Thập Nhị Đệ Tử Của Đức Cao Đài

 

* Biên khào Huỳnh Tâm

 

Chiêu Kỳ Trung độ dẫn Hoài Sanh

Bản đạo khai Sang Qúi Giảng thành

Hậu Đức Tắc Cư Thiên Địa cảnh .

Hườn Minh Mân đáo thủ đài danh.

" 3 chữ hoa nhỏ và nghiêng Hườn Minh Mân ở câu chót là 3 vị hầu đàn "

 

NGÔ VĂN CHIÊU :

        28/2/1878 Ngài Ngô văn Chiêu chào đời nơi quê mẹ là con duy nhứt trong gia đ́nh lao động, sinh tại xă B́nh Tây Chợ Lớn, Thân Phụ là Ngô văn Xuân, Phụ Mẫu là Lâm thị Quí.

        1884 Ngài mới lên 6 tuổi phải sống côi cúc một ḿnh cùng với người Cô Ngô thị Đây và dượng là người Hao Kiều bán thuốc bắc tại tĩnh Mỹ Tho, v́ Cha và Mẹ làm việc tận miền ngoài Hà Nội.

       1890 Ngài đến tuổi 12 th́ gặp ông Đốc Phủ Sủng công chức Ṭa Bố tĩnh Mỹ Tho chỉ dẫn  cách làm đơn xin học nội trú tại trường trung học Mỹ Tho, " Collège de le Myre de Vilers " nay là trường Nguyễn đ́nh Chiểu, sau chuyển lên Sài g̣n học trường Chasseloup

Laubat. " Jean Jacques Rousseau "

23/3/1898 Ngài thi đậu bằng Thần Chung " Diplôme d'Études Primaires Supérieures"  cũng vừa 21 tuổi đời nhập cuộc sống cho chính ḿnh, rảnh bút nghiên đôi tháng Ngài được bổ nhiệm Sở Tân Đáo Sài G̣n.

        31/12/1902 Ngài lập gia thất kết hôn cùng bà Bùi thị Thân người làng Thạnh Trị Mỹ Tho, đời sống chân thành đầy tràng hạnh phúc nên sanh hạ được 8 mặt con nhưng nay chỉ c̣n sống có 6 mà thôi.

        1/1/1903 Ngài đổi về Dinh Thượng Thơ, công việc làm nhàn hạ, sống như khỏan ḍng song b́nh thường.

        30/4/1909 Ngài đổi đến Toà Hành Chánh Tân An, chính nơi nầy Ngài chủng bị cho đời thăng tiến, tuy rằng đă có gia đ́nh bận biệu rất nhiều nhưng đèn sách thúc dục để quyết định cho sự vươn ḿnh ngày mai.

       20/8/1917 Ngài thi đỗ Tri Huyện, đèn sách không phụ ḷng người là thế, khi đă là Tri Huyện th́ cán lọng kẽ hầu người hạ nhưng Ngài th́ b́nh thường có cũng như không, những năm tháng làm Tri Huyện Tân An, Ngài thường đi cầu ccơ thi vịnh với những bằn hữu

        1/3/1920 Ngài đổi đi làm việc tại Ṭa Hành Chánh Hà Tiên.

        Ngài đến đây với cảnh thiên nhiên tọa hóa, chính nơi nầy hướng dẩn duyên kỳ ngộ giữa Trời và Đời dung hợp thành một danh lam thắng cảnh, thiên nhiên xây dựng thành quách núi thiên hùng vỷ của một phù điêu tại thế.

        26/10/1920 Ngài đắc lịnh ra trấn nhậm quận Phú Quốc, gạch nối nào cũng có giá trị của nhân mệnh và ấn định cho một lần bởi sác thân trần tục, Ngài thể hiện tinh thần ngộ đạo ở một chân trời bếnh Dương Đông.

        8/2/1921 Ngài sống ở đây với những năm tháng nhận cỏi đời làm cỏi Trời, nay Đức Cao Đài truyền và thị hiện ban ân thọ pháp đệ tử, Tiên Ông giáng cơ dạy rằng:

        "  Chiêu, tam niên trường trai ".

        Nay Ngài Ngô văn Chiêu dốc hết ḷng tu học

        15/4/1921 Ngài nhận mật khải và lập Thiên Nhăn đễ phụng thờ Đức Cao Đài Tiên Ông.

        Nguyện ước cảnh bồn lai nay ở măi trong tâm hồn và tự phát thành chân thiện mỹ của một để tử Cao Đài Vô vi.

        15/10/1923 Ngài tu học Đạo nơi Đức Cao Đài đă tṛn 3 năm, th́ được Thượng Đế dạy rằng:

        Ba năm lao khổ độ nhứt nhơn

        Mắt thấy xem rơ ḷng dạ chắc

        Thương v́ con trẻ hăy c̣n thơ

        Gắng chí tầm phương biết đạo mầu.

        29/7/1924 Ngài được đổi về Sài G̣n làm việc tại Soái Phủ pḥng thương mại, sau Ngài làm Tri Phủ dinh Thượng Thư ở Sài G̣n.

        13/2/1926 Đêm giao thừa quư Ngài Ngô văn Chiêu, Lê văn Trung, Phạm công Tắc, Cao quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Vương quan Kỳ, Nguyễn trung Hậu, Nguyễn văn Hoài, Đ̣an văn Bản, Lư trọng Quí chúc

 mừng xuân đạo hạnh và nhận t́nh đồng Đạo gặp nhau trong mái nhà Cha Lành của Đức Chí Tôn.

        14/4/1926 Ngài được Chí Tôn sắc phong chức Giáo Tôn. Ngài không nhận áo măo Giáo Tông và xin gửi về Ṭa Thánh Tây Ninh,

 nay vẫn c̣n thờ tại Đền Thánh.

        15/8/1931 Ngài xin nghĩ việc quan trường về Cần Thơ dưỡng bịnh và ra sức tịnh luyện bí pháp,

       18/4/1932 Ngài Ngô văn Chiêu qui Thiên trên chuyến phà Mỹ Thuận và quàn linh đài tại Thảo Lư Cần Thơ hưởng thọ được 54 tuổi.

 

                     NGÀI GIÁO SƯ VƯƠNG QUAN KỲ

       1880 Ngài Vương quang Kỳ sinh tại Chợ Lớn, thân sinh là ông Vương quan Để, thân mẫu là bà Huỳnh thị Bảy nội tổ là Thống Chế Vương quan Hạc, ngoại tổ là cụ Trịnh hoài Đức, sui gia với Tổng Đốc Đỗ hữu Phương. Thuở nhỏ học tại Chợ Lớn rồi tại Collége Mỹ Tho, sau về Chasseloup Laubat, đậu Diplôme tri phủ quốc tịch Pháp,

        15/10/1924 Ngài Vương quan Kỳ làm việc cùng pḥng với Ngài Ngô văn Chiêu tại sở Thuế thân Sài G̣n, Ngài Vương quan Kỳ cũng cầu cơ nên sau nầy lănh hội cách thức thờ phụng theo chơn truyền của Ngái Ngô văn Chiêu, nhưng không thọ bí pháp, v́ đă có thiên căn Phổ Độ. Từ đây Tri Phủ Vương quan Kỳ mới biết đạo Cao Đài.

        Ngài Vương quan Kỳ cai quản Thánh Thất Cầu Kho, ngày nay chuyển đến Thánh Thất Nam Thành đường Nguyễn cư Trinh Sài G̣n.

        1940 Ngài Vương quan Kỳ qui Thiên hưởng thọ được 44 tuổi.

 

 NGÀI THƯỢNG SANH CAO HOÀI SANG

        11/9/1900 Ngài Cao hoài Sang bút hiệu là Thanh Thủy,

 sanh tại xă Thái B́nh, tĩnh Tây Ninh, thân phụ là Cao hoằng Ân thân mẫu là Hồ thị Lự, anh cả là Cao Đức Trọng, chị là Cao Hương Cường, Ngài là con út trong gia đ́nh.

        Ngài là cháu gọi Ngài Cao quỳnh Cư bằng chú

        1920 Ngài học tại trường sư phạm ( Ecole Normale de Gia định ), đỗ bằng thần chung.

        1920 Ngài được bổ làm việc tại sở Thương Chánh Sá g̣n đến cấp Tham Tá.

        1926 Ngài được Chí Tôn Thiên phong phẩm vị Thượng Sanh, chưởng quản chi Đạo như sau:

       _ Bảo Đạo   " Bảo là gữi ǵn Đạo "

       _ Hiến Đạo  " Hiến là dâng Đạo "

       _ Khai Đạo  " Khai là mở Đạo "

       _ Tiếp Đạo  " Tiếp là rước Đạo "

        1957 Ngài về Ṭa Thánh Tây Ninh chưởng quản Ṭa Thánh, Ngài rất mong mỏi cơ qui nhứt nền đạo.

        1971 Ngài qui thiên

 

   NGÀI BẢO PHÁP QUÂN NGUYỄN TRUNG HU

        01/4/1892 Ngài Nguyễn trung Hậu bút hiệu là Thuần Đức, sinh tại xă B́nh Ḥa, Tĩnh Gia định, thân phụ là Nguyễn phục Lễ bút hiệu là Văn Nhiêu làm thầy thuốc đông y, thân mẫu là Lê thị Cơ.

       20/7/1911 Ngài tốt nghiệp trường sư phạm ( Ecole Normale de Gia định ) và được bổ nhiệm vào ngành giáo dục.

        04/10/1919 Ngài kết hôn với bà Diệp thị Quy, tại làng Phú Hựu, tổng An Mỹ, tĩnh Sa Đéc. Ngài có năm người con, Nam lót chữ Trung, Nữ lót chữ Như.

        1922 Ngài xin nghĩ việc đễ tự quản trị một trường học nội trú tại Dakao ( Internat primaire de Dakao ).

        15/11/1925 Ngài Nguyễn trung Hậu mới thực sự nhập cuộc cầu cơ cùng với Thi Xă Miền Nam, Ngài thắp hương khấn thỉnh thi hữu Quư Cao về cùng nhau họa thơ và tặng cho nhau những lời thơ tuyệt diệu, bởi tứ tuyệt như sau:

        Âm dương tuy cách cũng chung trời,

        Sinh tịch đời người có bấy thôi.

        Chén rượu đồng tâm nghiêng ngưă đổ,

        Thương nhau nhắn nhủ một đôi lời.

         Ngài Nguyễn trung Hậu nói:

         " Tôi sẵn có làm một bài thi đem theo đây, xin đọc cho anh nghe và xin anh họa lại chơi cho vui". Ngài đọc:

        Mấy năm rồi cũng phủi tay không,

        Đường thế chiêm bao một giấc nồng.

        Nặng nghiệp phong trần buồn với phận,

        Lo bề trung hiếu thẹn cho ḷng.

        Trời cao chưa phỉ t́nh mây bạc,

        Đất túng càng khinh chốn chậu lồng.

        Chờ gặp cố nhân mới ướm hỏi,

        Hỏi ra cho biết nẻo cùng thông.

        Thi sĩ Quư Cao họa lại như sau:

        Một tiếng u minh gióng cửa không,

        Phồn hoa sực tỉnh giấc đương nồng.

        Ngồi thuyền bát nhă qua t́nh biển,

        Mượn nước nhành dương rưới lửa ḷng.

        Cuộc thế lạnh lùng làn gió lọt,

        Đường đời ngán ngẩm buị trần lồng.

        Kiếp tu xưa tiếc chưa nên đạo,

        Oan trái phủi rồi phép Phật thông.

        Đêm xướng họa đă trải bày đôi tâm sự của nẻo ḷng u uổng, người nghe cảm nhận thân ḿnh ướt cháy đường đời, lời thơ hay như mây bay nhè nhẹ cùng mang theo cảnh tỉnh trần đời và gọi mời hăy về chân suối bởi sự khởi nguồn v́ đạo.

        16/11/1925 Ngài Nguyễn trung Hậu được thi hữu Quư Cao rót thơ truyền căm vào ḷng cho nên đêm nay thật sự muốn gặp cồ nhân lần thư hai cho toại nguyện.

        Quư Cao xướng lời thơ cho t́nh bạn chiêm ngưỡng như sau:

        Thương nhau nhờ lúc hứng thơ ḥa,

        Sinh tịch đôi đàng phải cách xa.

        Chén rượu đồng tâm nghiêng ngửa đổ,

        Biệt ly này trách bấy trời già;

        Ngài Nguyễn trung Hậu họa lại lời thơ cùng thi hữu

 như sau:

        Đêm khuya tịch mịch gió thu ḥa,

        Chạnh ngĩa kim bằng dạ xót xa.

        Đạo lư những mong vầy một cữa,

        Ngừa đâu rời ră buổi chưa già.

        Đêm thơ quên cả vung trời cách biệt kẽ hữu người vô, Ngài

 Cao quỳnh Cư họa tiếp đễ tặng cả hai hiền thơ Thuần Đức và Quư

 Cao như sau:

        Mừng bạn hôm nay đặng hiệp ḥa,

        Âm dương đường gẫm chẳng bao xa.

        Nh́n văn mà chẳng trông h́nh dạng,

        Gặp mặt c̣n mong đợi tuổi già.

        Cơi đời bao giờ cũng thế lời thơ tự nó là dung hợp không

 c̣n biên giới, dẫu rằng nghèo san cũng thế thôi và lời thơ hay

 không cần phải giới thiệu bởi thơ là chân thành của sự cố tri.

        27/11/1925 Ngài Nguyễn trung Hậu chính thức được Đức A Á

 Â cho một bài thơ như sau:

        Thuần văn chất Đức tài cao,

        Tên tuổi làng thơ đă đứng vào.

        Non nước muốn nêu danh tuấn kiệt,

        Đến hồi buá việt giục cờ mao.

        Đức A Á Â điểm danh bút hiệu Thuần Đức qua bốn câu thơ

 trên rất là kính phục bởi lời huyền diệu của bề trên, từ ấy ngài

 trở thành một trong những đệ tử khai đạo đầu tiên.

        25/4/1926 Ngài Nguyễn trung Hậu được Đức Chí Tôn Thiên phong

 Bảo Pháp Quân của Hiệp Thiên Đài.

 

        15/5/1926 Ngài Nguyễn trung Hậu chính thức phế đời hành đạo,

        1/1/1927 Ngài nhận làm chủ bút tờ Revue Caodaiste ( Cao

 Đài tạp chí ) viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Pháp, Làm chủ bút

 nguyệt san Đại Đồng của Liên Ḥa Tổng Hội, Ngài c̣n viết bài cho

 các báo Đuốc Nhà Nam, Hoàn Cầu Tân Văn .

        21/3/1955 Ngài và ông Phan tường Mạnh cùng xuất bản tác

 phẩm giáo lư Cao Đài về Thiên Đạo.

        1/5/1957 Ngài về Ṭa Thánh Tây Ninh nhận nhiệm vụ của

 Hiệp Thiên Đài và xuất bản tác phẩm giáo lư Đại Đạo Căn Nguyên.

        16/10/1961 Ngài qui Thiên hưởng thọ được 69 tuổi, tác giả

 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và để lại những thiên Giáo Lư của Đại Đạo

 Tam Kỳ Phổ Độ do Ṭa Thánh Tây Ninh giữ bản quyền.

 

        Linh đài được nhập bửu tháp tại Toà Thánh Tây Ninh ngày

 21/10/1961.

 

                NGÀI HIẾN PHÁP QUÂN TRƯƠNG HU ĐỨC

        1920 Ngài Trương hữu Đức bút hiễu là Ḥa Dân lập gia đ́nh

        cùng Ngài Nguyễn thị Sanh,

 Ngài được bổ nhiệm làm thư kư sở Hỏa Xa Sài G̣n.

        1971 Ngài Trương hữu Đức được phong làm quyền chưởng quản

 Hiệp Thiên Đài Ṭa Thánh Tây Ninh, sau khi Thượng Sanh Cao hoài

 Sang qui Thiên.

 

 

                     ĐỨC HỘ PHÁP PHM CÔNG TẮC

        5/5/1890 ( 21/6/ Canh Dần ) Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc sinh tại làng B́nh Lập, quận Châu Thành, tỉnh Tân An,(Long An) nguyên quán làng An Ḥa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Miền Nam, vào thời Vua Thành Thái năm thứ hai.

        Phụ thân là ông Phạm công Thiện người Đạo Gia-Tô, Phụ mẫu là bà La thị Đường người Đạo Phật .

        Ngài được Phụ thân đưa đi làm lễ rửa tội tại nhà thờ Thiên Chuá, thuở nhỏ ốm yếu hay nằm thiếp ngũ nhiều giờ, nhưng thân thể vẫn phát triễn b́nh thường về trí tuệ cứ mỗi lúc thiếp th́ được minh mẫn thêm lên, đến tuổi trưởng thành, Ngài có một lần ngũ lâu nhứt 24 giờ rồi sau đó sự ốm yếu và bệnh thiếp ngũ không c̣n nữa.

        Những lúc Ngài thiếp ngủ dài lâu ấy là nguyên căn của linh hồn vào cơi Thiên giới.

         Thông Linh Học và Khoa học ngày nay đă chứng minh được điều thiếp ngủ nầy sau những ngày Đức Hộ Pháp qui Thiên.

       30/8/1906 Thời niên thiếu Ngài học tại Chasseloup Laubat, đă có tư tưởng Nho Tây học, muốn đem cái hay và ước nguyện phục vụ cho dân tộc, một tâm hồn tràng đầy tư tưởng mới.

         Ngài muốn lấy môi trường nầy cấy mô cho nẩy mầm, hầu thực hiện những việc ǵ đă học được của Tây Phương đễ áp dụng vào xă hội Việt Nam tiến bộ mai sau, Ngài không muốn đất nước trầm ḿnh dưới sự áp bức của người pháp, Ngài không muốn nỗi thống khổ của dân tộc vong quốc.

       13/6/1908 Ngài đỗ bằng Thần Chung, bắt tay vào phong trào Đông Du của cụ Phan bội Châu tại Miền Nam, Ngài sáng tác nhiều tác phẩm thi văn truyền tư tưởng Đông Du, khuyến học và vận động thành lập Việt Nam Nhân văn cũng như Thi Xă .

       28/10/1910 Ngài được bổ làm việc tại sở Thương Chánh Sài G̣n, trong thời gian này Ngài tiếp súc rất nhiều nhân vật hoạt động chính trị và văn hóa như Phan bội Châu, Phan châu Trinh, Ngô đ́nh Diệm, Cao quỳnh Cư, Cao hoài Sang, Thuần Đức ( Nguyễn trung Hậu ), Trương hữu Đức, Lương khắc Ninh và Gibert Chiếu, Ngài trao đỗi nhiều khía cạnh chính trị và văn học nghệ thuật thời nay.

        Ngài đă là một thi nhân của văn chương và âm nhạc với tính quảng đại, nhân từ, giao thiệp rộng cho nên thân hữu của Ngài ở mọi nơi nhiều giới rất yêu mến và kính trọng Ngài.

        Ngài là một trong những chiêu hiền đài sĩ của Miền Nam thuở bấy giờ.

       30/5/1911 Ngài lập gia đ́nh kết hôn cùng với bà Nguyễn thị Nhiều, sinh quán tại làng Tân Phú quận Bến Lức tỉnh Chợ Lớn, là ái nữ của ông Nguyễn văn Phước và bà Lê thị Bưởi.

        Ngài sinh hạ được hai người con gái là Phạm hồ Cầm và Phạm hương Tranh.

        12/8/1912 Ngài được thuyên chuyển đi làm việc tại Cái Nhum tỉnh Vĩnh Long.

       30/1/1913 Ngài vận động khuyến học xây dựng trường nữ trung học Áo Trắng ( Gia Long ) và nhiều trường nữ tiểu học nhằm nân cao tŕnh độ học vấn Nữ giới.

         Ngài bỏ ra trọn thời gian này vận động và bảo trợ cho du học sinh, đi học ở Nhựt và các nước Tây phương khác.

       26/7/1915 Ngài được thuyên chuyển đi làm việc tại Hưng Thạnh, Qui Nhơn Trung Kỳ.

        1/2/1920 Ngài được thuyên chuyển về Sài G̣n trong nhân dịp này Ngài chủng bị nghiên cứu về Thần Linh Học, tham dự vào những nhóm truyền giáo của phái Thiền Lâm Phật Giáo và đạo Thiên Chúa.

        Nhân dịp Ngài dấn thân vào phong trào Cần Vương sử dụng bút pháp của chính khí dân tộc để phóng lên một lư tưởng độc lập

 chống Pháp với nhiều bút hiệu khác nhau trên những tờ báo trong nước như: Nông Cổ Mín Đàm, Lục Tỉnh Tân Văn, Công Luận và các báo ngoại ngữ như: La Voix Libre, La Cloche Fêleé.

        23/7/1925 Ngài là một trong những sáng lập viên Thi Xă Miền

 Nam, cùng với Ngài Cao quỳnh Cư và Cao hoài Sang, tổ chức xây bàn cầu cơ theo phương pháp Thông Linh Học Tây Phương, nhằm mục đích tiếp xúc với thế giới vô h́nh để t́m và trao đổi lời thơ hay ư đẹp.

        26/7/1925 Sự tiếp xúc vào cỏi vô h́nh đă đưa Ngài đến cửa  Đạo Cao Đài, sứ mạng Thiêng Liêng của Ngài đă được Chí Tôn chọn và chỉ rơ tương lai từ hôm nay.

        25/4/1926 Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thành h́nh thể chế một Tôn giáo chính thức, Ngài được Chí Tôn Ân Phong Hộ Pháp cầm quyền chưởng quản Hiệp Thiên Đài.

        29/9/1926 Đức Hộ Pháp và Đức Quyền Giáo Tông cùng 240 đạo hữu lập Tịch Đạo, thông báo với chính quyền Pháp để Khai Đạo.

        18/11/1926 (15/10/Bính Dần) Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chính thức tổ chức buổi lễ Khai Đạo tại chuà Từ Lâm Tự G̣ Kén Tây Ninh.

        13/2/1927 Đức Chí Tôn chính thức ban hành Thánh lịnh phân quyền Hiệp Thiên Đài cho Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc.

        Hộ Pháp Chưởng quảng Hiệp Thiên Đài và Chưởng Quản Chi Pháp như sau :

        Bảo Pháp  " Bảo là giữ ǵn Pháp "

        Hiến Pháp " Hiến là dâng Pháp "

        Khai Pháp " Khai là mở Pháp "

        Tiếp Pháp " Tiếp là rước Pháp ".

        27/3/1927 Chí Tôn đă cho Ngài biết trước khi mản phép sẽ nhận được nghị định của sở Thương Chánh Trung Ương Hà Nội Tuyên bổ đến Nam Vang. 

       Ngài lưu trú ở đây được 8 tháng với sự hiệp lực Ngài Cao

 Tiếp Đạo ( Cao đức Trọng ) mở cuộc truyền giáo ra hải ngoại lần đầu tiên hầu để phổ độ cho dân Miên và Việt kiều.

        Ngài được chính quyền Pháp thăng bậc Tham Tá và Đạo sự cũng đến lúc đa đoan, Ngài tŕnh đơn xin đổi về Nam Kỳ nhưng chính phủ bác đơn nên Ngài xin từ chức.

 

        1/1/1928 Ngài bỏ sở về thẳng Ṭa Thánh Tây Ninh.

 

        11/4/1928 Chánh Phủ Pháp ra nghị định giải chức Ngài v́ lư do phế vong phận sự, nhân dịp đến từ đây Ngài thông thả, đúng nghĩa phế đời hành Đạo.

        Đức Hộ Pháp đem hết khả năng truyền bá và xây dựng nền đạo tín đồ mỗi lúc càn đông, chính quyền Pháp lo âu xem Ngài là một trở ngại cho sự đô hộ thuộc địa.

        Ngài lấy đức và sự không khéo để Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vượt qua nhiều thử thách nghiêm trọng.

        Cũng bởi đạo hữu Tư Mắt ( tướng cướp ) ở Cầu Kho hăm đuổi Ngài và Ngài Cao Thượng Phẩm ra khỏi Ṭa Thánh và tạo thành một khúc quanh đạo khảo, Ngài cam chịu và nhận khảo thí dẫu cho khắc nghiệc, với tinh thần đạo kiên nhẩn Ngài phải rời khỏi Ṭa Thánh, đi đây đó có lúc Thủ Đức, Mỹ Tho, vồi lại về Ṭa Thánh, Ngài đến nơi náo th́ nơi ấy xin nhập môn cầu đạo rất đông.

        Trong thời gian này Ngài lập được một tiểu Thánh Đường tại Mỹ Tho ( Thánh Thất Khổ Hiền Trang ).

 

        1929 Đức Cao Thượng Phẩm qui Thiên, toàn đạo chức sắc đề nghị Hộ Pháp lèo lái con thuyền Đạo, Hội Thánh yêu cầu Ngài trở về cầm giềng mối .

 

 

        5/3/1929 sau ngày về Ṭa Thánh Đức Hộ Pháp thuyết về tư tưởng đạo và nguồn gốc Cao Đài, Ngài giảng giải đến đâu toàn đạo ái mộ và vỗ tay hoan hô vô tận, hôm nay là ngày chính thức Ngài truyền chân pháp Đại Đạo, khả năng hành đạo của Ngài vược ra ngoài không gian, uy thế của Đạo trong người Cao Đài từ đây.

        Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh chứng nghiệp khả năng lănh đạo và điều hành của Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc tài ba.

 

       15/4/1931 Đức Hộ Pháp đem hết tâm lực hành đạo để xây dựng Ṭa Thánh và Đền Thánh cho nên đứng ngoài mọi sự tranh chấp của các chi phái, Ngài khởi đầu xây dựng thượng tần và hạ tần kiến trúc cơ sở Thánh Địa Tây Ninh.

 

        10-11-12/12/1934 Toàn Đạo Đại Hội đồng thuận tín nhiệm Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc cầm quyền thống nhứt chánh trị đạo cho đến ngày có Đầu Sư chánh vị.

 

        18/1/1935 Đức Hộ Pháp chính thức nhận trách nhiệm của toàn đạo giao phó để chưởng quản Nhị Hữu H́nh Đài và xây dựng Cơ Pháp Đạo đặng bảo tồn chơn truyền d́u dắt con cái Đức Chí Tôn trên đường thánh đức.

 

        1940 Đạo Cao Đài chạm phải nhiều khó khăn nghiêm trọng của thời cuộc v́ đệ nhị thế chiến chủng bị phát khởi và chính quyền Pháp thuộc đan đàng áp Đạo cũng như dân tộc Việt Nam.

 

        27/7/1941 Chánh quyền Pháp bắt Đức Hộ Pháp cùng 5 vị chức sắc đại Thiên phong, toàn đạo ngưng lại tất cả mọi công quả xây cất Ṭa Thánh từ đây, chuyển Ngài đến Djiring, rồi đày đi Sơn La,

 

        27/8/1941 Con tàu Compiège trực chỉ câu lưu Ngài biệt sứ đến quần đảo Madagascar ( Phi châu ) và cặp bến đảo Nossilave.

 

        22/8/1946 Con Tàu Ile de France cập bến Vũng Tàu đưa Đức Hộ Pháp và chư vị chức sắc Thiên Phong trở về cố quốc sau 5 năm pháp nạn, Đức Hộ Pháp bị đày rồi hồi hương cũng đúng lúc đệ nhị thế chiến diễn ra và chấm dức cùng ngày tháng năm.

 

        28/8/1946 Nguyện ước của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ yêu cầu chính phủ Pháp trả tự do cho Đức Hộ Pháp và được chấp nhận cho Ngài hồi hương tại Sài G̣n.

 

         Ngài đứng trước quê hương Tổ Quốc bởi một thảm trạng chiến tranh điêu tàn đau ḷng rơi lệ.

 

        Với nghị lực sẵn có Ngài cương quyết đem thân dân hiến v́ Tổ Quốc, Ngài không muốn thấy cảnh xương máu đồng bào chồng cao như núi bởi đaọ quân Viễn Chinh của Pháp mượn góc dày chà đạp trên sát thân Đân Tộc Việt Nam.

 

        Toàn đạo, Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài làm lễ rước mừng Đức Hộ Pháp về Ṭa Thánh Tây Ninh vào lúc 12 giờ trưa Ngài vào Điện Đăng lễ Đức Chí Tôn, toàn đạo khỏan đăi đánh dấu ngày sum họp và hồi cựu vị của Đức Hộ Pháp bằng những tất ḷng mừng rỡ không ngui và rơi lệ Ngài nói rằng:

 

        " Đă trót 5 năm dự, Bần đạo bị đồ lưu nơi hải ngoại th́ đă từng chiệu biết bao nhiêu khổ tâm hồn, nỗi lo cho tương lai Đạo, nỗi lo cho vận nước tránh khỏi nạn chiến tranh loạn ly ".

 

        " Con Hạch lạc hồi quê, nh́n xa nhớ tổ, xem nước non đổi vẻ thay màu, thảm thiết nơi ḷng tuông châu đổ ngọc muốn kêu một tiếng nỉ non giục kẽ tri ân hồi đáp. Ôi dưới bức thê lương nầy. Ai là tri kỹ tri âm cùng Bần đạo, ngoài ra chư hiền hữu chư hiền muội. Tưởng khi các bạn cũng có lẽ tội nghiệp cho con Hạc bịnh này mà để tai lóng tiếng ".

 

        " Vậy Bần đạo cúi ḿnh cậy các bạn một điều rất yếu thiết là ḥa giọng yêu thương cùng con Hạc lạc nầy, đặng giục ḷng Bác Ái đến cảnh an nhàn Thiêng Liêng cho ṭan sanh chúng. Vừa để gót về Tổ đ́nh đă quên mănh thân tiều tụy hao ṃn. vội cầm quyền cửa Đạo đặng sửa đường cho đẹp vẻ chơn truyền, nên tức cấp mở Hội Nhơn Sanh đặng phụ vụ quyền Vạn Linh như trước ".

 

        Đức Ngài liền triệu tập Hội Nhơn Sanh, tái thủ quyền bính, ngày đêm lo chỉnh đốn nội bộ, khôi phục quyền hành cho Hội Thánh, thống nhứt các đảng phái, tôn giáo và thành lập Mặt Trận Toàn Lực Quốc Gia làm hậu thuẩn cho " Giải Pháp Bảo Đại " để tranh đấu buộc chính phủ Pháp phải trao trả chủ quyền độc lập cho Việt Nam .

 

        18/1/1947 Lễ rước Qủa Càn Khôn an vị tại Đền Thánh, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc thuyết giản rằng:

 

        " Ngày nay đă dời Qủa Càn Khôn về Đền Thánh, Đức Chí Tôn đă ngự nơi ngôi Ngài. chúng ta nên mừng cho nhân loại được ảnh

 hưởng nơi Đền Thánh này mà tiến hóa. Đền Thánh kể từ đây, không

 c̣n ai xem nó là vôi, cát, xi măng nữa, mà là một khối đức tin

 của toàn con cái Đức Chí Tôn đă dựng nên h́nh vậy. Nhờ những

 bàn tay khéo léo của mấy em, mấy con thơ hồ, thợ mộc đă chịu đói

 rách cực khổ hơn 10 năm trường mới tạo nên. Từ đây mọi sắc dân

 nào có đủ đức tin nơi Chí Tôn là chúa tể vạn loại th́ dầu nơi

 phương trời nào, họ sẽ hướng về Đền Thánh mà cầu nguyện hằng

 ngày hằng giờ để mong hưởng phước lành của Ngài. Đền Thánh làm

 xong, nền đạo đă vững vàng chúng ta sẽ đem hạnh phúc lại cho

 thiên hạ trong buổi chuyển thế này ".

 

 

        27/1/1927 Đức Hộ Pháp chủ lễ Trấn Thần Ṭa Thánh Tây

 Ninh vào lúc 9 giờ sáng, năm 1933 khởi đầu đặc viên đá đầu tiên,

 năm 1936 ṭan đạo dốc hết công quả khởi xây và tạo tác, 3/1/1941

 Ṭa Thánh cất xong làm lễ bàn giao cho Hội Thánh.

 

        12/2/1927 Lễ An Vị Đền Phật Mẫu Đức Hộ Pháp dạy rằng:

        " Từ đây chúng ta rất hân hạnh thờ Phật Mẫu tại Báo Ân

 Từ. Mới mở đạo, Bần đạo biết phật Mẫu thế nào, Ngài và Cửu Vị Nữ

 Phật d́u dắt con cái của Đức Chí Tôn từ ban sơ đến ngày đem

 chúng ta giao cho Thầy. ngày mở Đạo v́ cái t́nh cảm ấy, các vị

 đại Thiên Phong xin thờ Phật Mẫu ở Đền Thánh, Phật Mẫu cho biết

 quyền của Chí Tôn là Cha, c̣n Phật Mẫu là tôi, mà tôi th́ làm

 sao ngang hành với Chúa. Chúng ta thấy Phật Mẫu cung kính Chí

 Tôn đến dường ấy ".

 

 

        27/3/1950 Đức Hộ Pháp hội đàm cùng với Hoàng Đế Bảo

 Đại tại Đà Lạt về t́nh h́nh Dân Tộc chuyển ḿnh vào thế không

 thuận lợi cho Việt Nam trong tương lai thống nhứt.

 

 

        29/3/1950 Đức Hộ Pháp thay quyền Đức Bảo Đại đến Nam

 Vang trao đổi t́nh h́nh an ninh giữa hai quốc gia Việt Miên

 và sự tín ngưỡng của Đạo Cao Đài cũng như Việt Kiều đang sinh

 sống trên lănh thỗ Miên Quốc.

 

        Hoàng Đế và toàn dân Vương Quốc Miên đón tiếp Đức Hộ

 Pháp theo nghi lễ Tôn Giáo của Hoàng Gia.

 

 

        15/8/1950 Đức Hộ Pháp chú giải và phổ truyền Phật Mẫu

 Chơn Kinh tại Báo Ân Từ Miên Quốc.

 

 

        01/9/1950 Đức Hộ Pháp trấn Thần và trấn Pháp Trí Giác

 Cung, Trí Huệ Cung, Vạn Pháp Cung theo kiều mẫu của Đại Đạo.

        Trí Giác Cung, Trí Huệ Cung, Vạn Pháp Cung là Thánh tịnh

 nơi đễ cho tín đồ tĩnh dưởng và tiếp điển với các đấng bề trên.

 

 

        18/10/1950 Đức Hộ Pháp đi Hà Nội hội đàm cùng những nhà

 lănh đạo tinh thần của các Tôn giáo Miền Bắc như Đức Giám Mục

 Lê hữu Từ, Thượng Toạ Thích tâm Châu và các đảng phái hội đoàn

 để t́m cho Việt Nam một phương hướng độc lập.

        Tại Thánh Thất Hoàng Mă Hà Nội, Đức Hộ Pháp dạy toàn đạo

 và chức sắc lấy t́nh thương yêu ḥa thuận đễ vược qua bao biến

 cố chủng bị thử thách và nguy hiểm vào những năm 1954, tín hữu

 Cao Đài Hà Nội ghi nhớ lời vàng thước ngọc không quên.

 và Ngài có làm một bài thơ như sau:

 

                BẮC DU

 

        Non nước hồn thiêng đă tĩnh dần,

        Xuân Thu, nay đổi lại Xuân Thu.

        Nam Phong đỡ vững xa thơ Hán,

        Bắc tục xô nghiêng đảng nghiệp Tần.

        Bác Ái là đề thi tiến hóa,

        Nghĩa nhân ấy mục định duy tân.

        Thiên thời địa lợi đôi điều sẵn,

        Chỉ thiếu ḥa nhân đễ hiệp quần.

 

 

        5/4/1951 Đức Hộ Pháp ban phép lành và trấn Thần thành lập

 Phố Thánh như Long Hoa Thị, Ngă năm Thị, Hiệp Lễ Thị, Từ Bi Thị,

 Cẩm Giang Thị, Giang Tân Thị, Bến Kéo Thị, Qui Thiện Thị, Trường

 Hoà Thị, Trường Lưu Thị và 18 Phận Đạo của Thánh Điạ.

 

 

        10/6/1953 Đức Hộ Pháp cử hành lễ đăng điện Xá Lợi Phật và

 cây Bồ Đề do Ngài Đại Đức Narada Théra đem đến Việt Nam và Ngài

 Hoàng Thái Hậu Từ Cung tặng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây

 Ninh, trong đêm đăng điện Xá Lợi Phật Đức Hoàng Thái Hậu Từ

 Cung nhập môn cầu Đạo.

 

 

        10-27/10/1953 Đức Hộ Pháp đại diện Đức Quốc Trưởng Bảo

 Đại triệu tập hội nghị toàn quốc tại Sài G̣n nhằm mục đích giải

 quyết các vấn đề Việt Nam trong tương hậu Pháp thuộc.

 

 

        30/12/1953 Đức Lư Giáo Tông Thượng Trung Nhựt cho phép

 thành lập Ban Thế Đạo thuộc Chi Thế Hiệp Thiên Đài và Đức Hộ

 Pháp duyệt qua Quy Điều ngày 13/3/1965.

 

 

        3/1/1954 Chánh quyền Pháp Quốc chính thức mời Đức Hộ

 Pháp cùng hội nghị các vấn đề t́nh h́nh Việt Nam.

 

        20/5/1954 vào lúc 9 giờ sáng Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

 cùng phái đ̣an chức sắc Toà Thánh Tây Ninh rời khỏi phi trường

 Tân Sơn Nhứt để hội nghị với chính phủ Pháp Quốc tại Paris.

 

        24/5/1954 vào lúc 14 giờ Thủ Tướng Laniel tiếp kiến và

 hội đàm thân mật với đức Hộ Pháp tại điện Matignon (Paris).

 

        27/5/1954 Bộ Trưởng Ngoại giao Mecheri thay mặt Tổng

 Thống Pháp René Coty đến Hotel Georges V. chào mừng đức Hộ Pháp

 và phái đoàn b́nh an, cùng chuyển đệ lời mời của Tổng Thống đúng

 vào lúc 18 giờ 30 ngày 30/5/1954 cuộc Hội Nghị và tiếp kiến tại

 điện Elysées.

 

        28/5/1954 vào lúc 18 giờ 30 tại điện Elysées, Bộ Trưởng

        Ngoại giao ông Mecheri tiếp đón phái đ̣an Cao Đài dưới

 sự hướng dẫn của đức Hộ Pháp trong nghi lễ Quốc khác, thảm nhung

 danh dự hướng vào sảnh đường điện Elysées.

         Tổng Thống Pháp René Coty bắt tay chào mừng đức Hộ Pháp và

 đ̣an tùy tùng, sự hiện diện trong chính phủ có Thủ Tướng Laniel,

 Phó Thủ Tướng Paul Rennaud cùng các Thượng nghị sĩ cũng như chính

 giới và kư giả, sự Hội nghị và tiếp kiến Đức Hộ Pháp hôm nay để mở

 ra một lịch sử mới cho toàn đạo và dân tộc Việt Nam.

 

        29/5/195 vào lúc 17 giờ tại Hotel Georged V Paris Đức Hộ

 Pháp mở ra một cuộc hợp báo dành riêng cho báo giới và kư giả

 phỏng vấn về tôn giáo Cao Đài và t́nh h́nh Việt Nam hiện tại

 cũng như trong tương lại, sau cùng Ngài dùng thời gian đi thăm gia

 đ́nh và viến mộ phần đại văn ḥa Vitor Hugo tức Đức Nguyệt Tâm

 Chơn Nhơn tại điện Panthéon.

 

         30/5/1954 Khánh thành " Giáo Hội Cao Đài Hải Ngoại "

 và phong Lễ sanh Thượng Minh Thanh chưởng quản Paris.

 

        4/6/1954 vào lúc 16 giờ 30 tại Hotel Georges V Paris Cao

 Đài Pháp Quốc chiêu đăi Tổng Thống Chính Phủ Pháp và các chính

 giới, báo chí kư giả cùng toàn đạo hữu, Việt kiều gần xa đang

 sống tại Pháp quốc, cũng trong đêm nay chính phủ Pháp Quốc

 cùng đức Hộ Pháp kư vào bản ḥa ước Pháp Việt, nội dung chính

 phủ Pháp trao trả quyền tự trị và b́nh đẳng hai dân tộc Việt

 Pháp.

 

        21/7/1954 Đức Hộ Pháp đến Pháp Quốc lần thứ hai do lời

        mời của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại, Đức Hộ Pháp nhận quyền

        Cố Vấn tối cao soạn thảo hoạch định cho chương tŕnh

        Hộ nghị Genève.

 

        22/7/1954 Đức Ngài đến Điện Thorène tiếp kiến với Quốc

        Trưởng Bảo Đại và có sự hiện diện quư ông Ngô Đ́nh diệm,

        Phó Thủ Tướng Nguyễn Trung Vinh, Tổng Trưởng Tài Chánh

        Dương Tất Tài, Trung Tướng Nguyễn Văn Xuân, Dương Hồng

        Chương và Đỗ Hùng..

 

        23/7/1954 Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc hội kiến cùng quốc

        Trưởng Bảo Đại và Ngô Đ́nh Diệm tại diện Thorène, về

        những sự kiện đất nước chuyển biến trong hội nghị Genève,

        Quốc Trưởng Bảo Đại và cố vấn Tối cao Đức Hộ Pháp dồng

        thuận trao quyền cho Ngô Đ́nh Diệm làm Thủ tướng và chuẩn

        bị về nước thành lập chính phủ.

 

        24/7/1954 Thủ Tướng Pháp Quốc ông Laniel tiếp Ngài tạ

        điện Matignon bằng t́nh thân hữu, tháp tùng gồm có

        Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Gabruiel GOBRON và phó chủ tịch Thần học

        Quốc Tế, ông Henri Regnault.

 

        25/7/1954 đại diện Cao Đài Pháp Quốc, ông Henri Regnault

        đến chào mừng Đức Hộ Pháp và chúc cho nhau thăng tiến

        trên đường đạo hầu phục vụ cho nhơn loại hưởng ân lành

        hạnh phúc sống công b́nh nhân loại.

 

        10/8/1954 Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đến Trung Hoa Quốc

        Gia (Đài Loan) theo lời mời của Tổng Thống Trưởng Giới

        Thạch và Chính Phủ Đài Loan, Ngài đến Đài Loan với một

        tinh thần Phổ truyền chủ thuyết Từ Bi Bác Ái Công B́nh,

        sự tiếp đón Ngài theo nghi lễ Tôn Giáo.

 

        Ngài mở ra hiểu dụ : xin Tổng Thống và chính phủ đặc

        văn pḥng và Thánh Thất tại Đài Loan để ṭan dân

        học Đạo Cao Đài và xin chính phủ bảo trợ du học sinh

       Việt Nam tại Đài Loan.

 

       15/8/1954 Đức Hộ Pháp đến Tokyo (Nhật) để rước di-hài của

       Đức Ngoại Hầu Cường Để (qui danh Nguyễn Phúc Vân, đích

       tôn của Đông Cung Cảnh) về nước vào ngày 20/08/1954 và

       phong cho ông Najachi Lễ sanh (Thái Najachi Thanh).

       Di hài của Đức Ngoại Hầu Cường Để được thờ tại Báo Quốc

       Từ, gần chợ Long Hoa Ṭa Thánh Tây Ninh.

 

       30/12/1954 Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Ṭa Thánh Tây Ninh lập

       Bộ Đạo có trên 2.500.000 Tín Đồ trên toàn nước Việt Nam

       và 120.000 Tín Đồ của Hội Thánh Ngoại Giáo khắp nơi trên

       thế-giới.

 

       29/01/1955 đến 08/02/1955 Lễ Khánh Thành Ṭa Thánh

       Tây Ninh. Chương tŕnh khánh thành trong 10 ngày có

       trên1.000.000 Tín Đồ về dự lễ và trên 2.000.000

       quan khách cũng như người tham dự, Thánh Địa tấp nập

       người đến cũng như người về, người tiếp đón cũng như

       người đưa đón, nội ô Ṭa Thánh cũng như 18 phận đạo là

       nơi cư ngụ qua đêm cho tất cả toàn đạo, chưa kể tín hữu

       và người dân tại Tây Ninh tham dự.

       32 trại trường đón tiếp từ 5 giờ sáng, cứ 15 phút có một

       hiệp trên 2.500 người ăn cơm cho đến 23 giờ đêm chấm dứt.

 

       31/01/1955 Đại-Đồng Xă trước Đền Thánh là nơi cử hành

       chánh lễ, bề ngang 40 thước, bề dày 80 thước, hai khán đài

       nam và nữ, mổi cái chứa trên 2.000 người, hết chổ chen

       chân. Phía trước khán đài danh dự, ngoài Đức Hộ Pháp c̣n

       có Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm, Đại sứ các Quốc gia và

       Đại diện của các Tôn Giáo, ở phiá dưới là khán đài của

       Chức Sắc Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài Ṭa Thánh Tây Ninh,

       chức sắc các Chi Phái, chức sắc các Tôn Đạo Ngoại Giáo về

       tham dự cùng các bộ phủ nhà nước cũng như các chính giới

       trong và ngoài nước Việt Nam, ngoài ra c̣n có một khán đài

       dành riêng cho các cơ quan báo chí khắp nơi loan tin và

       tường thuật.

       Đạo hữu th́ đứng hai bên trong và ngoài rừng thiên nhiên.

 

       24 giờ đêm cùng ngày Đức Hộ Pháp cắt dây băng, trấn Thần

       mở cửa Đền Thánh và toàn Đạo khởi hành Đại lễ vinh danh

       Đức Chí Tôn cùng tam giáo chư Thánh, Thần, Tiên, Phật.

 

       01/02/1955 Vào lúc 8 giờ sáng, Đức Hộ Pháp khánh thành Đền

       Phật Mẫu ( Báo Ân Từ ).Sau đó, toàn đạo khởi hành Đại Lễ

       vinh danh chúc mừng Phật Mẫu cùng Cửu Vị Tiên Nương và

       Bạch Vận Động.

 

       04/02/1955 Khánh thành Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường, Nữ

       Đầu Sư Đường, Ṭa Nội Chánh, Văn Pḥng Hội Thánh Phước Thiện.

 

       Những ngày khánh thành, đất thánh địa mở ra một chân trời

       thanh b́nh, đời sống hoàn toàn b́nh thản và hạnh phúc,

       những phiên chợ phố Thánh nhộn nhiệp vui xuân văn nghệ,

       hát Bộ, hát Chèo, tân nhạc, vọng cổ v.v...., lửa trại,

       triển lăm sách báo tranh ảnh đạo, ḥa nhạc, thi đấu các bộ

       môn thể thao, cộ bông và đèn, múa Long, Lân, Qui, Phụng,

       Long Mă và Kim Mao Hẩu ra mắt nhiều tập văn thơ và

       âm nhạc, triển lăm hội họa, điêu khắc và nhiếp ảnh, thi

       nữ công gia chánh như làm bánh, đơm hoa quả, thêu may vá

       và chế biến thực phẩm chay, đài phát thanh truyền loan

       nhiều chương tŕnh văn học nghệ thuật và chương tŕnh học

       đạo do những chức sắc phụ trách rất hay, chiếu phim đây

       cũng là một dịp để thi thố tài năng của mỗi tín hữu, ghe

       tàu lên xuống tấp nập, cặp bến tại Giang Tân, Cẩm Giang và

       Bến kéo, xe hơi đậu dài hằng 5 cây số, nhà nhà đêm khuya

       ngủ không then cài, những đêm khuya ấy tất cả đèn thắp

       trước ngơ, đứng trên núi Bà Đen chúng ta sẽ bị lạc vào

       cảnh bồng lai thực tại hiện về.

       4.000.000 người tham dự lễ khánh thành Đền Thánh không

       bao giờ quên v́ niềm hân hoan nó không thể chấm dứt ở

       trong tâm hồn thiêng liêng của mỗi người.

       Lịch sử đích thực chứng minh xă hội Cao Đài như một Hội

       Long Hoa hiện hữu

 

       25/09/1955 Thư Tướng Ngô Đ́nh Diệm chỉ thị quân đội bao

       vây phong tỏa Ṭa Thánh Tây Ninh cũng v́ sợ Đạo Cao Đài có

       nhiều ảnh hưởng quyền lực trong xă hội miền Nam Việt Nam.

       Ngô Đ́nh Diệm quyết định bắt Đức Hộ Pháp và cấm phổ truyền

       tín  ngưỡng đạo Cao Đài ( C̣n gọi đây là biến cố Ngô Đ́nh

       Diệm).

 

       01/12/1955 Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, phổ  truyền cuốn sách THIÊN ĐO nhằm mục đích tu học giáo điều và giáo lư là hai con đường và cơi hằng sống, đây là cuốn sách chỉ  phương pháp tu học của người đạo Cao Đài có nhiều hiểu biết và tổng hợp của Tôn Giáo. Do hai soạn giả Nguyễn Trung Hậu và Phan Tường Mạnh.

 

       15/12/1955 vào lúc 3 giờ khuya Đức Hộ Pháp và nhiều chức-sắc tùy-tùng rời khỏi thánh Địa để đến Kampuchia và nơi dừng chân là Thánh Thất Kim Biên

 

       30/12/1955 Đức Hộ Pháp đề cử Ngài Bảo Sanh Quân ( cưụ thủ Tướng Lê văn Hoạch ) thay mặt Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tham dự  hội nghị tại Atamis ( Nhật ), có một giáo-sĩ Nhật phát biểu như sau : "Tôn Giáo, từ xưa đến nay, mắc ba chứng bịnh trầm kha là : - tự tôn tự đại,

                          - tự măn tự túc

                          - và độc thiện kỳ thân,

 

       không chịu tham gia các hội thảo chung. Nếu không sớm sửa

       chửa, sẽ suy yếu và tự diệt. Thế giới đang mắc phải đám

       cháy to lớn, nếu Tôn giáo cứ tiếp tục hoạt động riêng rẽ

       th́ chỉ là một gáo nước, c̣n họp lại sẽ trở thành một

       khối nước khổng lồ để cứu nhơn sanh và chúng ta khuyên Cao

       Đài Giáo tiếp tục sứ mạng của họ".

 

       26/01/1956 Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc uỷ nhiệm cho Ṭa Thánh Tây Ninh kư Thỏa ước Bính thân (28/01/1956) cùng với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm nhằm xác nhận chủ quyền của Đạo Cao Đài. Thới gian lưu vong, Đức Hộ Pháp đă ban hành nhiều văn kiện Đạo tại Kim Biên như sau :

 

       1) Thư gởi Chủ Tịch Liên hiệp Quốc và Thủ Tướng chính-phủ các Quốc cường, đề ngày 20/03/1956

 

       2) Bản tuyên ngôn giáo sự, đề ngày 23/03/1956

 

       3) Chánh sách ḥa-b́nh chung sống, do dân, phục vụ dân, lập quyền dân, đề ngày 26/03/1956 (nhằm mục đích nhơn nghiă của Đạo Cao Đài).

 

       4) Thư gởi cho cụ Hồ Chí Minh, chủ tịch CPVNDCCH và cụ Ngô Đ́nh Diệm, Tổng Thống VNCH, đè ngày 28/03/1956 và một thư khác đề ngày 28/04/1956.

 

       5) Bản tuyên ngôn, đề ngày 30/04/1956.

 

       6) Thơ gửi cho Đại Đức và các Tôn-giáo, đề ngày 3/11/1956

 

       7) Bức thư tâm huyết kính Ngài Ngô Tổng Thống, đề ngày 12/11/1956.

 

       8) Bản di ngôn gởi hoàng thân Norodom SIHANOUK, đề ngày 14/5/1959. Có đoạn viết như sau :

 

       "Ngày nào Tổ-Quốc thân yêu của Bần đạo là nước Việt-Nam đă thống-nhất, sẽ theo chính sách ḥa-b́nh trung lập mục phiêu đời sống của Bần Đạo, tín-đồ của Bần Đạo sẽ di liênđài về Ṭa Thánh Tây-Ninh.

 

 

       17/05/1959 Đức Hộ-Pháp Phạm Công Tắc qui Thiên vào lúc 13 giờ 30 phúc tại Thánh Thất Kim biên hưởng thọ 70 tuổi, nhằm ngày rước Thánh lễ Pentecôte.

 

       29/05/1959 Tại Pháp Quốc có hai Đài Thiên Văn và Thông

       Thiên Học loan truyền do ông Olion và Thánh-giáo của Sarah

       Barthel, cho biết ngày rước Thánh-lễ có một chơn linh mặc

       sắc phục Khôi Giáp. "chơn linh Hộ Pháp xứ Việt-Nam đó là

       Phạm Công Tắc sau khi xuất hồn, thể xác Ngài ngồi trong

       liên đài tám góc, ngửa hai bàn tay ban phép lành cho các

       sắc áo vàng, xanh, đỏ, trắng v́ tín-đồ của Ngài, được

       hưởng diệu pháp của Phật đó là Hộ Pháp".

 

       Đức Ngài giáng cơ ngay khi thoát xác để gửi cho Hội-thánh

       và toàn đạo một bài thơ như sau :

 

       Trót đă bao năm ở xứ người,

       Đem thân đổi lấy phúc vui tươi,

       Ngờ đâu vạn sự do Thiên định.

       Tuổi đă bảy mươi cũng đă đủ rồi.

       Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi,

       Buồn nh́n cội Đạo luống chơi vơi.

       Rồi đây, ai đến cầm chơn pháp ?

       Tô điểm non sông Đạo lẫn đời !

 

        1954 Hiệp định Genève chính thức chia đôi đất nước Việt Nam từ vĩ tuyến 17 bởi hai vùng ảnh hưởng, miền Bắt do Cộng Sản Nga cầm quyền, Miền Nam do tư bản Mỹ cầm quyền.

        1955 Thủ Tướng Ngô đ́nh Diệm truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại, phong tỏa bao vây Ṭa Thánh Tây Ninh bắt Đức Hộ Pháp và cắm truyền đạo Cao Đài, Ngô đ́nh Diệm thi hành chính sách độc tài và phản bội, Hồ chí Minh thi hành chính sách độc đảng thủ tiêu tất cả trí thức và nhân tài miền Bắc.

        Dân Tộc Việt Nam thêm một lần hậu thân Trịnh Nguyễn .

 

        16/2/1956 Đức Hộ Pháp rời khỏi Ṭa Thánh Tây Ninh để lưu vong tại Nam Vang , Ngài khôi phục lại tinh thần Dân Tộc trong ḷng Việt Kiều tại Cam-bốt và xây dựng Thánh Thất Kim Biên để mở ra một chân trời mới truyền đạo nơi hăi ngoại, do Hội Thánh Ngọai Giáo chưởng quản. Ngài nhờ những phương tiện của Hội Thánh Ngọai Giáo vận động chính sách " Ḥa B́nh Chung Sống " để chấm dức những chế độ phi nhân bản.

 

        10/3/1956 Đức Hộ Pháp kêu gọi T́nh Thương xóa bỏ hận thù đem Bác Ái Công B́nh làm phương châm ngoại giao danh dự, Ngài gửi đến Liên Hiệp Quốc và các Đại Cường Quốc những thông điệp và đính kèm Cương Lỉnh có ba phần trọng yếu.

 

        1- Thống nhứt lănh thổ và khối dân tậc Việt Nam với phương pháp ôn ḥa.

        2- Tránh mọi xâm phạm nội quyền Việt Nam.

        3- Xây dựng hào b́nh, hạnh phúc và tự do đân chủ cho toàn dân.

 

        14/5/1959 Đức Hộ Pháp là một vĩ nhân của sự thương yêu vào thế kỹ 20, suất kiếp sanh tận tụy thể thiên hành hóa lấy Đạo cứu Đời.

        Ngài yêu nhân loại và khổ v́ dân tộc, ba ngày trước khi lâm chung tại dưởng đường Calmette, Đức Ngài c̣n gửi cho Hoàng Gia Cao Miên để lại lời di chúc rằng:

 

        " Ngày nào tổ quốc thân yêu của chúng tôi, nước Việt Nam của chúng tôi được độc lập và thống nhứt th́ chừng ấy tín đồ của chúng tôi sẽ di thi hài của Bần Đạo về Toà Thánh Tây Ninh ".

 

        17/5/1959 Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc qui Thiên tại Kim Biên hưởng thọ được 70 tuổi hiện di hài c̣n quàng tại Hội Thánh Ngọai Giáo Thánh Thất Kim Biên ( Nam Vang ).

        Ngài đả làm xong sứ mạng Thiêng Liêng tối trọng đại của một đấng Hộ Pháp Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài thay Trời độ thế.

 

 

                   NGÀI THƯỢNG PHẨM CAO QUỲNH CƯ

 

        19/5/1884 Ngài Cao quỳnh Cư bút hiệu là Bội Ngọc, sinh tại Hiệp Ninh, xă Hàm Ninh Thượng, tĩnh Tây Ninh.

        Thân phụ là Cao quỳnh Tuân, thân mẫu là Trịnh thị Huệ, anh cả là Cao Quỳnh Diêu bút hiệu Mỹ Ngọc.

 

        30/11/1894 Ngài vừa đến tuổi mười hai th́ Thân phụ qua đời hưởng thọ ngoài ngũ tuần .

 

        20/7/1902 Ngài học tại Chasseloup Laubat

 

       10/4/1904 Ngài đỗ bằng Thần chung, được bổ làm việc tại sở Hỏa Xa Sài G̣n.

 

       26/12/1909 Ngài lập gia thất cùng với Ngài Nguyễn thị Hương ( Hương Hiếu ), song thân là Nguyễn văn Niệm và thân mẫu là Trần thị Huệ, hạ sinh một nam là Cao quỳnh An.

 

        1925 Ngài là đồng tử đầu tiên của Đạo Cao Đài

 

        25/4/1926 Ngày được Đức Chí Tôn ân phong phẩm vị Thượng Phẩm của Hiệp Thiên Đài, chưởng phần Thế như sau:

 

        - Bảo Thế    " Bảo là giữ ǵn Thế "

        - Hiến Thế   " Hiến là dâng Thế "

        - Khai Thế   " Khai là mở Thế "

        - Tiếp Thế   " Tiếp là rước Thế "

 

        14/12/1925  Ngài từ chức phế đời hành đạo.

        1927 Ngài có công khai khẫn đất rừng thành Thánh Địa ngày nay, công việc điều hành phá rừng thánh b́nh địa do Ngài vận dụng và qui tụ đạo hữu Tần Nhơn dốc ḷng công quả v́ Chí Tôn.

        1/1/1928 Ngài bịnh về nghĩ ở Thảo Xá Hiền Cung.

        10/4/1929 Ngài qui Thiên tại Ṭa Thánh Tây Ninh hưởng thọ được 45 tuổi. [ Trang sau ]