Nguyễn Bỉnh Khiêm

* Biên khảo: Huỳnh Tâm

 

NGUYỄN BỈNH KHIÊM tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, sinh năm Tân Hợi (1491) tại

làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (Bắc phần). Thân sinh là Văn Đ́nh, sau được nhà Mạc

truy tặng chức Thái Bảo Nghiêm Quận Công. Thân mẫu là con gái quan Hộ

 Bộ Thượng Thư Nhữ Văn Lân, sau được nhà Mạc truy tặng chức Từ

 Thục Phu Nhân. Bà rất giỏi về khoa lư số và tướng pháp. V́ măi

 kén chồng, về sau gặp ông Văn Đ́nh là người quư tướng bà mới

 chịu thành duyên nợ, yên bề gia thất.

             Về sau có dịp đi qua bến đ̣, bà ngẫu nhiên gặp Mạc Đăng Dung bấy

 giờ đang làm nghề đánh cá nuôi thân. Bà nh́n thấy tướng mạo của

 Đăng Dung liền thất sắc, rồi chép miệng thở dài v́ đă gặp Đăng

 Dung quá muộn. Bà tiên đoán Đăng Dung về sau này sẽ làm nên

 nghiệp lớn.

             Đẹp duyên với ông Văn Đ́nh bà sinh hạ một trai đầu ḷng, tướng

 mạo khôi ngô tuấn tú, và đặt tên là Bỉnh Khiêm, có nghĩa là :

 lúc nào cũng giữ nết khiêm tốn nhún nhường.

 Khác hơn những đứa trẻ thông thường, năm vừa được 4 tuổi, Bỉnh

 Khiêm đă biết nói rành rẽ, không bao giờ vấp váp trong ngôn ngữ,

 nhất là tỏ ra thông minh lạ thường. Bấy giờ thâm mẫu dạy cho ông

 bằng cách truyền khẩu những nghĩa lư trong sách Tứ Thư và Ngũ

 Kinh.

             Nguyễn Bĩnh Khiêm xuất hiện như một v́ sao rực rỡ giữa ṿm trời

 u tối. Được sinh ra giữa một thời kỳ cực thịnh của nền văn hóa

 nước nhà (đời Vua Hồng Đức thứ XXII), nhưng lại trưởng thành

 trong một hoàn cảnh lịch sử vô cùng rối ren. Nhà Lê, bắt đầu từ

 triều đại của vua Lê Uy Mục trở về sau, vận nước dần dần suy

 yếu. Triều đ́nh nhà Lê xảy ra lắm chuyện thương luân bại lư, bao

 nhiêu biến chuyển dồn dập xảy tới, rồi Mạc Đăng Dung v́ lợi dụng

 ḷng tin yêu của vua Lê, chuyên quyền tiếm vị nhà Lê, lập ra nhà

 Mạc, xưng đế hiệu. Trong thời Lê-Mạc này, nhân tâm ly tán, cuộc

 thế đảo điên, ḷng người trong một cái xă hội xuống dốc ấy cũng

 cơ hồ như quên mất cả đạo nghĩa. Những cảnh lừa đảo, những sự

 đổi thay, những cảnh giết chóc đă làm xáo trộn nếp sống của

 người dân hiền ḥa. Trong lúc mà đạo lư suy đồi, ḷng người điên

 đảo nuôi mộng tham tàn, v́ quyền lợi mà chém giết lẩn nhau dù là

 t́nh máu thịt đi nữa, Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên như một vị cứu

 tinh. Dùng văn thơ giác ngộ những kẻ đang chạy theo những giấc

 mộng điên cuồng, gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh, đem đạo

 lư thánh hiền truyền bá trong dân chúng, ông đă thực hành đúng

 phương châm "Văn Dĩ Tải Đạo" của Thánh Hiền.

 Tương truyền một hôm theo mẫu thân về quê, dọc đường có một thầy

 tướng số người Trung Hoa, sau khi liếc qua dung mạo của Nguyễn

 Bỉnh Khiêm đă buột miệng khen : "Tướng mạo của thằng bé này

 không phải là tầm thường. Nhưng v́ nước da hơi khô, nên chỉ làm

 được Trạng Nguyên mà thôi". Thân mẫu của Bỉnh Khiêm nghe lời nói

 của thầy tướng số không được vui, nhưng bà cầu mong nhờ ân trạch

 của tiền nhân con bà sẽ làm nên được sự nghiệp phi thường trong

 thiên hạ.

             Có một hôm bà mẹ đi vắng, ông Văn Đ́nh nhân lúc rảnh rang, bồng

 con dạo chơi thơ thẩn trước sân. Nh́n thấy ánh trăng, cao hứng

 ông ngâm lên : Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung. Bỉnh Khiêm đă

 ứng khẩu đọc : vén tay tiên, hốt hốt run. Ngạc nhiên v́ tài ứng

 đối giỏi của cậu con trai, ông Văn Đ́nh cho rằng con ḿnh là

 "thần đồng xuất thế". Khi bà vợ về, ông Văn Đ́nh liền đem câu

 chuyện thuật lại. Bà mẹ của Bỉnh khiêm đă không mừng th́ chớ,

 lại trách chồng sao đem mặt trăng là một khí tượng nhỏ, tượng

 trưng cho phận bầy tôi, sao sánh được với mặt trời, biểu hiệu

 cho đấng thiên tử. Cách ít lâu sau bà chán nản bỏ đi. Có thuyết

 cho rằng bà đă bước thêm một bước nữa và sinh hạ được ông Phùng

 Khắc Khoan, tức là ông Trạng Bùng, tác giả "Ngư Phủ nhập Đào

 Nguyên truyện" và "Nghị trai thi tập", cũng gọi là "Phùng Công

 thi tập" (xem chữ "Phùng Khắc Khoan").

            Nguyễn Bỉnh Khiêm được cha là cụ Văn Đ́nh cố gắng trau giồi, rèn

 tập nghề văn. Về sau, Bỉnh Khiêm theo thụ giáo với cụ Bảng Nhăn

 Lương Đắc Bằng ở làng Hội Trào, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

             Dù là người hiếu học, thông minh có thừa, dốc tâm theo học đạo

 Thánh Hiền, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không được may mắn trên bước

 đường khoa cử, công danh cứ măi bị đ́nh trệ. Không phải v́ ông

 hỏng thi, mà v́ thời cuộc loạn lạc liên miên, việc thi cử cứ bị

 hoăn lại măi. Khi Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, đặt định lại

 các khoa cử, bấy giờ các trường thi mới bắt đầu hoạt động như

 trước. Vốn biết trước nhà Lê có ngày sẽ được trung hưng và cũng

 muốn giữ trọn đạo thần tử đối vối nhà Lê, Nguyễn Bỉnh Khiêm

 không chiụ xuất chính. Nhưng nhà Mạc bắt buộc các sĩ phu phải

 ra ứng thí để triều đ́nh tuyển dụng người hiền giúp nước. Nhiều

 người hết sức khuyên can, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới sửa soạn liều

 chơng lên đường ứng thí. Lúc bấy giờ ông đă 44 tuổi. Khoa thi

 Hương năm ấy, ông đỗ Giải Nguyên (tức là đỗ đầu khoa thi lấy cử

 Nhân). Năm 1535, đời Mạc Đăng Doanh, niên hiệu Đại Chính thứ VI,

 Nguyễn Bỉnh Khiêm lại trúng tuyển Đệ nhất giáp, Đệ nhất danh

 khoa thi Đ́nh, được chọn làm Đệ nhất Trạng Nguyên (tức là đỗ đầu

 khoa thi lấy Tiến Sĩ). Nhận thấy ông là người tài đức vẹn toàn,

 vua nhà Mạc rất quư mến và đặc cách trọng dụng. Ông làm đến chức

 Lại Bộ Tả Thị Lang kiêm Đông Các Đại Học Sĩ. Trong suốt tám năm

 giữ chức tại triều nhà Mạc, ông đă dâng sớ lên vua Mạc xin

 nghiêm trị 78 kẻ lộng thần. Nhưng triều đ́nh nhà Mạc bấy giờ

 muốn làm ngơ đi. Lại nhân có người con rể của ông là Phạm Giao

 cậy có thế lực hay làm những điều càn dở, ông sợ có thể liên lụy

 về sau, liền dâng sớ xin về trí sĩ. Ông về làng lập một cái am

 để tu dưỡng, đặt tên là "Bạch Vân Am", lấy hiệu là "Bạch Vân Cư

 Sĩ". Ông có bắc một cây cầu dùng để ra đó hóng mát, đặt tên là

 "Nghinh phong kiều". Ông lại dựng lên một cái nhà mát trên sông

 Tuyết giang, đặt tên là "Trung Tân Quán". Do đó, về sau các môn

 đệ của ông tôn xưng là "Tuyết Giang phu tử" (bậc thầy ở sông

 Tuyết giang).

             Nguyễn Bỉnh Khiêm đă sống một quảng đời nhàn dật, từ bỏ mọi vinh

 sang phú quư để t́m lấy sự thanh tĩnh vô vi của Lăo Trang, vui

 với cỏ cây bạn cùng muông thú, lấy gió mát trăng thanh làm nguồn

 cảm hứng, sống tự tại trong thú yên hà. Ông thường ngâm nga :

        Ta dại, ta t́m nơi vắng vẻ,

        Người khôn, người đến chốn lao xao.

        Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

        Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

        Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,

        Nh́n xem phú quư tựa chiêm bao.

 Hoặc :

        Nghiêu ngao vui thú yên hà,

        Mai là bạn cũ, hạc là người quen.

 Tất cả những danh lam thắng cảnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều dạo qua

 không c̣n sót một chỗ nào. Ông lại thường lui tới những nơi

 thiền môn, hay am thanh cảnh vắng để cùng các vị chân tu bàn qua

 những nghĩa lư cao diệu của kinh sách và gặp cảnh chùa hay am tự

 nào bị đỗ nát, ông liền cho tu bổ sửa sang lại chu đáo.

            Sau hai năm vầ trí sĩ, nhà Mạc lại cho người mang sắc phong

 Nguyễn Bỉnh Khiêm lên chức Tŕnh Tuyến Hầu, rồi lại thăng chức

 Lại Bộ Thượng Thư, tước Tŕnh Quốc Công. Về sau người đời thường

 gọi là "Trạng Tŕnh".

            Với tài đức hơn người và cách xử thế rất mực khôn ngoan, Nguyễn

 Bỉnh Khiêm không những được vua tôi nhà Mạc kính nễ, mà ngay cả

 những bậc danh thần của nhà Lê cũng đều cảm mến, dù ông làm tôi

 cho nhà Mạc .

            Là bậc túc nho thông kim bác cổ, mộy sĩ phu tài danh lỗi lạc.

 Nguyễn Bỉnh Khiêm lại là một nghệ sĩ có một tâm hồn phóng -

 Khoáng với những cảm hứng chân thành. Ông thường dùng thi ca để làm thú

 tiêu khiển và cũng muốn dùng văn chương để truyền bá những tư

 tưởng vừa đạo đức vừa có tính cách giáo dục người đời. Về Hán

 văn, ông có viết một tác phẩm nhan đề là "Bạch Vân Am Tập". Theo

 như lời tựa đề của ông, th́ tập nầy gồm cả ngàn bài thơ vịnh cảnh,

 tả t́nh. Về thơ Nôm, th́ có tập "Bạch Vân Quốc Ngữ Thi".

 Trong tập nầy, những bài thơ thường không có những đề mục nhất

 định, có những bài tả cảnh, tả t́nh, tán thưởng cuộc đời nhàn

 tản, hoặc nói về nhân t́nh thế thái.

             Nguyễn Bỉnh Khiêm mất vào ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585),

 đời vua Mạc Mậu Hợp niên hiệu Duyên Thành năm thứ V, thọ 95

 tuổi. Tương truyền khi ông thọ bệnh nặng. Mạc Mậu Hợp biết ông là

 người thông suốt việc quá khứ vị lai, liền cho con đến nhờ ông

 tiên đoán việc mai hậu của nhà Mạc. Nguyễn Bỉnh Khiêm liền dặn

 ḍ mấy lời : Nếu sau nầy gặp biến, nên rút về mạn Cao Bằng th́

 sẽ yên thân được mấy đời nữa. Nhà Mạc y theo lời ông, quả nhiên

 về sau khi nhà Lê trung hưng đánh bại nhà Mạc, con cháu nhà Mạc

 rút về Cao Bằng Lạng Sơn, nhờ đó nhà Mạc c̣n giữ thêm được hai

 đời vua nữa. Tính ra thêm được 70 năm nữa nhà Mạc mới bị diệt.

             Tuy đương thời được người trọng vọng v́ tác phong đạo đức, v́

 tài ba lỗi lạc, nhưng các triều đại phong kiến lại cho rằng ông

 đă không theo đúng luân lư của Khổng Mạnh, đă lỗi đạo v́ cúi

 ḿnh theo thờ nhà Mạc, một kẻ phản nghịch đă tiếm ngôi nhà Lê.

 Do lời buộc tội nầy mà sau khi ông mất, không được đem vào thờ ở

 Văn Miếu là nơi tế lễ đức Khổng Tử và các môn đệ của Ngài cũng

 như các bậc danh sĩ đại khoa. Đây là những lời buộc tội khắc

 nghiệt và cố chấp đối với một nhân tài lỗi lạc của đất nước vừa

 có đức độ, vừa là một nhà giáo dục hiếm có trong chế độ phong

 kiến quan liêu ngày trước. Nếu bảo Nguyễn Bỉnh Khiêm tham danh,

 ham lợi để khuất thân với nhà Mạc, th́ lại càng vô lư ? Giữa lúc

 danh cao vọng trọng, triều thần nhà Mạc đều tỏ ra mến chuộng

 kiêng dè, mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đă vội từ bỏ quan chức về vui thú

 điền viên, sống xa ṿng tục lụy. Thử hỏi hành động nầy mấy ai đă

 làm được ? Trạng Tŕnh sở dĩ pḥ nhà Mạc là cũng đă thực hiện

 cái tài kinh bang tế thế của trang sĩ phu, và cũng đúng theo chủ

 trương của Nho giáo là " nhập thế hành đạo". Vả chăng, việc quốc

 gia là việc chung của người trong thiên hạ, chớ phải đâu là của

 riêng một cá nhân nào, một ḍng họ nhà nào, một ḍng họ nào Nhà,

 Lê suy nhược, con cháu nhà Lê đă chẳng giữ được nước, tỏ ra tài,

 kém đức, th́ ngôi vua có về tay Mạc-Đăng-Dung cũng là một việc

 dĩ nhiên. Ngày xưa, nhà Thương, đó cũng là thuận theo mệnh Trời

 và không trái với đạo nghĩa. Vậy Mạc-Đăng-Dung có giành lại

 ngôi vua trong tay con cháu nhà Lê cũng không thể vội gán cho

 cái tội là " Loạn thần, tặc-tử " được theo thông lệ và theo

 định-luật tự nhiên hết thịnh đến suy, hết thái đến bỉ. Theo lẽ

 biến-dịch của vủ trụ tất cả đều không ở một điểm cố-định Như vậy,

 sự thay ngôi đồi vị cũng do lẽ biến dịch của tạo hóa, th́ tại

 sao lại cứ khư-khư giữ lấy cái hư-vi mục-nát đễ mong được người

 đời cho rằng " trung quân ". Vua hôn muội không tài đức, th́

 kẻ bầy tôi dù có tài cán đến đâu cũng không thể giữ được nước.

 Xem trong tích xưa, ta thấy tài quán thông vũ-trụ, biết cả việc

 quá khứ vị lai, am tường binh-pháp, dụng binh như thần của

 Gia-Cát-Lượng, thế mà gặp phải một ông vua bạc-nhược hôn-muội

 như Lưu-Thiện nhà Hậu-Hán, vị quốc Sư nhà Hán cũng đành bó tay

 chờ chết.

             Lư-lẽ viện dẫn cho rằng Nguyên-Bỉnh-khiêm thờ nhà Mạc là lổi đạo,

 v́ đă tôn thờ một kẻ tiếm ngôi làm phản, cho nên không được thờ ở

 Văn-miếu không được chính-đáng. Đó chẳn qua là những ông vua thời

 phong-kiến muốn cho kẻ bầy tôi luôn luôn phải tôn thờ họ, dù họ

 có làm ǵ sái quáy chăng nữa họ cũng là vua. Nhưng có lẽ họ quên

 câu : " Quân minh thần lương " rồi chăng ? Những bọn hủ nho

 cũng a-dua theo nhà vua, xu-nịnh để kết án, để buộc tội

 Nguyên-Bỉnh-Khiêm, nhưng cũng đă quên đi lời của Không Tử, vị vạn

 thế sư-biểu đă nói về thuyết " Chính danh " như sau :

             Khổng-Tử ở nước Tần ba năm, nhưng bấy giờ ở nước Tần giặc giă nổi

 lên quấy nhiều Khắp nơi, an ninh không được bảo đảm, Ngài liền bỏ

 về nước Vệ. Vua nước Vệ già yếu, nhu nhược, không biết dùng

 người, Ngài lại bỏ Vệ mà đi. Trong lúc ấy Phật-Bật vốn là chỗ

 quen biết trước với Khổng-Tử, nổi loạn ở nước Trịnh cho người

 sang vời Ngài đến giúp một tay. Khổng tử định đi, nhưng môn đệ là

 Tử-Lộ can ngăn và thưa rằng :

             " Đệ-tử ngày xưa đă từng được thầy dạy : kẻ nào làm những điều

 bất thiện, th́ người quân-tử không vào đảng với nó. Nay Phật-Bật

 giữ ấp phản, thế là bất thiện mà thầy lại định theo là ư ǵ. "

             Khổng-tử đáp :

             " Phải, chính ngày xưa ta có nói như vậy, song ta đă chẩng thường

 nói rằng : Giống bền kia tư-chất thật bền, th́ dầu có mài cũng

 không ṃn; giống trắng kia tư-chất thật trắng th́ dàu nhuộm đi

 cũng không đen. Như vậy dầu người bất-thiện cũng không lây xắu ta

 được. Và chăng, ta sinh ra là hữu dụng, há như quả bầu kia đâu

 sao cứ treo mà chẳng ăn. "

            Xem thế, ta thấy chủ-trương của Khổng giáo không phải là hẹp-ḥi,

 thiển-cận, thế mà có một số người theo học đạo thánh hiền lại cứ

 quan niệm trung quân một cách quá hời-hợt nông-nổi, để rồi a-dua

 nịnh bợ theo các ông vua thiển-cận, hôn-muội, gán-ghép tội t́nh

 cho một bậc tài-đức như Nguyễn-Bỉnh-Khiêm, há chẳng là một hành

 động tiếu nhân hẹp lượng và nghiệt-ngă sao ?

            Nói đến văn-chương, ta phải nói đến một cái ǵ có tính cách nghệ

 thuật, có một vẻ đẹp quyến rũ tiềm làng trong từng hơi thở từng

 tiếng động, xuyên qua từng cành cây, kẻ lá, thấm vào tận mảnh đất

 màu mỡ cho đến những viên đá sơi vô-tri, rung-động đến ngàn hoa

 hương thơm ngào ngạt, màu sắc rực rỡ, cho đến các loài cầm, ngư

 điểu, thú đều nhờ văn chương mà được linh động dưới ng̣i bút một

 cách tuyệt vời. Tinh-thần cá nhân, hoàn-cảnh xă-hội cũng đă được

 văn chương tô-điểm với những sắc-thái riêng biệt, tùy theo mỗi

 cá nhân và tùy theo bối cảnh lịch sử trong mỗi giai đoạn. Do đó,

 qua văn chương, ta có thể nhận thấy những đặc-điểm nơi

 Nguyễn-Bỉnh-khiêm, vị Trạng Nguyên của thời Lê-Mạc. Về thi văn,

 Nguyễn-Bỉnh-Khiêm làm nhiều nhứt là thệ đường-luật và kế đó là thể

 cô phong, một thà thơ có Trước thơ Đường-luật.

 

 A/ THƠ ĐƯờNG-LUậT, THẤT NGÔN BÁT CÚ, CẢM HỨNG

        Thái-ḥa vũ-trụ bất Ngu, Chu,

        Hỗ chiếc giao-tranh tiến lưỡng thù.

        Xuyên quyết sơn hà tùy xứ hữu.

        Uyên ngư tùng tước vị thùy khu.

        Trùng hưng dĩ bốc độ giang mă,

        Hậu hoạn ưng pḥng nhập phất khu,

        Thế sự đáo đầu lưu thuyết trước,

        Túy ngâm trạch bạn nhậm nhàn du.

 dịch nôm :

        Non sông nào phải buổi b́nh thời,

        Thù đáng nhau chi khéo nực cười.

        Cá vực, chim rừng ai khiến đuỗi ?

        Núi xương, sông huyết, thăm đầy vơi.

        Ngựa phi chắc có hồi quay cổ,

        Thú dữ nên pḥng lúc cắn người.

        Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa,

        Bên đầm say hát nhởn-nhơ chơi.

         ( Bản-dịch của Phan-kế-Bính )

 Trương-truyền bài thơ trên đây, Trạng-Tŕnh làm ra để tiên-đoán

 việc nhà Lê sẽ trung-hưng và nói đến việc họ Trịnh chuyên quyền

 lấn-áp vua lê. Và những việc của ông tiên-đoán điều không sai một

 mảy. Những thú nhàn-tản nơi thôn-trang những cảnh non xanh nước biếc

 đều được thu gọn vào những vần thơ tuyệt-tác của ông Nghè đất

 Hải-Dương một cách bay bướm :

                  THÚ THÔN Ở

        Một mai, một cuốc, một cần câu,

        Thơ thẩn mặc ai vui thú nào.

        Ta dại, ta t́m nơi vắng vẻ,

        Người khôn, người đến chốn lao xao.

        Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

        Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

        Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,

        Nh́n xem phú quí tựa chiêm bao.

                    * * *

                MÙA THU ĐI CHƠI THUYỀN

        Nước xuôi, nước ngược, sóng dâng triều,

        Thuyền khách chơi thu, nọ phải d́u.

        Chèo vượt bóng trăng nhân lúc hứng.

        Buồm giong ngọn gió mặc cơn siêu.

        Phơ phơ đầu bạc ông câu cá,

        Leo lẻo gịng xanh con mát mèo.

        Le vịt cùng ta như có ư,

        Đến đâu thời cũng thấy đi theo.

 Ngoài những việc ca tụng thú thanh nhàn, vờn vẽ những nét đẹp

 tuyệt vời của thiên nhiên, Trạng Tŕnh c̣n dùng văn thơ để

 khuyên nhũ người đời nên ăn ở cách nào cho phải đạo, nên cư xử

 thế nào cho xứng đáng là con người, và cũng nói lên những cảnh

 " nhân t́nh thế thái " :

             KHUYÊN NHỦ Người  Đời

        Chớ chê người ngắn, cậy ta dài,

        Hơn kém dù ai cũng mặc ai.

        Vị nọ có bùi, không có ngọt,

        Thức kia chầy thắm lại chầy phai.

        Đă hay phân định đành yên phận,

        Dẫu có tài hay chớ cậy tài.

        Quân tử ngẩm xem nơi xuất xử,

        Ắt là khôn hết cả loài hai.

                     ***

               DĨ H̉A VI QUƯ

        Ở thế đừng tranh tiếng trượng phu,

        Làm chi cho có sự đôi co,

        Đây cậy đây khôn, đây chẳng nhịn.

        Đấy rằng đấy phải, đấy không thua.

        Duật nọ hăy c̣n đua với bạng, (1)

        Lươn kia hầu dễ kém chi c̣.

        Chữ rằng :"Nhân dĩ ḥa vi quư",

        Vô sự th́ hơn, kẻo phải lo.

 (1) do câu "Duật bạng tương tranh, ngư ông đắc lợi", nghĩa là :

 c̣ ngao níu nhau, ông chài được lợi. Nghĩa bóng, hai người

 tranh giành, xâu xé nhau mà quên kẻ thứ ba đang chực chờ để

 giành phần thắng lợi.

 

                Chớ Cậy Rằng Hơn

        Làm người hay một, họa hay hai.

        Chớ cậy rằng hơn, chớ cậy tài.

        Trực tiết cho bền bằng sắt đá, (2)

        Đi đường ngẫm hết chốn chông gai.

        Ở thế khá yêu là của khá,

        Đôi co ai dể kém ǵ ai.

        Miệng đời tựa mật mùi càng ngọt,

        Đạo thánh bằng tơ mối hảy dài.

 (2) do câu "Trực tiết tâm hư", nghĩa là : khí tiết ngay thẳng,

 ḷng trong trắng. Người ta thường ví cây trúc, ḷng ngay thẳng,

 ḷng trống không, như tư cách cao quí của người quân tử.

                   TU THÂN

        Gần son th́ đỏ, mực th́ đen,

        Sáng biết nhờ ơn thửa bóng đèn.

        Ăn uống miển theo nơi phép tắc,

        Tới lui cho biết lẽ kinh quyền.

        Chẳng nên mặc thế, người lành dữ,

        Giáo giơ thấy ai thói đảo điên.

        Ở thế, có khôn thời có khó,

        Chữ rằng : vô sự tiểu thần tiên.

                      ***

                    Thời Đại

        Vụng khéo nào ai chẳng có nghề,

        Khó khăn phải lụy đến thê nhi,

        Được thời, thân thích chen chân đến,

        Thất thế, hương lân ngoảnh mặt đi.

        Thớt có hôi tanh, ruồi mới đến,

        Sanh không mật mỡ, kiến ḅ chi ?

        Đời nay những trọng người nhiều của,

        Bằng đến tay không mấy kẻ v́.

                      ***

              CỦA NặNG HƠN Người

        Đời này nhân nghĩa tựa vàng mười,

        Có của th́ hơn hết mọi lời.

        Trước đết tay không, nào thiết hỏi,

        Sau vào gánh nặng, lại vui cười.

        Anh anh, chú chú, mừng hơn hớn,

        Rượu rượu, chè chè, thế tả tơi.

        Người, của, lấy cân ta thử nhắc,

        Mới hay rằng của nặng hơn người.

                      ***

               THẾ GIAN BIẾN CẢI

        Thế gian biến cải vũng nên đồi,

        Mặn nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi.

        C̣n bạc c̣n tiền, c̣n đệ tử,

        Hết cơm hết rượu, hết ông tôi.

        Xưa nay đều trọng người chân thực,

        Ai nấy nào ưa kẻ đải bôi.

        Ở thế mới hay người bạc ác,

        Giàu th́ t́m đến, khó t́m lui.

                      ***

                CÓ PHÚC CÓ PHậN

        Trời sinh, trời ắt đă dành phần,

        Tu hảy cho hiền, dạ có nhân.

        Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ.

        Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần

        Bạo hung chỉnh đă gươm mài đá,

        Phúc đức rành hay có đượm xuân.

        Chớ có hại nhân mà ích kỷ.

        Giấu người, khôn giấu được thần linh.

 

                  Mặc CHÊ KHEN

        Thị phi chẳng quản, mặc chê khen,

        Ngu dại chan chan, tính đă quen.

        Cảnh cũ điền viên, t́m chốn cũ,

        Khách nhàn sơn dă dưỡng thân nhàn.

        Nhà thông đường trúc, ḷng hằng mến,

        Cửa mận tường đào, bước ngại chen.

        Thế sự tuần hoàn hay đắp đổi,

        Từng xem thua được một hai phen.

 

                VÔ SỰ Là HƠN

        Hễ kẻ tiêu người, kẻ phải lo,

        Chẳng bằng vô sự ngáy o o.

        Tay kia khéo nắm, c̣n hơn mỡ,

        Miệng nọ hay cười, có lúc ho.

        Có thuở được thời mèo đuổi chuột

        Đến khi thất thế, kiến tha ḅ.

        Được thua sau mới ăn năn lại,

        Vô sự chẳng hơn có sự ru !

                         THỂ CỔ PHONG

 Cũng như các bài thơ thể thất ngôn Đường luật, những bài thơ cổ

 phong của Trạng Tŕnh cũng đề cập đến những thú hưởng nhàn và

 cảnh an vui tự tại của một nhà ẩn sĩ thanh cao đượm màu sắc

 triết lư nhân sinh.

                 ĐIỀN VIÊN THÚ

        Trải nguy nan, đă mấy phen,

        Thân nhàn, phúc lại được về nhàn.

        Niềm xưa trung ái thề chẳng phụ,

        Cảnh cũ điền viên thú đă quen.

        Ba quyển đồ thư thư nặng túi,

        Một thuyền phong nguyệt chở đầy then,

        Trời cũng biết nơi lành dữ,

        Họa phúc chẳng dùng cái tóc chen.

                    Nhàn HỨứng

        Được thua đă thấy ít nhiều phen.

        Để rẻ công danh đổi lấy nhàn :

        Am Bạch Vân rồi nhàn hứng.

        Dặm hồng trần vắng ngại chen ;

        Ngày chày họp mặt, hoa là khách,

        Đêm vắng hay ḷng, nguyệt ánh đèn.

        Chớ chớ thờ ơ, nh́n mới biết,

        Đỏ th́ son đỏ, mực th́ đen.

 

                Thú Thanh Nhàn

        Giàu mặc phận, khó dầu b́.

        Đọ thanh nhàn khá nhất b́.

        Vếu váo câu thơ cũ rích.

        Khề khà chén rượu hăng x́,

        Trăng thanh gió mát là tương thức,

        Nước biết non xanh ấy cố tri.

                     oOo

                THÚ DƯỠNG THÂN

        Mới phú quư bởi thời vận,

        Tu luyện lâu bền thú dưỡng thân.

        Hứng ư miệng ngâm câu quốc ngữ,

        Giải phiền tay chuốt chén quỳnh xuân.

        Đường hoa chào khách mặt nh́n mặt,

        Ngơ hạnh đưa người chân ngại chân.

        Dầu có ai than th́ sẽ nhủ :

        "Thái b́nh Thiên tử, thái b́nh dân".

                     oOo

                  Thú Nhàn

        Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua,

        Một năm xuân tới một phen già.

        Ái ưu vằng vặc trăng in nước,

        Danh lợi dửng dưng gió thổi qua.

        Án sách hăy c̣n án sách cũ,

        Nước non bạn với nước non nhà.

                     oOo

                THÚ TIÊU DAO

        Xóm tự nhiên, lều một căn,

        Quét không thảy thả bụi hồng trần.

        Nh́n hàng cam quất, con đ̣i cũ,

        Mấy đứa ngư tiều, bô bạn thân.

        Thấy nguyệt tṛn th́ kế tháng,

        Nh́n hoa nở mới hay xuân.

                     oOo

                 Thú Ẩn Dật

        Một cơ yêu nhọc đổi lại đều,

        Yêu bao nhiêu th́ nhọc bấy nhiêu.

        Tham phải án công danh lụy,

        Muốn cho con tạo trêu.

        Vui vầy lạc xă năm ba khách,

        Lánh chốn Nam Dương ở một lều.

                     oOo

               Mặc Ai Tài Trí

        Mặc ai rằng tài, mặc ai rằng trí,

        Ngay mặt đă hay đống củ khoai.

        Cáo đội oai hùm mà hết giống,

        Ruồi nương đuôi kư luống khoe ngươi.

        Nhân t́nh cho biết,

        Ba bát đầy, nầy cũng sáu vơi.

                     oOo

                   An Phận

        Giàu cơm thịt, khó cơm rau,

        An phận là tiên, lọ phải cầu.

        Sớm uống chè thung, hơi ngút ngút.

        Hôm kề hiên nguyệt, tỏ làu làu.

        Vun thông tưới cúc ba thằng nhỏ,

        Đỏ lửa hâm trà một mụ hầu.

                     oOo

                 Đạo Thường

        Chợ họp th́ người đến dỡ dang,

        Xa yêu v́ có mùi hương.

        Ưa ngọt th́ hơn nhiều người trọng,

        Quá chua ra ủng có ai màng.

        Ở có đức lành hơn ở dữ,

        Yêu nhau chẳng đă một đạo thường.

                      oOo

                L̉NG THƯ THÁI

        Vinh nhục bao phen hẳn đă từng,

        Ḷng người sự thế dửng dưng.

        Khen th́ nên tốt, chê nên dại,

        Mất ắt chẳng âu, được chẳng mừng.

        Có ai biết được ḷng tri kỷ,

        Ṿi vọi non cao nguyệt một vừng.

                      oOo

               TIÊU SÁI TỰ NHIÊN

        Tiêu sái tự nhiên ắt nhẹ ḿnh,

        Nài bao quyền cả áng công danh.

        Vô tâm ước có gương soi bạc.

        Đặc thú kho đầy gió mát thanh.

        Trẻ dẩu biết cơ tạo hóa,

        Già lo phục thuốc trường sinh.

                      oOo

                 NHẨN TH̀ QUA

        Chưa dể ai là bụt Thích Ca,

        Mọi niềm nhân ngă nhẩn th́ qua.

        Ḷng vô sự trăng in nước,

        Của thảng lai gió thổi hoa.

        Ḱa khách xuân xanh khi trẻ,

        Mấy người đầu bạc tuổi già,

        Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách,

        Được thú ta đà có thú ta.

                      oOo

                   Tự Thuật

        Tuổi già ngoài tám mươi già,

        Thấm thoát xem bằng bóng ngựa qua,

        Mai bạc lạnh quen nhiều tháng tuyết,

        Cúc vàng thêm đổi mấy phen hoa.

        Dẩu có phận là ơn chúa,

        Được làm người bởi đức cha.

        Am quán ngày nhàn rồi mọi việc,

        Dầu ta tự tại mặc dầu ta.

 Ngoài những văn thơ trên đây, Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm c̣n

 lưu truyền một ca khúc làm theo thể " trường đoản cú ", có nhiều

 câu dài ngắn xen vào nhau, không hạn định, thường được gọi là

 " Sấm ", tức là những lời tiên tri của ông về những sự việc sẽ

 xảy ra về sau, để mọi người theo đó mà chứng nghiệm. Phải nói là

 Nguyễn Bỉnh Khiêm đă nổi danh nhờ những lời sấm truyền bất hủ

 ấy. Theo thời đại khoa học nguyên tử ngày nay, nhiều người vẩn

 không thể phủ nhận được cái giá trị không tiền khoáng hậu trong

 lời " Sấm Trạng Tŕnh ".

 Con cháu Mạc Đăng Dung nhờ nghe theo lời tiên tri của Trạng

 Tŕnh mà được yên thân ở đất Lạng Sơn Cao Bằng từ đời Mạc Mậu

 Hợp cho đến ba đời nửa mới bị diệt.

 

 Lại việc Nguyễn Hoàng hỏi ư kiến Trạng Tŕnh về tương lai của

 ḿnh. Chủ nhân Bạch Vân Am đă cho biết sự việc trong lời Sấm :

 " Hoành sơn chất đái, Vạn đại dung thân " nghĩa là : Dăi núi

 Hoành sơn có thể yên thân được muôn đời.

 Quả nhiên, Nguyễn Hoàng nhờ chị ruột năn nĩ với anh rể là Trịnh

 Kiểm xin được vào trấn ở Thuận Hóa. Nhờ đó họ Nguyễn được cơ hội

 xây dựng cơ nghiệp lâu dài ứng vào lời tiên tri của Trạng Tŕnh.

 Chúa Trịnh toan dứt nhà Lê, cho người mang lể vật đến hỏi ư

 kiến Trạng Tŕnh. Ông bảo rằng : " Kẻ ở chùa nên cung kính thờ

 Phật th́ sẽ có oải ăn lâu dài ".Chúa Trịnh biết Trạng Tŕnh muốn

 khuyên ḿnh nên thờ nhà Lê theo đạo thần tử sẽ được sự nghiệp

 lâu dài, liền y theo lời dạy. Họ Trịnh liên tiếp mấy đời giữ

 vửng được ngôi chúa ở đất Bắc.

 Người Trung Hoa cũng phục tài nhà tiên tri Việt Nam nên đă có

 lời ca tụng : " An Nam lư học hữu Tŕnh Tuyền ", nghĩa là : Nước

 Nam về khoa lư học có ông Tŕnh Tuyền.

 Đă gọi là "Sấm" cho nên những lời lẽ thường sâu xa khó hiểu.

 Nhiều người cho rằng Trạng Tŕnh không thể tiết lộ cái lẻ huyền

 vi thâm diệu của "Thiên Cơ" cho nên không nói rỏ ra sự việc

 được. Ông chỉ dùng theo nghĩa bóng, hay nói một cách quanh co

 uẩn khúc, và khi sự việc đă xảy ra, người hậu thế nghiệm lại lời

 sấm, mới thấy sự hiệu nghiệm hiễn nhiên.

 Tương truyền những sự việc sau đây đă ứng nghiệm đúng theo lời

 sấm truyền của Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm.

a/ TIÊN TRI VỀ NHÀ TÂY SƠN DẤY NGHIP

 Hai câu :

        " Chấn cung xuất nhật

        Đoài cung vẩn tỉnh "

 Nghĩa là :

        Mặt trời xuất hiện ở phương Đông.

        Sao sa ở phương Tây.

 Theo Bát Quái, có tám cung là : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly,

 Khôn, Đoài. Chấn thuộc về phương Đông. Theo kinh Dịch, cung Chấn

 thuộc về người trên. Ư muốn nói người anh cả của họ Nguyễn Tây

 Sơn là Nguyễn Nhạc sẽ dấy nghiệp. Sao sa ở phương Tây : ư nói

 nhà Tây Sơn xuất hiện.

 Hai câu :

        " Hà thời biện lại vi vương,

        Thử thờ Bắc tận Nam trường xuất bôn "

 Nghĩa là :

        Làm thế nào thời ấy tên biện lại làm vua,

        Lúc ấy Bắc phải hết, Nam cũng chạy.

 Hai câu trên đây ám chỉ Nguyễn Nhạc, tên biện lại ở huyện Vân

 Đồn, tỉnh Qui Nhơn khởi nghĩa dấy binh tự xưng là Tây Sơn Vương.

 Nhà Tây Sơn nổi lên diệt Chúa Trịnh ở phương Bắc, đuổi Chúa

 Nguyễn ở phương Nam lập nên đế nghiệp.

 Sáu câu :

        " Bao giờ trúc mọc qua sông,

        Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây,

        Đoài cung một sớm đổi thay,

        Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng c̣n.

        Đầu cha lộn xuống chân con.

        Mười bốn năm tṛn hết số th́ thôi.

 Sáu câu nầy ứng nghiệm việc Tôn Sĩ Nghị đem quân Thanh sang cướp

 nước Nam. Khi đến Thăng Long thành, Sĩ Nghị cho quân sĩ bắc một

 chiếc cầu nổi bằng tre ngang sông Hồng Hà. Sau khi dẹp được giặc

 nhà Thanh một cách oai hùng ở trận Đống Đa, Nguyễn Huệ xưng là

 Quang Trung Hoàng Đế (hai câu 1-2).

 (Nhờ tài ngoại giao của Ngô Thời Nhiệm, Quang Trung được vua nhà

 Thanh là Càn Long phong chức An Nam Quốc Vương, một vương hiệu

 chính thức được Trung Hoa thừa nhận).

 Sau hai năm lên ngôi vua, Hoàng đế Quang Trung mất ("Đoài cung"

 ở câư có nghĩa là phương Tây. Theo kinh Dịch, cung Đoài là phận

 dưới, ư nói người em của nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ mất). Sau khi

 vua Quang Trung mất, năm sau Nguyễn Nhạc v́ tức vua Cảnh Thịnh,

 tức Nguyễn Quang Toản (con của Quang Trung) chiếm thành Qui Nhơn

 và tịch biên tài sản nên thổ huyết mà chết. ("Chấn cung" ở 4 ám

 chỉ Nguyễn Nhạc. Theo kinh Dịch, cung Chấn là người trên, người

 anh của nhà Tây Sơn). Câu 5 ám chỉ tên của vua Quang Trung và

 vua Cảnh Thịnh (con của vua Quang Trung). Theo phép chiếc tự,

 chữ "Quang" của vua Quang Trung có chữ "Tiểu" ở trên mà chữ

 "Cảnh" của vua Cảnh Thịnh lại có chữ "Tiểu" ở dưới. Cho nên mới

 gọi là : Đầu cha lộn xuống chân con. Câu 6 ám chỉ nhà Nguyễn Tây

 Sơn chỉ làm vua được 14 năm là dứt.

b/ TIÊN TRI VỀ VIC PHONG HẦU CHO DÂN LÀNG VĨNH LI

 Hai câu :

        " Bao giờ ngựa đá qua sông

        Th́ dân Vĩnh Lại quận Công cả làng "

 Nghĩa là :

 Khi nào ngựa đá qua sông được, dân ở làng Vĩnh Lại đều được

 phong hầu.

 Dân ở làng Vĩnh Lại đều được phong hầu. Nguyên làng Vĩnh Lại là

 quê nhà của Trạng Tŕnh. Dân chúng ở Vĩnh Lại, thấy thiên hạ đồn

 đăi ông là người tiên tri biết trước được mọi việc sẽ xảy ra,

 liền yêu cầu ông đoán cho biết tương lai của dân chúng ở Vĩnh

 Lại. Trạng Tŕnh chỉ nói xa gần mà không chịu nói rơ, viện cớ là

 "Thiên Cơ Bất Khả Tiết Lộ". Nhiều người không hài ḷng cho rằng

 ông có thâm ư. Thấy vậy, ông liền cho người đắp một con ngựa đá

 đặt ở bên bờ sông làng Vĩnh Lại. Lâu ngày đất cát bồi thành,

 giống in như con ngựa đá sang sông thật. Trạng Tŕnh lại cho

 khắc vào ḿnh ngựa hai câu sấm trên. Dân chúng ở Vĩnh Lại đọc

 được hai câu sấm truyền và thấy ngựa đá sang bờ sông Vĩnh Lại

 rất vui mừng, cho rằng hồng phúc đă đến cho dân làng. Và ngày

 ngày mong đợi sự ứng nghiệm.

 Về sau, khi vua Lê Chiêu Thống lánh nạn Tây Sơn, trốn qua làng

 Vĩnh Lại, dân chúng đều một ḷng ủng hộ nhà vua chống lại Tây

 Sơn. Vua Lê sẵn ấn tín đem theo ḿnh, liền phong tước hầu cho

 người cầm đầu nhóm dân làng. Tin ấy truyền ra, dân chúng tranh

 nhau xin nhà vua phong tước hầu cho ḿnh. Sợ dân chúng sinh ḷng

 phản trắc có hại cho ḿnh, nhà vua liền phong tước hầu cho tất

 cả dân làng. Vua Lê Chiêu Thống trú ngụ tại làng Vĩnh Lại một

 thời gian, nhận thấy không thể nhờ dân làng mà khôi phục nghiệp

 cả được, liền bỏ trốn sang Tàu với các thuộc hạ để cầu viện binh

 với vua nhà Thanh. Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm nghe tin vua

 trốn tại Vĩnh Lại đem quân đến bắt, nhưng chậm mất. Biết được

 dân làng Vĩnh Lại chống Tây Sơn nên được phong tước hầu, liền

 hạ lịnh cho binh sĩ giết hại dân làng rất nhiều. Dân làng Vĩnh

 Lại v́ khát vọng công danh nên chịu thiệt mạng oan uổng.

c/ TIÊN TRI VIC NGUYỄN HU CHỈNH

 Hai câu :

        " Chim Bằng cất cánh về đâu ?

        Chết tại trên đầu hai chữ quận công "

 Nguyễn Hữu Chỉnh, một danh tài đất Bắc Hà thường tự hào và cho

 rằng : " Nhân tài xứ Bắc chỉ có một ḿnh tôi ". Nguyễn Hữu Chỉnh

 thường ví ḿnh có chí cả như chim Bằng. Người đương thời gọi là

 " Cống Chỉnh ". Lúc đầu, Nguyễn Hữu Chỉnh đến làm thuộc hạ của

 Hoàng Ngũ Phúc, một viên lăo tướng đại tài của Chúa Trịnh. Sau

 khi Ngũ Phúc mất, Chỉnh lại theo con nuôi của Phúc là Hoàng Đ́nh

 Bảo, pḥ Trịnh Cán (con thứ của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm và thứ

 phi Đặng Thị Huệ, tục gọi là Bà Chúa Chè). Phủ Chúa Trịnh có

 loạn Kiêu binh; phế Trịnh Cán, giết Hoàng Đ́nh Bảo, lập Trịnh

 Khải lên ngôi Chúa, Nguyễn Hữu Chỉnh liền bỏ Trịnh sang đầu Tây

 Sơn, và dâng lên vua Tây Sơn bài sách " Phù Lê diệt Trịnh ". Nhờ

 bài sách nầy mà nhà Tây Sơn đă áp dụng một chiến thuật mềm dẽo,

 đưa đất Bắc Hà sang một khúc quanh lịch sử quan trọng.

 Sau khi diệt được quân của Chúa Trịnh, Nguyễn Huệ đem các thuộc

 hạ như Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm... vào cung Văn Thọ vấn an

 vua Lê. Vua Lê phong cho Nguyễn Huệ làm chức Nguyên Soái, Dực

 chính Phù Vân Uy Quốc Công. Nguyễn Huệ có ư bất măn, nhưng nhờ

 Nguyển Hữu Chỉnh khéo léo nên Nguyễn Huệ nguôi cơn giận. Vua

 Lê lại đem người con gái út là Ngọc Hân Công Chúa lúc bấy giờ

 mới mười sáu tuởi, tài sắc vẹn toàn, lại có tài văn chương thi

 phú gă cho Nguyễn Huệ. Kế vua Lê mất, Nguyễn Huệ tôn cháu là

 Hoàng Tôn Lê Duy Kỳ được nối ngôi vua lấy hiệu là Chiêu Thống.

 Khi quân Tây Sơn rút về Nam, nghe theo đề nghị của Vũ Văn Nhậm

 ( Nhân thường hay ghét Nguyễn Hữu Chỉnh về tính t́nh kiêu căng

 tự phụ ), Nguyễn Huệ bỏ Chỉnh lại đất Bắc. Chỉnh hốt hoảng đem

 gia nhân chạy theo quân của Nguyễn Huệ. Đến Nghệ An, Chỉnh bắt

 kịp đạo quân của Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ t́m cách vỗ về Chỉnh và

 khuyên nên ở lại Nghệ An để pḥng mọi bất trắc của dân t́nh xứ

 Bắc Hà, nhưng bên trong lại ngầm truyền lịnh cho Vủ Văn Nhặm

 theo dỏi mọi hành động của Chỉnh, v́ Nguyễn Huệ biết trước sau

 ǵ Chỉnh cũng mưu phản. Chỉnh không theo sát được Bắc B́nh Vương

 Nguyễn Huệ, biết ḿnh đă bị bỏ rơi, tiến thoái lưỡng nan. Tuy

 nhiên, Chỉnh vốn là tay mưu trí giỏi, t́m những người tài trí

 lưu vong, quyết tâm tích thảo đồn lương, gây thanh thế để chiếm

 đất Nghệ An. Gặp lúc vua Lê Chiêu Thống bị con cháu của Chúa

 Trịnh là Trịnh Bồng, thừa kế tiên phụ giữ chức Án Đô Vương áp

 bức. Vua Chiêu Thống liền phái sứ giả vào đất Nghệ triệu thỉnh

 Nguyễn Hữu Chỉnh ra dẹp loạn Bắc Hà. Cơ hội ngàn năm một thưở đă

 đến với Chỉnh. Chỉnh ra đất Bắc dẹp được yên Trịnh Bồng và được

 vua Lê phong chức B́nh-Chương Quân-Quốc Trọng-Sự Đại Tư-Đồ Bằng

 Trung Công. Chỉnh lại chiếm Trịnh phủ làm Đại bảng doanh, Xin

 vua Lê phong cho con là Nguyễn Hữu Du làm Thế Tử, cắt đặt những

 tay chân bộ hạ vào những chức vụ trong triều Lê và ngoài các

 biên trấn. Các quan lại thuộc hạ của Chỉnh lại tâu vua Lê phong

 cho Chỉnh tước Nhất Tự Công, được mở Phủ quân Vơ Thành (cũng như

 Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội hiện nay) ; đúc ấn riêng và lập Khu Mật

 Viện. Khi đă nắm trọn binh quyền trong tay, Chỉnh bắt đầu quyết

 đoán mọi việc, không thèm hỏi ư kiến vua Chiêu Thống. Thế là vua

 Lê vừa thoát được nạn Trịnh Bồng lại lọt vào tay lộng thần Cống

 Chỉnh. Đất Bắc Hà lại một phen nữa khổ sở lầm than ; vua Lê làm

 bù nh́n chỉ c̣n biết âm thầm đau khổ. Vũ Văn nhậm được mật lệnh

 của Bắc B́nh Vương theo dơi mọi hành động của Chỉnh, rồi mật

 tŕnh tự sự về Nam. Nguyễn Huệ, sau khi hội nghị quân sự tại

 Quảng Nam đă nêu lên các tội t́nh của Chỉnh như họ Trịnh ngày

 trước ôm chân vua Lê mà lộng quyền. Thế là Bắc B́nh Vương Nguyễn

 Huệ ra lịnh cho các tướng như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân ra Nghệ

 An họp với Vũ Văn Nhậm mở cuộc Bắt phạt bắt Nguyễn Hữu Chỉnh trị

 tội. Nguyễn Hữu Chỉnh bị bại trận, và bị bộ tướng của Vũ Văn

 Nhậm là Nguyễn Văn Ḥa bắt được tại núi Tam Tầng, thuộc huyện

 Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Chỉnh bị bơ vào cũi mang về Thăng Long

 nạp cho Vũ Văn Nhậm. Riêng con của Chỉnh là Nguyễn Hữu Du bị bắt

 và bị chặt đầu ngay tại chổ.

 Vũ Văn Nhậm, với giọng điệu hách dịch hỏi tội Nguyễn Hữu Chỉnh

 tại sao làm phản. Chỉnh không van nài và chỉ trả lời : "Chỉ v́

 cái thế như vậy". Vũ Văn Nhậm truyền lệnh phanh thây Nguyễn Hữu

 Chỉnh .

 Thế là chim Bằng đă gảy cánh, sau những ngày hưởng thụ vinh sang

 tột đỉnh. Và đúng theo lời tiên tri của Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh

 Khiêm : "Chết tại trên đầu hai chữ Quận Công".

d/ TIÊN TRI VỀ TƯƠNG LAI CỦA NHÀ NGUYỄN

 Hai câu :

        " Phụ nguyên chính thống hẳn hoi

        Tin dê lại mắc phải mồi đàn dê "

 Ư nói nhà Nguyễn mới là ḍng dơi chính thống của nhà vua. Vua

 Gia Long nhờ sự trợ giúp của người Pháp để diệt nhà Tây Sơn,

 thống nhất đất nước. Nhưng rồi nhà Nguyễn cũng mất chủ quyền về

 tay người Pháp. Chữ "dê" dịch nghĩa chữ Hán là "dương", ám chỉ

 người Tây phương. Ví dụ như "dương lịch", người ḿnh gọi là "lịch

 Tây".

 Bốn câu :

        " Để loài bạch quỷ Nam xâm,

        Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly.

        Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy,

        Gia đ́nh một ở ba đi dần dần. "

 Hai câu đầu, ám chỉ việc thôn tính của người Pháp ở Việt Nam làm

 cho dân chúng muôn phần khốn khổ, gây bao cảnh chia ĺa "Bạch

 quỷ Nam xâm", nghĩa là : Nhân dân cực khổ điêu đứng v́ cảnh chia

 ĺa, tang tóc.

 Hai câu kế, v́ chống lại sự xâm lăng của Pháp, ba vị vua nhà

 Nguyễn từ trước đến sau là : Hàm Nghi (bị đày sang Algérie) ;

 Thành Thái và Duy Tân (bị đày sang đảo Réunion) ; chỉ c̣n một

 ḿnh Khải Định ở lại làm vua, kế nghiệp nhà Nguyễn ứng nghiệm

 vào câu : "Gia đ́nh một ở ba đi dần dần".

e/ TIÊN TRI NHNG CuộC KHỞI NGHĨA KHÁNG PHÁP

 Hai câu :

        " Ḱa ḱa gió thổi lá rung cây,

        Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây ".

 Sau ngày Pháp sang thôn tính Việt Nam, các phong trào Cần Vương

 trong nước, cũng như các đảng Văn Thân đều nổi dậy khắp nơi.

 Bốn câu :

        Tan tác KIẾN kiều AN đất nước,

        Xác xơ CỔ thụ sạch AM mây.

        LÂM giang nổi sóng mù THAO cát,

        HƯNG địa tràn dâng HÓA nước đầy.

 Ứng nghiệm vào cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng kháng

 Pháp tại Kiến An, Cổ Am, Lâm Thao và Hưng Hóa. Thật đúng là cảnh

 đất nước xác xơ tan tác, như cành cổ thụ cằn cỗi trụi lá. Sóng

 gió, cát bụi nổi lên mịt trời chan ḥa cùng máu của các chiến sĩ

 gục ngă đễ giành lại chủ quyền của dân tộc Lạc Hồng. Câu : "Đồ,

 Môn, Nghệ, Thái dẩy đầy can qua." ám chỉ phong trào tranh đấu

 chống thực dân Pháp ở các nơi : Đô Lương, Hóc Môn, Nghệ An và

 Thái Nguyên.

TIÊN TRI TOÀN QUYỀN PASQUIER TỬ NN MÁY BAY

 Hai câu :

        Giửa năm hai bảy mười ba,

        Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.

 "Tám gà" dịch sang Hán văn là "Bát kê". Đúng vào năm âm lịch

 nhuần hai tháng bảy mười ba, tháng Toàn Quyền Đông Dương

 Pasquier măn nhiệm vụ trở về Pháp, dọc đường máy bay bị ngộ nạn

 Pasquier bị chết cháy giữa không trung, đúng vào câu "Lửa đâu mà

 đốt tám gà trên mây".

 Lời "Sấm" của Trạng Tŕnh c̣n nhiều sự ứng nghiệm, tuy nhiên

 không thể nào hiểu cho thông suốt được tất cả những bí ẩn tiềm

 tàng trong những lời lẽ có ư nghĩa quá thâm diệu. Ở đây chúng

 tôi không có dụng ư nêu lên những điều thần bí dể gợi sự ṭ ṃ

 của những người có óc mê tín dị đoan. Chúng tôi chỉ đưa ra những

 nhận xét về sự ứng nghiệm trong lời "Sấm" của Tuyết Giang Phu Tử

 mà măi đến nay vẫn c̣n truyền tụng trong dân gian và nhiều người

 đă xem lời "Sấm" kia như khuôn vàng thước ngọc của nhà tiên tri

 độc nhất vô nhị của ṇi giống Lạc Hồng. Nhưng trường hợp nào đă

 khiến cho Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành người thông

 suốt được những việc quá khứ vị lai ?

 Tương truyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm theo thụ giáo với cụ Bảng Nhản

 Lương Đắc Bằng và được thầy học rất mực yêu mến, nên trước giờ

 lâm chung cụ Lương mới gọi ông đến bên giường và dặn rằng :

 "Thầy có một bộ sách tên là "Thái Ất Thần Kinh" chuyên về khoa

 lư số rất tinh vi và hiếm có trên đời này. Sách này nguyên lúc

 thầy vâng mệnh đi sứ sang Tàu được người quen trao tặng. Nay

 thầy trao lại cho con. Con hảy dốc tâm nghiên cứu may ra lănh

 hội được nhiều điều bổ ích. Hiện thời, thấy c̣n một đứa con đang

 ở trong bụng mẹ nó (tức là ông Lương Hữu Khánh, một bậc danh

 nho, văn tài lỗi lạc thời Lê Trung Hưng), nhờ con thay thầy mà

 dạy bảo và d́u dắt nó. Được như vậy, dù thầy có ở suối vàng cũng

 được măn nguyện."

 Nhiều người cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm nhờ nghiên cứu những điều

 bí ẩn trong bộ sách "Thái Ất Thần Kinh" mà thông suốt được mọi

 việc quá khứ vị lai. Về lai lịch bộ sách này cũng như nội dung

 của nó không mấy ai biết rỏ.

 Có nhiều giả thuyết về bộ "Thái Ất Thần Kinh" :

        a/ Thuyết thứ nhất cho rằng "Thái Ất Thần Kinh" là bộ

 sách rất quư, dạy về các môn địa lư, chiêm tinh, chỉ cách xét

 đoán những việc kiết hung. Chính Gia Cát Vơ Hầu, vị quốc sư của

 nhà Hậu Hán được người đời sau tôn sùng và mến phục tài trí, một

 phần lớn nhờ nghiên cứu "Thái Ất Thần Kinh". Bộ sách này chỉ có

 hai bản mà thôi. Cụ Lương Đắc Bằng may mắn giữ một bản và truyền

 lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, c̣n một bản nửa ở bên Tàu. Cả hai bản

 này hiện nay đă bị thất truyền không rơ đă về tay ai. Bộ sách

 này, cũng theo thuyết trên đây, rất khó hiểu. Người học kém hay

 không có trí thông minh siêu việt khó mà lảnh hội được dù có bộ

 sách quư trong tay. Trạng Tŕnh đă phải nghiền ngẫm gần suốt đời

 người mới thông suốt được cái tinh hoa của bộ sách "Thái Ất Thần

 Kinh", dù ông có một hiểu biết sâu rộng và một thiên bẩm khác

 thường.

        b/ Thuyết thứ nh́ lại cho rằng bộ "Thái Ất Thần Kinh",

 theo như sách Hán th́ không có ǵ là kỳ diệu và thần bí cả. Tác

 giả là Dương Hùng, một nhà nho uyên thâm đời nhà Hán, làm quan

 Đại Phu dưới triều của Vương Mảng sáng tác ra. Sở dỉ bộ "Thái Ất

 Thần Kinh" được xem như loại sách quư là v́ người ta muốn quan

 trọng hóa vấn đề có thế thôi.

 Sau đây là "Cảm đề" và "Sấm kư" của Trạng Tŕnh :

 Cảm đề :

        Thanh nhàn vô sự là tiên,

        Nấm mồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi.

        Cơ tạo hóa,

        Phép đổi dời,

        Đầu non mây khói tỏa,

        Mặt nước cánh buồm trôi.

        Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi,

        Lầu Hán trăng lên ngẩm mệnh trời.

        Tuổi già thua kém bạn,

        Văn chương gởi lại đời.

        Dở hay nên tự ḷng người cả,

        Bút nghiên soi hoa chép mấy lời.

        Bí truyền cho con cháu,

        Dành hậu thế xem chơi.

 Sấm kư :

        Nước Nam từ họ Hồng Bàng,

        Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi vần.

        Tự Đinh, Lê, Lư, Trần thưở trước.

        Đă bao lần ngôi nước đổi thay,

        Núi sông thiên định đặt bày,

        Đồ thư một quyển xem nay mới rành.

        Ḥa đao mộc lạc,

        Thập bát tử thành,

        Đông A nhật xuất,

        Dị mộc tái sinh.

        Chấn cung xuất nhật,

        Đoài cung vẩn tinh.

        Phụ nguyên ch́ thống,

        Đế phế vi đinh.

        Thập niên dư chiến,

        Thiên hạ cửu b́nh.

        Lời thần trước đă ứng linh,

        Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.

        Ḥa đao mộc hồi dương sống lại,

        Bắc Nam thời thế đại nhiểu nhương.

        Hà thời biện lại vi vương,

        Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.

        Lê tồn Trịnh tại,

        Trịnh bại Lê vong.

        Bao giờ ngựa đá sang sông,

        Th́ dân Vĩnh Lại Quận Công cả làng.

        Hà thời thạch mă độ giang,

        Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.

        Chim bằng cất cánh về đâu ?

        Chết tại trên đầu hai chữ Quận Công :

        Bao giờ trúc mọc qua sông,

        Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.

        Đoài cung một sớm đổi thay,

        Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng c̣n.

        Đầu cha lộn xuống thân con,

        Mười bốn năm tṛn hết số th́ thôi.

        Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,

        Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.

        Dục ḷng chinh chích u mê,

        Thập trên tứ dưới nhất đề chữ tâm.

        Để loài bạch quỷ Nam xâm,

        Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly.

        Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy.

        Gia đ́nh một ở ba đi dần dần.

        Cho hay những gă công hầu,

        Giầu sang biết gởi nơi đâu chuyến này.

        Ḱa ḱa gió thổi lá rung cây,

        Rung Bắc rung Nam Đông tới Tây.

        Tan tác Kiến kiều An đất nước.

        Xác xơ Cổ thụ sạch Am mây.

        Lâm giang nổi sóng mù Thao cát,

        Hưng địa tràn dâng Hóa nước đầy.

        Một ngựa một yên ai sùng bái ?

        Nhắn con nhà Vĩnh bảo cho hay.

        Tiền ma bạc quỷ trao tay,

        Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua.

        Giữa năm hai bảy mười ba,

        Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.

        Rồng nằm bể cạn dể ai hay,

        Rắn mới hai đầu khó chịu thay.

        Ngựa đă gác yên không người cỡi,

        Dê khôn ăn lộc ngảnh về Tây.

        Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu,

        Gà kia vỗ cánh trập trùng bay,

        Chó nọ vẩy đuôi mừng thánh chúa

        Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.

        Nói cho hay khảm cung ong dậy,

        Chí anh hào biết đấy mới ngoan,

        Chữ rằng lục thất nguyệt gian,

        Ai mà giữ được mới nên anh tài.

        Ra tay điều đỉnh hộ mai,

        Bấy giờ mới rơ là người an dân

        Lọ là phải nhọc kéo quân,

        Thấy nhân ai chẳng mến nhân t́m về.

        Phá điền than đến đàn dê,

        Hễ mà chuột rúc th́ dê về chuồng,

        Dê đi dê lại tuồn luồn.

        Đàn đi nó cũng một môn phù tŕ.

        Thương những kẻ nam nhi chí cả,

        Chớ vội sang tất tả chạy rong,

        Học cho biết chữ cát hung,

        Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi.

        Hể trời sinh xuống phải th́,

        Bất kỳ nhi ngộ tưởng ǵ đợi mong.

        Ḱa những kẻ vội ḷng phú quí,

        Xem trong ḿnh một tí đều không.

        Ví dù có gặp ngư ông,

        Lưới giăng đâu dể nên công mà ḥng.

        Khuyên những đấng thời trung quân tử,

        Ḷng trung nghi nên giữ cho minh.

        Âm dương cơ ngẩu hộ sinh,

        Thái nhâm, thái ất ḿnh cho hay.

        Chớ vật vờ quen loài ong kiến,

        Hư vô bàn miệng tiếng nói không.

        " Ô hô thế sự tự b́nh bồng,

        Nam Bắc hà thời thiết lộ thông.

        Hồ ẩn sơn trung mao tân bạch,

        Ḱnh cư hải ngoại huyết lưu hồng.

        Kê minh ngọc thụ thiên khuynh Bắc,

        Ngưu xuất Lam điền nhật chính Đông.

        Nhược đăi ưng lai sư tử thượng,

        Tứ phương thiên hạ thái b́nh phong "

        Ngơ may gặp hội mây rồng,

        Công danh rạng rở chép trong vân đài

        Nước Nam thường có thánh tài,

        Sơn hà vững đặt ai hay tỏ tường ?

        So mấy lề để tàng kim quỹ,

        Kể sau này ngu bỉ được coi,

        Đôi phen đất lở cát bồi,

        Đó đây ong kiến dậy trời quỷ ma.

        Ba con đổi lấy một cha,

        Làm cho thiên hạ xót xa v́ tiền.

        Măo, Th́n, Tư, Ngọ bất yên,

        Đợi tam tứ ngũ lai niên cũng gần.

        Hoành sơn nhất đái,

        Vạn đại dung thân.

        Đến thời thiên hạ vô quân,

        Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành

        Gà kêu cho khỉ dậy nhanh,

        Phụ nguyên số đă rành rành cáo chung.

        Thiên sinh hữu nhất anh hùng,

        Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.

        Thái Nguyên cận Bắc đường xa,

        Ai mà t́m thấy mới là thần minh.

        Uy nghi dung mạo khác h́nh,

        Thác cư một góc kim tinh phương Đoài.

        Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi,

        Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân.

        Binh thư mấy quyển kinh luân,

        Thiên văn, địa lư, nhân dân phép mầu.

        Xem ư trời ngơ hầu khải thánh,

        Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai.

        Song thiên nhật nguyệt sáng soi,

        Thánh nhân chẳng biết th́ coi cho tường,

        Thông minh kim cổ khác thường,

        Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài.

        Đấng hiên ngang nào ai biết trước,

        Tài thao lược yêm bác vũ văn.

        Ai c̣n khoe trí khoe năng,

        Cấm kia bắt nọ hung hăng với người,

        Chưa từng thấy nay đời sự lạ,

        Chốc lại mồng gá vạ cho dân.

        Muốn b́nh sao chẳng lấy nhân,

        Muốn yên sao lại bắt dân ghê ḿnh.

        Đă ngu dại Hoàn, Linh đời Hán,

        Lại đua nhau quần thán đồ lê.

        Chức này quyền nọ say mê,

        Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương.

        Kẻ th́ phải thưở hung hoang,

        Kẻ th́ bận của bỗng toan khốn ḿnh.

        Cửu cửu càn khôn dĩ định,

        Thanh minh thời tiết hoa tàn.

        Trực đáo dương đầu mă vĩ,

        Hồ binh bát vạn nhập Trường An.

        Nực cười những kẻ bàng quan,

        Cờ tan lại muốn toan đường chống xe.

        Lại c̣n áo mũ xum xoe,

        C̣n ra xe ngựa màu mè khoe khoang.

        Ghê thay thau lẫn với vàng,

        Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng.

        Thành ra tuyết tán mây tan,

        Bấy giờ mới sáng rơ ràng nơi nơi.

        Can qua việc nước tơi bời,

        Trên thuận ư trời, dưới đẹp ḷng dân.

        Oai phong khấp quỷ kinh thần,

        Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca.

        Rừng xanh núi đỏ bao la,

        Đông tàn Tây bại sang gà mới yên.

        Sửu, Dần thiên hạ đảo điên,

        Ngày nay thiên số vận niên rành rành.

        Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh,

        Can qua xứ xứ khổ đao binh.

        Mă đề dương cước anh hùng tận,

        Thân Dậu niên lai kiến thái b́nh.

        Sự đời tính đă phân minh,

        Thanh nhàn mới kể chuyện ḿnh trước sau :

        Đầu thu gà gáy xôn xao,

        Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.

        Chó kêu ầm ỉ mùa Đông,

        Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi.

        Lợn kêu t́nh thế lâm nguy.

        Quỷ dương chết giữa đường đi trên trời.

        Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi,

        Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra.

        Hùm gầm khắp nẻo gần xa.

        Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời,

        Rồng bay năm vẻ sáng ngời,

        Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng,

        Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng,

        Cha con ḍng họ thầy tăng hết thời.

        Chín con rồng lộn khắp nơi,

        Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu.

        Lời truyền để lại bấy nhiêu,

        Phương Đoài giặc đă đến chiều bại vong.

        Hậu sinh thuộc lấy làm ḷng,

        Đến khi ngộ biến đường trong giữ ḿnh.

        Đầu can vơ tướng ra binh,

        Ắt là trăm họ thái b́nh âu ca.

        Thần Kinh Thái Ất suy ra,

        Để giành con cháu đem ra nghiệm bàn.

        Ngày thường xem thấy quyển vàng,

        Của thiên bảo ngọc để tàng xem chơi.

        Bởi Thái Ất thấy lạ đời,

        Ấy thưở sấm trời vô giá thập phân.

        Kể từ đời Lạc Long Quân,

        Đắp đổi xoay vần đến lúc thất gian.

        Mỗi đời có một tội ngoan,

        Giúp chung nhà nước dân an thái b́nh.

        Phú quí hồng trần mộng,

        Bần cùng bạch phát sinh.

        Hoa thôn đa khuyển phệ,

        Mục giả giục nhân canh.

        Bắc hữu Kim thành tráng.

        Nam hữu Ngọc bích thành,

        Phân phân tùng bách khởi,

        Nhiễu nhiễu xuất Đông chinh,

        Bảo giang thiên tử xuất,

        Bất chiến tự nhiên thành.

        Rồi đây mới biết thánh minh,

        Mừng đời được lúc hiển vinh reo ḥ.

        Nhị hà một dải quanh co,

        Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào.

        Khắp ḥa thiên hạ nao nao.

        Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng ?

        Nói đến độ thầy tăng ra mở nước,

        Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu ?

        Bấy lâu những cậy phép mầu,

        Bây giờ phép ấy để lâu không hào.

        Cũng có kẻ non trèo biển lội,

        Lánh ḿnh vào ở nội Ngô, Tề.

        Có thầy Nhân Thập đi về,

        Tả hữu phù tŕ, cây cỏ thành binh.

        Những người phụ giúp thánh minh.

        Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai,

        Phùng thời nay hội thái lai,

        Can qua chiến trận để người thưởng công.

        Trẻ già được biết sự ḷng,

        Ghi làm một bản để ḥng dở xem.

        Đời này những thánh cùng tiên,

        Sinh những người hiền trị nước an dân.

        ......................................

        Nầy những lúc thánh nhân chưa lại,

        Chó c̣n nằm đầu khải cuối thu.

        Khuyên ai sớm biết khuông phù,

        Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngơ hầu

        Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ,

        Cuộc tàn rồi mới rơ thấp cao.

        Thấy sấm từ đây chép vào,

        Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.

 

* Biên khảo: Huỳnh Tâm