Ðiều chủ quan của ông Ðào Trinh Nhất trong đoạn văn phê phán chứng tỏ ông đã không nắm vững quan điểm Tam Giáo, Ðồng Lưu của Ðông Phương. Người ta có thể tìm thấy hình ảnh đồng lưu trên khắp VN đã có từ nhiều thế kỷ nay. Chính quan điểm nầy đã hoàn thiện kết hợp tư tưởng giữa hữu vi và vô vi tưởng chừng như đối lập nhau. Nhận xét của ông Ðào Trinh Nhất Các Tôn giáo không khi nào ở chung với nhau được cùng một bàn thờ thiếu chính xác mà chỉ do con người không muốn đem Tôn giáo vào chung một ngôi đền. Con người không muốn, không do Tôn giáo không thể. Một phái đoàn truyền giáo Tây Phương khi đến Tây Tạng truyền giáo vào thế kỷ 19 đã cố gắng phân biệt giữa Ðức Chúa Jésus ở Phương Tây và một vị Phật, Bồ Tát Ðông Phương. Người dân Tây Tạng Ngây thơ hỏi Ðức Chúa Jésus có biết chữa bệnh không ? Ðoàn truyền giáo Tây Phương trả lời biết chứ ; ngài chữa cho người không lấy tiền, mù thành sáng, bệnh hết bệnh. Thế Ngài có thương yêu con người nghèo khổ không ? Thương yêu chứ nếu không sao Ngài lại xuống thế chuộc tội cho thế gian, dậy con người làm lành tránh dữ. Người dân Tây Tạng trả lời, Ðúng rồi đích thị Ngài là Phật, Bồ Tát Tây Phương trong kinh điển có ghi . Chúng tôi tôn kính và thờ phượng Ngài có sao đâu, cứ đưa tượng Ngài vào chùa. Sự khác biệt do con người không phải do bản chất của Tôn giáo. Bằng cái tâm không phân biệt, một cái cởi mở tất cả những người phục vụ cho con người, hy sinh chữa bệnh cứu người đều là Phật, Bồ Tát .
Theo cuốn tài liệu Le Caodaisme Par La Laurette et Vilmont ( :19 ) của hai nhân vật Thực dân Pháp phục vụ tại Nam Kỳ vào thập niên 1930 cho biết về ông Lê Văn Trung, Ông có thật thích danh vọng hào phoáng, đam mê cờ bạc, thuốc phiện và n" sắc và cho rằng chính tứ đổ tường đã làm hỏng công việc làm ăn của ông. Kể từ năm 1920, ông thầu khoán Lê Văn Trung bắt đầu làm ăn thua lỗ. Ông suyết đi tù vì nhà máy giấy Thủ Ðức, khi không chứng minh được hợp lý việc sử dụng vốn của xí nghiệp này. Năm 1924, tất cả bất động sản của ông tại Chợ Lớn đều bị một tay chủ Ngân hàng Ấn sai áp vì thiếu nợ 12.000 $ ( số tiền rất lơn so với thời giá ) Ông phải quyên góp trong gia tộc và nhờ người bạn thân khác đứng ra mua lại phần đất có mồ mả tổ tiên của mình. Nghịch cảnh đả đẩy ông Trung vào tình thế bế tắc hoàn toàn, thay đổi cuộc đời, cuối cùng ông đã đến với Cao Ðài như một con đường giải thoát .
[ Le Caodaisme Par La Laurette et Vilmont Ðược ông Nguyễn Văn Trung giới thiệu trên Triết Tập Chí Triết học Tư Tưởng số 1 ( không rõ năm ] Cali ; San José : 191. Nguyên là khoa trưởng Văn Khao thuộc Viện Ðại Học Saigon, là tác giả của nhiều tác phẩm trước năm 1975 tại Saigon như ngôn ngữ và thân xác ( 1960 ), Hành trình trí thức của Karl Marx ( 1969 ), Nhân Ðịnh Chủ Nghĩa Thực dân Pháp tại VN v.v... Le Caodaisme Par La Lautte et Vilmont được GS. Trung giới thiệu chưa phải là một cuốn sách xuất bản, mà là một tập tài liệu của Thực dân do La Laurette chức vụ Thanh tra chính trị sự vụ và hành chánh Nam Kỳ viết xong ngày 1-1-1932, Vilmont là Tham Biện Chu tỉnh Tây Ninh viết hoàn tất 1-4-1933 hợp lại khi sử dụng tài liệu, chúng tôi đã rất thận trọng vì nó phản ảnh quan điểm thống trị Thực dân Pháp, tuy nhiên về phần sự kiện đã có nhiều chi tiết cho phép người viết dùng để đối chiếu với một số vấn đề liên quan khác, Thực ra tập tài liệu Le Caodaisme Par La Laurette et Vilmont đã được đăng tải trên tờ The Bulletin of the School of Orientad and African Studies ( Bsoas ), 1970 của viện Ðại Học Luân Ðôn do Giáo sư, Học gỉa R.B.Smith giới thiệu ; với nhận xét cảnh cáo người đọc thận trọng vì những lời lẽ bình phẩm do nh"ng bàn tay thực dân Pháp mang tính chất thiếu vô tư, và thành thực. ( The Cynicism of Political Observers : 335 ) Học gỉa R.B.Smith đăng bài báo này như là một bài giới thiệu Ðạo Cao Ðài .
Ông Trung là nhà lãnh đạo Cao Ðài Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt có công thiết lập và hệ thống hóa tổ chức tôn giáo Cao Ðài theo một căn bản, Tính chất Ðạo Cao Ðài là Ðại Ðồng Nhân Loại có mục đích điều hòa tất cả mọi tín ngưỡng, dung nạp triết lý Nho Thích Ðạo làm căn bản [ Tiểu Sử Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt ( Lê Văn Trung ) Tòa Thánh Tây Ninh. Tái bản lần thứ 1 tại Cali ;1997 :15 ]. Tiếp theo cũng trong đơn xin khai đạo. Ông Lê Văn Trung cũng tỏ ra phương pháp , Giáng đàn dạy đạo và hiệp Tam-giáo lập Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ tại cõi Nam. ( Bid :23 ). Lời lẽ phương pháp người ta vẫn hoàn toàn nhập với căn bản tư tưởng của Ðông Phương . Tuy nhiên ở đây người ta phải hiểu được trong thời gian Thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ họ đã du nhập vào phong trào cầu cơ . Hàng loạt sách vở nói về phương pháp, nghiên cứu tường tận về phương pháp này của Allan Kardec, Flamaron, bà Bavalsky và Aninie Besant v.v... làm say mê những người cộng tác và biết tiếng Pháp tại Nam Kỳ. Chính đó là nguyên nhân giúp cho các nhà sáng lập đạo Cao Ðài sử dụng, để quảng bá tư tưởng thần bí Cao Ðài. Ðồng hóa Cao Ðài thành Thượng Ðế, Phật hay Jésus cùng các nhà vĩ nhân khác, qua hình thức cơ bút, chuyển thành sấm ký, tiên tri, lập ngôn, rao giảng gây ra niềm tin . Tỷ như Nguyễn Trải theo truyền thuyết đã dùng mỡ viết trên lá cho kiến đục để gây niềm tin cho quần chúng. Thực tế thì chưa ai kiểm chứng, dùng mỡ viết trên lá để cho kiến đục câu Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần bao giờ. Nếu thực hiện được chắc chắn chiếc lá đó phải to lắm vì ch" Hán nhiều nét ( ? ! ). Nhưng điều đó không cần thiết đối với tâm lý quần chúng .
- 14-7-1893. Là học sinh nổi tiếng thông minh, ông tốt nghiệp Chasseloup Laubat.
- 1893-1912. Ra trường là Thư ký tập sự, phụ trách về công chính Dinh
Thống Ðốc Nam Kỳ. Ông Trung làm việc 9 năm tại đây, luôn được khen ngợi .
- 1900. Ðắc cử vào Hội Ðồng quan hạt Quận Nhì [ gồm các khu vực Gia Ðinh, Chợ Lớn, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Cap St Jacques ] Hội đồng này gồm một nữa người Pháp và một nửa khác là người bản xứ. Trong thời gian hoạt động Hội đồng với tư cách dân biểu Lê Văn Trung là người bên vực cho quyền lợi của Nông dân, thành ra uy tín của ông lên rất cao .
- 5-1905. Xin nghỉ 4 tháng không lương, hợp tác với anh là Lê Văn Diệu, thầu công việc đường sắt . Tuy nhiên theo La Laurette, mặc dù được thăng trật rất đều nhưng sự vụ hành chánh không thỏa mãn được tham vọng và lương bổng không đủ thõa mãn nhu cầu. ( Ibid :195 ) cho nên ông phải nghỉ việc. Ðiều này La Laurette hoàn toàn chủ quan, muốn người Việt Nam theo cách nhìn của thực dân, đều phải phục vụ cho quyền lợi của người Pháp. Bằng con mắt Thực dân, Laurette nhận diện phiến diện ý nghĩa của việc xin tạm nghỉ lần đầu tiên không thỏa mãn được tham vọng [?] và lương bổng không đủ thỏa mãn nhu cầu Lời lẽ hàm hồ của La Laurette đưa ra khiến cho người ta không khỏi ngạc nhiên thứ nhất là nói về tham vọng. Laurette không mô tả tham vọng. Một con người có học, tốt nghiệp Chasseloup Laubat trong giai đoan này không phải là chuyện xoàng. Người Pháp đang cần người cộng tác. Lê Văn Trung thông minh, khôn ngoan thừa biết điều này hơn nữa ông có dư khả năng để tiến thân bằng con đường Mãi quốc cầu vinh như hàng loạt người VN vong bản công tác với Tây trong giai đoạn này. Tại sao ông Trung chọn con đường đầy khó khăn này ? Lý do đơn giản do lòng ái quốc. Tinh thần dân tộc khiến ông đi đến quyết định .
- 6-3-1906. Lê Văn Trung bỏ không làm việc trong dinh Thống Soái, dứt khoát từ chức Thư Ký hạng 3, việc này có một ý nghĩa lớn hơn La Laurette đã nhận xét, đấy chính tham vọng của ông Lê Văn Trung. Chính thức đùng làm ăn riêng, vì giao du rộng nên công việc của ông dần nổi tiếng và có uy tín. Quan điểm này phù hợp với phong trào Minh Tân chống Pháp do Gilbert Trần Chánh Chiếu chủ trương. Tuy nhiên thực tế việc ông Trung ra chống doanh thương là việc làm hoàn toàn có chủ đích. Thứ nhứt là thực hiện đường lối của nhóm Minh Tân, thứ hai nữa là yểm trợ tài chánh cho tổ chức này. Ngoài ra trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa Ông Vương Hồng Sển, khi lược sử về tờ Nông Cổ Mín Ðàm xuất hiện vào năm 1901 qua nhiều đời chủ bút đến khi Gilbert Trần Chánh Chiếu, nắm chủ bút tờ này có ghi tên ông Lê Văn Trung làm chủ bút. ( Vương Hồng Sển . Khai Trí ;1968 :285 ) điều này không ai có thể phủ nhận .
- 21-5-1908. Theo Sơn Nam trong cuốn Miền Nam Ðầu Thế Kỷ XX ,
Thiên Ðịa Hội và cuộc Minh Tân Saigon NXB/Phù Sa, 1971 :148 cho biết Ông Lê Văn Trung được giới thiệu trong Lục Tình Tân Văn số 27 ngày 21-5-1908 như Vị Minh Tân có nghĩa là một thành viên, hay là đồng của phong trào Minh Tân, Sơn Nam giải thích về sau này là vị Quyền Giáo Tông của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ [ Ðạo Cao Ðài ] một Tôn giáo mới tổng hợp Ðông Tây thâu hút đồng bào Minh Tân lúc trước khiến Thực dân lo ngại. Ðiều khám phá, giải thích này rất phù hợp với niên biểu của ông Lê Văn Trung.
- 1911. Cùng một số người thành lập Trường Nữ Trung Học lần đầu tiên tại Nam Bộ ( Gia Long hay là trường áo Tím ) cùng với bà Ðỗ H"u Phương .
- 10-10-1911. Cuộc cách mạng Trung Hoa diễn ra tại Vũ Xương đã khuấy động tình hình Trung Hoa. Giai đoạn đầu thế lực phản cách mạng của Lê Nguyên Hồng chiếm được uy thế, mãi cho tới tháng 12-191 ( Tân Hợi ) quân cách mạng Trung Hoa Dân Quốc mới lấy lại được Nam Kinh, bầu Tôn Văn làm Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc, thành lập chính phủ Dân Chủ đầu tiên Trung Hoa. Việc này có ảnh hưởng rất lớn tới lãnh tụ VN qua tư tưởng và phương pháp đấu tranh CM của QÐD Trung Hoa .
- 1- 1912. Ðược thưởng hy chương Ðệ Ngũ Ðẳng Bắc đẩu Bội tinh. Trong giấy tưởng thưởng ghi ông sanh năm 1875, tuổi Ất Hợi .
- Do uy tín được bầu vào Hội Ðồng Quản Hạt ( Conseil Colonial )
- Sau đó tiếp tục được bầu vào Thượng Nghị Viện Ðông Dương ( Membre du Conseil Supérieur de lIndochine )
- Ðược Thống Ðốc Nam Kỳ Cognacq mời vào làm trong Hội Ðồng Tư Vấn ( Conseil de Gouvemement )
- 2-1913 Cường Ðể quyết định về nước, Cường Ðể giả làm một người làm ăn tha phương thất bại từ Hồng Kông đi Tân Gia Ba về Nam Kỳ . Sau đó ông gặp Phạm Tâm, rồi xuống Mỹ Tho liên lạc với 3 đồng chí cũ. Cường Ðể về lúc này chỉ với mục đích vận động tài chánh yểm trợ cho công cuộc CM. Tới hạ tuần tháng 5-1913 quay trở lại Hồng Kông. Việc về nước của Cường Ðể tuy mục đích không thành công, Tuy nhiên đã gây lên tiếng vang rất lớn. Có lẽ rút kinh nghiệm từ Cường Ðể, ông Lê Văn Trung khám phá nguyên nhân các đoàn thể Quốc gia tranh đấu phần lớn thất bại vì thiếu nguồn yểm trợ tài chánh . Cho nên giai đoạn đầu thành lập Cao Ðài ông chủ trương xây dựng và thiết lập kinh tế trước khi phát động phong trào, như Gilbert Trân Chánh Chiếu chủ trương qua phong trào Minh Tân Nam Kỳ .
... ( lược bỏ phần không cần thiết sau này củng đủ chứng minh các nhà tiền khai Cao Ðài là những nhà hoạt động Quốc gia chống Pháp ).
* Phạm Công Tắc [ 1893-1959 ]
Hộ Pháp Phạm Công Tắc, sinh ngày 16-3-19893 tại làng Bình Lập, Tân An, con của ông bà Phạm Công Thiện và Trần Thị Dương. Là người theo đạo Công Giáo điều này được ghi như sau, Ông Tắc trước khi gạp được đạo Cao Ðài đã có nhập môn vào đạo Thiên Chúa Giáo rồi, mà sự giáo huấn về giáo lý đạo học bên Công Giáo rất kỹ càng, nghiêm chỉnh, khắc khe. ( Tìm hiểu Ðạo Cao Ðài quyển 1, Ðỗ Vạn Lý, USA, CA. Cao Ðài Giáo Việt Nam Hải Ngoại. 1989:189 ) Chính điều nầy lý giải tại sao cơ cấu tổ chức đạo Cao Ðài tương tự như tổ chức của đạo Thiên Chúa đến nỗi rằng trong tập tài liệu của Le Caodaisme Par La Laurette et Vilmont cho rằng người ta có thể dễ dàng dịch phẩm tước của đạo Cao Ðài từ tiếng Việt sang tiếng Pháp dễ dàng căn cứ vào phẩm tước của Ðạo Công Giáo .
Theo cuốn Lịch Sử Ðạo Cao Ðài Thời Kỳ Tiềm Ẩn 1922-1926 . ( Lê Anh Dũng, Huế, NXB Thuận Hóa,1996 ) trong đó ghi ông tắc hiệu là Ái Dân sinh 21-6-1990 tức là 5-5- Canh Dần, liễu đạo 17-5-1959 tại Kim Biên, Campuchia nhằm ngày 10-4 Kỷ Hợi. Song thân Phạm Công Thiện và La Thị Ðường. Quê quán người làng Bình Lộc, Tình Tân An, Tại làng này bà Ðường đã sinh hạ Phạm Công Tắc, là người con thứ 8 trong gia đình . ( Chúng tôi chưa rõ tại sao có vài khác biệt ) . Là người có nhiều khuynh hướng nghệ thuật làm thơ và âm nhạc ( Tên hai ái nữ biểu lộ đặc tính này Hồ Cầm và Tần Tranh. Một trong hai ái nữ của Hộ Pháp theo dư luận tính gả cho Ðại Tá Cao Ðài Hồ Hán Sơn, chúng tôi không rõ là người nào, nhưng sự kiện không diễn ra vì Hồ Hán Sơn bị phe chống đối, hợp tác với Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm thủ tiêu, xô Sơn xuống giếng chết. ) Ngoài ra một số tin tức chưa rõ, thời thanh niên Hộ Pháp còn là tác giả viết bài cho các tờ báo Nam Kỳ Nông Cổ, Mín Ðàm ( 1901-1924 ) Lục tỉnh Tân Văn ( 1907 ), La Cloche Foleé v.v...
Một nhà Pháp Lucien Bodard viết cuốn The Ouicksand War:Preulude To Vietnam Translated and with an introdution by Parick o brian , Copyright 1967 by Little, Brown & Co. Nguyên ngữ tiếng Pháp LEnlisement, and LHuniliation đã mô tả Phạm Công Tắc vào khoảng 1950, Ông tiếp tôi trong một căn nhà nhỏ tại bên trong Tòa Thánh Tây Ninh. Ông là một người Việt Nam rất nhỏ bé , sống động, rất gọn ghẽ, cặp mắt toát ra ánh sáng ấm áp trong khi nói chuyện, hình giáng tay chân của ông xinh đẹp, mỗi khi ngồi thường rút đôi chân ra khỏi đôi dép. Ông an vận theo kiểu nhà tiên tri, một chiếc áo choàng bằng lụa màu trắng, đội chiếc mũ hình náo có tua trên đình đầu . . . Ông nói chuyện với tôi về tình yêu thương. Ðạo Cao Ðài là một Tôn giáo của tình yêu thương giữa con người. Tuy nhiên phải đương đầu trước sự hiếu sát của CS vô thần ( Ibid : 29 ) .
- 1896. Bắt đầu đi học .
- 1906. Học năm thứ hai của trường Lycée Chasseloup Laubat .
- 1908. Ông Tắc bỏ học về Tây Ninh ( vô tình hay hữu ý ? ) cũng trong thời gian này Thực dân Pháp ra tay đàn áp Phong trào Minh Tân tại Nam Kỳ. Phong trào Minh Tân, Nam Kỳ của Gilbert Chiếu là một phong trào chính trị. Ðồng thời có nhiều liên hệ với Phong trào Ðông Kinh Nghĩa Thục của nho sĩ Bắc Kỳ. Ðông Du của Phan Bội Châu Cường Ðể tại Trung Kỳ .
Phong trào Minh Tân chủ trương như Ðông Du và Nghĩa Thục đưa thanh niên xuất ngoại học hỏi. Tổ chức đã đưa được 3 chuyến thanh niên ra hải ngoại. Chuyến thứ tư, trong số du học sinh có một nhân vật này là Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Thanh niên Phạm Công Tắc có danh sách sắp xếp ra đi chuyến thứ 4, nhưng việc này bị lộ, Mật thám Pháp được tin mật báo, ngay lập tức khám xét trụ sở tổ chức Minh Tân. Tuy nhiên không tìm được chứng tích gì, nên thanh niên Phạm Công Tắc không bị Thực dân Pháp bắt. Nhà văn Sơn Nam đưa ra ý kiến, vì những liên hệ cá nhân với phong trào Minh Tân Nam Kỳ một ít người ngộ nhận Cao Ðài là Hậu Thân của Minh Tân. Theo ý kiến của cá nhân chúng tôi, dù cách nào đi nữa phong trào Minh Tân của Gilbert Chiếu với chủ trương chính trị, cải cách xã hội về mặt kinh tế giáo dục cũng ảnh hưởng đến hai nhà Lãnh đạo phong trào Cao Ðài sau này. ( Miền Nam Ðầu Thế Kỷ XX : Thiên Ðịa Hội và Cuộc Minh Tân Saigon NXB/Phù Sa, 1971 :142 )
- 1910-1928. Nguyên là một nhân viên sở Quan Thuế Saigon .
- 1913. Trong năm này xẩy ra hai sự kiện chính trị quan trọng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt chính trị cách mạng tại Nam Kỳ, đặc biệt với người thanh niên Phạm Công Tắc.
* Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể bí mật về Nam Bộ trong ba tháng để vận động tài chánh cũng như chính trị. Chính sau này Phạm Công Tắc hướng Phong trào Cao Ðài về chính trị, ủng hộ Việt Nam Phục Quốc Hội của Cường Ðể. Chỉ khi ông thay thế nhà Lãnh đạo Cao Ðài Lê Văn Trung vào năm 1935, chuyển hướng hoạt động Cao Ðài từ xây dựng sang chống Pháp một cách rõ rệt và tích cực hơn . Vụ khởi nghĩa của Phan xích Long tại Saigon ngày 14-3-1913. Thất bại Hoàng Ðế Phan xích Long chạy ra Phan Thiết, Phan Xích Long bị bắt về giam tại khám lớn Saigon . Cũng từ năm 1913 tình hình Nam Kỳ không còn êm ả như trước, liên tiếp các Hội kín mọc ra tranh đấu chống lại Thực dân Pháp .
1920. Lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nhiều, sau này bà Nhiều cũng trở thành một Chức Sắc trong Ðạo Cao Ðài. Hai ông bà sinh được tám người con (?) trong đó có hai ái n" là Luật Sự Phạm Hồ Cầm ( 1912/09-12-1998 ) Phạm Tần Tranh .
- 1928. Tay Thanh Tra chính trị hành chánh Phụ tá của Thống Ðốc Nam Kỳ nhận xét Tắc tỏ ro quá nhiệt thành hoạt động Cao Ðài Ðể vô hiệu hoá Phạm Công Tắc, thực dân Pháp chuyển ông từ Saigon lên làm việc tại Nam Vang. Tuy nhiên đây lại là một cơ hội để thành lập Cao Ðài tại Miên. Sau đó ông bỏ về Tây Ninh đi tu .
- 11-4-1928. Phạm Công Tắc liên tiếp đệ đơn xin từ chức trước ngày 11-4-1928 nhưng chưa được cứu xét. Ông bỏ nhiệm sở không làm việc, trở về Tây Ninh. Tuy nhiên Thực dân Pháp La Laurette giải thích trên quan điểm thống trị đã cho là vì lý do bỏ nhiệm sở cho nên Thực dân Pháp xa thải . Thực ra thì ông không muốn cộng tác với người Pháp nữa tự ý nghĩ thì sao gọi là xa thải
- 10-1928. Một cuộc họp mật giữa ba nhân vật lãnh đạo Cao Ðài Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc, Cao Quyền Cư đi đến một quyết định khá quan trọng chi phối mọi hoạt động của Cao Ðài cho suốt đến giai đoạn hiện tại. Quyết định này là Cao Ðài bí mật hổ trợ cho những mặt trận quốc gia ái quốc đanh tranh đấu chống lại Thực dân Pháp. Tổ chức Cao Ðài hổ trợ tổ chức của Cường Ðể. Lúc này vai trò của Cường Ðể lên rất cao vì người Nhựt đang chuẩn bị tham dự vào khối trục của Âu Châu trong thế chiến thứ II. Thanh thế của Phục Quốc Hội gây niềm tin cho các phong trào tranh đấu quốc gia tại Ðông Dương. ( Tim Hiểu Cao Ðài Quyển 1, Ðỗ Vạn Lý. USA, CA. Cao Ðài Giáo Việt Nam Hải Ngoại, 1989: 249 ) Tuy nhiên ông Ðỗ Vạn Lý không đưa ra một minh chứng nào khả tín về sự kiện này .
27-1-1941. Bi Pháp bắt đầy đi Sơn La cuối cùng là Nosi Lava, Madagascar. - Lê Văn Bảy giáo phẩm là Giáo Sư chỉ vì bất hòa với ông Phạm Công Tắc, viết thư ( 1940 ) tố cáo các việc phạm luật đạo và luật đời của ông Phạm Công Tắc Hộ Pháp Phạm Công Tắc bị Thực dân Pháp bắt, Cao Ðài đang hoang mang, khủng hoảng vì thiếu lãnh tụ. Bảy đã nhiều lần thuyết phục Trần Quang Vinh ( 1946 ) nhưng không được. Ðây là việc làm có tính cách cá nhân của Bảy, đã là sự hại tới sức mạnh của Ðạo Cao Ðài trong giai đoạn Nhật-Pháp có lợi cho người Pháp. Theo tài liệu cho biết trong thời gian Lê Văn Bảy đặc trách truyền đạo ở Bắc Kỳ có liên hệ với Moutet .
- 1945-1946. Chính trong khoảng thời gian này Hồ Chí Minh chủ trương liên kết với Pháp, nhằm loại trừ phe Quốc gia chống Pháp bằng một loạt hiệp định nhượng bộ Thực dân .
- 21-8-1946. Sau khi đã giàn xếp với Trần Quang Vinh, Pháp trả tự do
cho Hộ Pháp Phạm Công Tắc, chở Phạm Công Tắc từ Madagascar về Vũng Tàu. Trần Quang Vinh và một số nhân vật Cao Ðài ra Vũng Tàu nghênh đón. Cuộc đón tiếp Ngài rất long trọng bao gồm các nhân vật chính trị Việt Pháp. Trong giai đoạn này uy tín của Phạm Hộ Pháp rất cao tại Nam Kỳ. Người ta chờ đợi ở Ngài sẽ làm được một điều gì đó thay đổi vận mệnh. Việc Pháp tổ chức đón rước hoàn toàn với mục đích tuyên truyền .
- 21-8-1946. Chở Pham Hộ Pháp từ Madagascar về Vũng Tàu.
- Hộ Pháp Phạm Công Tắc chỉ được về VN khi mọi việc đã đâu vào đấy, đồng thời tuyên bố cụ thể hơn là ủng hộ những việc làm của Thượng Vinh Thanh Trần Quang Vinh để vãn hồi an ninh trật tự tại miền Nam, sau khi nhóm VM Trần Văn Giàu và Pháp đi đến căng thẳng bùng nổ chiến tranh .
- 29-8-1946. Phạm Hộ Pháp được tha về tới Tây Ninh ngày 29-8-1946. Vào tháng 6-1946, Trần Quang Vinh đã ký hợp tác với Pháp. Trước đó Thực dân Pháp chưa muốn cho Phạm Công Tắc về vì còn đang giàn xếp với Trần Quang Vinh, muốn việc ký kết thỏa ước diễn ra trong tình trạng đã rồi. Hợp tác diễn ra trong chiều hướng nào người Pháp cũng hưởng lợi cả. Hộ Pháp Phạm Công Tắc bí mật tiến hành chống lại giải pháp Hợp Tác với Pháp, lập tức tổ chức Cao Ðài phân ra thành hai nhóm chống Pháp và hợp tác Pháp chống CS. Lực lượng võ trang chia thành hai, quân đội Cao Ðài và quân đội Liên Minh rút vào bưng biền chống Pháp &VM, chủ trương lấy vũ khí Pháp chống VM .
- Theo diễn biến tình hình, CS đã kiểm soát hoàn toàn mặt trận VM. Phạm Hộ Pháp phải tuyên bố tạm hợp tác nhằm đoàn kết lực lượng chiến đấu với CSVN, như tất cả các Ðoàn thể QG khác. Chính vì lẽ ấy ủng hộ Chính phủ Nguyễn Văn Xuân .
- 1954. Trước ngày ký hiệp định Genève Ngài gửi một điện văn phản đối Tứ Cường về việc chia đôi đất nước VN ( Trước khi có giải pháp Ngô Ðình Diệm )
- 27-6-1954. Hộ Pháp cùng một số Chức sắc Cao Ðài vận động về việc người Pháp trả lại Ðộc lập cho VN, TT Pháp René Coty tiếp kiến tại Elysées ngày 28-5-1954 hứa sẽ thúc đẩy Thủ Tướng Pháp Landel sớm ký kết trao trả độc lập cho VN .
- 4-6-1954. Thử Tướng Bửu Lộc tham dự buổi lễ sinh nhật của Hộ Pháp Phạm Công Tắc tại khách sạn Georges V, báo tin cho biết Thủ Tướng Pháp vừa ký Hiệp ước trao trả Ðộc Lập cho VN.
- Sau đó Phái đoàn sang Genève, tại Genève Phái đoàn Cao Ðài đã tiếp xúc với Phái đoàn của Phạm Văn Ðồng CSBV. Những nghi lễ giữa hai bên do Bảo Ðạo Hồ Tấn Khao thay mặt Hộ Pháp thực hiện .
- 6-7-1954. Phạm Hộ Pháp nhận lời mời của Pháo đoàn CSBV, tiếp xúc với Thủ Tüóng CS Phạm Văn Ðồng. Hiện diện trong buổi này có các nhân vật hai bên như : Phía Cao Ðài : Bảo Ðạo Hồ Tấn Khoa, Bảo Thế Lê Thiện Phước, Luật Sư Trần Văn Tuyên, phía Bắc Việt Luật sư Phan Anh, Trần Thanh Hà, Nguyễn An Mỹ ( con của Nguyễn An Ninh ) Bác sĩ Lê Văn Chánh, Trong buổi tiếp xúc này Hộ Pháp tuyên bố, Ðồng bào rất biết công lao kháng chiến của VM, nhưng vấn đề giải phóng VN phải cho trọn vẹn, không thể đuổi Pháp đi, rồi rước Tàu Nga về toàn dân sẽ phán đoán ( Qui Nguyên, CA số 2, 1996 :3 )
- 18-7-1954. Hộ Pháp tổ chức cuộc hợp báo tại Genève ông tuyên bố, Nếu VM và Pháp tuân lệnh ngoại bang chia đôi đất nước VN mà không có sự chấp thuận của toàn dân VN thì bần đạo sẽ chống cả đôi bên [ Ibid :4 ) 1959. Mệnh chung tại Miên Quốc. Trương Hữu Ðức . Tự là Hòa Dân, bạn đồng liêu trong sở Hỏa Xa với ông Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư ( 1887-1929 ) Chức vụ thư ký. Sau khi đã lãnh hội được sự màu nhiệm của Cơ bút, ông trở thành một thành viên trong nhóm của ông Cư-Tắc-Sang-Hậu-Ðức. Là một trong những nhân vật Tiền Khai Ðạo đóng góp trong công cuộc thành lập, xây dựng Tân Giáo Cao Ðài ( 1925 ) .
- Bà Nguyễn Thị Sanh là hiền nội của ông Ðức, cũng sớm gia nhập vào Cao Ðài, bà trở thành một chức sắc tại Tòa Thánh Tây Ninh .
- Giáo phẩm Hiến Pháp .
- 29-5-1971. Làm quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài .