Lư Thái Bạch

* Biên Khảo  Huỳnh Tâm

 

701 Ngài Lư Thái Bạch chào đời tại làng Thanh Liêm huyện

 Chương Minh, tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Vực, là quê hương Tổ Phụ của Thân

 Mẫu, nay là một tỉnh của lục địa Trung Hoa. Ngài sinh cùng thời Vổ Tắc

 Thiên cướp ngôi nhà Đường .

        Truyền thuyết nói rằng: Thân Mẫu Ngài nằm mộng thấy sao

 Trường Canh rồi sinh ra Ngài rất là đỉnh ngộ, nên lấy tên là Lư Thái Bạch,

 sanh nhằm năm Trường An nguyên niên đời Đường Trung Tông .

        Gia phả là hậu duệ của Lư Quản đời Hán, là cháu chín đời

 của Vũ Chiêu Vương nước Lương, cuối đời Tùy khoảng năm 610 .

        Vào một hoàn cảnh nào đó Thân Phụ và cả gia đ́nh phải bỏ trốn

 sang Tây Vực sinh sống, măi đến khi Triều đại của Vổ Tắc Thiên suy sụp,

 cả gia đ́nh của Ngài mới trở lại Lục địa, vào lúc Ngài vừa lên bảy

 tuổi .

        707 Ngài Lư Thái Bạch học tại núi Hoa Sơn được mấy năm,

 nhưng đèn sách không thông chữ nghĩa, bởi cá tính học đâu quên

 đó, Ngài Lư Bạch bỏ lại chiếc ghế nhà trường, chào Thầy từ giă

 bạn học ra về không vui, trên đường về dọc theo triền núi Hoa Sơn

 gặp một cụ Bà đương ngồi mài một cái chày tay bằng sắt. Ngài Lư

 Bạch đi ngang qua hỏi, cụ Bà không thèm để ư đến t́nh đời thế sự

 đang ở chung quanh và cũng chẳng màng ngó lại .

        Ngài Lư Bạch hỏi cụ Bà:

        " Xin lỗi Bà, vậy chớ Bà mài chày sắt làm chi mà có vẻ

        chăm chỉ miệt mài lắm vậy ?.

        Bà cụ liền trả lời:

        " Ta ở nơi đây xa chợ búa, lại chẳng có tiền để mua kim .

        Dụng ư ta mài chày nầy để làm kim, khâu vá áo quần " .

        Miệng vừa trả lời, tay không ngừng nghĩ có vẻ chăm chỉ

 với một tốc độ quyết liệt mài chày sắt hơn trước và cũng chẳng buồn ngó

 đến ngài thư sinh .

        Ngài Lư Thái Bạch hỏi thêm :

        " Thỏi sắt th́ to như thế, mà cụ Bà mài như vậy biết bao

 giờ cho thành kim được ? .

        Cụ Bà đáp rằng :

        " Nay không rồi th́ mai rồi và cứ tiếp tục măi như thế .

 Ta cứ cố chí mài măi như vầy th́ một ngày kia sẽ thành kim " .

        Ngài Lư Thái Bạch hiểu nghĩa ư của cụ Bà và xin từ giă .

        Ngài vội vă trở lại trường, từ ấy Ngài đem hết tinh thần

 đặt vào sự học như Bà cụ mài kim, khối phép lạ thông minh ấy đến với

 Ngài như mở ra một chân trời rực rỡ .

         Vài tháng sau Ngài đọc dược Lục giáp. đến 10 tuổi Ngài

 thông hiểu Thi Thư và thường xem sách Bách gia, vào tuổi thiếu

 thời Ngài đă lừng danh thông kinh sử .

        715 Ngài Lư Thái Bạch xem kiếm pháp là một nghệ thuật và

 thường làm các bài phú mô phỏng cố nhân, gởi thơ đến Hàn Kinh Châu và bài

 phú ngạo Tư Mă Tương Như .

        716 Ngài Lư Thái Bạch cùng với Đông Nham Tử đi ở ẩn tại

 phía Nam núi Dân Sơn .

        720 Ngài Lư Thái Bạch trở thành mẫu người lừng danh hào hiệp,

 trọng nghĩa, khinh tài, trọng chí anh hùng hào hiệp, có lúc Ngài cùng

 làm việc dưới trướng của Thứ sử Ích Châu Tô Dĩnh, được Tô Dĩnh ca ngợi

 là Thiên tài, có thể sánh ngang hàng với Tư Mă Tương Như .

        723 Ngài Lư Thái Bạch ngao du nhiều nơi danh lam thắng

 cảnh miền Đông Nam như :

        Tương Hán, Động Đ́nh, Kim Lăng, Dương Châu, Nhữ Hải .

        725 Năm Khai Nguyên thứ 23, Ngài Lư Thái Bạch đi đến miền

 Thái Nguyên [1], xin tha cho Quách Tử Nghi đang bị giam trong quân ngũ .

        Rồi chu du Tề, Lỗ, và trú ngụ tại Nhiệm Thành. Nơi đây,

 Ngài với Khổng Sào, Phủ Hàn Chuẩn, Bùi Chính, Đào Cái, Trương

 Thúc Minh cùng đến núi Tố Lai ngao du, say sưa tại Trúc Khê, kết

 t́nh thi phú đặt hiệu là " Trúc Khê lục dật " ( sáu nhà ẩn dật ở

 Trúc Khê ) .

        [1] Không phải tỉnh Thái Nguyên miền Bắc Việt Nam ngày

 nay .

        726 Ngài Lư Thái Bạch đến Vân Đông vịnh thơ trường ca sông

 núi và lập gia thất cùng với cháu gái của Hứa Tướng Công, sinh

 hạ được 4 người con, 3 trai và 1 gái .

        730 Ngài Lư Thái Bạch bắt đầu tiếng tăm lừng lẫy, thơ kỳ

 tài, tuyệt bút được vang danh một vùng trời Trung Hoa, ở vào

 triều đại Thịnh Đường, qua nhiều bút hiệu như :

       Lư Thái Bạch, Trường Canh, Thanh Liêm Cư Sĩ và Lư Trích Tiên .

        735 Ngài Lư Thái Bạch đến đất Quảng Lăng gặp được Ngụy Hạo .

 Cải hai thi nhân cùng xuôi thuyền vào sông Tần Hoài, rồi đến Kim Lăng .

         Tháng 11/735, An Lộc Sơn làm phản ở phía Bắc Trường Giang,

 Lư Thái Bạch vào Lư Sơn, ẩn dật tại B́nh Điệp .

        740 Ngài Lư Thái Bạch trở về quê hương sống với cuộc đời

 trăng gió, tiêu dao ngày tháng, uống rượu làm thơ, thật là nhàn

 tản .

          742 Niên hiệu Thiên Bảo, Ngài Lư Thái Bạch cùng với nhà

 đạo sĩ Ngô Quân đi chơi ở Cối Kê ngụ tại Thiểm Trung .

         Rồi Lư Thái Bạch theo Ngô Trung về ngụ ở Trường An. Nơi đây

 Lư Thái Bạch gặp Hạ Tri Chương đang tại chức Thái Tử tân khách .

         Hạ Tri Chương nói rằng :

         " Lư Thái Bạch là một Trích Tiên giáng trần ".

         Từ đó, Lư Thái Bạch và Hạ Tri Chương trở thành đôi bạn thơ

 rượu, ngày tháng đối ẩm ngâm thơ vịnh phú. Hạ Tri Chương tiến cử

 Lư Thái Bạch với Vua Đường Minh Hoàng, vua Đường Minh Hoàng mời vào

 điện Kim Loan phụ trách việc thảo thư, và dâng lên nhà vua thiên :

        " Tuyên Đường hồng do " và thảo tờ " Đáp Phiên thư ".

        Ngài giúp Vua Đường Minh Hoàng thảo tờ thư " Đáp Phiên

 Thư " bằng tiếng Tây Vực, là nhờ thuở nhỏ Ngài sống nơi quê Mẹ,

 được dạy dỗ thông thạo tiếng miền Tây Vực .

        Ngài Lư Thái Bạch rất được sự tin dùng và quư trọng của

 Vua Đường Minh Hoàng, Vua ban rượu quí và phong chức Hàn Lâm Học Sĩ,

 chuyên giữ việc tín mật. thời gian ở Trường An Ngài kết giao rất nhiều thi

 hữu như :

        Hạ Tri Chương, Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tấn, Trương

 Húc, Tiều Toại, Lư Thích Chi và lấy hiệu là " Tửu trung bát tiên "

 ( Tám vị tiên rượu ) .

         Ngài Lư Thái Bạch rất ưa rượu, rượu vào thơ sản sinh những

 tuyệt tác, cho nên những thi hữu đương thời tặng cho Ngài bút hiệu Tửu

 Trung Tiên .

         Ở Trường An, Lư Thái Bạch làm thơ rất nhiều, có thể đúc

 kết thành thời kỳ sáng tạo của Trích Tiên :

         - Theo Tập tự của Ngụy Hạo, một hôm Lư Bạch đang say. Vua

 triệu vào, sai thảo tờ xuất sư chiếu, ông không thảo mà trái lại

 viết thành sách Quốc sử của Lư Thiệu, có lần ông đang ở Hàm Lâm .

         Lư Bạch uống rượu say quá đà, nhà vua phải sai quân cận

 vệ phun nước vào người cho tỉnh để soạn nhạc từ .

        Ngài tỉnh lại, vẩy bút viết luôn mười chương không suy nghĩ .

         - Theo Tùng Song Lục của Vi Duệ, có lần vua Đường Minh

 Hoàng cùng Dương Quư Phi đi dạo và ra thưởng hoa mây gió .

        V́ muốn làm vui ḷng Dương Quư Phi nên vua liền cho mời

 Ngài Lư Thái Bạch đến và sai làm tân từ nhạc khúc tấu .

         Đang lúc say lúy túy, vẩy bút viết một mạch thành ba bài

 " Thanh B́nh Điệu ".

        Và cho nhạc khúc tấu, hát hay tuyệt vời, rồi cũng v́ bài

 " Thanh B́nh Điệu " ấy, mà Ngài Lư thái Bạch bị trở ngại trên bước

 quan trường.

         Có lần vua thấy Ngài mang giày cũ và truyền cho giày mới,

 Ngài Lư Thái Bạch liền giơ chân cho Cao Lực Sĩ, bảo phải cởi giày

 cho Ngài. Cao Lực Sĩ không dám căi lời rồi làm theo. Nên sau nầy Cao

 Lực Sĩ trả thù, lấy ư gièm pha trong bài " Thanh B́nh Điệu " bởi có

 hai câu thơ ví Quư Phi với Triệu Phi Yến, một cung nhân thất sủng

 ngày xưa, tấu với Quư Phi và có lần Vua Đường Minh Hoàng ư định phong

 quan cho Ngài, sung chức cao th́ đều bị Quư Phi ngăn cản và bàn ra .

        - Cũng theo sách của Ngụy Hạo, Ngài Lư Thái Bạch không tiến

 thân trên con đường hoạn lộ được là bởi sự gièm pha của Trương Kư .

         745 Ngài Lư Thái Bạch v́ chán ngán nơi Trường An nên xin

 về quê cũ và được Vua Đường Minh Hoàng ban tặng rất nhiều vàng

 bạc. Từ đó Ngài ngao du khắp chốn như :

        Phía Bắc :  nước Triệu, Ngụy, Tề và Tấn .

        Phía Tây :  đất Bân, Kỳ, Thương, Ư và Lạc Dương .

        Phía Nam : Sông Hoài, sông Tứ và Cối Kê .

         Ngài thường đi lại miền Tề, Lỗ ( v́ nơi đây gia đ́nh

 Ngài đang sinh sống ) .

        745-755 Ngài Lư Thái Bạch làm cánh chim thơ phiêu bạt được

 10 năm, ở các miền Lương, Tống và kết thân rất nhiều thi nhân văn

 sĩ, vang danh cùng thời như: Cao Thích, Sầm Tham, Đỗ Phủ " Đỗ Phủ

 kém Lư Thái Bạch 12 tuổi ".

        758 ( Năm Càn Nguyên nguyên niên đời Túc Tông ) Ngài Lư

 Thái Bạch v́ nể ḷng thương bạn hữu là Vĩnh Vương Lân, nên chiều ư ra

 giúp bạn tại Phủ Đô Đốc, đến khi Vĩnh Vương Lân tạo phản bỏ trốn, Ngài Lư

 Thái Bạch cũng trốn theo bạn và bị khép vào án tử h́nh. Nhờ Quách Tử Nghi

 nhớ ơn Ngài Lư Thái Bạch giúp ngày xưa, xin giải quan chuộc tội cho Ngài .

        Ngài Lư Thái Bạch được giảm tội tử h́nh và phải bị đi đày .

 Ngài được tha tội tại Vụ Sơn, vừa vào tuổi 59 chủng bị cho lục

 tuần,  Ngài ra khỏi tù vỗ cánh bay thẳng đến Hán Dương .

         760 Ngài Lư Thái Bạch đến đất Tŕ Châu, An Khánh ( thuộc

 tỉnh An Huy ), để t́m chất liệu thi phú cuối cùng của một đời

 lăng mạn đi t́m núi non, mây, trăng, gió và rượu .

         761, Ngài Lư Thái Bạch đến Kim Lăng, Tuyên Thành rồi

 Lịch Dương để sống những ngày vật lộn với tuyết sương .

         762  Ngài Lư Bạch đến Đang Đồ, rồi ở trọ tại nhà người

 cùng họ tức Lư Dương Băng, đang tại chức huyện lệnh Đang Đồ .

         Đến tháng tư th́ Vua Đại Tông lên ngôi, có ư mời Ngài Lư

 Thái Bạch ra làm quan và phong chức Thập Di .

        11/762 ( Nhằm năm hiệu Bảo Ứng nguyên niên ) Ngài Lư Thái

 Bạch mang trọng bệnh qui Thiên, hưởng thọ 62 tuổi .

         Theo Đỗ Phủ, Vương Định Bảo và Hồng Dong Trai, th́ Lư

 Thái Bạch chết đuối tại sông Thái Thạch ( thuộc huyện Đang Đồ )

 trong lúc tửu nhập say thơ .

        Tục truyền rằng : Ngài Lư Thái Bạch đang say cúi ḿnh xuống

 gịng sông bắt lấy bóng trăng, do đó bị đắm ch́m và chết đuối .

         Trên ḍng sông Thái Thạch người sau có dựng lên một ngôi

 đài lấy tên là Tróc Nguyệt đài ( đài bắt trăng ).

         Sau khi Ngài Lư Thái Bạch qua đời, Lư Dương Băng gom góp

 thơ Ngài lại, thấy rằng trong số 20.000 bài Ngài làm trong lúc sinh

 thời chỉ c̣n lại 1/10. Phần nhiều thơ Ngài bị thất lạc và mất mát vào

 thời loạn An Lộc Sơn .

         Năm 1080 Sung Minh Chiu mới thu lượm và gom góp lại một lần

 nữa được hơn 1800 bài .

         Ngài Lư Thái Bạch được người đời vinh danh ca tụng Trích

 tiên qua nhiều thi phẩm tuyệt tác, đến đời nay chúng ta xin trích

 và đọc lên những vần thơ ấy của Người, để kỷ niệm ngày qui Tiên của

 Người như sau :

             I.- ỨC ĐÔNG SƠN

        Bất hướng Đông Sơn cửu, (1)

        Tường Vi kỷ độ hoa ?

        Bạch vân hoàn tự tán.

        Minh nguyệt lạc thùy gia.

          Nghĩa là :  Nhớ núi Đông Sơn, Lâu ngày không đến núi Đông

 Sơn, thi sĩ tự hỏi cây tường vi từ ngày ấy đến nay đă mấy lần nở

 hoa ? Đám mây trắng có c̣n bay tản mát như xưa ? Vầng trăng sáng

 thuở trước có c̣n không hay đă rụng xuống nhà ai rồi ? .

 (1) Đông Sơn : Tên một ngọn núi ở phía Tây Nam huyện Thương Ngu,

 tỉnh Chiết Giang .

         Phiên dịch :

                 NHỚ ĐÔNG SƠN

        Lâu nay không đến Đông Sơn ,

        Cây tường vi đă mấy lần nở hoa ? .

        Mây xưa tan tác bay xa ? ,

        Trăng xưa rơi rụng xuống nhà, nhà ai ? .

                TƯƠNG TIẾN TỬU

        Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai ,

        Bôn lưu đáo hải bất phục hồi .

        Quân bất kiến cao đường minh cảnh bị bạch phát ,

        Triêu như thanh ti (1) một thành tuyết .

        Nhân sinh đắc ư tu tận hoan ,

        Mạc tử kim tôn không đối nguyệt .

        Thiên sinh ngă tài tất khả dụng ,

        Thiên kim tán tận hoàn phục lai .

        Hội tu nhất ẩm tam bách bội ,

        Sầm phu tử (2) Đan khâu sinh (3).

        Tương tiến tửu bôi mạc đ́nh ,

        Dử quân ca nhất khúc .

        Thỉnh quân vị ngă khuynh nhỉ thính ,

        Chung cổ soạn ngọc (4) bất túc quí .

        Đản nguyện trường túy bất nguyện tỉnh ,

        Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch .

        Duy hữu ẩm giả lưu ḱ danh ,

        Trần vương (5) tích thời yến B́nh Lạc (6).

        Đẩu tửu thập thiên tứ hoan hước ,

        Chủ nhân hà vị ngôn thiểu tiền .

        Kỉnh tu mô thủ đối quân chước ,

        Ngũ hoa mă (7) thiên kim cừu (8) .

        Hô nhi tương xuất hoán mĩ tửu ,

        Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu .

 (1) Thanh ti: là tơ xanh ,

 (2) Sầm phu tử: là Sầm Tham .

 (3) Đan khâu sinh: là Đan Nguyên Khâu ,

 (4) Soạn ngọc: là thực đơn cao lương mĩ vị .

 (5) Trần Vương: là Trần tư Vương, Tào Thực ,

 (6) B́nh Lạc: là tên của một tửu lầu .

 (7) Ngũ hoa mă: là loại ngựa quư ,

 (8) Thiên kim cừu: là áo lông cừu .

        Phiên dịch:

        SẮP KÈO RƯợU

        Anh có thấy sông Hoàng hà ,

        Con sông hùng vĩ nước sa lưng Trời .

        Ḍng sông cuồn cuộn ra khơi ,

        Ngược về nguồn núi có đời nào đâu .

        Lại có thấy tóc bạc đầu ,

        Nhà cao gương sáng âu sầu v́ ai .

        Ban mai tóc mướt xanh dài ,

        Chiều về trắng xoá như đài tuyết sương .

        Đời người lắm lúc lên hương ,

        Rượu ngon chớ để chén không Trăng cài .

        Trời sinh ra nếu có tài ,

        Chắc có chỗ đứng có hoài công đâu .

        Ngàn vàng tiêu hết không lo ,

        Vàng sẽ trở lại trước sau với ḿnh .

        Trâu dê giết, chén linh đ́nh ,

        Ba trăm ly nóc thỏa t́nh th́ thôi .

        Sầm Đan hai bạn cũ ơi !

        Rượu ngon cứ rót chớ thôi ngại ngần .

        V́ anh hát khúc phân trần ,

        Xin anh hăy chúc một lần v́ ta .

        Trống chuông rượu ngọc mới là ,

        Say cho thỏa măn tỉnh mà làm chi ? .

        Xưa nay Hiền Thánh có ǵ ,

        Riêng người uống rượu muôn th́ lưu danh .

        Trần Vương thuở trước rành rành ,

        Yến tiệc B́nh lạc ngàn bành rượu tiên .

        Chủ nhân đừng ngại thiếu tiền ,

        Mua thêm nhiều nữa cho duyên đậm đà .

        Áo cừu ngựa gấm đem ra ,

        Rượu ngon hăy đổi cho ta một bầu .

        Cùng anh tiêu vạn cổ sầu !...

  Nghĩ là: Lời thơ nhập tửu đă vượt ra ngoài ṿng xoáy thi sĩ

  rồi từ ấy tiêu giao trên đất nước hùng vĩ Trung Hoa. Người say

  trong ư thức và làm đẹp cho muôn đời sau .

           II.- T-NG HU NHÂN

        Thanh sơn hoành bắc quách ,

        Bạch thủy nhiễu đông thành .

        Thử địa nhất vi biệt ,

        Cô bồng vạn lư chinh .

        Phù vân du tử ư ,

        Lạc nhật cố nhân t́nh .

        Huy thủ tự tư khứ ,

        Tiêu tiêu ban mă minh .

        Nghĩa là :

        ( Tiễn bạn về rặng núi xanh vắt ngang quách bắc. Gịng

 sông trắng lượn quanh thành đông. Một lần từ biệt đất này, bạn

 như nắm cỏ bồng lẻ loi đi xa muôn dặm. Ư du tử như đám mây nổi

 chóng tan. T́nh cố nhân giống như mặt trời lặn. Bạn vẫy tay ra đi

 từ nay. Tiếng con ngựa ĺa đàn nghe rất buồn thương ) .

         Phiên dịch :

                    TIỄN BN

        Núi ngang ải bắc xanh xanh ,

        Gịng sông trăng trắng luợn quanh đông thành .

        Lần này từ biệt đất lành ,

        Cỏ bồng muôn dặm một ḿnh xa xôi .

        Ư du tử : đám mây trôi ,

        T́nh cố nhân : bóng mặt trời chiều hôm .

        Bạn đi, tay vẫy, hiu buồn ,

        Ĺa đàn, ngựa hí đau ḷng từ đây .

             III.- Đ-I TỬU

        Khuyến quân mạc cự bôi ,

        Xuân phong tiếu nhân lai .

        Đào lư như cựu thức ,

        Khuynh hoa hướng ngă khai .

        Lưu oanh đề bích thụ ,

        Minh nguyệt khuy kim lôi .

        Tạc lai chu nhan tử ,

        Kim nhật bạch phát thôi .

        Cức sinh Thạch Hổ điện , (1)

        Lộc tẩu Cô Tô đài . (2)

        Tự cổ đế vương trạch ,

        Thành khuyết bế hoàng ai .

        Quân nhược bất ẩm tửu ,

        Tích nhân an tại tai !

 (1) Thạch Hổ điện : điện của Thạch Hổ. Đời Hậu Triệu, Thạch Hổ

     bày rượu tổ chức yến tiệc khao đăi quần thần tại điện Thái Vũ.

     Phật Đồ Trừng lên điện vừa đi vừa ngâm rằng : " Điện ơi ! Điện

     ơi ! Cây gai thành rừng, làm nát áo người ". Thạch Hổ cho xeo

     tảng đá lên th́ thấy phía dưới quả cây gai mọc.

 (2) Cô Tô đài : Tên một cái đài bên Trung Hoa ngày xưa.

         Phiên dịch :

                TRƯỚC RƯợU

        Khuyên bạn đừng chê rượu ,

        Gió xuân cười cợt người .

        Đạo lư bạn quen cũ ,

        Nghiêng hoa nở v́ ai .

        Cành biết chim oanh hót ,

        Chén vàng trăng sáng soi .

        Bữa trước mặt non dại ,

        Hôm nay tóc bạc rồi .

        Gai lan Thạch Hổ điện ,

        Hươu chạy Cô Tô đài .

        Xưa nay cung vua chúa ,

        Thành khuyết ngập trần ai .

        Bạn sao không uống rượu ,

        Người xưa nay c̣n ai ? .

      IV.- NGUYT H ĐộC CHƯỚC [I]

        Hoa gian nhất hồ tửu ,

        Độc chước vô tương thân .

        Cử bôi yêu minh nguyệt ,

        Đối ảnh thành tam nhân .

        Nguyệt kư bất giải ẩm ,

        Ảnh đồ tùy ngă thân .

        Tạm bạn nguyệt tương ảnh ,

        Hành lạc tu cập xuân .

        Ngă ca nguyệt bồi hồi ,

        Ngă vũ ảnh linh loạn .

        Tỉnh thời đồng giao hoan ,

        Túy hậu các phân tán .

        Vĩnh kết vô t́nh du ,

        Tướng kỳ mạc Vân Hán . (2)

 (1) Tác giả có làm đến 4 bài " Nguyệt hạ độc chước ". Thứ tự từ

     bài 1 đến bài 4.

 (2) Vân Hán : tức là sông Thiên Hà, nơi cao siêu trên trời.

         Phiên dịch :

     DƯỚI TRĂNG U-NG RƯợU MộT M̀NH

        Trong hoa một bầu rượu ,

        Ḿnh ta lúy túy say .

        Cất chén mời trăng sáng ,

        Với bóng thành ba người .

        Trăng không hay thú rượu ,

        Bóng theo chân ta hoài .

        Tạm cùng trăng với bóng ,

        Xuân đến cứ vui tươi .

        Ta ca : trăng bồi hồi ,

        Ta múa bóng linh loạn .

        Lúc tỉnh cùng xum vui ,

        Say rồi đều phân tán .

        Vô t́nh kết bạn chơi ,

        Hẹn gặp nơi Vân Hán .

        NGUYT H ĐộC CHƯỚC  [II]

        Thiên nhược bất ai tửu ,

        Tửu tính bất tại thiên .

        Địa nhược bất ái tửu ,

        Địa ưng vô tửu tuyền . (1)

        Thiên địa kư ái tửu ,

        Ái tửu bất qui thiên .

        Dĩ văn thanh tỉ thánh , (2)

        Phục đạo trọc như hiền .

        Hiền thánh kư dĩ ẩm ,

        Hà tất cầu thần tiên ?

        Tam bôi thông đại đạo ,

        Nhất đẩu hợp tự nhiên .

        Đăn đắc thúy trung thú ,

        Vật vi tỉnh giả truyền .

 (1) Tửu tuyền : suối rượu. Cũng là một tên của một quận đời

     Hán, vị trí ở đông bắc huyện Tửu Tuyền (v́ nước ở đây có vị nồng

     như rượu, nên người ta dùng tên này để đặt tên quận), thuộc tỉnh

     Cam Túc .

 (2) Hai câu 7 và 8 : Điển : Đời Ngụy, Từ Mạo say rượu. Tiên Vu

     Bộ nói rằng : " Lúc b́nh thời khách say gọi người uống rượu

     mà trong (thanh) là thánh nhân, người uống rượu mà đục

     (trọc) là hiền nhân ". Hai chữ  [ thanh, trọc ] dùng để chỉ

     người uống rượu .

         Phiên dịch :

      DƯỚI TRĂNG U-NG RƯợU MộT M̀NH

        Nếu trời không thích rượu ,

        Sao rượu ở chi trời ? .

        Nếu đất không thích rượu ,

        Suối rượu ở chi đời ? .

        Trời đất đă thích rượu ,

        Thích rượu không thẹn trời .

        Đă nghe trong như thánh ,

        Lại nói đục như hiền .

        Thánh hiền đều uống rượu ,

        Thôi cầu chi thần tiên ? .

        Ba bôi thông dạo lớn ,

        Một chén hợp tự nhiên .

        Cốt được thú trong rượu ,

        Kẻ tỉnh mặc ai khen ? .

        NGUYT H ĐộC CHƯỚC  [III]

        Tam nguyệt Hàm Dương thành , (1)

        Thiên hoa trú như cẩm .

        Thùy năng xuân độc sầu ,

        Đối thử kính tu ẩm .

        Cùng thông dữ tu đoản ,

        Tạo hóa túc sở bẩm .

        Nhất tôn tề tử sinh ,

        Vạn sự cố nan thẩm .

        Túy hậu thất thiên địa ,

        Ngột nhiên tựu cô chẩm .

        Bất tri hữu ngô thân ,

        Thử lạc tối vi thậm .

 (1) Hàm Dương : tên một huyện thuộc tỉnh Thiểm Tây, ở phía Bắc

     huyện Trường An .

         Phiên dịch :

      DƯỚI TRĂNG U-NG RƯợU MộT M̀NH

        Tháng ba thành Hàm Dương ,

        Ngàn hoa đẹp như gấm .

        Ai kẻ riêng sầu xuân ,

        Uống rượu mà suy ngẩm .

        Cùng thông với ngắn dài ,

        Tạo hóa đà định sẳn .

        Sống chết một bôi thôi ,

        Muôn việc khôn lường đoán .

        Say rồi quên đất trời ,

        Ôm gối ta say đắm .

        Không biết có thân ta ,

        Vui ấy thật vui lắm .

        NGUYT H ĐộC CHƯỚC (IV)

        Cùng sầu thiên vạn đoan ,

        Mỹ tửu tam bách bôi .

        Sầu đa tửu tuy thiểu ,

        Tửu khuynh sầu bất lai .

        Sở dĩ tri tửu thánh ,

        Tửu hàm tâm tự khai .

        Từ lúc ngọa Thủ Dương , (1)

        Lũ không ư Nhan Hồi . (2)

        Đang đại bất lạc ẩm,

        Hư danh an dụng tai ! .

        Giải ngao tức kim dịch ,

        Tao khâu thị Bồng Lai . (3)

        Thả tu ẩm mỹ tửu ,

        Thừa nguyệt túy cao đài .

 (1) Thủ Dương : tên một ngọn núi, nơi Bá Di, thúc Tề ở ẩn, sau

     chết đói. Có người cho rằng ngọn núi nầy ở tỉnh Hà Bắc, nhưng

     cũng có thuyết nói rằng thuộc tỉnh Sơn Tây hay thuộc tỉnh Hà

     Nam .

 (2) Nhan Hồi : tức thầy Nhan Hồi, đệ tử của đức Khổng Phu Tử,

     nhà nghèo nhưng lúc nào cũng vẫn vui với đạo lành và vui vẻ .

 

 (3) Bồng Lai : Một ngọn núi tiên ở, tương truyền ở bể Bột Hải .

         Phiên dịch :

     DƯỚI TRĂNG U-NG RƯợU MộT M̀NH

        Sầu cùng muôn vạn mối ,

        Rượu ngon ba trăm bôi .

        Sầu nhiều rượu tuy ít ,

        Uống rượu cho sầu lui .

        Uống rồi biết thánh rượu ,

        Say rồi ḷng phơi bày .

        Chê thóc nằm núi Thủ ,

        Thường đói bụng Nhan Hồi .

        Người đời không thú rượu ,

        Danh hăo có hơn ai ? .

        Có cua cùng rượu ngọt ,

        G̣ rượu là Bồng Lai .

        Rượu ngon ta hăy uống ,

        Đài cao nương trăng say .

    V.- XUÂN NHT TÚY KHỞI NGÔN CHÍ

        Xử thế nhược đại mộng ,

        Hồ vi lao kỳ sinh ? .

        Sở dĩ chung nhật túy ,

        Đồi nhiên ngọa tiền doanh .

        Giác lai miện đ́nh tiền ,

        Nhất điểu hoa gian minh .

        Tá vấn thử hà nhật ? ,

        Xuân phong ngữ lưu oanh .

        Cảm chi dục thán tức ,

        Đối chi hoàn tự khuynh .

        Hạo ca đăi minh nguyệt ,

        Khúc tận dĩ vong t́nh .

         Phiên dịch :

        NGÀY XUÂN U-NG RƯợU SAY

         TRỞ DY NÓI CHÍ M̀NH

        Đời như giấc mộng lớn ,

        Nhọc ḿnh mà làm chi ? .

        Suốt ngày say lúy túy ,

        Trước hiên nằm li b́ .

        Tỉnh dậy trong sân trước ,

        Bụi hoa chim hót vang .

        Hôm nay ngày nào nhỉ ? ,

        Trong gió tiếng oanh vàng .

        Cảm xúc ta than thở ,

        Đối cảnh ta nghiêng b́nh.

        Hát vang đợi trăng sáng ,

        Hết khúc đă quên t́nh .

 Trong " Cung oán ngâm khúc " có câu :

        Câu cẩm tú đàn anh họ Lư ,

        Nét đan thanh bậc chị chàng Vương .

 Trong " Chiến tụng Tây Hồ phú " cũng có câu :

        Trăng lặn xuống đáy hồ trong vằng vặc,

        Tưởng rằng ông Lư cỡi ḱnh mô .

 

Lư Thái Bạch Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh, Bần Đạo chào chư hiền đệ hiền muội.

Thi:

Tiên Phật là chi hởi khách trần ?

Chổ nào khác với hạng phàm nhân ?

Bến Mê bờ Giác chia đôi ngă.

Chẳng giác không mê sẽ được gần.

Chư hiền đệ hiền muội đă có ḷng thành tầm Tiên, Phật để học Đạo, đó là rất tốt, Bần Đạo chỉ cho thế giới Phật Tiên và thế giới phàm trần.

Từ xưa nay, người đời lầm tưởng rằng cách xa diệu vợi, non nước muôn trùng, hoặc từ chốn Tây Phương Cực Lạc quốc, hoặc từ nơi chín từng mây xanh thăm thẳm, hoặc trên chót Hy Mă Lạp Sơn,v.v....Sự thật không phải vậy, hai thế giới đó chỉ cách có một lằn ranh, Đó là con sông Nhược Thủy. Tiếng nói là con sông, nhưng chiều rộng của nó không bằng 1/4 sợi tóc. Con sông Nhược Thủy nầy có hai ven bờ. Bên bờ nầy sông gọi là bờ mê, bên kia ven sông gọi là bờ giác.

Phía bên bờ mê, có nhửng người tự cho ḿnh đă giác, cho nên khôn hơn thiên hạ, từ công danh đă cao, phú quí đă nhiều, đỉnh chung củng lắm, bả danh lợi cũng không vừa. Hễ buông ra trường tranh dành, th́ đủ mưu cao kế tuyệt, chước quỉ mưu thần. V́ thế nên đă tạo cái duyên khổng lồ, chính ví cái duyên ấy, tự trói trăn ràng buộc suốt đời nầy sang kiếp khác. C̣n hể đến lănh vực đạo đức tu hành th́ họ cũng giác hơn thiên hạ, mở miệng ra th́ thao thao bất tuyệt, Thiên cơ thời sự tiên tri, nào là nay tận thế, mai lập đời mới, mấy tháng nửa sẽ có ǵ xuất hiện và mấy năm nửa sẽ có Thánh Chúa ra đời v.v...Nhửng cái giác nơi đây là cái giác vành môi, khóe miệng, nhưng từ cổ trở vô vẩn trống không như cái mơ đ́nh.

Than ôi! Đó là mê chớ phải nào đâu là giác, như vậy người t́m Đạo để tu hành sẽ phải căn cứ vào đâu để làm tiêu chuẩn cho đời ḿnh, nếu cái chi khả dĩ gọi rằng tiêu chuẩn, th́ đó cũng chỉ là danh từ tạm mượn để gọi mà thôi.

Bởi v́ Đạo là cái ǵ không h́nh, không tướng, không tên không màu sắc, không giới hạn, không biên cương. Người tu tập buổi ban đầu có thể tạm dựa vào các tiêu chuẩn sau đây để làm hàng đôi tập viết, hoặc là cái khuôn đổ bánh.

Ḷnh ḿnh phải luôn chơn thành, hướng thiện bằng mọi cách, mọi giá, việc làm trong đời sống luôn luôn phải chân thành, lương thiện. Kế đó là phải tập cho ḿnh có một đức tin rằng ḿnh không phải chỉ là một tấm thân nhục thể, chỉ sống được mấy mươi năm rồi tan rả như các loài vật khác, mà phải tin rằng ngoài tấm thân h́nh hài ô trược đó, nó c̣n có một phần vô h́nh siêu đẳng nửa. Chính cái phần vô h́nh siêu đẳng ấy là mầm sống bất diệt của Thượng Đế phát ban là chủ sử sai khiến xác thịt. Phần ấy nếu người biết trui rèn, giồi luyện, tập tánh kiên nhẩn qua nhiều thời gian để cho nó được trưởng thành mẩn tuệ, tinh khiết. Thức ăn của nó là t́nh thương, là ḷng từ bi, bác ái, không chấp trước, không phiền nảo, sân si, đồ mặc của nó là nơi thanh tịnh lặng lẽ. Muốn thấy nó không thể dùng quang tuyến hoặc kiến hiển vi, mà phải dùng huệ nhản hướng nội. Muốn có nhửng điều kiện cho nó ăn và mặc, th́ người phải tạo cho nó một đời sống đơn giản, lương thiện, thanh tịnh, từ ái, tinh khiết.

Phật Tiên xưa cũng theo đường ấy mà từ phàm nhân trở nên Thánh nhân và Siêu nhân. Thế nên đừng cầu kỳ mà t́m Đạo hay t́m Phật Tiên ở chổ phù chú, hô phong hoán vơ, hú gió kêu mưa, chỉ đá hóa vàng và cũng đừng t́m Đạo ở nơi âm thanh sắc tướng, mà phải t́m Đạo từ nơi trong mỗi người đă có sẵn rồi, nhưng nó đă bị vùi lấp dưới nhửng mớ tro tham, sân, si, dục,hỉ, nộ, ái, ố...

 

Thăng