn lực

cử động viết ra, chớ không hay biết chi hết.

        Lập đạo kỳ ba nầy, đức Thượng đế dùng đồng tỉnh mới tiện cơ

phổ độ. Nếu dùng đồng mê, người chấp cơ đâu đủ lực lượng tinh thần

đặng chịu nỗi đêm nầy sang đêm khác, và luôn như vậy mấy năm trường.

        Lại mỗi đàn cơ, đức Chí-Tôn dùng hai người "pḥ loan" cho đủ

Âm-Dương hiệp nhứt, là cơ sanh hóa của đạo. Người chấp cơ bên hữu (1)

(thuộc âm) tiếp tư tưởng rồi truyền qua người nên tả (thuộc dương)

tiếp diễn viết ra.

        C̣n chấp bút, th́ một đồng tử, song bút pháp chỉ dùng tiếp mật

lịnh và bí truyền, chớ không dùng về cơ phổ độ.

        Thủ cơ và chấp bút là cách thông công gián tiếp với các đấng

Thiêng Liêng. Lần lần người tu đến cao siêu, đắc (nhăn thông) và (nhĩ

thông), th́ sẽ trực tiếp thông công, khỏi phải nhờ trung gian là cơ

bút nữa.

        Vả chăng, cơ bút là việc tối quan trọng, v́ lẽ tà chánh khó

phân, nên chi đức Chí-Tôn có dạy :

        "Cơ bút là việc tối quan trọng. Nếu không có Chơn linh quí

trọng thủ cơ, th́ tà quái xen vào khuấy rối các con, làm cho phải thất

nhơn tâm.

        "Thầy nói cho các con biết bực Chơn thánh mà phải đọa trần,

nếu không đủ tánh chất d́u dẫn nhơn sanh, cũng chưa đáng cầm bút cho

Thầy truyền đạo".

        Trung giới có nhiều hạng Âm linh (2), mà hạng nào, thanh hay

trược, thiện hay ác, cũng phụ cơ được hết. Vậy, tránh khỏi chánh tà

(1)- Bắt ngoài ngó vô

        (2)- Các bực Âm binh ấy đại loại là : cái v́ Thánh, Chánh thần, Tà thần, Bát bộ quỉ loại, vong linh của thường nhơn, nhơn phách và thú phách ly trần

 

lẫn lộn ? Vẫn biết pháp đàn (người chứng đàn) phải biết biện phân,

phán đoán thiệt hư, nhưng với trí phàm hữu hạn, dễ ǵ tránh khỏi sai

lầm ?

       Đồng tử chưa minh chỉ tiếp xúc với Âm-linh hạ đẳng mà thôi. Một

điều quan trọng nữa là người thủ cơ hay chấp bút mà không đại tịnh để

dứt vọng niệm th́ chỉ viết ra những tư tưởng chứa sẵn trong thần trí,

kỳ thiệt không Âm-linh nào giáng.

       Chúng ta biết tư tưởng vốn biến thành h́nh (Forme-pensée) và

sống một thời gian lâu hay mau tùy sức tư tưởng mạnh hay yếu. Đồng tử

cần phải diệt hết tư tưởng thấp hèn về bản ngă và cá nhơn ; lúc nào

cũng phải giữ cho cơi Tâm an tịnh, chớ chẳng đợi tới khi chấp cơ.

        Ví dụ đồng tử có một dục vọng ǵ. Dục vọng ấy chưa thỏa măn

th́ nó vẫn c̣n nuôi nấng trong Chơn thần ; nó tượng nên h́nh như cái

thai trong thai bào, càng lâu càng lớn, đợi đến ngày tháng (đến khi có

dịp) là sanh ra.

        Đến khi đồng tử chấp cơ, dẫu rằng lúc nầy rán giữ đại tịnh

không sanh vọng niệm mới, nhưng cái vọng niệm cũ kia đă tượng nên

h́nh, bấy giờ có dịp sanh ra (1).

        Ở trường hợp nầy, đồng tử bị tư tưởng ḿnh ám thị, nên gọi "tự

kỷ ám thị" (autosuggestion).

        Chẳng những vậy thôi, mà những người hầu đàn nếu họ có tư

tưởng mạnh, tư tưởng ấy có thể chuyển di qua Chơn thần đồng tử, nếu

đồng tử có "cảm thụ tánh" (suggestibilité) nghĩa là cái tánh dễ bị ám

thị (suggestion).

         Duy có đồng tử đạo hạnh thanh cao, tŕ trai thủ giới, hoặc

đồng tử tiền định (médiums prédestinés), mới thông công được với các

đấng Thượng đẳng Thiêng Liêng, th́ cơ bút mới huyền diệu. Tuy nhiên

cũng không khỏi "tự kỷ ám thị", chẳng nhiều th́ ít.

             (1)- V́ vậy mà, cũng một đồng tử chấp cơ có bài "Thánh huấn" làm cho chúng ta kính phục vô cùng mà cũng có bài làm cho chúng ta chán nản.

 BIT PHÂN TÀ CHÁNH

        Một Chơn linh giáng xưng Đại-Tiên.

        Chúng ta nên tin chăng ?

        Tai phàm mắt tục, dễ ǵ phân biệt giả chơn. Nhưng, biết chắc

chánh danh không mấy cần yếu. Là v́, chúng ta chúng ta chỉ căn cứ ở

bài giáng cơ mà định giá trị Chơn linh ấy. Nếu Chơn linh chỉ dạy những

việc tầm thường, hoặc trái chơn lư, tất nhiên chúng ta đâu tin là bực

Đại Tiên. Trái lại, nếu giáng cho đạo lư cao siêu, có tánh cách Tiên

gia, tuy không bằng cớ cụ thể, song chúng ta có thể thừa nhận Chơn

linh ấy không phải giả danh. Giả danh chăng là các Chơn linh hạ đẳng

(tà thần tinh quái) giáng cơ, mượn danh hiệu lớn lao đặng dễ gạt kẻ

hầu đàn nhẹ tánh.

       Sự nầy thường xảy ra, đến đỗi cơ bút dạy những việc hoang đường

nhảm nhí mà vẫn có người tin, mặc dầu đức Chí-Tôn có để lời ngừa trước

       "Buổi Bạch-Ngọc-Kinh và Lôi-Âm-Tự lập pháp "Tam-kỳ Phổ-Độ", Quỉ

"vương đă phá khuấy chơn đạo, đến danh Ta nó c̣n mượn, duy ngai Ta nó

"chẳng dám ngồi. (1)

        "Nó lại biết Ta đến với cơ mầu nhiệm nầy nên mượn "Tam Thiên

" Lục Động" giả làm "Tam Thập Lục Thiên". Các tên Thần-Thánh-Tiên-Phật

"đều bị mạo nhận nên lập nên Tả đạo".

      

Những nguyên tắc sau đây, ai thành thật do theo có thể khỏi sai lầm, ít ra cũng đỡ :

         1- Cần phải đủ trí thông minh phán đoán và không nên có thành kiến, mới có thể nhận rơ chơn giá trị một bài giáng cơ.

 (1)- "Ngai Ta nó chẳng dám ngồi" nghĩa là Quỉ-vương không dám truyền điễn vào các đồng tử tiền định là những người mà Đức Chí-Tôn đă chọn riêng cho Ngài giáng cơ.

 

         2- Thần Tiên bao giờ cũng dạy những việc chánh lư, đạo đức,

từ bi, tuyệt nhiên không dạy những việc mờ hồ, huyễn hoặc.

         3- Thần Tiên chẳng khi nào khoe khoang và miệt thị ai. Lời

giảng dạy bao giờ cũng thấm dầm bác ái và khí vị thanh cao. Trái lại,

bài cơ bút nào có vẻ sân si, khoát nạt, có dọng bông lơn cao ngạo, bài

ấy dầu có phủ một lớp văn chương tuyệt diệu đi nữa, quyết không phải

của Thần Tiên.

         4- Chẳng nên chú trọng ở văn chương mà nên chú trọng ở lư và

ư. Về văn chương, một bài của Thần Tiên giáng cơ có khi khuyết điểm là

tại chỗ sơ sót của Chơn thần đồng tử, v́ Thần Tiên chỉ truyền tư tưởng

cho Chơn Thần diễn ra văn chương, chớ không dùng ngôn ngữ như người

phàm.

         5- Thần-Tiên không thích khen ai, tặng ai. Nếu cần khuyến lệ

người có công hành đạo, Thần-Tiên vẫn dè dặt từng chút, thế nào cho

người được khuyến lệ khỏi áy náy nếu có đức khiêm cung, hoặc không

tăng vẻ tự đắc nếu có tánh kiêU căng.

         6- Thần-Tiên dạy bảo chúng ta điều chi không bao giờ tỏ vẻ

hăm he sai khiến, chỉ để cho chúng ta tự do suy liệu, nghe không tùy

ư.

         Nếu thấy chúng ta chẳng biết phục thiện, và chẳng nghe lời

khuyên bảo, Thần-Tiên không giáng nữa. Chừng đó tha hồ cho tà quái xen

vào mạo danh giả vị mà gạt đủ điều.

         7- Thần-Tiên chỉ d́u dẫn chúng ta trên đường đạo đức, chớ

không giúp về tư danh, tư lợi...

         8- Phàm Thần-Tiên cho biết trước việc chi, th́ việc ấy sớm

muộn ǵ cũng phải xảy ra, v́ Thần-Tiên không hề hí ngôn.

         9- Thần-Tiên không phải giáng đặng thỏa măn tánh háo kỳ của

người phàm tục, hoặc yêu cầu ai tin. Cầu hỏi những điều vô vị, hoặc

muốn Thần-Tiên làm việc chi linh nghiệm cho ḿnh thấy chắc mới chịu

tin, đó là không biết mảy may ǵ về diệu tánh bút cơ.

      

CƠ - BÚT  HUYỀN - BÍ

                        Mật-pháp  bí-truyền

 

        Phương pháp của Thần-Tiên dùng kỳ nầy đặng un đúc các vị

Truyền-Giáo vốn khác hơn các kỳ khai Đạo trước là v́ các Ngài dùng

huyền diệu cơ bút mà dạy dỗ nhơn sanh, thành thử các sự sắp đặt

Chánh-Thể Đạo mà các vị Truyền-Giáo đem ra thực hành, đều do cơ bút

dạy bảo hết.

        Đạo Cao-Đài chỉ khác các Đạo khác là chỗ dụng cơ bút mà học

hỏi.

        Cũng có mượn sách thánh hiền nghiên cứu, nhưng đó chẳng qua là

để phục hưng Chơn-Truyền đă thất, chỉnh đốn lại Giáo-Điều vaé dung ḥa

Giáo-Lư thích hợp với thời thế hiện tại.

        "Tam-Giáo xưa thất v́ siêu việt quá,

        "Người tầm chẳng thấu : hiểu lầm Ta". (Đ.T.C.G.)

        "Mục đích Đạo là để "Sửa thế" mà "Cứu thế" và muốn "Cứu-Thế"

ắt phải "Tu Tánh Luyện Mạng" mà "Phản bổn hườn nguyên" hiệp "Một" cùng

Đức Thượng-Đế.

        Sự "huấn luyện" người Truyền-Giáo là "Cảm-Thế-T́nh" mà phải

làm "Chủ" Thất-T́nh-Lục-Dục để "Cứu-Thế-T́nh".

 CƠ-BÚT LÀ CHI ?

                   Là cuộc giao thông giữa người

                          với Thần-Tiên

                   Cơ mầu nhiệm của Trời và của Người

         Trong vơ trụ, tất cả mọi vật, đều có thể phát ra những luồng

điễn mạnh yếu, dài ngắn khác nhau. Những luồng điễn ấy, có khi thấy

được, nhiều khi không thấy, xin gọi "Linh-Điễn" cho dễ hiểu. Từ loài

nhỏ vô cùng nhuè vi trùng cho đến v́ tinh tú to vô hạn, đều có đặc

tính phát điễn. Thế mà người không biết là v́ không có "linh giác"

tiếp xúc được những Linh-Điễn ấy. Ấy là luận theo khoa học về vơ trụ

điễn ba (radiations cosmiques) và người.

        Luận theo Đạo th́ càng rơ rệt hơn nữa. Do theo Đơn kinh th́

thuở khí hổn độn sơ khai Càn-Khôn chưa phân phán vẫn có một khí hư vô

gọi là "Vô-Cực Lăo-Mẫu" là "Vô-Cực linh căn chơn tánh" bao gồm cả âm

dương. "Vô-Cực" nhứt động mới sanh ra "Thái-Cực", tức là Ngôi củ

Thượng-Đế.

        "Thái-Cực" vận chuyển cơ "Động Tịnh" mà phân ra "Âm-Dương".

Khí nhẹ là Dương nổi lên, mở mang ngôi Trời có Nhựt-Nguyệt-Tinh. Khí

nặng đục là Âm đọng lại lặn xuống làm ngôi Đất, có nước, có lửa, có

núi, có đất gọi là "Ngũ-hành". Khí âm-dương hiệp lại th́ hóa sanh

người ta và muôn vật, phân ra có trời, đất và người gọi là "Tam-Tài".

        Trong "khí Thanh" đó, có "diệu hữu" của Trời.

        "Diễu hữu" là chi ? Ấy là cái năng lực vô h́nh bắt từ khối âm

dương, lúc ban sơ, tủa ra khắp Càn-Khôn Thế-giái, mắt thịt ta không

thế nào thấy được nhưng mà "Diệu-Hữu" ở đâu cũng có. Nhờ vậy mà vật từ

nhỏ vô cùng tận, đến to vô cùng tận, từ con chim bay, con cá lội, đến

con thú chạy, không có giống nào mà "diệu hữu" của Đức Thượng-Đế không

rọi đến, soi thấu. Nhờ "diệu hữu", vạn loại được "Sống", sanh sanh hóa

hóa, luân chuyển không ngừng.

        "Diệu hữu" ấy kêu là "hạo nhiên khí" hay là "thuần dương chi

khí" ấy là "diệu hữu của Trời".

        "Diệu hữu" bắt từ vơ trụ nhập vào thân thể con người, lúc mới

lọt ḷng mẹ, cả buông tiếng khóc. Lúc thai vừa tượng th́ đă có một phần

"thái cực" trí nơi "mạng môn". Đến khi con người bước chân vào trần

thế, tuy chưa đủ "Cảm giác" chớ "ngũ tạng lục phủ" đă sẵn chứa rồi.

"Hạo nhiên chi khí" do nơi "nê hườn cung" chuyển lần xuống gom tại

"Tâm" ; từ khiếu "huyền quan" rồi từ nơi "năo", khí ấy do mấy đang

"Thần kinh" mà chuyển vận trong thân thể. Từ nơi quả "Tim" nó lại theo

mạch lạc châu lưu trong ngũ tạng để bảo tồn "sanh mạng" của tạng phủ.

bắt đầu nơi "khiếu huyền quan" nó vận động ra ngoài, biến thành "sanh

lực" của con người.

        Khi rút điễn lực mặt Nhựt vào "Tỳ" rồi châu lưu khắp thần

phách, "diệu hữu" của Trời, tức là "Tiên thiên khí", v́ thế mà hóa ra

"Hậu thiên khí".

        "Hạo nhiên khí" của Trời, theo kim đơn là pháp thân của chơn

tánh, thuộc "Dương" c̣n điễn sanh lực của con người chưa tu, là khí

"Hậu thiên" thuộc "Âm".

VỀ VIC THÔNG CÔNG VỚI THẦN TIÊN

        Muốn giao thông với Thần Tiên th́ phải có kẻ "trung gian". Kẻ

"trung gian" ấy là các người pḥ loan, cũng như cái máy "tiếp điễn"

của Phật, Tiên, Thánh.

        Thần Tiên giao thông với người bằng Thiên điễn cũng như nhơn

loại giao thông với nhau bằng máy "vô tuyến điện" vậy, cho nên tuy

Tiên phàm hai nẻo, song có thể thông công với nhau được. Nhưng muốn

giao thông, tất nhiên người phải đồng điễn (harmonie de fluide) với

Thần, Tiên, Thánh, Phật. Người "trung gian" lại phải có đủ " đặc

khiếu" đặng Thần Tiên nương theo khiếu đó mà truyền tư tưởng "đạo đức"

cho nhơn loại.

CƠ THỂ VÀ HUYỀN KHIẾU CỦA Đ-NG TỬ

         Cơ thể con người cũng như cái máy "vô tuyến điện". Máy nầy có

hai bộ phận : một phần để thâu điễn vào, c̣n một phần để phát điễn ra.

Phàm hễ muốn thâu điễn của một máy khác phát ra th́ máy thâu và máy

xuất cần phải có một năng lực "thuần điễn cùng nhau" (même longeur

d'ondes).

         Đồng tử như một thứ máy để thâu điễn. Nếu máy tốt th́ thâu

được trọn điễn báu. Nếu máy xấu th́ khó bề thâu điễn báu được.

         "Diệu hữu" là một thứ điễn quang linh động. Sự rung động

(vibration) của nó vô cùng vô tận. Muốn thâu được "diệu hữu" của các

Đấng Thiêng Liêng, đồng tử phải là một thứ máy cho tinh anh và phải

đồng điễn với Thần Tiên.

         "Vô tuyến điện" thường ở xa đánh tới, phải trải qua một

khoảng không gian rộng hay hẹp tùy theo đường đi, nếu khoảng không

gian ấy được b́nh tịnh, không băo tố th́ điễn ban ra không bị loạn

(brouillage). "Diệu hữu" cũng vậy. Thần-Tiên ban nó ra bắt từ khoảng

tịch mịch không trung ; nếu được thanh tịnh th́ sẽ tiếp được những bài

văn cao siêu lưu loát, ư nghĩa thâm trầm, ẩn vi, mầu nhiệm.

         Tóm lại : bổn tánh diệu hữu thường là "Thanh Tịnh" ấy là của

Thần, Tiên, Thánh, Phật. Nếu người được "Tinh khiết thanh tịnh" th́

hiệp với Trời, thông công với Thần Tiên được. Trái lại, th́ Tà Thần

xen vào, gạt gẫm làm cho người học đạo phải mất đức tin mà sa ngă, nếu

chưa có đủ trí biệt phân. Nên người dùng cơ bút mà tầm đạo, hay học

đạo nên dè dặt, cẩn thận mới khỏi sa vào lưới rập của "Quỉ Vương".

 CƠ QUAN Đ-NG TỬ

        Thánh giáo có dạy :

        "Giờ nầy, Thầy biện phân về cơ quan đồng tử cho các con hảng

tàng tự sự.

        Cơ là ǵ ? Cơ thật nghĩa là máy.

        Quan là ǵ ? Quan là một trong các bộ phận của cái máy "thiên

cơ" là mỗi phần cốt yếu của luật tuần hườn xây chuyển đó.

        "Vậy hai chữ "Cơ quan" ứng hiện chia ra làm 3 cách. Thứ nhứt :

Tiên cơ dùng huyền vi Chơn lư, thứ hai là : Tà cơ dùng mê tín dị đoan,

thứ ba : Nhơn cơ, dùng hữu h́nh thể cách.

        Thầy sẽ luận giải cho rơ ràng, kẻo các con c̣n nghi nghi ngại

ngại.

        " TIÊN CƠ " dùng luật huyền vi chơn lư, là lấy sự chánh đáng,

để d́u dắt các con bước lần theo đường sáng suốt tấn hóa măi lên.

        " TÀ CƠ " dùng mê tín dị đoan, là lấy sự chẳng đặng chơn thật,

kiếm thế cho các con quá mê theo những sự dị đoan mà phải sai lầm.

        " NHƠN CƠ " dùng hữu h́nh thể cách, là sự cho có dạng. Đấy là

do các con làm ra.

        "Các con khá nhớ : trong 3 cách đều phải thọ điễn cả, chớ

chẳng phải không đâu. Các con nghe Thầy giải lư :

        "TIÊN CƠ".- Luật tiếp điễn như vầy :"Hễ đồng tử định chơn thần

rồi th́ tâm tịnh. Mà hễ tâm tịnh th́ minh khiếu sẽ phát lộ ra, kế tiếp

với chơn thần xuất hiện lên trên, rồi nối với Tiên Thiên điễn, mới

rọi ra thành Thánh giáo. Nên khi lập đàn các con cần nhứt trước hết

phải cho thanh tịnh, đừng khua động. Nếu động th́ tâm đồng tử động,

cái minh khiếu tiếp với Tiên Thiên điễn, bỗng rời ra thành thử phải

đứt điễn đó.

        "Tà CƠ" là vầy : Cũng phải tiếp điễn nữa. Nhưng v́ điễn hậu

thiên quá nhiều, có một tư Tiên Thiên mà thôi. Tiên Thiên điễn là

dương điễn, c̣n hậu thiên là âm điễn Tà thuộc âm, nên hễ âm điễn nhiều

thành ra TÀ CƠ đó;

        "NHƠN CƠ" cũng có điễn ; lúc mới tạo nên vật kiện là vầy : khi

các con muốn làm ra một cái món chi, th́ cái ư muốn ấy tự trong tâm các

con phát hiện ra, óc của các con nó khiến các con cử động tứ chi, mà

tạo thành vật ấy. Đó cũng gọi là điễn, song thật là nhơn điễn, phàm

điễn.

         "Vậy Thầy đă minh giải tận tường, các con lấy đó mà suy

nghiệm chớ đừng để ḷng nghi ngại như từ bấy lâu nay".

CƠ BÚT CÓ MẤY BỰC VÀ ĐNG TỬ CÓ MẤY HNG ?

        Cơ bút có bảy bực và đồng tử có ba hạng. Ba hạng là : huệ tâm,

huệ nhĩ, huệ nhăn. Huệ tâm là được giáng tâm viết ra, nghĩa là ơn trên

ứng ra tư tưởng, c̣n đồng tử th́ tả ra. Huệ nhĩ được nghe mà viết ra.

Huệ nhăn được thấy mà viết ra.

        Hễ huệ được cách nào th́ Thần Tiên nương theo đó mà giáng cơ

phụ bút. Trong lúc pḥ loan th́ đồng tử vẫn cầm chủ quyền cái "Tâm",

cái "Nhăn" cái "Nhĩ" của ḿnh. Phút nào đồng tử cũng tỉnh táo như

thường, "Tâm thần" càng thêm minh mẫn nữa. Cũng có đồng tử đủ năng lực

hoặc thiệt thuần điễn với Thần Tiên th́ cũng có một hai khi mê, cho

đến xuất chơn thần đi lên cơi trên mà chầu các đấng Thiêng Liêng nghe

dạy Đạo. Hễ nghe dạy thế nào th́ xác phàm của đồng tử cũng động mà dạy

đạo y như thế nấy. Dầu mê cách nào cũng vẫn "tự tri, tự giác", không

đến đỗi muội tâm quá lẽ mà quên luôn Chơn tánh của ḿnh. Điễn đồng tử

thuộc về 7 bực :

       1) Điễn Địa-Thần. 2) Thiên-Thần, 3) Địa-Thánh, 4) Nhơn-Thánh,

5) Thiên-Thánh, 6) Địa-Tiên, 7)Thiên-Tiên. Bảy bực điễn ấy vốn của các

v́ tinh tú và các "Đấng thiêng Liêng" ban xuống trần để lập công bồi

đức, coi nhơn sanh xu hướng theo đâu th́ lần lựa dựa theo ḷng nhơn

sanh mà d́u dắt từ nấc thang tinh thần, đem cho đến chỗ "hư vô diệu

huyền".

 

      

 

 

        Cơ bút cũng có lợi mà cũng có hại. Cái lợi của cơ bút là chỉ

dạy người tầm "Chơn lư" biết lẽ Trời đặng nghiên cứu phương pháp tu

hành thoát ṿng lục đạo, đặng mau hồi quê xưa vị cũ.

        Cái hại của cơ bút là "tư tâm, tư phân, tư kiến, bài bác, chỉ

trích, nuôi mối ác cảm, chia phe lập phái.

        Tóm lại, cơ bút thật là tối cao, tối trọng. Người biết cơ bút

càng dùng càng cao thượng, c̣n kẻ không biết đạo mà dùng cơ bút chẳng

khác người không biết lội mà bơi thuyền vượt bể, có ngày thuyền sẽ bị

đắm.

       Ơn trên có dạy rằng :

       "Nền Đạo sáng khai, Thầy tạm dùng cơ bút làm khuôn mẫu. Các con

phải lănh ảnh hưởng bên Hiệp Thiên Đài mà hành đạo. Những sự lợi hại

của cơ bút có hai đàng là : 1) Chánh đại quang minh giáo đạo, ấy là

Thầy các con (Tiên cơ đó), 2) là chỗ mê muội hữu vi hữu tướng, để cho

ác quỉ hung thần truyền thinh giáo đạo cho những đứa con không đủ đạo

đức tức là "Tà Cơ" và "Nhơn cơ" vậy.

 

                      PHƯƠNG PHÁP DUY TR̀ CƠ BÚT

 

        Cái duyên cớ ngữa nghiêng, rắc rối của Đạo ngày nay là tại

Chấp có cái Ta. V́ cái Ngă chấp ấy mà sanh ra dục vọng về mặt tinh

thần lẫn vật chất rồi cơ bút cũng chịu ảnh hưởng đó mà tả các chân

tướng (h́nh thức) tùy theo sở thích của nhơn sanh để dắt lần vào đường

đạo.

        Biết cái nguyên nhơn là cái bản ngă, không thể trừ diệt cấp kỳ

cho được, v́ Đạo c̣n đang ở trong thời kỳ Đạo-thể, Đạo-dung nghĩa là

thời kỳ Đạo phải thể ra h́nh sắc, rồi lợi dụng h́nh sắc ấy mà đem lại

Đạo nguyên là nguyên lư của vơ trụ là nơi Tuyệt đối, vậy th́ phải dùng

cái Trí phán đoán mà khảo dượt cơ bút, dẫn lần lần nhơn sanh biết lẽ

thiệt hư, tự nhiên tiêu cái dục vọng. Hết dục vọng tức không c̣n bản

ngă nữa, th́ lo ǵ không đến đường Đạo ?

 

                  a).- THẾ NÀO GỌI LÀ PHÁN ĐOÁN ?

 

        Phán đoán là phân biệt chơn giả. Tôi xin trích lục thánh giáo

của ơn trên dạy chúng tôi về sự phán đoán, nên lấy đó làm chuẩn thằng

v́ đó là Chân-lư .

                              THI :

                "Ngọc-hoàng rộng mở Đạo kỳ ba.

                "Thượng-Đế Long-Hoa biện chánh tà.

                "Khuyên trẻ ǵn ḷng tu chí thiện.

                "Trường thi kíp tới gặp Trời Cha.

        "Thầy các con,

        "Đồng tử có nhiều hạng, song trong nhiều hạng đó nên phân biệt

"trước hết là cái Giả với cái Thiệt. Lấy về phương diện vô h́nh, th́

"các con không có thể rơ đâu là Ma hay là Phật, nhưng theo phương diện

"hữu h́nh, th́ các con có thể rơ đặng, v́ nhờ cái lư tự nhiên ở trong

"sự giao thiệp Thần Tiên nầy. Đạo phải hồi rời ră là v́ người học Đạo

"chưa biết dụng đồng tử, cứ tưởng cho huyền diệu là Tiên, Phật, c̣n

"không huyền diệu là Ma là Quỉ. Điều đó rất mê tín, các con nên tránh

"xa. Cái huyền diệu nơi cơi vô h́nh là trả lời "theo sớ, đáp trúng lời

"nguyện thầm", việc ấy chẳng những Tiên, Phật có mà thôi quỉ ma c̣n cơ

"huyền diệu hơn nữa. Nhiều huyền diệu để mà chi ? Để mà hoặc chúng mê

"nhơn, lợi dụng. Phần nhiều các con lại tưởng lầm rằng : cơ huyền diệu

"là Tiên là Phật, nên chi các đứa ấy hễ nghe cơ bút nào huyền diệu

"như đă nói trên, th́ nó cứ tin mà lầm lũi thiệt hành, đó là điều mê

"tín, Thầy bảo các con chẳng nên bắt chước. Các con hăy t́m cái chơn

"lư ở trong mỗi sự hành động của Thần linh th́ các con mới biết chắc

"Thiệt hay Giả.

        "Trong sự tập cơ, luyện bút, th́ Tiên Phật không hơn Ma Quỉ

"cái huyền diệu mà chỉ hơn chúng nó cái Chân lư tự nhiên mà thôi. Bởi

"vậy cho nên, Thầy thường nhắc cho các con nhớ rằng : Sau khi học hỏi

"nơi đàn Tiên, các con cần phải tŕnh diện với lương tâm và trí phán

"xét cho kỹ. Chẳng phải nghe nói lời của Trời phật mà sợ, không phÁn

"xét, v́ càng có danh hiệu cao chừng nào th́ cái giả danh càng cao

"chừng nấy. Mọi việc đều có chánh, có tà, các con là Thầy mà Thầy là

"các con, nhưng chỉ có khác với chúng con là ngôi chánh trị của Thầy

"ở nơi cơi hư vô mà thôi".

 

                  b).- LƯỚI RP CỦA QUỈ VƯƠNG

 

         "Vả chăng Người Tu là miếng mồi ngon mà lũ quỉ là đám người

"chực sẵn vậy. Người chực sẵn bao giờ thấy mồi ngon mà bỏ đâu, nhưng

"con mồi nào khỏi đặng cũng nhờ cái hay riêng của nó. Ví dụ con thỏ :

"cái hay của nó là sức chạy, nếu nó cụt mất một cẳng th́ sẽ không c̣n

"hay nữa. Các con cũng vậy, cái hay của các con là cái Trí khôn, để

"phân biệt sự chơn giả cho khỏi lầm lạc. Mà nếu các con để mất trí khôn

"th́ mất cái hay đó không sai. Hễ mất cái hay th́ có ngày sa vào bẫy

"rập của lũ Quỉ vương (Đàn-Tư).

 

                  c).- HUYỀN DIU VÀ THIÊN CƠ

 

          "_ Mắt phàm con nếu co& thấy huyền diệu là thấy giả mà thôi,

"cũng như vật áng trước mắt. Vật ấy dời đỗi tùy cơ thể, tùy theo ngày

"giờ, nên tu phải gỡ vật ấy rồi mới được đắc huệ tâm, huệ nhăn. Cái đó

"mới là thiệt. (Đàn chiếu minh).

          "_ Về máy Thiên cơ th́ Thầy không định cho các con hiểu được

"Nếu Thầy lộ máy thiên cơ cho các con th́ Thầy cũng chẳng khỏi luật

"Thiên điều vậy, huống chi là Tiên, Phật. Thầy cho các con hiểu chút

"ít mà lần theo mối Đạo, chớ nên trông huyền diệu và nhựt kỳ khoa hội

"th́ các con có ngày rời ră;

           "_ Các con có ngày cũng phải chui vào cái cảnh khổ nguy,

"tai ách vậy. Vay trả, trả vay, nhưng tự ḷng con, chớ Thầy cũng không

"binh mà cũng không vị. Vậy các con đă rơ lời Thầy dạy đàn chót, ca&c

"các con khá suy nghiệm, chớ nên dục vọng th́ sẽ rơ ngày linh quang

"phát hiện. (Dạy tại Bồng Lai, năm Quí Dậu, mùng ba tháng 8).

 

                   d).- ĐIỄM LINH QUANG PHÁT HIN

 

           "_ Thầy khuyên các con rán nhớ hai chữ "Chí thành", để dạ

"không không, đừng tính điều chi khác với hai chữ "Chí thành", v́ hễ

"Tâm chí thành" th́ mới có Cảm-giác đặng. Mà Cảm-giác đặng th́ mới có

Ứng-hóa. Hễ Ứng-hóa th́ các con mỗi đứa đều đặng rơ thông mọi việc,

"ấy là rơ đặng Thiên cơ phú thác cho một điểm linh quang. Điểm linh

"quang ấY vốn có tánh lương tri lương năng, chứng rơ đặng thiên cơ,

"ấy mới gọi rằng :"Chơn thật". Các con đừng thầm tính rằng nên cầu

thầy cùng chư Phật-Tiên-Thánh mà nghe Thánh giáo dạy bảo cho rơ Thiên

"Cơ, ấy là ở trong đó, có một cái lẽ đại hại ẩn vi, nó d́u dắt các

"con đi sai đường, lạc ngơ. Có phải vậy không các con ? V́ cơ bút là

"cơ quan rất tối cao tối trọng. Vả lại cơ bút là cơ vận chuyển theo

"thời thế mà tấn hóa, d́u dắt các con chung ḥa như một sợi dây để

buộc đàng liên ái, đúng với luật thiên nhiên đó thôi."

         (Đàn Cao-Tân ngày 23 tháng giêng năm 1934)

 SỰ LỢI HI CỦA CƠ BÚT

      

 Tóm lại : Người biết dùng cơ bút là biết phán đoán. Người

biết phán đoán tức là người không chịu làm nô lệ cho tư dục, thié cơ

bút không c̣n tư tâm, tư phân, tư kiến, bài bác chỉ trích, nuôi nấng

ác cảm, chia phe lập phái.

          Người ấy sẽ là người sáng suốt rọi đuốc quang minh, mà d́u

dẫn nhơn sanh từ bến Mê qua bến Giác. Chừng đó cơ bút sẽ là cái ch́a

khóa mở kho báu vô tận cho chúng sanh lạc hưởng. Cơ bút là một cAi

ch́a khóa mở cửa Bạch-Ngọc-Kinh, một cái ch́a khóa mở kho bí mật của

Trời Đất.

           Thí dụ : Chúng ta nay là người đứng trước muôn ngàn cái

h́nh vẽ, có nên nh́n miếng giấy rằn rực mà quên cái tinh thần, nét họa

tuyệt sắc, cái màu thuốc sắc xảo của anh thợ khéo hay sao ?

           Người hành đạo cũng thế, có nên v́ cái H́nh-thức mà quên

cái Lư thâm quyên của Đại Đạo sao ?

 

                                 PHẦN

                             G I Á O - L Ư

                            CHƯƠNG THỨ NHỨT

                                  ___

 

                        TÔN  CHỈ  CỦA  ĐI  ĐO

                          Tam-giáo qui nguyên

                          Ngũ-chi phục nhứt

 

 

        Một ṿng luân chuyển của Vơ-trụ, gọi một "Đại khai tịch", hay

một cuộc Tuần hườn. Một cuộc Tuần hườn có ba Ngươn (1) : Thượng ngươn,

Trung ngươn và Hạ ngươn.

        Thượng ngươn là ngươn Tạo hóa, ngươn gầy dựng Kiền Khôn Vơ-

Trụ. Nhơn loại bấy giờ c̣n giữ Thánh đức của Thượng đế ban cho, nên

c̣n thuần chất phát thiện lương, cứ thuận tùng Thiên lư mà ḥa hiệp

dưới trên, tương thân tương ái. Đó là thời đại thái b́nh, tức là ngươn

Thánh đức.

        Lần lần con người v́ nhiễm hồng trần phải lu lờ Thánh đức, bỏ

Thiên lư mà sa vào nhơn dục.

        V́ vậy, Thượng Đế mới khai Tam giáo phổ độ chúng sanh bỏ dữ về

lành, tức là "Nhứt Kỳ Phổ Độ".

        Các v́ Giáo Chủ là :

        Nhơn đạo : Phục-Hy Thánh-Đế

        Tiên đạo : Hồng-Quân Lăo-Tổ

        Phật đạo : A-Di-Đà-Phật

(1) Triết học Trung hoa chia một ngươn làm 12 hội, một hội 30

Vận, một Vận 12 Thế, một Thế 30 Năm, tổng cộng, một ngươn là 129.600

Năm. Cổ nhơn chia một cuộc Tuần hườn, hay nói theo danh từ Triết học,

lịch sử nhơn loại làm bốn ngươn (Yuga) hay bốn Thời đại :

            1) Huỳnh kim Thời đại (Krita yuga = Âge d'Or)

            2) Bạch ngân Thời đại (Treta yuga = Âge d'Argent)

            3) Chơn đồng Thời đại (Dvapara yaga = Âge d'Airain

                                    ou de Bronze).

            4) Thiết khí Thời đại (Kali yuga = Âge de Fer)

        Huỳnh kim Thời đại là cảnh tượng một mùa Xuân niên thiếu tồn

tại : thời kỳ nhơn loại giữ vẹn Thánh đức và được thuần phong mỹ tục.

        Bạch ngân Thời đại đánh dấu một giai đoạn mà nhơn loại khởi

đầu lu lờ Thánh đức.

        Chơn đồng thời đại chứng kiến sức bành trướng của các điều ác.

        Thiết khí Thời đại, tức như chúng ta gọi Hạ ngươn mạt kiếp, là

thời kỳ của những sự thái quá và những cuộc tàn bạo tràn khắp địa cầu.

 

 

        Được tạo hóa, nhơn loại tất phải tấn hóa. Tấn hóa tất phải

tranh đấu. Tranh đấu tất phải tự diệt. Đó là thời kỳ Trung ngươn, tức

là ngươn Tấn hóa, ngươn Tranh đấu, ngươn Tự diệt.

        Cho nên Thượng Đế thiết "Nhị kỳ Phổ độ"

        Nhơn đạo có Khổng tử cảnh tỉnh nhơn tâm đặng duy tŕ đạo đức.

        Tiên đạo có Lăo tử d́u dẫn nhơn sanh ra khỏi ṿng thấp hèn vật

chất mà xu hướng về chỗ tinh thần cao thượng.

        Phật đạo có Thích-Ca truyền bá chủ nghĩa từ bi tránh cho nhơn

sanh cái nạn tự diệt

        Không tự diệt, tức Bảo tồn. Hạ ngươn tức là Ngươn Bảo Tồn vậy.

        V́ lẽ bảo tồn, nên ngày nay Hạ ngươn hầu măn, Thượng đế dùng

huyền diệu cơ bútlập "Tam Kỳ Phổ Độ" (1). Lại cũng bởi Hạ ngươn là

ngươn cuối cùng. Đại Đạo phải qui nguyên phục nhứt theo lẽ Tuần hườn

(2). Vậy mới có cái tôn chỉ "Tam-Giáo, Ngũ-Chi Hiệp-Nhứt"

        Đức Chí-Tôn có dạy :

        "Vốn từ trước, Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo (3) là : Nhơn-đạo,

Thần-đạo, Thánh-đạo, Tiên-đạo, Phật-đạo, tùy theo phong hóa của nhơn

loại mỗi nơi mà gầy Chánh-giáo, là v́ khi trước Càn vô đắc Khán, Khôn

vô đắc Duyệt, th́ nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương ḿnh mà

thôi.

        C̣n nay th́ nhơn loại đă hiệp đồng, Càn-khôn dĩ tận thức th́

lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy nhứt

định qui nguyên phục nhứt.

        Lại nữa, trước Thầy giao Chánh-giáo cho tay phàm, càng ngày

càng xa Thánh-giáo mà hóa ra phàm giáo. Nay Thầy nhứt định đến chính

ḿnh Thầy độ rỗi các con, chẳng giao Chánh giáo cho tay phàm nữa ;

(1)_ "Tam-kỳ Phổ-độ" là phổ độ ba kỳ bên cơi Á-đông.

       (2)_ Nho, Thích, Đạo là ba chánh-giáo đă khai từ Thượng cổ,

nhưng việc chi cũng hữu thỉ hữu chung. Cái tận tức là cái cuối cùng,

mà hễ cuối cùng chẳng dứt, th́ phải qui nguyên theo lẽ Tuần hườn

(Retour à l'Origine)

nhưng buộc phải lập Chánh-thể, có lớn nhỏ đặng để cho các con d́u dắt

lẫn nhau anh trước em sau, mà đến nơi Bồng đảo".

*

*     *

Đành rằng Đại Đạo có giáo lư cùng mật truyền riêng, nhưng tôn

chỉ là "Qui Tam-Giáo, hiệp Ngũ-Chi", nên lư thuyết có một phần rút

trong tinh ba của lư thuyết các tôn giáo, cốt để thiệt hành cái tôn

chỉ ấy. V́ vậy mà nạp dụng những giáo lư chẳng hạn của đạo nào đă được

công nhận là Chơn-lư. Đồng thời, Đại Đạo có trách nhiệm thuyết minh

những lư thuyết đă bị người đời, hoặc v́ thời gian, hoặc vị hiểu lầm

mà sai biệt.

        Thiệt hành tôn chỉ "Qui nguyên phục nhứt" là thừa nhận các tôn

giáo, đều một gốc mà ra, đều tôn sùng một đấng Chúa-tể, tức là ông Cha

chung, mặc dầu mỗi nước xưng tụng danh hiệu khác nhau.

        Các sắc dân trên địa cầu nầy nhơn nuôi nấng một tín ngưỡng chung, sẽ nh́n nhận là anh em và biết tương thân tương ái. Nước nầy

      

(3)_ Thế nào gọi là Đại Đạo ? Ơn trên có dạy về chữ Đại Đạo

thế nầy :"Thầy là các con, các con cũng là Thầy. Có Thầy rồi mới có

các con mà có các con rồi mới có chư Phật, Tiên, Thánh, Thần. Nên chi

cái yếu điểm của chữ Đại là chữ Nhơn ! Nhơn là người. Bắt đầu viết

Nhơn là một phết, ngụ ư là Chơn Dương. Kế phết một phết nữa, tức là

chơn Âm, thành thử con người là bán âm, bán dương nên mới đứng vào

hạng "Tam-Tài". Thế là, con người nếu biết cách tu hành tất nhiên phải

thành Tiên Phật. Mà Nhơn cướp đặng chữ Nhứt là Nhơn "đắc nhứt" thành

chữ Đại. Nhứt là chi ? Laé cái tâm mật pháp mật truyền của Đại-Đạo có

một không hai, thời là lớn, chớ có chi lớn nữa ? Nó bao trùm tất cả Vơ

trụ Càn khôn, ấy mới gọi là Đại, th́ vĩnh kiếp trường tồn diên niên

bất hoại.

         _ C̣n chữ Đạo các con cũng nghe thấy, hiểu biết rồi, nên

không cần phải giải, nhưng cũng lược qua đôi chút chữ Đạo. Bắt đầu

Đạo chấm hai chấm là điểm âm-dương nhị-khí, kế dưới một ngang tức là

âm-dương hiệp nhứt nên chi một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật

rồi vạn vật cũng quay về hiệp một. Kế dưới chữ Tự nghĩa là tự nhiên mà

có. Nên chi Thầy hằng dạy các con phải tự lập, lo tu hành, cần phải tự

đạt cơ huyền bí đạo mầu th́ trí huệ mới phát minh. Chữ Tự là tự tri,

tự giác chớ chẳng ai làm cho các con giác, minh, huệ đặng.

        Trên dưới ráp thành chữ Thủ. Chữ Thủ tức là ban sơ, đầu mối

của Càn-khôn Vơ-trụ. Kế là chữ Tẩu, Tẩu nghĩa là chạy, nên kêu là pháp

luân thường chuyển. Đó là chánh nghĩa của hai chữ Đại-Đạo".

nhơn đó mà liên hiệp với nước kia, người xứ kia nhơn đó mà đoàn kết

với người xứ nọ, thành ra năm Châu chung chợ, bốn Biển một nhà, hết

phân biệt màu da sắc tóc, hết nghi kỵ lẫn nhau, hết xâu xé lẫn nhau,

rồi đời mới được ḥa b́nh, lần bước đến Đại Đồng Bác Ái.

       Đại Đạo sẵn sàng hoan nghinh tất cả anh em trong các giáo, lấy

câu "Đại đồng bác ái" làm dây thiêng liêng buộc nhau cho ngày một khắn

khít để chung thờ một lư tưởng cao siêu.

       Đức Chí-Tôn đă nói :

       "Nhiều Đạo cũng như một cái nhà. Phải có nào là cột cái, cột

con, đ̣n tay, kèo, ruôi. Ruôilà nhỏ, mỏng mảnh hơn hết, mà cũng phải

nhờ nó. tuy kể cho nhiều tên, chớ cất nhà rồi, th́ có một ông Chủ maé thôi".

 

      

 Một mối Đạo có cái tôn chỉ dung ḥa và chiết-trung như Đại-Đạo

"Tam-Kỳ Phổ-Độ", mới thể theo đức háo sanh của Thượng Đế.

        Có người cho rằng các tôn giáo có nhiều chỗ tương phản và bất

đồng rơ rệt, nên khó mà dung ḥa. Vậy thử xét qua chủ trương và lập

thuyết của các giáo xem sao.

        Chủ trương việc hành thiện, đạo Khổng dạy Trung thứ (1). Phàm

việc chi ḿnh không muốn, th́ đừng đem làm cho ai (Kỷ sở bất dục, vật

thi ư nhơn). Giống Chúa Giê-Giu (Jésus) dạy :"Đừng làm cho kẻ khác

điều ǵ mà các người không muốn người ta làm cho ḿnh" (Ne faites pas

aux autres ce que vous ne voudriez pas qu'on vous fit)

        Khổng Thánh lại dạy :"Ḿnh nên, cũng muốn người nên ; ḿnh

thạnh đạt, cũng muốn người thạnh đạt. (Kỷ dục lập, nhi lập nhơn ; Kỷ

dục đạt, nhi đạt nhơn).

         Đó là cách hành động của đạo Khổng đê" thiệt hành chủ nghĩa nhơn ái hay bác ái.

(1)_ Hết ḷng thành thật của ḿnh là Trung, đem ḷng thành thật

ấy maé xét ḷng người và muôn vật là Thứ.

 

       Đạo Lăo dạy Cảm ứng. phàm các hành động con người đều có cảm

ứng, cho nên phải sửa ḷng giữ nết theo lẽ đạo cho trọn lành. Đó là

phù hợp với thuyết nhơn quả nhà Phật. Th́ cũng như Chúa Giê-Giu nói

:"Ai xử dụng đao kiếm sẽ chết về đao kiếm". (Qui manie l'épée périra

par l'épée). Và cũng như câu của Khổng giáo :"Trồng đậu được đậu,

trồng dưa được dưa" (Chưởng đậu đắc đậu, chưởng qua đắc qua).

       Đạo Phật dạy Từ bi, là ḷng thành thương tất cả chúng sanh mà

độ hết.

       Mấy chủ trương ấy, có chỗ nào tương phản đâu ?

       Về tâm pháp, Khổng giáo dạy :"Tồn Tâm dưỡng tánh" ; Lăo giáo

dạy :"Tu tâm luyện tánh". Phật giáo dạy :"Minh tâm kiến tánh". Thế th́

Tam Giáo dạy không ngoài Tâm với Tánh.

       Về giáo lư, Khổng Giáo nói :"Tất cả loài hàm linh đều có một

điểm Thái Cực". (Nhứt thiết hàm linh các cụ nhứt Thái Cực).

       Đạo Lăo th́ :"Đạo sanh Một, Một sanh Hai, Hai sanh Ba, Ba sanh

vạn vật". (Đạo sanh nhứt, Nhứt sanh Nhị, Nhị sanh Tam, Tam sanh vạn

vật).

       C̣n đạo Phật th́ :"Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật". (Nhứt

thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh)

       Phật tánh vốn có cái Chơn thể bất di bất dịch, nên gọi là

Chơn-Như.

       Tóm lại, Khổng giáo có thuyết "Thái-Cực", Lăo giáo có "Đạo",

Phật giáo có "Chơn như". Thái-cực, Đạo, Chơn-như, danh từ tuy khác,

tựu trung đều chỉ chỗ nguồn gốc của Vơ trụ, tức là cái Chơn thể độc

nhứt vô nhị của Tạo Hóa vậy.

       Xét về lịch sử, Lăo Tử giáng phàm tại Trung-Hoa, nhằm đời nhà

Châu, 604 năm năm trước Tây lịch Kỷ nguyên.

       Cũng tại Trung-Hoa và cũng trong đời nhà Châu, Khổng-Tử giáng

sanh sau Lăo-Tử 53 năm.

       Khổng-Tử thường đến hỏi lễ với Lăo-Tử.

       Hai nhà Giáo chủ không hề nghịch lẫn nhau. Sau rồi, hai giáo có

chỗ xung đột là bởi tông đồ đôi bên v́ muốn làm sáng đạo ḿnh mà xuyên

tạc đạo khác.

       Cũng trong đời nhà Châu, Phật Thích-Ca giáng sanh bên Ấn-Độ,

560 năm trước Thiên-Chúa Kỷ nguyên. Lần lần đạo Phật truyền sang

Trung-Hoa mà được thạnh hành là từ khi Trần-Huyền-Trang (Tam-Tạng) qua

Thiên-Trúc (Ấn-Độ) thỉnh kinh đem về nước ḿnh.

        Lúc đạo Phật bắt đầu truyền sang Trung-Hoa, nhà Phật cũng

nương theo đạo Lăo mà truyền bá tôn chỉ đạo ḿnh. Lại cũng nhờ tư

tưởng và triết lư hai đạo có nhiều chỗ phù hợp nhau, nên ca&c nhà

truyền giáo đạo Phật mượn những danh từ triết lư sẵn có của Lăo giáo

để diễn giải tư tưởng mới của đạo ḿnh. Nhờ vậy, đạo Phật mới được

người Tàu hoan nginh, và cái tôn chỉ "Tam Giáo Hiệp Nhứt" đă khởi điểm

ở Trung-Hoa ngay từ lúc ấy.

       CHỦ NGHĨA CỦA ĐI ĐO

        Chủ nghĩa của Đại Đạo là d́u dẫn nhơn sanh trên hai con đường

tương đối : Xử thế và Xuất thế.

        Xử thế có hai yếu tố : luân lư và triết lư.

        Về luân lư, đại đạo dạy người đời những nghĩa vụ đối với ḿnh,

đối với gia quyến, đối với xă hội là cái gia quyến rộng lớn, đối với

tất cả chúng sanh là cái gia quyến đại đồng.

        Về triết lư, Đại Đạo dạy người đời nên khinh thường cái vinh

hoa phú quí, xa lánh những sự xa hoa, tóm lại là phải thoát ly những

ràng buộc không cần yếu về đời sống vật chất để cầu yên ổn tâm thần.

        Xuất thế cũng có hai yếu tố : tín ngưỡng và tu hành.

        Về tín ngưỡng, DẦại Đạo dạy tin có Trời là Chúa-Tể vạn-vật ;

có Thần, Thánh, Tiên, Phật là các đấng Thiêng Liêng cao khiết, có

Linh-hồn là thiêng liêng bất diệt, có luân hồi là tấn hóa của chư Hồn,

có Nhơn quả là luật công b́nh thưởng phạt (1).

        Về tu hành, Đại Đạo dạy tất cả bổn đạo từ tín đồ đến chức sắc

lưỡng phái, phải tùy địa vị ḿnh mà phổ độ (2) chúng sanh, đặng lập

công quả nấc thang bước lên phẩm vị thiêng liêng, mà phải tuân theo

luật đạo (3) mà trau dồi đức hạnh, thủ giới tŕ trai, hàm dưỡng tinh

thần, tu tâm luyện tánh.

      

Yếu điểm của chủ nghĩa Đại Đạo, dầu xử thế hay xuất thế, là

Bác ái và Chí thành.

        Đức Chí-Tôn có dạy :

        "Đạo gốc là tại ḷng bác ái và chí thành.

        "Bác ái là ḷng đại-từ đại-bi, thương xót sanh linh hơn thân

ḿnh. Cho nên kẻ có ḷng bác ái coi ḿnh như mảy lông, mà coi thiên hạ

trọng bằng trời đất.

        "C̣n chí thành là ḷng thành thật đem đến cực điểm mà đối đăi

ngoài đời và trong đạo".

        Trên đây là lời dạy đại lược, chúng tôi xin phụ giải thêm cho

rộng hiểu.

  1 )._ BÁC-ÁI    

        Nhơn loại phần nhiều cũng bởi ḷng vị kỷ mà hành động bất

công. Kẻ tham trộm là bởi quí trọng tài lợi ḿnh mà không quí trọng

của thiên hạ, v́ vậy mớitính lấy của người bồi bổ thêm của ḿnh ; yếu

thế, th́ gạt lường trộm cắp ; mạnh thế lại ép đè, bốc lột, có khi c̣n

hại đến mạng người là khác.

        Phàm ăn thịt một con vật là đem huyết nhục nó bồi bổ cho huyết

nhục ḿnh, tức là trọng sanh mạng ḿnh hơn trọng sanh mạng con vật.

        Như hai đàng chiến đấu, bên nào cũng đem hết lực lượng ḿnh,

t́m hết cách tiêu diệt đối phương, th́ đàng nào cũng trọng mạng ḿnh

mà không trọng mạng bên nghịch.

      

(1) Xem bài "Những điều tin tưởgn chơn chánh của Đại Đạo" đăng ở sau rốt.

       (2) Xem bài "Phổ độ" giải riêng.

       (3) Xem Tân luật của Đại đạo

 

Ḷng vị kỷ gia hại cho nhơn quần xă hội sở dĩ là vậy.

      Nay muốn tiêu trừ cái hại ấy, cần nhứt phải làm thế nào cho

thiên hạ, ai ai cũng có cái ḷng bác ái. Chẳng những chúng ta thương

ông bà cha mẹ cùng họ hàng quyến thuộc mà c̣n phải thương rộng ra đến

cả mọi người, chẳng luận người nước nào dân tộc nào.

      Lại chẳng những chúng ta thương cả nhân loại, mà c̣n phải để ḷng

thương rộng ra cho tất cả loài sanh vật khác.

      Nhà triết lư Fichte người Đức, và nhà văn hào Tolstoi người Nga,

cũng đồng khuyên chúng sanh thương người như thương ḿnh và hơn nữa,

thương người hơn cả ḿnh.

      Ở Chúa Giê-Giu, ḷng bác ái lại bồng bột hơn. Ḷng bác ái của

Chúa không phải hạn chế ở chỗ giúp đỡ, ban phước và giải nạn, mà c̣n

tự đem ḿnh chịu khổ tử h́nh để cứu chuộc tội lỗi cho cả chúng sanh.

      Ḷng bác ái của Phật Thích-Ca vốn vô lượng vô biên, đến nỗi tự

thí thân đặng giúp món ăn cho con hổ cái mới đẻ, vừa đói vừa mệt,

trong cơn túng cùng, sắp sửa ăn thịt con.

      Ḷng bác ái của đức Khổng-Tử gốc ở điều nhân, mà đạo nhân là đạo

lấy sự thương người làm trọng. Theo Đức Thánh, Trời vốn có đức háo

sanh, gầy dựng muôn loài cho đặng tốt đẹp, đồng đức nhau. Con người

vốn ở trong muôn loài tất phải thể theo ư Trời mà thương đều muôn vật.

      Một hôm, vua nước Sở đi săn, dọc đường đánh mất cây cung. Quần

thần theo hầu cố xin t́m lại cho được. Nhà vua phán :"Người nước Sở

đánh mất cung, một người khác nước Sở sẽ được, có thiệt chi đâu ?"

      Việc nầy thấu tai đức Thánh. Ngài than :"Rất tiếc cho chí vua Sở

c̣n hẹp. Cần ǵ phải nói là người nước Sở ? Giá nói "Người nầy đánh

mất cung, người khác sẽ được" th́ có hơn không ?"

      Theo đức Thánh ḷng bác ái phải lan rộng khắp cả người thiên hạ

trong bốn biển năm châu, chớ không nên hạn định trong một xứ, một nước

nào cả.

      Ḷng bác ái, cũng như tôn giáo, không quốc giới.

      I._ Tại sao chúng ta thương cả nhơn loại ?

      Trên mặt địa cầu nhơn loại sở dĩ chia ra nhiều giống là tại

phong thổ cùng khí hậu mỗi xứ khác nhau, song chẳng qua khác nhau về

h́nh thể bề ngoài ; về thiêng liêng th́ ai cũng đồng thọ của đấng Tạo

hóa một điểm linh quang tức là Hồn, nhờ đó mà sanh sống, mà tri giác.

Đức Chí-Tôn đă dạy :

       "Thầy thường nói với các con rằng Thầy là Cha của sự thương

yêu. Do bởi thương yêu, Thầy mới tạo thành thế giới và sanh dưỡng các

con.

       Vậy th́ các con sản xuất nơi sự thương yêu. Sản xuất nơi sự

thương yêu, các con tức là cơ thể của sự thương yêu.

       Ấy vậy, sự thương yêu là giềng bảo sanh của Càn-Khôn Thế-Giới.

Bởi thương yêu mà vạn loại ḥa b́nh. Càn-Khôn an tịnh, mới không thù

nghịch nhau. Không thù nghịch nhau, mới không tàn hại nhau. không tàn

hại nhau mới giữ bền cơ sanh hóa.

       C̣n kẻ nghịch cơ sanh hóa là ai ?

       - Là Quỉ vương đó. Quỉ vương vốn là tay diệt hóa. Cũng như có

sự sống của Thầy, ắt phải có chết của Quỉ vương.

       Quỉ vương lấy cơ thể nào mà tàn hại các con ?

       - Ấy là sự ghét.

       V́ ghét nhau, vạn loại mới nghịch lẫn nhau. Nghịch lẫn nhau,

mới tàn hại lẫn nhau. Mà tàn hại lẫn nhau, là cơ diệt thế.

       Vậy Thầy cấm các con từ đây, nếu không đủ sức thương yêu nhau,

th́ cũng chẳng đặng ghét nhau".

       Tóm tắt bài Thánh huấn nầy, chúng ta có thể nói :

       "Thương người, thương vật là gần Trời.

       "Ghét người, ghét vật là gần Quỉ".

       II.- Tại sao chúng ta thương cả sanh vật ?

       Cầm thú, tuy không biết nói, chớ cũng biết đau đớn, thương yêu,

đoàn thể và t́nh nghĩa như người. Vả, kiếp nầy chúng ta được sanh làm

người, chớ trước kia, chúng ta cũng trải qua nhiều kiếp làm con vật.

Thế th́ người và vật vốn đồng nguyên chỉ khác nhau ở chỗ tấn hóa trước

sau mà thôi. Sanh vật tức là đàn em của chúng ta đương c̣n tuần tự

theo chơn nối gót chúng ta trên đường tấn hóa.

       V́ bác ái, nhà tôn giáo cấm sát sanh (1).

       V́ bác ái, nhà luân lư khuyên người không nên hủy hoại con vật.

 2.- CHÍ THÀNH

      Ở đời, có nhiều kẻ v́ lợi quyền, v́ danh vọng mà cố đặt ḿnh lên

địa vị cao cả hơn người. Vậy mới tính trăm mưu ngàn kế để riêng giành

hạnh phước cho ḿnh. Cái ḷng tham muốn đă lên đến cực điểm, th́ c̣n

kể chi đến công b́nh ? Thành ra, trong việc cư xử với đời thường mất

tín thành. Làm người mà không tín thành, là mất hẳn nhơn cách ; ḿnh

đă tự dối ḿnh dối lương tâm, mà c̣n tự đặt ḿnh xuống thấp hơn những

người bị ḿnh lừa dối.

      Đức chí thành là nguồn gốc tất cả đức tánh, cho nên con người mà

chẳng lo un đúc được chí thành là nguồn gốc, th́ mong chi trau dồi đức

hạnh khác là nhánh nhóc ?

      Đức chí thành tỷ như một khối vàng ṛng dùng chế tạo ra lắm đồ

trang sức tốt xinh cao giá. Chí ư khối vàng ấy phải pha phải trộn cho

mất nguyên chất đi, bảo sao những trang sức do đó làm ra chẳng xấu hèn

thấp giá ?

(1) Xem bài "Giới sát" đăng ở sau
.

       Lăo-Tử có câu :"Người có tín thành như xe có bánh, người quân

tử thốt ra một lời như ngựa hay bị chạm một roi ; một lời đă nói ra,

bốn ngựa cũng khó theo kịp".

       (Nhơn nhi hữu tín như xa hữu luân, quân tử nhứt ngôn, khoái mă

nhứt tiên ; nhứt ngôn kư xuất, tứ mă nan truy.

       Người xưa tuy quê hèn, nhưng giữ được tín thành, đối đăi nhau

không bao giờ giả dối. Một tiếng ừ cầm đáng giá ngàn vàng, một lời hứa

khư khư nắm giữ.

       Người nay tuy văn minh tấn bộ, song kém tín thành, đền nỗi việc

làm mà có nhiều kẻ chung lo, thường hóa ra hư hỏng.

       Đức chí thành rất cần yếu cho sự thành công. Không thành thật,

th́ không phát hiện được sự ǵ thiết thực (Bất thành, vô vật).

       Theo đường đời, đức chí thành c̣n rất cần yếu cho cuộc xử thế

tiếp vật dường ấy, huống chi đường đạo là chỗ phải nêu cao tấm gương

đạo đức ?

       Người hành đạo mà chí thành, không bao giờ hành động riêng tư,

chỉ lo chung cho sanh chúng, tuyệt nhiên chẳng quản lợi danh ; chỉbiết

đem cả h́nh hài trí thức hy sanh cho tôn chỉ, cho danh thể đạo ; cứ

một ḷng cúc cung tận tụy với chủ nghĩa ḿnh luôn luôn theo đuổi,

chẳng v́ tư tâm, ngă kiến mà dắc đồng đạo qua con đường tà ám.

         Khi tụng nguyện, nếu không chí thành, tụng nguyện luốn công

vô ích. Phải có thành mới có cảm, có cảm mới có ứng, có ứng mới có

nghiệm (Hữu thành tắc hữu thần).

         Phàm muốn chí thành, trước phải thành thật với ḿnh, sau mới

thành thật với người khác. Thành thật với ḿnh là lấy công tâm xét

đoán ḿnh : từng lời nói, từng ư tưởng, từng hành vi của ḿnh, nhứt

nhứt phải xét xem gắt gao kỹ lưỡng, để nhận thấy chỗ hay chỗ dỡ. Phải

đủ cam đảm nh́n nhận lỗi ḿnh vaé phải biết phục thiện mới đến được

chỗ hay.

        Thành thật với người là tránh xa vọng ngữ, xảo trá, tham lam

dua mị, là những tánh xấu xa, thô bỉ thường làm cho đức tánh con người

phải tối tăm mà che lấp lẽ công minh.

        Tuân-Tử có câu :"Công b́nh sanh sáng tỏ, thiên lịch sanh tối

tăm ; làm việc đức sanh thông suốt làm việc giả dối sanh ngăn lấp ;

thành tín sanh linh nghiệm c̣n khoe khoan xảo trá th́ sanh lầm lạc".

        (Công sanh minh, thiên sanh ám, tác đức sanh thông, tác ngụy

sanh tắc, thành tín sanh thần, đoản khoa sanh hoặc).

        Tóm lại, hoàn toàn thàhn thật với ḿnh, hoàn toàn thành thật

với người, đó là chí thành, cái đức tốt trên tất cả đức tánh mà mọi

người, dầu ngoài đời hay trong đạo, cần phải trau dồi hay un đúc đặng

bước lần đến chỗ chí thiện.

      CỨU CÁNH CỦA ĐI Đ

        Tu hành cốt để t́m phương cứu cánh là thoát nạn luân hồi, đặng

trở về bổn nguyên, tức là tấn hóa đến chỗ duy nhứt.

 

                         I.- TẤN HOÁ

 

         Luật thiên nhiên chi phối vạn vật trong Càn-khôn Vơ-trụ laé

luật hoạt động. Trong Trời Đất, từ tinh thần đến vật chất, từ cái bổn

thể tế vi thuần túy đến cái bổn thể thô sơ phức tạp, thảy thảy đều

hoạt động tuân theo luật ấy.

         Một vật mắt phàm chúng ta cho là bất động, như ḥn đá chẳng

hạn, thế mà mỗi nguyên tử (atome) trong những thành phần kết làm khối

đá, vẫn luôn luôn vận chuyển.

         Cái h́nh hài chúng ta bửa nay đối với vài ngày trước, tuy bề

ngoài không thấy đổi thay, kỳ trung những tế bào cấu tạo cơ thể đă v́

vận động mà đổi mới.

         Thinh âm, ánh sáng, hơi nóng điện khí, từ điện, quang tuyến,

vân vân, đều là cách thức ba động (modes de vibration) của tinh lực và

vật thể trong trời đất phát biểu ra, biến thành cái năng lực vận động

vô cùng vô tận.

         Trong trời đất, không một vật nào bất động. Bất động là chết.

         Trái lại, hoạt động là tấn hóa.

        II.- DUY NHỨT

         Vạn vật sở dĩ khác nhau ở h́nh thể cùng ở chỗ thanh trược,

tinh thô, song kỳ diệu vốn đồng một thể, v́ một gốc mà ra. Muốn đi đến

nguồn gốc vạn loại, tức là chỗ "Duy nhứt", chúng ta phải luôn luôn

hoạt động không phân nhĩ ngă, nghĩa là không chấp cái nào là của ta,

cái nào không phải của ta. Vậy là không ích kỷ. Không ích kỷ, là không

chấp trước (1). Không chấp trước, th́ Tâm (Hồn) không duyên theo ngoại

cảnh.

        Những bực cao siêu minh triết đều dứt được ḷng tham muốn mọi

điều vui sướng thấp hèn ích kỷ, và luôn luôn hành động với chủ nghĩa

vị tha, nên sống được cái đời tinh thần cao thượng, tự tại an nhàn.

        Tóm lại, tánh ích kỷ sanh ḷng dục vọng, ḷng dục vọng là

nguồn gốc của mọi điều thống khổ. Mà tánh ích kỷ phát sanh là bởi vô

minh, không nhận thức cái chơn thể vạn vật là ở chỗ "Duy nhứt".

        Vậy, các phương pháp dùng đi đến chỗ hoàn toàn chí thiện là

chỗ "Duy nhứt" cần phải căn cứ ở nguyên tắc :

        "Tuần tự tấn hóa bằng cách hoạt động không ích kỷ".

         Do theo nguyên tắc ấy, Đại-Đạo "T.K.P.Đ." vạch ra hai con

đường cứu cánh :

(1) Chấp trước là theo đuổi một sự ǵ, và cứ khư khư giữ lấy cho ḿnh, chớ không chịu buông ra.

       1/- Con đường "Công quả" (Sentier de l'action = Karma-marga) là

con đường chung cho tất cả bổn đạo phải trải qua đặng lập công quả (1)

bằng cách quên ḿnh phổ độ chúng sanh.

       2/- Con đường "Tự giác" (Sentier de la Connaissance = Jnâna-

marga) riêng cho buẹc thượng thừa cùng trí thức, sau khi công viên quả

măn.

       Con đường "Công quả" là dễ đi hơn hết. Người hành đạo không

buộc phải thông minh trí thức, không buộc làu thông kinh điển, miễn là

chí thành với đạo sẵn ḷng phụng sự chúng sanh mà không cầu danh cầu

lợi. Chỉ cần có đức tin và kiên tâm tŕ chí là chắc được đến nơi cứu

cánh, khỏi sợ lầm đường lạc nẻo.

       Những bực cao minh trí thức tất nhiên chuyên chú về đường "Tự

giác", sưu tầm học hỏi nhiều kinh nhiều điễn, để t́m chơn lư. Nhưng

bao giờ cũng phải lấy công quả làm nền tảng cho việc tu hành, nhứt là

phải trừ bản ngă là cái vô cùng chướng ngại cho đường tấn hóa. C̣n

chấp ngă, th́ dầu làu thông muôn kinh ngàn điễn cũng khó mong thành

đạo, kết cuộc không bằng một người thuở nay chưa từng xem kinh điễn mà

chỉ biết một ḷng cúc cung tận tụy với chủ nghĩa vị tha bác ái.

       Cuộc tấn hóa của điểm linh quang khởi từ kiếp vật chất nầy

chuyển qua vật chất khác, luân chuyển ngàn ngàn muôn muôn kiếp như vậy

rồi mới thoát kiếp vật chất mà tấn hóa lên kiếp thảo mộc. Đoạn thác

muôn ngàn kiếp thảo mộc mà tấn hóa lên ngàn muôn kiếp thú cầm, rồi mới

chuyển qua kiếp nhơn loại. Đến kiếp người, Nhơn hồn c̣n phải luân

chuyển ngàn muôn kiếp nữa mới tấn hóa lên đến tột bực nhơn phẩm (2).

       Nhơn phẩm nơi địa cầu lại chia ra nhiều hạng. Thượng đẳng nhơn

sanh nơi địa cầu 68 của chúng ta ở, kể luôn về vật chất với tinh thần,

      

 (1) Xem bài "Phổ độ".

       (2) Trong mỗi kiếp luân hồi, sự hành động của con người tạo ra nghiệp nhơn ; v́ vậy mà tự buộc trói trong ṿng vay trả. Nếu không tu th́ khó mà dứt nghiệp duyên.

 

vẫn chưa bằng bực chót nhơn phẩm ở địa cầu 67. Đệ nhứt nhơn phẩm ở địa

cầu 67 cũng chưa bằng bực chót nhơn phẩm địa cầu 66.

       Giá trị mỗi địa cầu cứ tăng lên cho tới đệ nhứt cầu. Đó là kể

về thế giới hữu h́nh.

       Thoát khỏi thế giới hữu h́nh, Nhơn hồn bỏ xác phàm tấn hóa lên

cơi siêu h́nh nhiều kiếp nữa cho đến khi trọn lành mới lên được Bạch-

Ngọc-Kinh mà Phật giáo gọi Niết-Bàn.

       Xem đó th́ biết phẩm trật con người nhiều là dường nào. Nhơn

hồn phải trải qua biết bao nhiêu kiếp mới được về nguyên bổn. Nếu có

không tu làm đủ phận sự công b́nh chánh trực, khi Hồn ĺa khỏi xác,

th́ cứ theo đẳng cấp gần trên mà chuyển kiếp lại nữa, th́ biết chừng

nào thoát nạn luân hồi ?

       Đức Chí-Tôn lập đạo, cứu cánh là mở ra cho nhơn loại một con

đường giải thoát, lại c̣n ban ân huệ (1) rất lớn lao đặc biệt cho cả

Càn-Khôn Thế-Giới là "Ai ngộ được một đời tu cũng đủ trở về cựu vị".

       Thánh huấn có câu :"Người dưới thế nầy muốn giàu có phải kiếm

phương thế làm ra tiền của ; ấy là phần xác thịt. C̣n muốn đắc đạo

phải có công quả".

       Ấy vậy, điều kiện tối yếu của sự cứu cánh là "lập công quả".

       Lập công quả vốncó nhiều cách, mà trọng yếu nhứt là phổ độ

chúng sanh.

 

                           PHỔ - ĐỘ

 

       Trong sáu pháp Ba-La-Mật (Paramita), tức là pháp lục độ của nhà

Phật, đầu hết là pháp bố thí (Dana).

       Bố thí đại đễ có hai cách dễ làm hơn hết là : tài thí và pháp

thí.

       Tài thí là xuất tiền của làm việc phước thiện, như tán trợ

người khốn cùng túng ngặt được no cơm ấm áo, hoặc giúp đỡ kẻ bịnh nghèo

 
  (1)- Xem bài "Đại ân xá"
 

Được lành mạnh b́nh yên, hoặc cứu giúp người hoạn nạn, vân vân... Ấy

là cứu độ về phần xác.

       Pháp th́ dùng lời đạo đức để giảng giải cho người, chẳng luận

bực nào, nghe mà giác ngộ ; khuyên lơn kẻ hung tàn bạo ngược, xảo

quyệt tham lam biết hồi tâm hướng thiện cho khỏi đọa lạc luân trầm. Ấy

là cứu độ về phần Hồn.

       Sự bố thí là đầu mối việc của chủ nghĩa từ-bi bác-ái. Đức

Chí-Tôn lập "trường công quả" dạy chúng ta phổ độ chúng sanh, tức là

dạy chúng ta phải thí tài và thí pháp đó.

       Mỗi vị trong Đại-Đạo "Tam-kỳ Phổ-độ" từ tín đồ đến chức sắc

lưỡng phái, phải độ cho được ít nhứt là 12 người nhập môn (Thánh huấn

ngày 27-8-26).

       Tùy sức ḿnh mà phổ độ. Dỡ th́ nói đạo cho bực thấp nghe, hoặc

lựa trong bà con thân thuộc, trong bạn yêu đương mà khuyên người mộ

đạo. Giỏi th́ giảng giải đạo lư cho hàng trí thức hiểu thông.

       Mắc việc nhà ràng buộc, th́ phổ độ trong lúc rảnh rang. Được

rảnh rang th́ châu du thuyết đạo.

       Chẳng nên hẹp tưởng chỉ có bực Thiên-phong chức sắc mới có cái

sứ mạng phổ độ chúng sanh. Thiên-phong phổ độ với tư cách Thiên-phong

; tín đồ phổ độ với tư cách tín đồ. Ai lo công quả theo phận nấy. Lập

công nhiều, đắc quả cao ; lập công ít đắc quả thấp, đ̣n cân thăng

thưởng thiêng liêng chẳng khi nào thiên lịch.

       Nên biết rằng ḿnh đi phổ độ, tức là ḿnh tự lập quả vị cho

ḿnh, nghĩa là tự ḿnh đoạt thủ đẳng cấp thiêng liêng của đức Chí-Tôn

sắp đặt nơi trường "công quả".

       Nếu sụt sè biếng nhác, chẳng chịu ra công nhọc sức, th́ chẳng

khác nào cử tử đến trường thi mà không làm bài nạp vở.

       Đi phổ độ thường bị lắm khó khăn, trắc trở, và gặp nhiều nghịch

cảnh dễ thối chí ngă ḷng, cho nên cần có hai đức tánh sau nầy làm lá

bùa hộ thân : nhẫn-nhục và tinh-tấn (1).

       Người đi phổ độ c̣n phải thận trọng ; lời luận giải của ḿnh

sao cho chánh đại quang minh. Chẳng nên v́ một ư riêng mà bịa đặt

nhiều dị đoan mê hoặc, làm sai Thánh-giáo, thất chơn truyền, trái

ngược tôn chỉ và lư thuyết của Thiên đạo.

       Cũng chẳng nên xu phụ theo phe, theo phái mà binh vực riêng tư,

làm cho chúng sanh chẳng biết đâu mà nhận thức lẽ phải, rồi đâm chán

nản v́ không biết tín nhiệm vào đâu.

       Dùng ngụy biện để qua mặt người, bày tà thuyết để mê hoặc

chúng, phao yêu ngôn cho nhơn tâm xao xuyến, đó là những điều người đi

phổ độ phải xa lánh. Bày âm phù thần chú cho người lầm tưởng ḿnh có

huyền diệu, đó là bước đầu vào nẻo dị đoan mê tín.

       Phàm muốn độ người ḿnh phải hành động cho minh chánh. Khi

thuyết đạo, lời nói phải cân phân dè dặt, không khoe khoang tự phụ,

nhứt là đừng xuyên tạc đạo nào khác mà phạm quyền tự do tín ngưỡng.

       Đạo Trời là đạo chung, v́ Trời chẳng riêng che, Đất không riêng

chở. Các sắc dân trên mặt địa cầu toàn là con một Cha, đồng thọ một

điểm linh quang của đấng Chí Thiêng, cho nên chẳng luận màu da sắt

tóc, không phẢn cao hạ sang hèn, phàm gần được người nào, bẩn phận

ḿnh phải lo độ người ấy, dầu được hay không cũng vậy, miễn ḿnh làm

trọn thiên chức của ḿnh là đủ.

       Chẳng nên v́ kẻ giàu sang mà lân la bợ đỡ, cũng chẳng nên thấy

kẻ nghèo mà ít tới lui. Người đi phổ độ phải có cái ḷng b́nh đẳng,

nhứt là đối với kẻ nghèo hèn là hạng người chịu nhiều thống khổ, ḿnh

lại càng nên chiếu cố hơn. Nghèo nàn thiếu trước hụt sau, khổ tâm làm

lụng, đem bát mồ hôi đổi lấy bát cơm, hạng người xấu số ấy cần phải có

sự an ủi của ḿnh. Chúng ta phải lân la họ; khi đem tiền giúp đỡ, khi

(1) Xem lại bài "Phương phÁp tu hành" trong phần "Giáo-điều"
 

đem đạo lư giải bày, đem lẽ huyền vi báo ứng mà phủ ủy, tức là chúng

ta dùng linh đơn cứu chữa người trong những thống khổ về vật chất lẫn

tinh thần.

       Phải tùy tŕnh độ trí thức người mà nói đạo. Với người quê dốt,

nên lựa lời lẽ giản dị và thiển cận mà giải bày ; đem đạo lư cao siêu

mà nói, th́ không bổ ích vào đâu.

       Thuở xưa, các v́ giáo chủ mỗi lần thuyết pháp, đều tùy tŕnh

độ học thức của thính giả. Cũng thời một lư thuyết, song đối với hạng

thấp thỏi, các Ngài giải khác hơn đối với hạng thông minh, cao kiến.

       Người ta đương an nhàn thỏa thích với sự giàu sang, hoặc giả

đương khổ tâm cực trí với sự bần hàn túng thiếu, chúng ta cần phải

chiều theo hoàn cảnh và tùy phương tiện mà phổ thông Thiên đạo.

       Với người sẵn có đạo tâm, th́ phổ độ dễ dàng ; đến như gặp kẻ

cương ngạnh, không đạo tâm, không tín ngưỡng, th́ rất khó khăn, chúng

ta cần phải kiên tâm tŕ chí. Nếu may mà độ được, th́ công đức rất

lớn, là v́ chẳng những chúng ta cứu vớt linh hồn người ấy khỏi luân

trầm, đọa lạc, mà xă hội cũng bớt một phần xấu xa.

       Tóm lại, phải tùy phương tiện, tùy hoàn cảnh, tùy tâm lư người

mà nói đạo. Phải nhẫn nhục, tinh tấn và minh chánh mới mong độ được

người.

ĐI  ÂN  XÁ

        Nơi ṭa Phán xét (Conseil des Lipikas ou Seigneurs du Karma),

từ những hành vi cho đến những lời nói của chúng ta, nhứt nhứt điều

ghi chép hẳn ḥi. Cho nên một mảy không qua, dữ lành đều báo ứng.

        Luật nhơn quả rất mực công b́nh, mà sự hành luật lại là chặt

chẽ. Thế th́ con người ở cơi Phàm gian, với những hành động hằng ngày,

tránh sao khỏi tội t́nh nghiệp báo ?

        Tạo nhơn tất thọ quả, con người cứ hết trả rồi vay, th́ thế

nào hết nạn luân hồi ?

        Nhưng mỗi kỳ khai đạo là mỗi lần đức Chí-Tôn đại ân xá, nghĩa

là ban cho những người vào đạo một ân huệ lớn lao là bôi xóa tất cả

tội lỗi của họ đă làm từ mấy kiếp trước. Nhờ vậy người tu mới được

rảnh nợ tiền khiên, ra khỏi ṿng nhơn quả,chỉ lo lập công bồi đức và

trau dồi đạo hạnh cho hoàn toàn là đắc đạo trong một kiếp tu.

        Hạ Ngươn nầy, đức Chí-Tôn khai đạo kỳ ba, nên mới đại ân xá

kỳ ba (Troisième Amnistie de Dieu).

        Phép "giải oán" và phép "bí tích" của Đại Đạo "T.K.P.Đ." được

đem ứng dụng theo sự ban hành luật đại xá đó vậy.

CHƯƠNG THỨ HAI

 CHÁNH-THỂ CỦA ĐI-ĐO

         Đại-Đạo tuy có cái bổn thể b́nh đẳng, nghĩa là tất cả bổn đạo

đối đăi nhau với t́nh anh em một Cha, song phải có chánh thể.

         Chánh-thể là ǵ ?

         Là cách tổ chức đặng hành đạo cho có trật tự.

         Đức Chí-Tôn đă dạy :

         "... Nay Thầy nhứt định chính ḿnh Thầy đến độ rỗi các con,

chẳng giao Chánh-giáo cho tay phàm nữa, nhưng buộc phải lập Chánh-thể,

có lớn nhỏ đặng để cho các con d́u dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà

đến nơi Bồng đảo ... ".

 

                               HỘI - THÁNH

 

         Theo Chánh-thể của Đức Chí-Tôn đă ấn định trong "Pháp-chánh-

truyền" (1), Đại-Đạo đại diện bởi một đoàn thể gọi là Hội-Thánh

(Sacerdoce). Hội-Thánh là một nhóm lương sanh của đức Chí-Tôn tuyển

hiệp làm một. Đức chí-Tôn đă dùng quyền thiêng liêng dạy dỗ, trước un

đúc nơi ḷng một khiếu từ bi, cho tâm địa có t́nh ái vật ưu sanh, để

làm lợi khí phàm tục mà độ rỗi người phàm tục.

         Đức Chí-Tôn đă dùng huyền diệu cơ bút dạy dỗ từng người cho

có tư cách đứng ra hành đạo.

         Hội-Thánh có hai phần tại thế :

         1- Phần hữu h́nh là Cửu-Trùng-Đài, thuộc đời, tức là Xác của

Đạo.

         2- Phần bán hữu h́nh (2) là Hiệp-Thiên-Đài nửa đời nửa đạo,

tức là Chơn-thần của Đạo.

         Về vô vi, có Bát-quái-Đài, thuộc đạo, tức là Hồn của Đạo vậy.

         Xác nhờ Chơn-thần mà liên lạc với Hồn, th́ Cửu-Trùng-Đài cũng

 

(1) Xem riêng "Pháp-chánh-truyền"

      (2) Gọi Hiệp-thiên-đài là hữu h́nh v́ chức sắc H.T.D. có trách nhiệm hành sự về mặt pháp luật. Gọi vô h́nh là khi chức sắc ấy tiếp  diễn thông công với Bát-quái-đài, cùng chư Tiên Phật. vừa hữu h́nh,  vừa vô h́nh, nên gọi ban hữu h́nh như Chơn thần là thể chất bán hữu h́nh vậy.  nhờ Hiệp-thiên-đài mà thông công với Bát-quái-đài.

        Ba Đài cần phải có đủ, th́ Đạo mới được toàn thể.

        Trên ba Đài ấy, c̣n có một Đài tuyệt cao, là Đài ngự của đức Chí-Tôn cầm quyền chưởng Đạo, Đài cao ấy, gọi theo Hán văn là "Cao- Đài", mà đức Chí-Tôn dùng làm Thánh danh trong buổi Tam-kỳ Phổ-độ.

 I.- CỬU - TRÙNG - ĐÀI

        Cửu-trùng-Đài là ṭa ngự của Chức-sắc Thiên-Phong, đối hàm với

chư Thần, ThÁnh, Tiên, Phật.

       Cửu-trùng-Đài là h́nh trạng Cửu-trùng-Thiên (1). Cửu phẩm Thần-

Tiên vưng mạng lịnh cầm quyền trị thế, th́ Cửu-trùng-Đài cũng vưng

mạng lịnh cầm quyền quản trị đạo nơi tay.

       Tất cả Chơn-linh trong Càn-Khôn Thế-giới phải vào Cửu-trùng-Đài

đặng đoạt giả trạng sắp đặt nơi ấy, mới mong lập Thiên vị ḿnh.

       Chẳng vào cửa đạo hiệp với Cửu-trùng-Đài, th́ chẳng đi đường

nào khác mà vào Cửu-trùng-Thiên cho đặng.

       Cửu-trùng-Đài do Giáo tông chưởng quản dưới quyền có : ba

Chưởng pháp, ba Đầu sư, ba mươi sáu Phối sư (trong đó có ba chánh Phối

sư) bảy mươi hai Giáo-sư và ba ngàn Giáo hữu (2).

       Tỷ số nầy chiếu theo Thiên thơ phải có nhứt Phật, tam Thiên,

tam thập lục Thánh, thất thập nhị Hiền, tam thiên đồ đệ chưởng quản cơ

qui "Tam-giáo Ngũ Chi" hiệp nhứt.

       Từ chưởng pháp đổ xuống, chức sắc Cửu-trùng-Đài chia làm ba

phái là :

       1) Phái Thái, về Phật giáo, mặc Thiên phục màu vàng

       (1) Xem bÀi giải riêng

       (2) Tổng số nầy, tính chung toàn thể chức sắc khắp hoàn cầu,

chẳng hạn người nước nào, dân tộc nào.

2) Phái Thượng, về Tiên giáo, mặc Thiên phục màu xanh.

       3) Phái Ngọc, về Khổng giáo, mặc Thiên phục màu đỏ.

       Chức sắc nữ phái chỉ tới bực Đầu sư. Chức sắc nữ phái mặc thiên

phục toàn màu trắng, và không chia làm ba phái như bên nam. Chức sắc

nữ phái vốn có quyền tương đương với đồng đẳng nam phái, song phải

dưới quyền chưởng quản của Giáo Tông.

       Lễ sanh (nam và nữ) là hạng chức sắc để lo việc lễ, chưa đứng

vào Hội-Thánh.

       Nhiệm vụ của chức sắc Cửu-trùng-Đài đều qui định trong

"Pháp-chánh-truyền" và "Tân luật"

           II.- HIP-THIÊN-ĐÀI

  Hiệp-thiên-Đài là nơi chuyên về đạo pháp,bảo hộ luật đời và

luật đạo. Hiệp-thiên-Đài nắm luật lệ như Ngọc-hư-Cung tại thế.

       Hiệp-thiên-Đài do Hộ-pháp chưởng quản, tả có Thượng-sanh, hữu

có Thượng-phẩm. Hiệp-thiên-Đài, gồm có ba chi : chi Pháp, chi Đạo, và

chi Thế.

       Hộ pháp là tổng trưởng Hiệp-thiên-Đài, kiêm chỉ huy chi Pháp ;

dưới có : Bảo pháp, Hiến pháp, Khai pháp và Tiếp pháp.

       Chi pháp lo bảo hộ pháp luật trong đạo, chẳng ai hành động qua

luật mà Hiệp-thiên-Đài chẳng biết.

       Thượng phẩm chỉ huy chi Đạo, dưới có : Bảo đạo, Hiến đạo, Khai

đạo và Tiếp đạo.

       Chi Đạo lo về phần Đạo nơi tịnh thất, xem sóc và binh vực chư

môn đệ của đức Chí-Tôn nơi các Thánh-Thất.

       Thượng sanh chỉ huy chi Thế : dưới có : Bảo thế, Hiến thế, khai

thế, và Tiếp thế.

       Chi Thế lo bảo hộ chư môn đệ của đức Chí-Tôn về phần đời.

       Mười hai vị Bảo, Hiến, Khai, Tiếp gọi là "Thập-Nhị-Thời-Quân"

đối hàm với "Thập-Nhị-Thời-Thần (1)".

       Hiệp-thiên-Đài c̣n có "Thập-Nhị-Bảo-Quân" tức là Hàn-lâm-Viện

của đạo, cùng nhiều chức sắc phụ thuộc khác như Sĩ-tải, Luật-sư, vân

vân...

       Trên đây là sở dụng phàm trần của Hiệp-thiên-Đài.

       Về sở dụng thiêng liêng, Hiệp-thiên-Đài là nơi đức Chí-Tôn và

chư Tiên Phật đến tiếp xúc với Hội-Thánh. Hễ đạo c̣n, Hiệp-thiên-Đài

vẫn c̣n. Điều hệ trọng là nếu không có Hiệp-thiên-Đài, thié đạo không

cơ xuất hiện. Trời đất qua, chớ đạo không qua, nhơn loại tuyệt chớ

Hiệp-thiên-Đài chẳng tuyệt.

       Hiệp-thiên-Đài lại là nơi Giáo-Tông đến thông công cùng "Tam-

Thập-Lục-Thiên", "Tam-Thiên-Thế-Giới", "Lục-Thập-Thất-Địa-Cầu" và

"Thập-Điện-Diêm-Cung" mà cầu siêu cho nhơn loại.

 

                        III.- BÁT-QUÁI-ĐÀI

 

       Bát-quái-Đài là nơi thờ phượng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật,

cùng chức sắc và tín đồ qui vị, cho trọn phép Trời Người hiệp nhứt.

       Các đấng thiêng liêng thờ phượng nơi Bát-quái-Đài là các v́

Giáo-chủ của Tam-giáo, Ngũ-chi, cùng các vị thay mặt tôn giáo mà hành

đạo trong buổi "Tam-Kỳ-Phổ-Độ". Cho nên cách thờ phượng sắp đặt nơi

đây phải chủ về ư nghĩa Tam giáo, Ngũ chi hiệp nhứt. Cách sắp đặt ngôi

thứ ra sao, sẽ giải ở chương "Lễ nghi tế tự".

       Đă nói Bát-quái-Đài là Hồn đạo, mà đức Chí-Tôn vẫn nắm phần Hồn

và làm chủ Bát-quái-Đài, th́ chẳng khi nào c̣n chịu dưới quyền phàm

 
   (1) Xem bài "Ư nghĩa sự lạy"
 

nữa, cho nên đức Chí-Tôn đă nói :"Không chịu giao chánh giáo cho tay

phàm nữa" là vậy.

       Cơ mầu nhiệm của đạo là do chỗ đức Chí-Tôn mở cửa Bát-quái-Đài

cho các Chơn linh đă tự ḿnh lập vị nơi Cửu-trùng-Đài vào tận Bát-

quái-Đài mà hiệp một cùng Thần, Tiên, Thánh, Phật.

       Cửu-trùng-Đài chỉ cách Bát-quái-Đài có một cánh cửa, như Niết-

BÀn cách phàm trần có một xác thân. Cánh cửa ấy nay đă mở, th́ cơ đắc

đạo tại thế đă mở ra rồi vậy.

       Cửu-trùng-Đài lo phần độ rỗi chúng sanh, th́ Bát-quái-Đài lo

phần siêu rỗi.

       Tóm lại, về sở dụng phàm trần :

       1) Bát-quái-Đài nắm thiên điỀu làm cân thưởng phạt thiêng liêng

       2) Cửu-trùng-Đài do pháp luật mà hành đạo đặng độ rỗi chúng

sanh.

       3) Hiệp-thiên-Đài lo bảo tồn pháp luật.

       Về sở dụng thiêng liêng :

       1/ Cửu-trùng-Đài là ngôi vị Thánh, Thần, Tiên, Phật của đức Chí-Tôn sắp sẵn tại thế, cho chức sắc Thiên phong cùng chư tín đồ đoạt  thủ. Cửu-trùng-Đài tức là Cửu-trùng-Thiên tại thế.

       2/ Hiệp-thiên-Đài là Thiên môn mở rộng ra rước cả nguyên nhơn trở về cựu vị, và giúp cho cả hóa sanh đến tranh đoạt phẩm vị thiêng liêng. ẤY là cái ngơ Hiệp các Chơn linh toàn trong Thế giới.

       Hiệp-thiên-Đài là Ngọc-hư-Cung tại thế.

       Bát-quái-Đài là ṭa ngự của Thần, Thánh, Tiên, Phật dưới quyền chưởng quản của đức Chí-Tôn, tức là Thiên-triều, là Bạch-ngọc-Kinh tại thế.

 

CỬU-TRÙNG-THIÊN

Thượng giới, cơi Tiên, chia làm ba cơi là : cơi Thiên-tiên, cơi Địa-tiên và cơi Nhơn-tiên.

       Mỗi cơi lại phân làm ba từng, cộng chung là chín từng, gọi Cửu-trùng-Thiên.

 

Hỗn ngươn thiên    Cơi Thiên-tiên

                             Hư vô thiên

                             Tạo hóa thiên

                             Phi tưởng thiên

Cơi Địa-tiên          Hạo nhiên thiên

                             Kim thiên

                             Xích thiên

Cơi Nhơn-tiên       Huyền thiên
 

 Thanh thiên

 

                 Hỗn-ngươn-Thiên có Lôi-âm-Tự

                 Hư-vô-Thiên có Ngọc-hư-Cung

                 Tạo-hóa-Thiên có Diêu-tŕ-Cung

 

 CHƯƠNG THỨ BA

 LỄ-NGHI TẾ-TỰ

 

                             THỜ TRỜI

 

       Vốn từ trước, Thánh giáo bị tay phàm mà hóa phàm giáo ; môn đồ

mỗi đạo v́ chỗ bất đồng ư kiến mà xuyên tạc nhau.

       Nay gặp hội "Tam Kỳ Phổ Độ", Đại Đạo ra đời truyền bá cho dân

gian biết rằng các tôn giáo vốn một gốc mà ra, đều tôn sùng chung một

vị chúa tể mà v́ khác tôn giáo, hoặc khác ngôn ngữ, người ta xưng tụng

với danh hiệu khác nhau (1).

       Phàm muốn tỏ dấu tôn sùng đức Thượng đế, chúng ta phải thờ

phượng Ngài.

       Thoảng có người hỏi :"Thượng Đế là đấng hóa sanh muôn loại,

bông hoa cây trái, vật nào lại không phải của Ngài sanh ra. Như vậy,

cần chi phải dùng những vật của Ngài sanh ra mà dâng cúng lại Ngài"?

       Chúng tôi xin đáp :"Đức Thượng Đế tạo hóa chúng ta, chúng ta

phải biết ơn Ngài. Và cũng bởi muốn tỏ dấu biết ơn mà chúng ta thờ

phượng. Mà đặt ra hễ thờ phượng, tất phải dùng hương đăng trà quả cho

có nghi lễ vậy thôi, chớ Ngài đâu dùng đến.

       Phương chi, những tế vật và cúng phẩm đều hàm súc một ư nghĩa

tượng trưng cơ mầu nhiệm của đạo".

       Hoặc giả, người ta c̣n gạn hỏi :"Thượng Đế là đấng tối cao, tối

trọng, đại từ, đại bi, cần chi chúng ta biết ơn ? Mà dầu chúng ta

không biết ơn đi nữa, tưởng lại ḷng từ bi của Ngài cũng không nở

chấp".

       Xin đáp :"Đành rằng đức Thượng Đế không cần chúng ta biết ơn,

và Ngài cũng không nở chấp những kẻ chẳng biết ơn Ngài, thậm chí ḷng

 (1) Người Do thái gọi Ngài là Jéhovah, người Hồi Hồi gọi Allah,

người đạo Phật gọi A-Di-Đà-Phật, người Ấn-Độ gọi Brahma, người Ai-Cập

gọi Osiris, người Pháp gọi Dieu, người Việt-Nam gọi Thượng Đế mà ngày

nay "Tam-kỳ Phổ-độ" gọi Cao-Đài.

          Kỳ hội quốc tế Thần linh học (Congrès spirite international)

nhóm tại thành Londres (Anh-quốc) từ 7 đến 11 tháng 9 năm 1928, có 26

nước đến dự, đều công nhận có 1 vị Chúa tể là Đấng toàn tri và là

Nguyên nhơn tối cao của vạn vật (Existence de Dieu, Intelligence et Cause suprême de toutes choses)

từ-bi của Ngài cũng không chấp những kẻ chẳng tin có Ngài nữa kia.

Song về phần chúng ta, lại cần phải biết ơn Ngài. Biết ơn Thượng Đế là

biết tin tưởng ở quyền năng vô biên, vô lượng của Ngài. Có tin tưởng

như vậy, chúng ta mới rán giữ Thiên Đạo mà khỏi làm điều chi trái lẽ".

       Nếu có người hỏi thêm :"Dầu biết ơn Thượng Đế đi nữa, tưởng lại

một tấm ḷng tín thành cũng đủ, hà tất phải bày ra lễ nghi tế tự là

việc phô trương bề ngoài không thấy chi cần yếu ?"

       Chúng tôi lại trả lời :"Ở vào thế kỷ văn minh vật chất nầy,

nhiều sự ồn ào náo nhiệt, dễ làm cho đạo tâm xao lăng. Nào là nỗi sớm

lo chiều liệu trên đường sanh kế, nào là cuộc bi thương loạn lạc, mỗi

mỗi dễ làm cho chúng ta phải xa lần mối đạo. Cho nên cần phải có

phương pháp chi nhắc nhở và bó buộc chúng ta khỏi thất đạo. Cái phương

pháp thần diệu ấy, tức là sự cúng kiến thờ phượng Thượng đế đó vậy.

       Vả chăng sự thờ cúng cần phải hiệp lại đông người và phô diễn

ra một cách chí thành chí kỉnh và có lễ nghi pháp mục oai nghiêm mới

ra vẻ tôn giáo. Ấy chẳng những là một phương pháp ǵn giữ đạo tâm và

nuôi nấng đức tin của những người cùng chung một tín ngưỡng, mà cũng

là một cách truyền bá tôn giáo rất đắc lực đó vậy. Xem như một Thánh-

Thất trong khi hành lễ, cả bổn đạo qú trước Thiên bàn, miệng đương

thành kỉnh đọc kinh, tâm hồn đương tiếp xúc với khối Thiên quang. Đối

với khối kỉnh thành tín ngưỡng của đông người hiệp lại, dầu ai là kẻ

trước muốn chê bai rẻ rúng, mà một khi đă mục kích cái cảnh tượng uy

nghiêm ấy, tưởng lại tấm ḷng khi ngạo cũng phải xiêu, rồi biết đâu

đạo tâm của người ấy chẳng v́ cảm xúc mà phát khởi ?"

        Trong khi hành lễ, đức Chí-Tôn cùng chư Thần, Thánh, Tiên,

Phật đều chứng giám tấc ḷng thành kỉnh của chúng ta, và ban cho chúng

ta điễn lành, bằng cớ là khi măn đàn, chúng ta luôn luôn cảm thấy

trong người khoan khoái lạ thường, mặc dầu đă chịu nực nội giữa đông

người với nhiều nghi thức.

THỜ THIÊN NHĂN

         Về "LỄ NGHI TẾ TỰ" của Đại-Đạo và cách thờ Thiên Nhăn vốn có

ba thời kỳ : từ Thánh Nhăn đến Ngươn Thần, từ đệ nhứt tới đệ tam kỳ,

cách thờ phượng phẢi chuyển theo cơ tấn hóa của Đại Đạo. Người tín đồ

đạo Cao-Đài cần phải t́m hiểu chỗ diệu lư cách thờ phượng của mỗi thời

kỳ để thuận theo cơ tấn hóa.

 

                        I.- THỜI KỲ PHỔ ĐỘ

                                 ---

 

                   Dùng sắc-tướng âm-thinh ăn về

                   Tâm lư tức là Lư của Tâm vật

                                ---

 

                    Thờ "Thiên Nhăn có Tam giáo

                                Ngũ-Chi"

 

       Tôn chỉ của Đại Đạo vốn là Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi hiệp nhứt cho nên cách thờ phượng nơi Bát-quái-Đài phải biểu tượng sự qui hiệp ấy.

       Trên hết, có một quả Càn-khôn, bề kinh tâm đúng ba thước ba tấc (1), sơn màu xanh da trời. Cung Bắc Đẩu (2) cùng các v́ tinh tú khác đều vẻ trên ấy. Trên sao Bắc Đẩu lại vẻ Thiên Nhăn. Trong quả Càn-khôn

 

 (1) 3 thước 3 tấc tức 33 tấc là con số biểu hiệu "Tam thập Tam

thiên". Quả Càn-khôn tạm thời phất vải v́ c̣n thiếu phương tiện về kỹ

nghệ, chớ lẽ th́ phải làm bằng chai cho tinh thanh mới phù hợp với

tinh khí của Càn-Khôn.

        (2) Sao Bắc Đẩu (Etoile polaire) là v́ sao lớn ở thẳng về miền

Bắc cực. Kế bên sao Bắc Đẩu, có hai cḥm sao (mỗi cḥm 6 cái) gọi là

hai bánh lái (Grande Ourse et petite ourse). Hai cḥm sao nầy h́nh như

chầU sao Bắc Đẩu, cho nên trong "Luận Ngữ" có câu :"Vi chánh dĩ đức

thí như Bắc Đẩu cư kỳ sở nhi chúng tinh cung chi" (Lấy đức làm chánh,

tỷ như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các v́ sao khác đều chầu chực).

       Sao Bắc Đẩu vốn là ngôi của Thượng Đế khi ngài ngự cơi phàm

trần, cho nên trên quả Càn-khôn, Thiên nhăn vẽ tại sao Bắc Đẩu. Và

cũng v́ thế mà hướng Bắc rất quan trọng, bao nhiêu điễn quang linh

diệu đều do từ hướng ấy phát ra.

        Nhà tu sĩ mỗi lần ngủ là day đầu về hướng Bắc đặng tiếp linh

điễn.

        Bực thường nhơn lạy Trời cũng day về hướng Bắc. Bầy tôi trông

vua đều day mặt về hướng ấy, gọi là "Bắc diện", v́ nhà vua là thiên tử

 

 

luôn luôn ngày lẫn đêm đều chong một ngọn đèn ; đó là một sự cầu

nguyện rất quí báu cho cả nhơn loại trong Càn-Khôn Thế-giới.

       Dưới quả Càn-Khôn là chỗ thờ các vị Giáo-chủ Tam-giáo, Ngủ-chi,

cùng các vị đại diện Tam-giáo trong buổi Tam-kỳ phổ-độ.

       Đền thờ có năm cấp. Ở cấp thứ nhứt (từ dưới đổ lên) có 7 cái

ngai thể về Nhơn Đạo, 1 ngai Giáo-Tông, 3 ngai Chưởng-pháp, 3 ngai Đầu

sư.

       Ở cấp nh́, ngai giữa thờ Đức Khương-Thái-Công, giáo-chủ Thần-

Đạo.

       Ở cấp ba, ngai giữa thờ Đức Giê-Giu, giáo-chủ Thánh-Đạo.

       Ở cấp tư, ngai giữa thờ Đức Lư-Thái-Bạch, chủ về Tiên-Đạo trong

buổi "Tam-kỳ Phổ-Độ".

       Ở cấp năm, ngai thờ Đức Thích-Ca, giáo-chủ Phật đạo;

       Đó là cách thờ phượng với biểu tượng "Ngũ-chi Hiệp-nhứt". về

biểu tượng "Tam-giáo hiệp-nhứt" cách sắp đặt như vầy : Ở cấp năm phía

hữu của ngai Thích-Ca, có ngai Đức Thái-Thượng Đạo-Tổ, Giáo-chủ

Đạo-Tiên ; phía tả, có ngai đức Khổng-Thánh, Giáo-chủ đạo Nho. C̣n ở

cấp tư, phía hữu ngai Đức Lư-Thái-Bạch, có ngai Đức Quan-Âm Bồ-tát,

phía tả có ngai Đức Quan-Thánh Đế-Quân.

       Ba vị sau nầy vốn là Tam-Trấn, thay quyền Tam-giáo trong buổi

Tam-kỳ Phổ-Độ nầy.

       Cách thờ nơi Ṭa-Thánh (Tổ-đ́nh) phải có đầy đủ nghi tiết như

thế. C̣n tại mỗi Thánh-thất,th́ chỉ thờ Thánh tượng "Thiên Nhăn, Tam-

Giáo, Ngũ-chi, Tam-trấn".

      

 (1) Thái-Thượng       Thích-Ca        Khổng-Thánh

 (2) Quan-Âm           Thái-Bạch       Quan-Thánh

 (3) Giê-Giu                 Khương-Thượng     Giáo-Tông

 

 (1) Tam-Giáo : Thái-Thượng, Thích-Ca, Khổng-Thánh

       (2) Tam-Trấn : Quan-Âm, Thái-Bạch, Quan-Thánh

       (3) Ngũ-chi : Thích-Ca (Phật đạo), Thái-Bạch (Tiên đạo),

Giê-Giu (Thánh-đạo), Khương-Thượng (Thần đạo), Giáo-tông (Nhơn đạo).

 

CÁCH THỜ PHƯỢNG CỦA ĐO VÀ

                        Ư NGHĨA SỰ THỜ PHƯỢNG

 

        Nơi mỗi tư gia, bổn đạo thờ Thượng Đế bằng Thánh-tượng "Thiên

Nhăn" và lập vị Tam-trấn : giữa thờ Thái-Bạch-Kim-Tinh, tả thờ Quan-

Thánh-Đế-Quân, hữu thờ Quan-Âm Bồ-tát.

        Vật dụng thờ phượn gồm có :

        1)- Giữa Thiên bàn, chong một ngọn đèn luôn luôn chẳng cho

tắt, gọi là "Thái-Cực-đăng", để biểu tượng nguồn cội của Trời Đất,

cũng gọi là Tâm-đăng. Ngọn đèn nầy soi sáng khắp Càn-Khôn Vơ-trụ,

không lay, không chuyển. Vạn loại nhờ đó mà sanh ra, nhờ đó mà an vui.

Trời Đất nhờ đó mà quang minh, trường cửu. Người tu hành nhờ đo& mà

tác Phật, tác Tiên, siêu phàm nhập Thánh.

        2)- Phía ngoài, đặt 2 đèn cầy hay đèn sáp, hoặc đèn dầu phộng,

gọi lưỡng nghi-quang, tượng trưng cái lư ThÁi-Cực sanh Lưỡng nghi (âm

dương, v́ Thái-Cực động mà sanh dương làm Hỏa, mà Hỏa là Thần, tức là

Đạo sanh Nhứt. Đoạn Thái-Cực tịnh mà sanh Âm làm Thủy, mà Thủy là

Tinh, tức là Nhứt sanh Nhị.

        3)- Giữa Lưỡng-Nghi-quang, đặt một lư hương đốt năm cây nhang

gọi là ngũ-khí, v́ Thủy-Hỏa (Âm-Dương hay Tinh-Thần) hiệp lại kết

thành căn bổn cho ngươn khí.

        Luận theo châu thân con người, ngũ khí tức là ngũ-hành chi

khí, ban ngày mỗi khí đều ở yên có chỗ. Như ban ngày kim khí ở mũi,

thổ khí ở ngoài da. C̣n ban đêm, kim khí tụ tại phổi, mộc khí tụ nơi

gan, thủy khí trụ tại thận, hỏa khí tại tim, thổ khí nơi bao tử.

       V́ ngũ tạng hoạt động mà ngũ khí phải hao ṃn, suy kém. Nay gặp

"Tam-kỳ Phổ-Độ", nhờ Đức Chí-Tôn chỉ phép hồi quang phản chiếu cho

ngũ khí triều tụ nơi khiếu huyền quan mà siêu phàm nhập thánh. Đó là

phép "Ngũ khí triều huyên" hay là "Triều Ngươn".

       Luận về phép tu tĩnh, năm cây nhang ấy biểu tượng năm giai đoạn

tu hành, tùy theo công đức mà nên đạo quả. Năm cây nhang ấy gọi ngũ

phần hương là :

       1)- Giới-hương, nghĩa là giữ trọn giới cấm cho thân ḿnh trong

sạch.

       2)- Định-hương, nghĩa là thiền định cho tâm thân an tịnh.

       3)- Huệ-hương, nghĩa là thiền định rồi th́ phát huệ.

       4)- Tri-kiến-hương, nghĩa là phát huệ rồi gia công thêm nữa th́

sẽ biết cái lẽ mầu nhiệm của Tạo-hóa, tức là đắc lục thông.

       5)- Giải-thoát-hương, nghĩa là giải thoát luân hồi quả báo.

       Cúng phẩm th́ có :

       1.- Một dĩa quả tử đựng 5 sắc trái cây, gọi là Hậu thiên ngũ vị

đối với "Tiên thiên ngũ khí", là 5 cây nhang.

       2.- Bông, rượu, trà biểu tượng Tinh-Khí-Thần là Tam-Bửu tức là

ba món báu trong châu thân cần phải tương hiệp chẳng nên để chia ĺa,

tiêu tán mà phải sa đọa.

       Nên biết vạn pháp đồng nhứt lư. Người với Trời là một, nhưng

bởi Người trụy lạc mà phải xa Thiên lư.

       Người đạo biết sửa ḿnh theo luật đạo, hồi đầu hướng thiện, th́

người ấy bước qua thời kỳ dọn ḿnh.

       Dưới đây xin chỉ rơ cách Thần-Tiên un đúc tinh thần của người

đạo. Bắt từ chỗ dục vọng đi đến thất vọng, rồi mới trao cho cái đạo

pháp linh diệu phát hiện tại tâm linh.

       Trong thời kỳ "Dọn ḿnh", tức là thời kỳ "Phá mê", Thần-Tiên

dạy :

           a)- Phải có đức tin.

           b)- Mượn cái giả làm cái chơn.

       VỀ ĐỨC TIN.- Phàm theo một Tôn-giáo nào là chúng ta đă tin ở

giáo lư và chỗ cao siêu của Tôn-giáo ấy. Chúng ta đă có một đức tin.

Rồi ngày qua ngày, chúng ta lo tưởng tới đạo, đức tin ấy càng thêm

cứng rắn. Đức tin đă cứng rắn, th́ không một việc ǵ ở thế gian nầy

lay chuyển nó được. Là v́ tin chắc ở đạo, chúng ta đem cả trí lực hăng

hái, cả tinh thần cứng rắn mà làm đạo, thế nào chúng ta lại không đủ

nghị lực chống chỏi bất kỳ một biến cố nào ? Đức tin, theo phương ngôn

Âu-Tây, dời cả núi non. Muốn cho người tin có Thần, Thánh, Tiên, Phật,

tất phải có huyền diệu làm ấn chứng cho người tin tưởng mà làm lành,

lánh dữ, nên các Ngài dùng nhiều cách phá mê, nhứt là tạo cho người

một đức tin cho dễ bề độ rỗi.

      Với hạng người cần có tôn ti đẳng cấp mà hành sự, các Ngài đem

áo măo, sắc tứ ân ban, phong Thánh, phong Hiền, dạy tạo lập đền nầy

cảnh nọ, song các việc hành vi không ngoài lẽ đạo.

      Với hạnh trí thức, thích văn chương, các Ngài giáng cho những

bài văn cao siêu lưu loát, ư nghĩa thâm trầm, ẩn vi mầu nhiệm, đặng độ

dẫn. Với hạng thích huyền diệu, các Ngài giáng điễn lành cho chữa bịnh

và dùng huyền vi cơ bút đem họ về cửa Đạo.

      Với hạng người mộ Đạo, biết xét nét từng câu văn, phê b́nh từng

lời nói, phán đoán từng hành động trong việc Đạo để thấu triệt hư, th́

các Ngài d́u dắt một cách riêng, chỉ rơ hai lẽ chánh tà, dạy ăn năn

sửa tánh, đem tinh thần họ lên cơi Đạo là cơi toàn thể. Các Ngài cũng

cho biết công danh, phú quí là bào ảnh phù vân, dạy đem t́nh thương

đến chỗ Bác-ái, lấy vơ-trụ làm Nước Nhà, lấy Nhơn loại làm chủng tộc,

thi hành chủ nghĩa Đại-Đồng, phế cả quyền lợi, đến "Tánh mạng" cũng hy

sinh.

      Tóm lại mà nói, các Đấng Thiêng Liêng đều do tâm lư và tŕnh độ

trí thức mỗi người mà độ vào cửa Đạo. Các Ngài biết cách thỏa măn sở

thích và thị hiếu mỗi người, rồi áp dụng phương pháp phàm tục để độ

dẫn người phàm tục.

      Nhờ cơ bút cảm thông với Thần, Tiên, có ấn chứng, người mới tin

có Trời, Thần, Thánh, Tiên, Phật. Biết rằng mọi việc làm, dầu thiện

hay ác, dầu trong chỗ tối tăm thế nào cũng có Thiên-tri, Địa-tri, Quỉ

Thần-tri, th́ không dám làm sai như trước nữa. Tạo được cái "Tin tưởng"

ấy cho chúng sanh rồi, các Ngài mượn cái "Giả" đem lại chỗ "Chơn".

      VỀ GIẢ TƯỚNG.- Trong buổi làn sóng vật chất đương bủa ầm ầm lôi

cuốn con người vào biển dục, các Ngài mượn cái h́nh thức "Cân Đai Đạo

Đức" thay thế cho "Cân Đai Trần Gian", tập luyện người lần bước qua

nẻo chánh đại quang linh, bỏ lần thế t́nh mà quay về cửa Đạo.

      Lấy cái "Giả" là chỗ "Âm thinh sắc tướng" mà đem người về cửa

Đạo, đó là dĩ "Huyễn" độ "Chơn vậy.

 

 II.- THỜI KỲ "GIÁO-HÓA"

Về cơ Lư là Triết-Lư là Lư của "Tinh-Thần"  và Vật-Chất  tức là thời kỳ Lư và Sự

 Thờ Thiên Nhăn có ngôi Tam-Bữu

        Ơn trên có dạy :

               Tôn chỉ Đạo Cao-Đài tỏ rơ,

               Mượn hữu h́nh bày tỏ chỗ Vô.

               Thiên bàn làm cái bản đồ,

               Coi ngoài mà biết điểm tô trong ḿnh.

               Tuy là sự giả h́nh sắp đặt,

               Trái xem sao th́ mặt cũng in.

               Người tu phải biết giữ ǵn,

               Chuẩn-thằng qui-củ mà t́m Thiên cơ.

       Tại sao thờ Thiên Nhăn lại có Nhựt-Nguyệt-Tinh ?

       Tôn giáo nào cũng có hai phần : h́nh thức và tinh thần. H́nh

thức là phần hiển hiện ra ngoài, ai cũng thấy rơ, hiểu được ; tinh

thần là phần linh hoạt bên trong, có nhiều chỗ thâm diệu ẩn vi, người

ngoại cuộc dùng lư trí suy cầu, tưởng cũng khó mà thấu đáo.

       Vơ trụ sở dĩ có, là nhờ một đấng Chí-Tôn sáng tạo. Lấy nghĩa

cùng tột, th́ gọi Đấng ấy là Thái-Cực. Lấy nghĩa bao quát khắp thế

gian, th́ gọi là Thiên ; lấy nghĩa là Chúa vạn loại, th́ gọi là Đế.

Cho nên Đạo Cao-Đài xưng tụng Trời là "Đại-La-Thiên-Đế, Thái-Cực

Thánh-Hoàng ".

       Song xét v́ Trời là Đấng Chí-Tôn siêu việt vô cùng, trí phàm

không thể tưởng tượng cái tịnh thể ra sao, nhưng chúng ta tin tưởng có

Trời, th́ chủ lấy cái động thể (1) của Trời mà căn cứ cho sự tin

tưởng. Ấy là Đạo, Đạo tuy vô h́nh, nhưng tượng ra hữu vật để lạp pháp

trứ danh, phô bày cái thể mà thiệt hành cái dụng. Về h́nh thức, bức

tượng ấy chẳng qua là một biểu hiệu tôn kính, một tượng trưng về tôn

giáo (symbole religieux) mà thôi.

      

      (1) Có người bảo vạn vật sanh ra bởi ngẫu nhiên ; đó là một

điều lầm to. Ta thử nghĩ mỗi khi thấy một cái nhà, một cái xe, một

chiếc thuyền, ta chẳng dám nói rằng những vật ấy sanh ra bởi ngẫu

nhiên, mà ta biết có những tay thợ làm ra mấy vật ấy. Ta thấy có một

con chim bị đạn rơi xuống đất ; tuy không thấy ai bắn nó, song ta đă

biết chắc có người bắn v́ ta căn cứ ở kết quả mà nhận có nguyên nhơn.

      - Những hiện tượng quanh ḿnh ta, từ loài thảo mộc đến côn trùng

và phi cầm tẩu thú cho đến nhơn loại, sao ta dám cho ngẫu nhiên mà ra?

Nếu là ngẫu nhiên th́ muôn vật ấy tất là hổn độn, không vật nào phân

biệt với vật nào được. Sự thiệt là loại nào có h́nh thể theo loài ấy,

giống nào theo giống ấy, mỗi vật mỗi h́nh điều ḥa khéo léo lạ lùng,

khiến người có tư tưởng phải tự nghĩ rằng vạn vật sở dĩ xuất hiện như

thế là do nơi cái điều ḥa chí lư, nó tàn ẩn trong cảnh vô h́nh mà ta

không thấy. Ca&i điều ḥa ấy lại phát hiện trong bốn mùa xuân, hạ,

thu, đông, cứ liên tiếp mà vận hành trong trật tự, c̣n vạn vật th́

cũng ứng theo thời tiết mà sanh sanh hóa hóa. Vạn vật có sự sống rơ

ràng, không ai chối căi được. Lại sự sống ấy c̣n hàm dưỡng một giác

tánh biểu lộ từ cây cỏ thú cầm cho đến loài người th́ chuyển thành

cái trí khôn linh diệu lạ lùng. Cái lư điều ḥa tạo h́nh muôn vật, cái

sanh khí cái cảm giác ấy, cái động lực linh hoạt ở trong muôn vật, tất

phải do một nguồn cội nào. cái nguồn cội ấy, khi c̣n bất động (tịnh

thể) gọi là Đạo : mà khi đă động (động thể) mà chuyển hóa th́ gọi là

Đấng Tạo Hóa, là Thượng Đế,là Trời vậy.

 

 

     Nhưng xét về tinh thần, th́ lại có nhiều ư nghĩa cao xa, nhờ mặc

khải mà biết, hoặc trực giác mới xướng minh ra được.

     Trong Thánh huấn ngày 26 tháng 2 năm 1926, Đức Chí-Tôn giáng cơ

dạy rằng :"Chưa phải hồi các con biết đặng tại sao vẽ "Thánh-Tượng"

"Con mắt" mà thờ Thầy, song tHầy nói sơ lược cho hiểu chút đỉnh.

                    Nhăn thị chủ Tâm

                    Lưỡng quang chủ Tể.

                    Quang thị Thần,

                    Thần thị Thiên,

                    Thiên giả ngă giă (1)

      "Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh từ

ngày Đạo bị bế. Lập "Tam-kỳ Phổ-Độ", thầy cho Thần hiệp với Tinh-Khí

đặng đủ Tam-bửu.

       "Phẩm vị Thần, Tiên, Thánh, Phật từ ngày bế Đạo, th́ luật lệ

hăy c̣n nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đ́nh mỗi phen đánh

tản Thần, không cho hiệp cùng Tinh khí (2).

       "Thầy đến đặng hườn nguyên chơn thần cho các con đắc đạo. Các

con hiểu Thần cư tại Nhăn, bố trí cho chư đạo hữu các con hiểu với.

Nguồn cội Tiên, Phật, yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên các con mỗi

phen nói Đạo, hằng nhớ đến danh Thầy ".

        Vả chăng, con mắt là chủ thị quan, tức là biểu hiệu sự quan

sát cái tâm thức của ḿnh cho thiệt tinh vi, đặng lo đoạn tuyệt tam

nghiệp, lục căn mà trở về nguyên bổn

      

(1) Con mắt là chủ cái Tâm.

       Là chúa tể của 2 ánh sáng (nhăn quang)

       Ánh sáng là Thần,

       Thần là Trời,

       Trời là Ta vậy.

       (2) Trước khi "Tam-kỳ Phổ-Độ" xuất hiện, th́ Đạo bị bế, cho nên

tu nhiều mà thành ít. Từ 2000 năm bên Á-Đông nầy chỉ có một vị tu đắc

đạo tại Linh-Sơn (Tây-Ninh là đức Huệ-Mạng Kim-Tiên.

 

       Lại nữa, hồi Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ, Đức Chí-Tôn giáng sinh

lập Đạo lại mang lấy xác phàm, nên phải thờ Ngài bằng cốt tượng. Tam

Kỳ Phổ độ, Đức Chí-Tôn chỉ dùng huyền cơ diệu bút mà dựng nền chánh

giáo ; ấy là một cuộc bán hữu h́nh, nên thờ Đức Chí-Tôn bằng Thiên

Nhăn, cũng là cách thờ phượng bán hữu h́nh đó vậy.

       Phàm sự hành động, nhứt thiết cần phải có cái chi giám đốc mới

có phương nghiệm sát mà sửa ḿnh. Như con cái đặng hiếu thuận là nhờ

cha mẹ giám đốc cho con. C̣n chúng ta thờ Trời, và cố giữ luật Trời,

tức là tin nhận có Trời làm giám đốc sự hành động của chúng ta. Thiên

Nhăn vốn là biểu hiệu cho sự giám đốc đó vậy. Lại qua ngày 20 tháng

chín Bính-Dần (năm 1936). Ơn trên có dạy thêm ở trong "Đại Thừa Chơn

Giáo" vẽ cái lư sự thờ phượng như sau :

        "Đây Thầy giải sơ về cách thức thờ phượng của Cao-Đài Đại-Đạo.

        "Tại sao thầy dạy các con tạo ra Thiên Nhăn mà thờ ; không dạy

thờ h́nh tượng như các tôn giáo khác ? Các con phải biết rằng :

         Trời là Lư, th́ Lư ấy rất thông linh bao quát Càn-Khôn Thế-

Giới. Thầy đâu phải có xác phàm như các con, tạo h́nh thể như các

con, nên chi thờ "Thiên Nhăn" là thờ Thầy.

         "Tại sao "Thiên Nhăn" là Thầy ? Thầy có dạy trước :"Nhăn thị

chủ Tâm, Luỡng qung chủ Tể. Quang thị Thần, Thần thị Thiên, Thiên giả

ngă giă. Nhăn là chủ trái tim của con người. Trái tim ấy là Tạo Hóa

tức là Thần, mà Thần là cái lư hư vô. Lư hư vô ấy là Trời vậy.

         "Người tu hành chừng nào luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa

Thần, luyện Thần hườn hư, luyện hư hườn vô, th́ khí huyền quan nhứt

khiếu ấy  mở hoát ra.

         "Huyền quan nhứt khiếu ấy là chi ? Là Thiên Nhăn vậy. Nó ở

ngay nê hườn cung, gom trọn chơn dương chánh Đạo. Hai con mắt của các

con là Nhục Nhăn, tức là Âm với Dương, th́ cũng như Thái Cựclà Thiân

Nhăn, c̣n lưỡng quang là Nhựt Nguyệt hằng soi khắp Càn-Khôn cứ tuần

hườn măi, hết ngày đến đêm, hết đêm kế ngày, không bao giờ dứt sự hành

tàng của Tạo hóa".

 

                              THI

                "Luyện thuốc kim đơn rơ Đạo mầu,

                "Thành Tiên tác Phật tại song Mâu.

                "Âm Dương tàng ẩn cơ tại Mục,

                "Thần khí thông linh tại Thượng Đầu.

        Đại ư về bài thứ nhứt : Thần khiếm khuyết, nên Ơn Trên dạy khi

cúng phải nh́n ngay Thiên Nhăn, để luyện Thần v́ bấy lâu ḿnh để Thần

tản mác, nên rất hại cho sự sống thiêng liêng.

        Bài thứ nh́ dạy người với Trời có Một. Trời có ba báu là :

Nhựt, Nguyệt, Tinh. Đất có ba báu là : Thủy, Hỏa, Phong. Người có ba

báu là : Tinh, Khí, Thần.

        Trời nhờ ba báu ấy mà dưỡng dục muôn loài hóa sanh vạn vật

luân chuyển Càn-Khôn, chia ra ngày đêm, sáng tối.

        Đất nhờ ba báu ấy mà phong vơ điều ḥa, cỏ cây tươi nhuận,

phân ra thời tiết : Xuân, Hạ, Thu, Đông.

        Người nhờ ba báu đó mà tạo Tiên, tác Phật.

        Khi Tâm người đi đến chỗ Hư không rồi th́ "Huyền quan nhứt

khiếu" được mở hoát ra, tức là Thiên Nhăn đó ; ấy là ngôi Thái Cực.

Chừng ấy, sự hiểu biết không lo nghĩ mà biết, không học tập mà hay.

cái biết đó vốn có sẵn từ mấy kiếp trước, nay nhờ tu tĩnh mà được xuất

hiện ở kiếp nầy, nhà tôn giáo gọi là :"Phát huệ".

        C̣n hai cái Nhục Nhăn vốn là "Âm Dương", không kha&c nào Mặt

Trời và Mặt Trăng.

        Người Đạo đi đến Tinh thần nầy là bước đến thời kỳ "Khắc kỷ"

ấy là thời kỳ khử trược lưu thanh. Thế nào là khử trược lưu thanh ?

Tức là đem các thứ ô trược ở trong bổn thân ḿnh tự bấy lâu ra hết,

chỉ để lại cái nào c̣n thanh khiết đó thôi, từ xác thịt đến tư tưởng,

từ nghiệp duyên đến quả duyên, rồi đấp nền lại trên nền tảng "Đạo Đức"

        Thời kỳ nầy phải:

              a)- Nhơn đạo cho tṛn,

              b)- Trả quả.

              c)- Lập công bồi đức.

        Làm trọn nhơn đạo, tức là nhơn phẩm được hoàn toàn. Khi hành

nhơn đạo, phải lo trả quả và lập công bồi đức. Trả quả là nhận chịu

các nợ tiền khiên đă kết tập nhiều kiếp. v́ cái lẽ phải trả, nên gặp

nhiều đau đớn xảy ra cho Tinh Thần hay Thân Thể, nhưng đành cam chịu,

không than Trời trách Đất, không oán người, quyết chí trả xong mà

không vay thêm nữa.

        Lập công bồi đức là dùng Đạo Đức khuyên chúng sanh cải tà qui

chánh, cứu khổn pḥ nguy, tế nhơn, lợi vật. Muốn được vậy phải có ba

đại đức là : Trí, Nhơn, Dơng. Trí là sự khôn ngoan, biết phân biệt

điều phải lẽ quấy. Nhơnlà ḷng từ thiện bác ái, biết thương người mến

vật ; Dơng là hăng hái không rụt rè, thối trí trong việc phải mà ḿnh

đă định làm, mặc dầu gặp nhiều nỗi khó khăn, trở ngại. Trí, Nhơn,

Dơnglà ba đức lớn trong Thiên hạ, nhưng muốn thực hành, cần phải co&

ḷng "Thành-Tín".

        Thời kỳ Qui nguyên là trở về Nguồn gốc, tức là về với Thượng Đế.

    II.- THỜI KỲ QUI NGUYÊN  

                Về cơ Huyền-lư là Lư của Tinh. Tinh Thần

                      tức là "Đạo nguyên nhứtbổn".

                                 -----

 

                   Ngôi "Ngươn Thần" sáng tỏ, chói rọi

                         từ hang cùng đến nẻo tối.

 

       Thần ấy là chi ? Ấy là một vật thiên nhiên thâm diệu có sẵn

trong ḿnh mỗi vật. Thật là mầu nhiệm vô cùng không thể đo lường, rất

kín đáo, rất thanh tịnh, rất sâu xa, rất cẩn mật, rất quan trọng, rất

tinh tế, mà lại luân chuyển hoạt động, thoạt ẩn, thoạt hiện, biến hóa

vô cùng, không một vật nào, chỗ nào mà không có. Nhỏ hết sức nhỏ như

một vi trần, Thần cũng có thể ngự được. Lớn hết sức lớn là Vơ trụ Kiền

khôn, Thần cũng thông suốt qua thông thả.

       1)- Ở sự vật : Thần ấy làm cho hoa tươi đua nở, tám tiết cây

trái đượm đà, chim bay biết kiếm vật nuôi thân, biết tránh gió, tránh

bẫy, biết chọn cây mà đậu, biết thời tiết, biết phương hướng, biết vầy

đoàn hiệp bạn, biết thương đồng loại, biết d́u dắt nhau sớm tối.

       2)- Về luân lư : Thần làm cho cha từ, con hiếu, vợ thuận, chồng

ḥa, anh kính em cùng, bậu bạn thành thật.

       3)- Về tâm lư : Thần làm cho người biết rơ bổn tánh của ḿnh

đặng tầm phương chế ngự thất t́nh lục dục, dứt ṿng cương tỏa cho kiếp

số con người.

       4)- Về triết lư : Thần làm cho con người được trọn lành, nghĩa

là được trọn phận sự đối với nhơn loại ở thế gian nầy. Biết tầm một

quảng đời đạo dức, vui vẻ, thơ thới nhờ cái lạc tại kỳ trung, laé cái

vui tự trong, cái vui đạo thuật, cái vui kiếp sống cao thượng, vui

với lẽ chết sống, vui nơi chốn khổ sầu.

       5)- Về huyền lư : Thần làm cho người biết Trời với Ta là Một.

Người đi đến tinh thần nầy là người minh triết biết dùng Chơn Tâm mà

phán đoán, chớ không dùng lư trí mà suy nghiệm. V́ Chơn Tâm là ḷng

Thật, là Chân lư không c̣n bị ngoại cảnh và tư dục chế ngự, nên không

c̣n chấp trước, hết nhuốm bụi trần. Tinh thần ấy đă đến Huyền-lư rồi

vậy.

       Biết cái dĩ-văng là kết quả của cái hiện tại ưu sầu thống khổ, th́ phải lấy cái hiện tại mà tạo buổi tương lai cho rực rỡ, vẻ vang, rồi lấy cái tương lai mà làm cơ sở vững vàng cho muôn kiếp, tức là đi đến chỗ trường sanh bất tử vĩnh kiếp trường tồn, đồng ngôi Thánh, Tiên, Phật.

*

*         *

 Làm sao thấy được Thần của Trời Đất ?

       Những cơn lặng lẽ, êm đềm, Trời không có một chút gió lay,

Đất không một tiếng trùng động, nước không một lượn sóng xao, tư bề

phẳng lặng như tờ, ấy là lúc Thần của Trời Đất điều ḥa cả vơ trụ vân

vật và gây ra được sanh khí đó.

       Thần của Trời Đất phải như vậy mà Trời Đất phải dường ấy, mới

có được Thần, th́ người cũng phải theo thể cách ấy mà tự gây ra Thần

cho ḿnh. Thần đó mới thật là chơn cảnh, nên gọi là Ngươn Thần. Chỉ có

Thần ấy mới thấu đáo cả huyền vi mầu nhiệm.

       Tóm lại : Tu hành cốt yếu là ngưng thần nhập định để hợp làm

Một với Ngươn Thần mà thành Đạo. Song, ta phải tự tu dưỡng để tự

giải thoát lấy, không thể ỷ lại nơi Thần quyền. Dầu cho Thần Tiên muốn

giúp ta đi nữa, các Ngài cũng không thể v́ ta mà trái Thiên cơ. Chíng

Thần Tiên cũng c̣n phải lâm phàm hóa thân để tấn hóa thêm cho đến chỗ

hoàn toàn.

        Nay ta đă hân hạnh được làm người, sao lại chẳng do theo Chơn

lư để t́m con đường giải thoát, lại mong ỷ lại Thần Quyền ?

        Kết luận : Muốn học Đạo, phải tầm Chơn lư, ngoài Chơn lư,

không con đường cứu rỗi nào khác.

        Người Đạo đă đạt tới tinh thần nầy rồi, là người đă đến thời

kỳ trọn lành vậy.

        Thế nào là Thời-kỳ trọn lành ?

        Tức là thời kỳ "xét cuộc dinh hư tiêu trưởng của trần thế và

cái lư thiên nhiên của hóa công" tức là thời kỳ Triết Lư và  Huyền lư

đi đến chỗ không phân Nhơn Ngă. Tinh thần tấn hóa đến chỗ Đại Đồng,

hiểu đạo lư rơ ràng, sự lầm lạc đều dứt sạch, tinh thần đạt chỗ cao

thượng của Đạo, biết các Tôn giáo lư đồng, Chơn truyền có một. Một

ḷng thanh tịnh, chí quyết đi đến chỗ Chí-Thiện. Người trọn lành là

người đă đi đến Triết-lư, tức là người thông suốt nguồn gốc vạn vật.

Người minh-triết là người biết phán đoán khéo lấy cái giả mà làm nên

cái thật. Người minh triết là người thông suốt cả thời thế và đạo lư,

có kinh nghiệm lại biết dụng tâm, dụng trí mà phân biệt điều phải lẽ

quấy, không c̣n một mảy may ǵ sai lầm. Người ấy thoạt ở trong đời,

thoạt ở trong Đạo, tùy theo thời thế mà giúp Đời. Nhưng dầu ở vào cảnh

nào, người minh triết cũng không sao quên Đạo đặng. V́ Đạo là lẽ sống

chung, gồm bao cả cái lư tự nhiên, vô biên vô cực.

        Người minh triết là người đă đạt được Tâm hư không. Tâm hư

không là dứt bỏ được phàm phu tục tánh, nguồn ân bể ái,diệt hết thất

t́nh lục dục, được tánh Phật ḷng Tiên, cư trần bất nhiễm trần, ḷng

trong như vầng nhựt nguyệt, dốc chí dấn thân vào sông mê bể khổ cứu

vớt người ta khỏi mê tân, chẳng quản gian truân, coi sự sanh tử nhẹ

như mảy lông, miễn giải thoát chúng sanh khỏi ṿng hắc ám, dầu phải

muôn cay ngàn đắng cũng không thối chí ngă ḷng. Người minh triết, bực

siêu nhơn đó vậy.

THỜ TỔ TIÊN

         Ở vào chỗ thị thành đô hội, hoặc v́ nhà phố chật hẹp, hoặc v́

dân chúng nhiễm Âu hóa, sự thờ kính tổ tiên thấy giảm lần lần. Nhưng ở

thôn quê, sằn dă, ngoại trừ những người theo Thiên chúa giáo, c̣n th́

nhà nào như nhà nấy, đều thờ kỉnh ông bà cha mẹ đă măn phần.

         Thờ kính tổ tiên vốn không phải là một tục dị đoan (1), mà là

cách tỏ ra ḿnh nhớ chỗ cây cội nước nguồn, nhớ đến ơn sâu nghĩa nặng,

tức là kỷ niệm một cách chí thành chí kỉnh, cái công sanh thành dưỡng

dục của ông bà cha mẹ.

 

              (1) Dân tộc nào cũng có cái tục thờ kỉnh ấy, nhưng v́ phong tục mỗi nước khác nhau, nên sự thờ kỉnh cũng khác nhau về nghi thức.

 

Đạo Nho coi cha mẹ như cái quyền giám đốc cho người đời, hễ cha

mẹ làm ǵ, con cái phải làm theo nấy. Cũng v́ sợ cha mẹ khuất rồi lâu

ngày con cái không c̣n nhớ đến mà quên mất cái quyền giám đốc ấy và

quên luôn cả công ơn sanh dưỡng, cho nên phải lập ra sự thờ kính là

cốt để cho con ghi nhớ cha mẹ luôn.

        Sự thờ kính cũng là một phương giúp cho nền luân lư được vững

bền, nhứt là ngày tế lễ, ngày kỵ lạp, là cơ hội tốt cho anh em và bà

con cật ruột, đoàn tụ nhau cùng chung một cảm giác, ai nấy đều bi ai

xúc động đến tấm ḷng tưởng nguồn nhớ cội mà nhắc đến tiền nhơn đă

dựng nên gia tộc.

        Nhưng chỉ nên chú trọng lễ ư mà thôi, chẳng nên vẽ viên nhiều

nghi tiết, bày ra nhiều cúng phẩm không bổ ích c̣n nhọc công tốn của.

        Trong sự thờ phượng,cần nhứt là chí thành chí kỉnh. Đức Khổng-

Tử bảo :"Tế như tại, tế thần như Thần tại" (Tế tổ tiên, phải kỉnh như

tổ tiên ở đó, tế Thần, phải kỉnh như có Thần ở đó).

        Theo "Tam-kỳ Phổ-độ", cúng tế phải dùng toàn đồ chay, và không

đốt đồ mă cùng giấy tiền vàng bạc.

        Tóm lại, sự thờ kỉnh tổ tiên, người Việt Nam, dầu tŕnh độ tấn

hóa đến đâu, tưởng cũng nên duy tŕ mà chẳng nên xóa bỏ ; xóa bỏ chăng

là những nghi tiết dị đoan, những nghi tiết phiền phức mà thôi vậy.

 

                         Ư NGHĨA SỰ LY

 

         Theo quan niệm của nhiều nhà trí thức hiện kim, sự lạy là một

biểu tượng đê hèn của tánh tùng phục, nó làm mất hoặc giảm nhơn phẩm.

Điều đó không ai chối cải, nếu là lạy những người không phải thân nhơn

trưởng thượng ḿnh. Đến như lạy vong linh của các ân nhân tiền văng

cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nhứt là lạy đấng Tạo-Hóa Chí-Tôn, sự

lạy ấy từ xưa đến nay, ở các chùa chiền đ́nh miễu, ở nơi tôn miếu và

đền thờ tư gia, đâu đâu cũng công nhận là biểu tượng tôn kính các đấng

ḿnh thờ.

         Lạy là tỏ ra bề ngoài lễ kỉnh trong ḷng.

         Chấp hai tay lạy là tại sao ?

         Hữu vi Nguyệt, tả vi Nhựt, vị chi Âm-Dương, Âm-Dương hiệp

nhứt, phát khởi Càn-Khôn, sanh sanh hóa hóa.

         Trong năm ngón tay, ngón áp út gọi ngón "Vô danh", biểu hiệu

cảnh tượng Trời Đất chưa lúc khai "Vô danh Thiên Địa chi thỉ".

         Kịp đến hội Tư mới lập cơi Trời (Thiên sanh ư Tư), tính theo

thập nhị địa chi, th́ cung Tư ở tại góc ngón "Vô danh".

         Ngón cái gọi "Mẫu chỉ". Sau khi tạo Thiên lập Địa, vạn vật

mới hóa sanh, có h́nh chất hữu danh đông thọ nơi mẫu (Hữu danh vạn vật

chi Mẫu)

         Theo cách lạy của "Tam-kỳ Phổ-độ" trước khi chấp tay, phải

dùng ngón cái tay trái "Mẫu chỉ", ấn vào cung Tư tại góc ngón Áp-út

"Vô danh" của tay trái, gọi bắt ấn Tư (1), là ấn của Đức Chí-Tôn.

        Đức Chí-Tôn dùng phép Âm-Dương giao cảm mà tạo Thiên lập Địa.

        Con người là tiểu Thiên Địa cũng nhờ Âm-Dương giao cảm mà phát

sanh. Cho nên lạy kẻ sống hai lạy, v́ con người là nguồncội của nhơn

sanh lưỡng hiệp Âm-Dương mà ra.

 

(1)- Bắt ấn, người ta tréo mấy ngón tay lại, hoặc co ngón nầy

vô đưa ngón nọ ra, theo một cách thức riêng. Nguyên trong mấy ngón

tay, có ngón xuất điễn quang như ngón trỏ và ngón út, có ngón tiếp

điễn quang ở ngoài như ngón giữa và ngón áp út. Phàm muốn khỏi tiếp tà

điễn, khi bắt ấn, người ta co ngón giữa và ngón áp út lại, hoặc tréo

nhau theo cách thức riêng, đồng thời lại đưa thẳng ngón trỏ và ngón út

đặng xuất điễn mà chống cự, hoặc xua đuổi tà điễn.

       C̣n ngón cái là nguồn chứa sanh lực, phải co lại đặng tránh tà

điễn làm tổn thương sanh lực.

       Bắt ấn Tư,th́ dùng ngón tay trái ấn vào ngón áp út (cũng tay

trái), chỗ cung Tư, rồi nắm trọn tay lại. V́ đức Thượng-Đế là Đại

từ-bi, cho nên ấn của Ngài chỉ dùng cho chúng ta hộ thân, chớ không

cần xuất điễn, nên ngón trỏ và ngón út không đưa thẳng ra như bắt ấn

khác.

 

Lạy vong phàm bốn lạy, là v́ : hai lạy về phần người, một lạy Thiên, một lạy Địa.

        Lạy Thần, lạy Thánh ba lạy, là lạy các đấng dứng vào hàng thứ ba của Trời, và cũng chỉ rằng lạy cơ mầu nhiệm Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt.

        Lạy Tiên, Phật chín lạy, là lạy các đấng " Cửu Thiên Khai hóa (1)".

        Lạy Thượng Đế mười hai lạy, là v́ Thượng-Đế là "Thập Nhị Khai Thiên (2) nắm trọn "Thập Nhị Thời Thần" Trong tay. Số mười hai là số riêng của Thượng-Đế.

        LỄ NHC

        Có người tưởngcúng đại đàn phải cho thanh tịnh chẳng nên dùng

lễ nhạc ồn ào làm mất sự thanh tịnh và tạo ra thinh âm sắc tướng.

        Tưởng vậy là chẳng chịu phân biệt chỗ công truyền và tâm

truyền của Đạo, và chưa nhận thức cái công hiệu của lễ nhạc.

        Sách "Lễ-Kư" có câu : (Nhạc giả, Thiên Địa chi ḥa giă. Lễ

giả, Thiên Địa chi tự giă) (Nhạc là luật điều ḥa của Trời đất, Lễlà

phép trật tự của Trời Đất).

         Điều ḥa và trật tự vốn là luật thiên nhiên huyền diệu trong

vơ trụ.

         Như mặt Nhựt, mặt Nguyệt tuần hườn hết ngày đến đêm, hết đêm

đến ngày, trái Đất cứ xoay quanh mặt Nhựt, các v́ tinh tú cùng hành

tinh luôn luôn vận chuyển. Thế mà, Nhựt, Nguyệt, địa cầu, tinh tú,

hành tinh chẳng hề đụng chạm nhau,là v́ tuân theo luật trật tự của

Tạo Hóa (3)

      

(1) và (2) Xem lại "Cuộc sáng tạo" trong phần "Giáo điều"

       (2) Chúng ta niệm danh hiệu đức Chí-Tôn với 12 tiếng :"Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát".

       (3) Vật lư học gọi Vơ Trụ dẫn luật (Loi de l'attraction univer- selle).

      

Như tiếng trống, tiếng chuông, tiếng kèn quyển, đờn sáo đồng

thời khởi lên, đáng lẽ th́ ồn ào hỗn loạn lắm, thế mà tiếng nhỏ tiếng

to, giọng trầm giọng bổng, đều dung ḥa nhau, biến thành một âm điệu

thanh cao êm ái. Cho nên cổ nhơn nói: "Tinh thần của nhạc là ḥa" thật

chí lư vậy.

      Ở vào chỗ mồ mả, không buộc ai thương, nhưng người ta tự nhiên

có ḷng thương xót.

      Nơi tôn miếu, không buộc ai tôn kính, nhưng người ta tự ḷng tôn

kính.

      Thế là, mồ mả có cái không khí bi ai, tôn miếu có cái không khí

tôn nghiêm.

      Không khí có sức tạo nên t́nh cảm. Thánh nhơn ngày xưa v́ biết

tâm tánh con người có thể nhờ t́nh cảm dắc đến chỗ hay, cho nênchế ra

lễ nhạc, cốt yếu là đem cái lư ở trong phát biểu ra ngoài, nghĩa là

đem lẽ ḥa kỉnh trong tâm hồn tạo ra văn vẻ bề ngoài, gây thành một

t́nh cảm thanh cao để hạn chế ḷng người trong khuôn ḥa kỉnh.

       Lễ có mục đích là:

       a)- Hàm dưỡng tánh t́nh, thí dụ như cuộc tế lễ nghiêm trang tạo

ra t́nh cảm tốt, quan hệ đến đạo đức, đến sự thành kỉnh rất hậu của con

người.

       b)- Giữ ǵn những t́nh cảm cho thích hợp đạo trung, thí dụ nếu

t́nh cảm gây ra có khi thái quá đến chênh lệch, th́ nhờ lễ mà tránh

được sự chênh lệch ấy.

       c)- Định cái lẽ phải, cái t́nh thân sơ vaé trật tự cho phân

minh, thí dụ như định ngôi thứ và cách ăn mặc cho có trật tự trong xă

hội.

       d)- Tiết chế, kềm thúc t́nh dục của người không cho phóng túng

ra mà hỗn loạn.

        Tóm lại, lễ dạy người biết tiết độ, biết kỉnh Trời Đất, Thánh

Thần cho có bực thứ, biết giữ trật tự  trong xă hội, và biết cách đối

đăi cùng người cho hiệp đạo trung.

        Nhạc có mục đích là :

        a)- Tả đặng tánh t́nh u ẩn của con người, v́ hễ ḷng phiền

muộn th́ tiếng nhạc ai oán bi thương, c̣n ḷng thơ thới vui vẻ, th́

tiếng nhạc ôn ḥa lạc thú.

        b)- Tả đặng tinh thần một nước, v́ một dân tộc suy đồi tŕ

tuệ, th́ tiếng nhạc nghe dâm đảng hỗn loạn, hoặc buồn rầu bạc nhược;

c̣n dân tộc hùng cường, th́ tiếng nhạc theo đó mà hùng hồn dơng mănh.

        c)- Cảm hóa ḷng người theo điều thiện, là v́ trong một cuộc

tế lễ nghiêm trang có nhạc dự vào một cách trung chánh,th́ khiến con

người có cái cảm khái vô cùng về điều lành, điều phải.

       Tóm lại, nhạc có công hiệu gây được thiện cảm giữa muôn người

và làm cho đâu đấy được điều ḥa an lạc.

       Nhưng nếu lễ mà không kỉnh, nhạc mà không ḥa, th́ dầu bề

ngoàicó giữ đủ lề lối như sắc phục rực rỡ, chuông trống du dương, th́

cũng không ích lợi ǵ cho sự tấn hóa của người về đạo đức. Như vậy,

th́ lễ có ra ǵ, mà nhạc có ích chi?

 

Lễ nhạc c̣n hàm súc một ư nghĩa rộng ra đến các hành động xă

giao.

       Về việc giao tiếp, khi chủ khách gặp nhau, chủ chào khách có vẻ

cung kính, tức là có lễ; khách vui ḷng đáp lại lại có vẻ ḥa, tức là

có nhạc vậy.

       Trái lại, chủ chào khách có vẻ khinh khi, tức là không kỉnh,

không lễ ; khách tỏ ư bất b́nh, tức là không ḥa, không nhạc vậy.

       Trẻ em khờ dại đối với người trên thất kỉnh, người trên có ư

không vui, tức là không ḥa. Không kỉnh, không ḥa là không lễ nhạc

đó.

       Một diễn giả không kính cẩn, không khiêm tốn, chỉ đem tài hùng

biện xuyên tạc cá nhơn, nên chẳng gây được thiện cảm với thính giả,

tức là thất kỉnh. Thính giả bất b́nh chẳng hoan nghinh, không hưởng

ứng, tức là thất ḥa. Hai đàng đối nhau đều thất lễ nhạc.

      Chức sắc Hội Thánh là trật tự trong Đạo, tức là lễ.

      Chư tín đồ đạo hữu vui tuân mạng lịnh Hội Thánh mà hành Đạo cho

trên dưới điều ḥa, tức là nhạc vậy.

      Tóm lại, lễ là trật tự, nhạc là điều ḥa. Có trật tự, có điều ḥa

mới có cơ tương đắc, bằng không th́ dưới trên lộn xộn, không tôn ti mà

sanh hỗn loạn.

CHƯƠNG THỨ TƯ

 GIỚI - LUT

Phàm muốn bảo tồn trật tự và điều ḥa trong việc hành Đạo, cần

phải có giới luật là phép ấn định những qui tắc người tu hành phải

giữ.

      Tam giáo ngày xưa có Cựu luật.

      Đại Đạo ngày nay có Tân luật.

     Ḷng từ bi của Đức Chí-Tôn không nỡ hành phạt ai. Như Thiên điều

buổi trước, tự Thần, Thánh, Tiên, Phật hội lập để định luật thưởng

phạt cho nhau, hầu để giữ ǵn lẫn nhau, chớ đức Chí-Tôn chẳng dự vào.

Nhưng khi lập luật rồi dâng lên, th́ đức Chí-Tôn phê chuẩn chớ không

sửa đổi.

     Th́ cũng như Tân luật buổi nọ. Lư-Giáo-Tông hội chư Thánh lập

thành, đức Chí-Tôn vốn không dự đến. Nhưng khi dâng lên đức Chí-Tôn phê

chuẩn th́ nó đă thành Thiên luật.

     Ấy vậy Tân luật là Thiên điều tại thế, quí báu vô cùng, người

hành đạo phải tuân theo từng điều lệ mới mong đắc quả.

     Buổi trước Cựu luật buộc nhơn loại phải tự nâng cao phẩm hạnh

ḿnh cho tương đương với phẩm hạnh Thần, Thánh, Tiên, Phật mà lập vị

thiêng liêng cho ḿnh. C̣n nay th́ các Đấng ấy lại hạ ḿnh đến cùng

nhơn sanh d́u dẫn Nhơn hồn lên phẩm vị thiêng liêng. Buổi buộc th́

khó, buổi mở th́ dễ là lẽ đương nhiên (1)

      Phương chi, nhơn trí ngày nay đă qua khỏi Ngươn "Tấn hóa",tức là

đă tiến lên tŕnh độ khá cao, cựu luật không đủ kềm chế đức tin. lại

thêm Ngọc- hư-cung bác luật, Lôi-Âm-Tự phá cổ, nên tu nhiều mà thành ít (2)

 

    (1) Đây là một đặc ân lớn lao của đức Chí-Tôn ban cho chúng sanh

trong buổi "Tam Kỳ Phổ Độ".

      (2) Xem Thánh huấn ngày 14 thánh 7 năm Bính-dần (Thánh Ngôn Hiệp

Tuyển)

        Cựu luật và Cổ pháp ngày nay không c̣n ứng dụng. Nhữngbực tu

hành mà c̣n tưởng phải tùng Cựu luật và Cổ pháp,th́ trái với điều luật

của Đại Đạo "Tam kỳ Phổ Độ" vậy.

        Tân luật buộc phải phù hợp với dân trí, lẽ tất nhiên một ngày

kia nó c̣n phải sửa đổi cho ăn nhịp với tŕnh độ tấn hóa chúng sanh

sau nầy.

        Tân luận vốn qui định phương pháp hành động và điều khoản h́nh

phạt mà chức sắc và tín đồ phải chịu tại thế. Phàm phạm nhơn đă bị

phàm trị theo Tân luật th́ khỏi bị Thiên trị theo Thiên điều, là v́

một h́hn phạt không thể phải chịu hai lần. cho nên chư đạo hữu, chẳng

luận ở hạng nào, nếu rủi có lầm lỗi, nên vui ḷng chịu phạt theo Tân

luật, thié khỏi bị h́nh phạt thiêng liêng về sau. Đó là một đặc ân của

Đại Từ Phụ ban cho, đặng giữ ǵn phẫm vị thiêng liêng cho chúng ta là

con cái của người.

 

NGŨ - GIỚI

 

        Về việc thủ giới tŕ trai là giới luật mà người tu hành pha"i

giữ, đức Chí-Tôn có giáng cho những bài dưới đây với một giáo lư cao

siêu vaé mới mẻ.

 

                         I.- Giới sát sanh

 

        "Thầy đă nói với các con rằngkhi chưa có chi trong Càn Khôn,

Thế giới, th́ Khí hư Vô sanh có một ḿnh Thầy. Rồi Thầy lập ngôi Thái

Cực, Thái Cực phân Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân Tứ Tượng, Tứ Tượng biến

Bát Quái, Bát quái biến vô cùng mới lập ra Càn Khôn Thế Giới.

        "Thầy lại phân Tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là : vật chất,

thảo mộc, côn trùng, cầm thú, nhơn loại, gọi là chúng sanh.

        "Các con đủ hiểu rằng chi chi hữu sanh cũng do Chơn-Linh Thầy

mà ra. Hễ có sống, ắt có Thầy, Thầy là Cha của sự sống. v́ vậy mà ḷng

bác ái của Thầy vốn không cùng tận.

         "Cái sống của cả chúng sanh, Thầy phân phát khắp Càn Khôn Thế

Giới. Chẳng khác nào nhành hoa trong cội, nó phải đủ th́ giờ Thầy nhứt

định mới nở bông mà sanh trái, đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm.

         "Nếu ai bẻ hoa ấy nửa chừng, là sát một kiếp sanh không cho

biến hóa.

         "Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp, dầu nguyên sanh hay hóa

sanh cũng vậy, đến thế gian nầy lâu hay mau đều định trước. Nếu ai

giết mạng là chịu quả báo không sai. Biết đâu cái kiếp ấy chẳng phải

là Tiên Phật bị đọa luân hồi mà ra đến đỗi ?

         "Cái mạng sống là Thầy mà giết Thầy th́ không phải dễ. Các

con gắng dạy nhơn sanh điều ấy".

 

                      II.- Giới tà dâm

 

         "V́ sao tà dâm là tội trọng ?

         "Xác thân con người, tuy mắt phàm coi như một, kỳ trung vốn

chất chứa vàn vàn muôn muôn sanh vật. Những sanh vật ấy cấu kết với

nhau mà thành khối (formation des cullules) Vật chất ấy có tánh linh,

v́ vật nuôi nấng nó như rau cỏ, cây trái, lúa gạo, mọi lương vật cũng

đều có chất sanh. Nếu nó không có chất sanh, th́ thế nào tươi tắn và

chứa sự sống ? Như khô rũ, th́ là nó chết, mà các con nào ăn vật khô

héo bao giờ. C̣n như dùng lửa mà nấu, th́ là phương pháp tẩy trược đó

thôi, chớ sanh vật chưa hề phải chết.

        " Các vật thực vào tỳ vị lại biến ra khí, khí mới biến ra

huyết. Nó có thể hườn ra h́nh mới có sanh sanh tử tử của kiếp nhơn

loại.

        "V́ vậy, một giọt máu là một khối Chơn linh. Nếu các con dâm

quá độ, th́ là sát mạng chơn linh ấy. Khi các con thoát xác, nó đến

tại Nghiệt đài mà kiện các con. Các con chẳng hề chối tội đặng".

         "Vậy phải ǵn giới cấm ấy cho lắm".

 

                       III.- Giới tửu

 

       " V́ sao phải giới tửu ?

       " Thầy đă dạy rồi thân thể con người là một khối chơn linh cấu

kết lại. Nhưng chơn linh ấy vốn hằng sống. Phải hiểu rằng ngủ tạng lục

phủ cũng là khối sanh vật thành ra, nhưng phận sự của chúng nó làm,

thoảng như hiểu biết hay không hiểu biết, đều do nơi lịnh Thầy phán

dạy.

       " Vậy, Thầy lấy h́nh xác chất phàm các con mà giảng dạy. Trước,

Thầy nói v́ cớ nào rượu làm hại cho người về phần xác.

       " H́nh chất con người vốn là thú, phải ăn uống mới nuôi sự

sống. Như rượu uống vào tỳ vị, nó chạy vào khắp cả ngủ tạng lục phủ,

th́ trái tim con người chẳng khác như cái máy để trử sự sống, cũng

phải bị nó thâm nhập vào, làm cho sự lao động quá chừng đỗi thiên

nhiên đă định, thôi thúc huyết mạch vận động một cách mau lẹ, làm cho

sanh khí nơi phổi chẳng đủ ngày giờ nhuận huyết cho tinh sạch.

       Trược huyết ấy thối lại cùng trong thân thể, để vật ô trược vào

trong sanh vật, mỗi khối ấy ăn nhằm phải bịnh, một ngày thêm một chút,

hết cường tráng, cốt tủy lần lần phải chết theo. Nhiều kẻ chết nửa

thân ḿnh cũng v́ rượu.

       "Bây giờ Thầy nói sự hại của rượu về phần Hồn các con;

       " Thầy nói cái chơn thần các con là khí chất, nó bao bọc thân

thể các con như khuôn bao vậy. Nơi trung tim của nó là óc, nơi cửa

xuất nhập của nó là mỏ ác, gọi tiếng chữ là Vi-Hộ. Nơi ấy Hộ-pháp hằng

đứng mà ǵn giữ Chơn linh các con khi luyện thành đạo, đặng hiệp một

với Khí rồi Khí mới đưa đến Chơn thần hiệp một mà siêu phàm nhập

Thánh.

       " Óc là nguồn cội của Khí mà óc cũng bị huyết mạch vận động vô

chừng, đến nỗi tán loạn đi, th́ Chơn thần thế nào an tịnh đặng maé

điều khiển ? Thân thể phải ra ngây dại, trở lại chất thú h́nh. Mất

phẩm nhơn loại rồi, c̣n mong chi đặng phẩm Thần, Thánh, Tiên, Phật ?

       " Lại nữa, buổi loạn Thần ấy để cửa trống cho tà mị xung đột

vào, giục các con làm việc tội t́nh mà phải chịu luân hồi muôn kiếp.

       " Vậy Thầy cấm các con uống rượu, nghe à !"

 

                       IV.- Giới gian tham

 

        " Ôi ! Thầy sanh các con, th́ vẫn thương yêu các con chẳng

cùng. Thầy lại cho các con đến thế giới nầy với một Thánh thể thiêng

liêng, y như h́nh ảnh của Thầy, không ăn mà sống, không mặc mà lành.

Các con không chịu, lại nghe lời cám dỗ mê luyến hồng trần, ăn cho

phải bị đày, dâm đến phải bị đọa, nên chịu nạn áo cơm, dục quyền cầu

lợi.

        LỢI ! Thầy đă dành để các con chung hưởng cùng nhau mà cũng v́

tham, đứa chứa nhiều, đứa chịu đói.

        QUYỀN ! Thầy cũng ban cho các con in như Thầyđă ban cho chư

Thần, ThÁnh, Tiên ,Phật, hầu cho đủ đề kềm thúc lấy nhau, đặgn giuẽ

vẹn Thánh chất yêu sanh của Thầy. Mà quyền ấy lại trở nên một lợi khí

buộc trói nhơn sanh trong ṿng tôi mọi. Ôi ! thảm thay ! cái thất vọng

của ThẦy rất nên ghê gớm !

        " Các con có hiểu v́ sao cả nhơn sanh đều gian tham chăng ?

        " Th́ cũng v́ muốn cho nhiều sanh mạng chịu phục dưới quyền

thế, lợi lộc của nó.

        " Sự yếu trọng của con người là nạn cơm áo, mà nắm chặt quyền

phân phát cơm áo, th́ chưa ai đă thọ sanh nơi thế gian nầy tránhkhỏi

gian tham.

        " Muốn đặng quyền hành ấy, phải làm thế nào ? Dùng hết mưu

chước quỉ quyệt thâu đoạt lợi lộc quyền thế cho nhiều. V́ vậy mà đời

trở nên trường tranh đấu, giựt giựt giành giành, gây nên mối loạn.

Nhơn loại nghịch lẫn nhau, giúp cho phép tà quyền mạnh hơn yếu thiệt,

mất phép công b́nh thiêng liêng Tạo Hóa.

       "Vậy tham gian đă nhập ḷng người, th́ ḷng hết đạo đức. Tham

gian đă nhập vào nước, nước hết chơn trị, Tham gian đă lộng lên toàn

thế giới, thế giới hết Thánh Thần.

       "Thầy chẳng cần nói, sự gian tham có thể giục các con thất

đạo cùng Thầy mà bị lắm điều tội lỗi.

       " Ấy vậy gian tham là tội trọng".

 

 V.- Giới vọng ngữ

 

        " Thầy đă nói nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho

một Chơn linh ǵn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần

nói, các con cũng hiểu rơ rằng Chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng

giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Đấng Trọn lành

nơi Ngọc-hư-Cung, nhứt nhứt đều lành và việc dữ đều ghi chép không

sai, đặng dâng vào ṭa phán xét . Bởi vậy một mảy không qua, dữ lành

đều có trả.

        " Lại nữa, Chơn linh ấy có tánh Thánh nơi ḿnh, chẳng phải ǵn

giữ các con mà thôi, lại c̣n dạy dỗ các con. Thường nghe đời gọi lộn

Lương tâm là đó.

        " Bởi vậy, chư hiền, chư Thánh nho nói đạo rằng :" Khi nhơn

tức khi tâm, khi tâm tức khi Thiên. Khi Thiên đắc tội, hoạch tội ư

Thiên vô sở đảo giă.

        " Như các con nói dối, trước chưa dối với người các con đă

dô&i với lương tâm, tức là Chơn linh. Thầy đă nói Chơn linh ấy đem nạp

vào Ṭa Phán xét từ lời nói của các con, dầu những lời nói ấy không

thiệt hành, chớ tội t́nh cũng đồng một thể.

        " Nơi Ṭa Phán xét, chẳng một lời nói vô ích nào mà bỏ qua,

nên Thầy dặn các con phải cẩn ngôn cẩn hạnh.

        Thà các con làm tội đặng chịu tội cho đành, chẳng thà các con

nói tội mà phải mang trọng h́nh đồng thể.

        " Các con khá nhớ".

 

TRAI - GIỚI

 

         " Chư môn đệ phải giữ trai giới. V́ tại sao ?

         " Chẳng phải Thầy c̣n buộc theo Cựu luật, song luật trai giới

rất quí báu nếu không giữ chẳng hề thành Tiên, Phật đặng. Thầy cắt

nghĩa :

         " Mỗi người dưới thế nầy vốn có hai xác thân : một xác phàm,

một xác thiêng liêng. Mà cái thiêng liêng do nơi xác phàm mà ra, gọi

nó là bán hữu h́nh, v́ có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy

đặng. Cái xác huyền diệu thiêng liêng ấy do Tinh, Khí, Thần mà luyện

thành. Khi nơi xác phàm xuất ra, th́ lấy h́nh ảnh xác phàm như

khuôn in rập. C̣n như đắc đạo mà có Tinh Khí không có Thần, th́ không

thể nhập mà hằng sống. C̣n như có Thần mà không có Tinh Khí th́ khó

hườn Nhị xác thân (1). Vậy ba món báu ấy phải hiệp lại mới đặng.

        " Nó vẫn là chất, tức hiệp với không khí Tiên Thiên mà trong

khí Tiên thiên th́ có điễn quang. Cái chơn thần buộc phải tinh tấn,

trong sạch nhẹ nhàng hơn không khí mới ra khỏi Càn Khôn, Thế giới

đặng. Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất

Thánh, Tiên, Phật đặng. Phải có xác phàm tinh khiết mới xuất Chơn thần

tinh khiết.

        " Nếu các con ăn mặn luyện Đạo rủi có ấn chứng th́ làm saomà

giải tán cho đặng ?

        " Như rủi hườn Nhị xác thân, cái trược khí ấy vẫn c̣n, mà

trược khí lại là vật chất tiếp điển (bon conducteur d'électricité).

Cái Nhị xác thân ấy chưa ra khỏi lằn không khí đă bị sét đánh tiêu

diệt. C̣n như biết khôn ẩn núp tại thế mà làm một bực Nhơn Tiên, th́

kiếp đọa trần cũng c̣n chưa măn.

       " Vậy, Thầy buộc các con phải trường trai mới luyện đặng đạo".

 

-------------

 

        (1) Nhị xác thân, Tiên gia gọi Anh nhi hay Thánh thai (foetus

spirituel) phải đủ Tinh, Khí, Thần luyện mới thành, phép luyện đạo th́

vô cùng mầu nhiệm, quyễn sách này không phải chỗ giải bày.

 

 

                            CHƯƠNG THỨ NĂM

                                  ---

 

                         MƯỜI HAI ĐIỀU TÍN NGƯỠNG

                          CĂN BẢN CỦA ĐI ĐO

 

        1/- Thượng-Đế là đấng tạo ra Càn-Khôn, Vơ-trụ và hóa sanh vạn

vật. Nhơn loại phải tin tưởng kính trọng Thượng-Đế và trong các hành

động, nhứt nhứt phải tùng Thiên luật.

        2/- Laé Đại Từ Phụ, Thượng-Đế không bao giờ hành phạt chúng

sanh toàn là con cái yêu đương của Ngài. Nhưng v́ phép công b́nh,

Thượng-Đế lập luật "Nhơn Quả" làm cân thưởng phạt thiêng liêng. Chúng

sanh do chỗ hành động ḿnh mà rước lấy họa phước.

        3/- Ḷng từ bi Thượng-ĐẾ không nở để chúng sanh không rơ Thiên

Điều mà phạm tội, nên từ thượng cổ, Ngài đă phản tánh giáng trần lập

Đạo,đặng dạy dỗ chúng sanh biết điều thiện maé làm, điều ác mà lánh,

và d́u dẫn bát phẩm chơn hồn tiến hóa lên đến chỗ cực điểm. Nhưng nếu

ḷng người mê muội, không hồi đầu giác ngộ, th́ h́nh phạt phải cam;

        4/- Thượng Đế chưởng quản Càn Khôn Vơ Trụ.

            Thiên triều gồm các Đấng trọn lành phụ sự trong cuộc

chưởng quản ấy.

        5/- Luân hồi là cơ tấn hóa của bát phẩm Chơn hồn. Trong mỗi

kiếp tái sanh, các Chơn linh gây ra nghiệp duyên, nên tái sanh buộc

phải thọ quả. V́ vậy mà Luân-Hồi và Quả-Báo đi đôi.

        6/- Thần, Thánh, Tiên, Phật trước vốn là người phàm, nhờ tu mà

đắc quả (1). Vậy th́, tất cả phàm nhơn, ai cũng có thể làm Tiên, Phật,

nếu biết tu, nhứt là gặp "Tam Kỳ Phổ Độ", ban hành luật Đại ân xá,

chúng sanh được may mắn "tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời"

 

 (1) Ngoại trừ các Đấng Tiên Phật của Thượng Đế hóa ra từ khi

khai Thiên tịch Địa để giúp Ngài trong công cuộc khai hóa.

 

        7/- Phàm nhơn là Hồn tại thế, Âm nhơn là Hồn giải thể, cho nên

Phàm nhơn và Âm nhơn có thể không thông công bằng cơ bút,đồng cốt,

hoặc phương thế nào khác.

        Người tu luyện đến bực cao siêu có thể xuất Chơn thần thông

công với các đấng Thiêng Liêng, hoặc luyện đắc" Nhăn Thông " và "Nhĩ

Thông" mà thấy và nghe được Âm nhơn (1)

        8/- Vật chất tan ră rồi hợp thành một thể chất khác, duy chư

Hồn là trường tồn và tuần tự tấn hóa đến mực cuối cùng là chỗ chí

thiện.

        9/- Âm nhơn mới giải thể c̣n quyến luyến hồng trần, chưa thoát

được buồn vui đau khổ, bởi c̣n mang cái Chơn thần là tạng chứa t́nh

cảm (2). Âm nhơn cần có thân nhơn tụng kinh cầu nguyện cho họ được an

ủi mà bớt đau khổ.

        Kinh cầu siêu (3) rất linh nghiệm v́ mỗi tiếng tụng lên vốn có

sức rung động huyền diệu vô cùng. Sức rung động ấy, hiệp với sức tư

tưởng mạnh mẽ và thành kỉnh của người tụng kinh (4) gây thành một mănh

lực phi thường đánh tan Chơn thần của Âm nhơn, giúp cho họ mau giải

thoát đau khổ và h́nh phạt thiêng liêng, đặng đi đầu thai được sớm.

        10/- Con người thọ sanh tại thế đều có số mạng định đoạt do

nghiệp duyên của ḿnh đă tạo ra trong kiếp trước. Cho nên người biết

đạo bao giờ cũng an phận tùy duyên, chẳng v́ nghèo túng mà trễ nải

việc đạo.

 

    (1) Không phải nghe thiệt tiếng mà chỉ nghe cái âm ba của tư

tưởng.

      (2) Nhiều Âm hồn c̣n oán giận, mong t́m cách phá khuấy kẻ thù

mà báo oán.

      (3) Đại Đạo có "Di Lạc Chơn Kinh" là kinh cầu siêu rất quí.

      (4) Người tụng kinh phải là một vị đạo đức Chơn tu, mới có tư

tưởng mạnh mẽ và kỉnh thành. Đồng nhi tụng kinh cũng tạm được v́ là

Chơn linh c̣n trong sạch và vô tội.

        Nếu con người biết chuyên làm lành lánh dữ cùng tu âm chất

trong kiếp đương sanh, th́ có thể chuyển họa ra phước, Định mạng là

Trời mà lập mạng là Ta vậy.

         11/- Tân luật có ảnh hưởng rất lớn lao về Tiên phong Phật sắc

của người tu trong Đại Đạo ; chẳng giữ "Tân luật" là trái phép Đạo,

không bao giờ vào được Bạch Ngọc Kinh.

         12/- Muốn đắc quả, phải dự thí ở trường thi "Công quả" nghĩa

là phải phổ độ chúng sanh. Không làm đặng thế nầy, phải t́m thế khác

mà làm âm chất, th́ cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng có thể đạt

được phẩm vị thiêng liêng .

 

Chung .

Mục - Lục
   

I.- PHẦN GIÁO ĐIỀU  CHƯƠNG THỨ NHỨT               

Vơ-trụ-quan - Sự sống trong cơi hư linh

Vô cực

Bao ngôi

Cuộc sÁng tạo

   
CHƯƠNG THỨ HAI

Hồn thể con người

Nhơn hồn sau khi giải thể

   
CHƯƠNG THỨ BA 

Kiếp luân hồi

Luật nhơn quả

Thời gian báo ứng

Nhồi quả

Bổn giác

Quan niệm về Thiện và Ác

Bản ngă

Chơn ngă

   
CHƯƠNG THỨ TƯ 

Sự sống ở cơi hữu h́nh tức là thế gian

Phương pháp tu hành

Thất t́nh

Tham dục

Ăn chay

Nước nào cũng trọng sự ăn chay

Ăn chay đối với khoa học

Ăn chay đối với luân lư

Ăn chay đối với tôn giáo

   
CHƯƠNG THỨ NĂM

Đức tin sáng suốt

Cơ khảo thí

Cơ thử thách (cách thần tiên huấn luyện người học đạo)

Cơ bút phổ thông (sự tiếp xúc của cảnh vô h́nh với cảnh hữu vi)

Biệt phân tà chánh

Cơ bút huyền bí (mật pháp và bí truyền)

Cơ bút là chi ?

 Cơ mầu nhiệm của Trời và của người

Về việc thông công với Thần Tiên

 Cơ thể và huyền khiếu của đồng tử

 Cơ quan đồng tử

 Cơ bút có mấy bực và đồng tử có mấy hạng

 Sự lợi hại của cơ bút

Phương pháp duy tŕ cơ bút

   

II - PHẦN GIÁO LƯ

 CHƯƠNG THỨ NHỨT

 

Tôn chỉ của Đại Đạo

Chủ nghĩa của Đại Đạo - Bác ái - Chí thành

Cứu cánh của Đại đạo

Phổ độ

Đại ân xá

   
CHƯƠNG THỨ HAI

Chánh thể của Đại đạo

Hội thánh

Cửu trùng đài

Hiệp Thiên Đài

Bát quái đài

Cửu trùng thiên

   

CHƯƠNG THỨ BA                        

 Lễ nghi tế tự

Thờ Trời

Thờ Thiên Nhăn

 Thời kỳ phổ độ

 Thời kỳ giáo hóa

Thời kỳ qui nguyên

Thờ tổ tiên

Ư nghĩa sự lạy

Lễ nhạc

   

CHƯƠNG THỨ TƯ                   

 

Giới luật

Ngủ giới

Trai giới

   

CHƯƠNG THỨ NĂM

12 điều tín ngưỡng căn bản của Đại đạo